COVID kéo dài tác động khác nhau đối với thanh thiếu niên và trẻ em
Một nghiên cứu mới về những tác động kéo dài của COVID-19, còn được gọi là “ Long COVID” cho thấy tác động khác biệt lên nhóm đối tượng người mắc bệnh là thanh thiếu niên (12-17 tuổi) và trẻ em (6-11 tuổi).
Trẻ em xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) hỗ trợ và đăng tải trên tạp chí y khoa JAMA ngày 21/8 có sự tham gia của 3.860 trẻ em và thanh thiếu niên có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 tại hơn 60 địa phương trên khắp nước Mỹ từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2023.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được 18 triệu chứng kéo dài phổ biến hơn ở trẻ em, trong đó có đau đầu, sau đó là khó nhớ hoặc mất tập trung, khó ngủ và đau bụng. Ở thanh thiếu niên, có 17 triệu chứng phổ biến hơn như bao gồm mệt mỏi ban ngày, buồn ngủ hoặc thiếu năng lượng; đau cơ, cơ bắp hoặc khớp; đau đầu; khó nhớ hoặc mất tập trung.
Video đang HOT
Ông David Goff, Giám đốc bộ phận Khoa học Tim mạch tại Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia thuộc NIH cho biết hầu hết các nghiên cứu đặc trưng về các triệu chứng COVID kéo dài đều tập trung vào người lớn.
Điều này có thể dẫn đến hiểu sai rằng COVID kéo dài ở trẻ em hiếm gặp hoặc các triệu chứng của chúng giống như của người lớn. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích tối ưu hóa chăm sóc cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng do COVID-19.
Thượng viện Mỹ thúc đẩy hai dự luật về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Ngày 25/7, với sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, Thượng viện Mỹ đã thúc đẩy 2 dự luật an toàn trực tuyến nhằm buộc các công ty mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về ảnh hưởng của các nền tảng đối với trẻ em và thanh thiếu niên.
Với 86 phiếu thuận và 1 phiếu chống, hai dự luật đã vượt qua rào cản quan trọng, mở đường cho cuộc bỏ phiếu cuối cùng vào tuần tới. Dự luật An toàn trực tuyến cho trẻ em (KOSA) quy định rõ nghĩa vụ của các công ty mạng xã hội khi trẻ em sử dụng sản phẩm của họ, tập trung vào việc thiết kế các nền tảng và quản lý những công ty này.
Nội dung dự luật yêu cầu các nền tảng mạng xã hội cho phép trẻ em thực hiện các lựa chọn để bảo vệ thông tin cá nhân, mặc định vô hiệu hóa các tính năng gây nghiện của sản phẩm, ngăn chặn và giảm thiểu các mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ như tự tử, tình trạng rối loạn ăn uống.
Trong khi đó, Dự luật Bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em và thanh thiếu niên (COPPA 2.0) sẽ cấm quảng cáo thu thập dữ liệu về trẻ em và thanh thiếu niên mà chưa có sự đồng ý, đồng thời cho phép trẻ em và phụ huynh xóa thông tin trên các mạng xã hội.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ ủng hộ và kêu gọi Thượng viện Mỹ gửi dự luật để Tổng thống Biden sớm ký ban hành.
Một số công ty công nghệ đã công khai ủng hộ hai dự luật này như Microsoft Corp và Snap Inc.
Hai dự luật trên là động thái lớn đầu tiên nhằm đảm bảo an toàn trực tuyến cho trẻ em, kể từ khi Mỹ lần đầu ban hành đạo luật COPPA hồi năm 1998.
Theo Giám đốc điều hành Kris Perry của Children and Screens (tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận tập trung vào ảnh hưởng của truyền thông số đối với trẻ em), những dự luật này cũng sẽ cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về thuật toán của các công ty và ảnh hưởng của những thuật toán này đối với trẻ em trên môi trường trực tuyến.
Cứ 9 người trưởng thành lại có 1 người mắc chứng COVID kéo dài tại Mỹ Theo số liệu mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, trung bình cứ 9 người trưởng thành từng mắc COVID-19 tại nước này lại có 1 người tiếp tục trải qua giai đoạn COVID kéo dài (Long COVID) với nhiều triệu chứng khác nhau. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện...