CP Mỹ đóng cửa: Cơ hội vàng cho khủng bố
Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ cảnh báo việc chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ là cơ hội vàng cho khủng bố và gián điệp xâm nhập nước Mỹ.
Bất chấp những cảnh báo ngày càng quyết liệt, cuộc khủng hoảng đóng cửa chính phủ giữa đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đang chuẩn bị bước sang ngày thứ tư liên tiếp, với nguy cơ về một cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn đang ngày càng hiển hiện trước mắt.
Ngày 3/10, phát biểu trước các công nhân tại một công ty xây dựng ở Washington, ông Obama nói: “Cuộc khủng hoảng này càng kéo dài bao nhiêu, nó sẽ càng trở nên tồi tệ bấy nhiêu”.
Obama: Đảng Cộng hòa đang bắt chính phủ là con tin
“Ngay giờ đây, hàng trăm ngàn người Mỹ, những người Mỹ làm việc chăm chỉ, bỗng nhiên không còn nhận được chi phiếu. Giờ đây họ đang phải lo lắng về tiền thuê nhà hay chi trả các hóa đơn đúng hạn,” ông Obama phát biểu.
Ông chủ Nhà Trắng cũng chỉ ra rằng việc chính phủ bị đóng cửa không chỉ ảnh hưởng đến các nhân viên làm việc trong các công viên hay trại giam mà nạn nhân của nó còn có các nhà nghiên cứu y tế, các chuyên viên phân tích tình báo và nhiều nhân viên khác nằm trong số 800.000 người bị xếp vào diện “không cần thiết” được yêu cầu nghỉ không lương ở nhà.
Ông James Clapper, Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ cho rằng đối với những kẻ khủng bố và các điệp viên nước ngoài, đây là cơ hội vàng để xâm nhập vào nước Mỹ vì hiện 70% số điệp viên và chuyên gia phân tích tình báo của Mỹ đang phải nghỉ việc, và cứ mỗi ngày qua đi, nguy cơ đó lại càng lớn lên.
Video đang HOT
Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper
Không những thế, việc phải đưa ra giới hạn trần nợ công trong chưa đây 2 tuần tới đang là một vấn đề đau đầu khiến chính quyền Obama phải gia tăng sức ép lên lãnh đạo Hạ viện John Boehner để mở cửa chính phủ trở lại.
Bộ Tài chính Mỹ vừa ra một báo cáo về hậu quả kinh tế vĩ mô nếu Mỹ không tăng được giới hạn nợ công lên 16,7 nghìn tỉ USD với lời cảnh báo: “Trong trường hợp sự bế tắc về giới hạn nợ công dẫn tới tình trạng phá sản, nó có thể gây ra hậu quả thảm họa không chỉ đối với các thị trường tài chính mà còn với việc tạo công ăn việc làm, chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.”
Theo Bộ Tài chính Mỹ, nếu chính phủ Mỹ thất bại trong việc nới rộng giới hạn nợ công, các thị trường tín dụng có thể đóng băng, giá trị đồng đô-la sẽ lao dốc, lãi suất ở Mỹ sẽ tăng vọt, và các ảnh hưởng tiêu cực có thể lan tràn khắp thế giới tạo nên một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái tồi tệ hơn năm 2008.
Tổng thống Obama vẫn liên tục chỉ trích ông Boehner đang “bắt cóc” chính phủ và gây nên cuộc khủng hoảng này “vì ông ta không muốn làm các thành viên cực đoan trong đảng mình tức giận.”
Cho đến nay lãnh đạo Hạ viện Boehner vẫn không cho phép tổ chức bỏ phiếu công khai về một dự luật ngân sách tạm thời nhằm cấp ngân sách cho chính phủ tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng với việc ngày càng nhiều đảng viên Cộng hòa không muốn kéo dài tình trạng đóng của của chính phủ, nếu dự luật này sẽ dễ dàng được thông qua nếu được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện.
Theo khampha
CP Mỹ đóng cửa: Quân đội yếu đi từng ngày
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ cho biết quân đội nước này đang yếu đi từng ngày vì chính phủ bị đóng cửa.
Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục đóng cửa sau khi cuộc họp thương lượng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa do Tổng thống Obama triệu tập tại Nhà Trắng đã không đưa ra được bất cứ giải pháp tức thời nào để phá vỡ thế bế tắc.
Mặc dù việc chính phủ Mỹ đóng cửa vẫn chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ, nhưng tác động tiêu cực đầu tiên của nó là khoảng 800.000 viên chức chính phủ Mỹ đang phải tạm thời nghỉ việc không lương, và đang lo ngại hơn nữa là quân đội Mỹ cũng đang "yếu đi từng ngày" vì sự cố chính phủ đóng cửa này.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ tướng Ray Odierno cho biết việc chính phủ đóng cửa đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động hằng ngày của quân đội, và "thật khó khăn cho quân đội khi làm bất cứ thứ gì" trong hoàn cảnh này.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ tướng Ray Odierno
Tướng Ray Odierno giãi bày: "Chúng tôi sẽ không thể thực hiện công tác huấn luyện như bình thường, chúng tôi không được trả công tác phí đi lại, không thực hiện các hoạt động phối hợp cần thiết, chỉ thực hiện các nhiệm vụ tối quan trọng mà thôi."
Theo tướng Odierno, chính phủ đóng cửa càng lâu thì tình hình đối với quân đội Mỹ sẽ càng tồi tệ. Ông nói: "Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại mất thêm nhân lực, mất thêm sức mạnh, thế nên tôi cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải giải quyết bế tắc này."
Ông Odierno cho hay mặc dù các nhân viên quân sự và binh sĩ hoạt động ở những nơi như Afghanistan vẫn được trả lương nhưng các nhân viên dân sự sẽ phải nghỉ việc và không được trả lương, và điều này sẽ dồn thêm gánh nặng cho lực lượng thường trực của quân đội Mỹ.
Tướng Odierno cũng đã phải cắt ngắn chuyến công du châu Âu của mình để trở về Mỹ, một phần là vì ngân sách cho hoạt động đi lại bị cắt giảm, đồng thời ông cũng muốn đảm bảo quân đội vẫn thực hiện được các nhiệm vụ của mình trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính.
Quân đội Mỹ yếu đi từng ngày vì chính phủ đóng cửa
Trước đây, quân đội Mỹ đã phải hứng chịu hậu quả của chính sách cắt giảm chi tiêu khiến Lầu Năm Góc phải giảm bớt ngân sách thêm gần 500 tỉ USD trong vòng 10 năm, bên cạnh khoản cắt giảm 487 tỉ USD đã được lên kế hoạch trước đó.
Ban đầu chính sách cắt giảm thêm hay còn gọi là "trưng thu tạm thời" này được coi là một cách để ép Nhà Trắng và Quốc hội phải tìm biện pháp khác để cắt giảm ngân sách, tuy nhiên với việc các nghị sĩ không thỏa thuận được về cắt giảm thâm hụt ngân sách, chính sách này trở thành hiện thực, và quân đội Mỹ ngay lập tức trở thành nạn nhân của nó.
Tướng Odierno cho rằng khoản cắt giảm quá sâu và cào bằng này sẽ biến quân đội Mỹ thành một lực lượng quá nhỏ bé và bị mất cân bằng khi họ không thể đưa ra những kế hoạch phù hợp nhằm khai thác tối đa nguồn ngân sách được cấp.
Trên các mạng xã hội Facebook và Twitter, ngày càng nhiều người dân Mỹ cũng bày tỏ sự chán nản trước tình trạng chính phủ đóng cửa mà chưa có một hướng giải quyết cụ thể nào, và họ bắt đầu gọi các thành viên Quốc hội Mỹ với những "mỹ từ" như "ngu ngốc" hay "đần độn".
Một số người dân Mỹ đổ lỗi cho đảng Cộng hòa đã dồn chính phủ đến chỗ đóng cửa, trong khi một số khác chỉ trích Tổng thống Obama và đảng Dân chủ "ngốn tiền thuế của dân như những tên nghiện". Thậm chí có một nhóm cựu chiến binh đã "nổi loạn" và xô ngã hàng rào chướng ngại vật bên ngoài Đài tưởng niệm Thế chiến II đang bị đóng cửa để vào viếng các đồng đội đã ngã xuống của mình.
Theo khampha
Phản ứng dân Mỹ ngày đầu chính phủ đóng cửa Một ngày sau khi chính phủ đóng cửa, mặc dù cuộc sống người dân Mỹ chưa có nhiều xáo trộn nhưng đã xuất hiện những phản ứng đầu tiên. Ngày 1/10, sau những tranh cãi trong thời gian dài về Đạo luật Chăm sóc Y tế của Tổng thống Obama, Quốc hội Mỹ đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng đóng cửa chính...