‘Covid, Covid, Covid’ – những nỗi buồn ở nghĩa trang New York
Thành phố New York đang vắng lặng, hầu hết mọi hoạt động đình trệ. Riêng những người lo hậu sự cho người chết chạy đua với thời gian cùng nhiều đám tang mà họ không thể theo kịp.
Thành phố New York đang vào mùa rất đẹp thời điểm này nhưng dịch Covid-19 đang tàn phá khiến khoảng 15.000 người thiệt mạng ở đây tính tới sáng 22/4. Con số này gấp 5 lần vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Khi giáo sĩ Do Thái Shmuel Plafker tới nghĩa trang, ông thấy cảnh ồn ào, vội vã.
Đó là sự vội vã của những xe chở thi thể, của đất bị hất lên khi các nhân viên đào mộ. Dãy biển hiệu trắng cắm xuống đất đánh dấu các ô sắp có người nằm xuống, phóng sự của AP miêu tả.
Trong ảnh, giáo sĩ Plafker vừa cởi đồ bảo hộ sau một ngày cử hành nhiều lễ mai táng hôm 6/4. Giữa lúc thế giới đồng loạt ở nhà, còn tâm dịch New York hứng chịu hơn 10.000 ca tử vong, các nhân viên tang lễ, nhân viên nghĩa trang và những người có nhiệm vụ đưa người chết về nơi an nghỉ đang gồng mình làm việc.
Ông Plafker, chuyên cử hành nghi lễ tại nghĩa trang Mount Richmond ở quận Staten Island, thành phố New York, đang cầm trong tay danh sách dài những người được mai táng. Cột ghi chú ghi nguyên nhân qua đời: “Covid”, “Covid”, “Covid”.
Thành phố New York rất đẹp vào thời điểm này của năm, khi hoa anh đào, hoa mộc lan, thủy tiên vàng đua nở, cỏ mọc xanh. Nhưng giáo sĩ Plafker cảm thấy sức sống màu xuân này thật tương phản với sự chết chóc xung quanh ông. “Mùa xuân đến rồi. Mọi thứ đang đua nở còn người thì đang chết”.
Jason Boxer bật khóc khi chứng kiến lễ mai táng cha mình, Allen Boxer, từ trong xe vào ngày 12/4. “Ông ấy tốt bụng, thân thiện và là người có trái tim rộng lượng nhất trong số những người mà tôi biết”, Boxer nói với cha mình, một cựu binh trong Lục quân Mỹ. “Tôi khổ lắm, khổ lắm”, anh nói về việc không thể đứng bên đưa cha về nơi an nghỉ.
“Cảm thấy buồn ghê gớm”, giáo sĩ Plafker nói với AP. “Nếu không vì dịch này, họ vẫn đang sống, có thể khỏe mạnh hoặc ốm yếu, nhưng họ vẫn đang sống”. Nhiều đám tang không có người tiễn đưa, vì gia đình phải tự cách ly, hoặc vì các giới hạn đi lại. Người đến được cũng không thể đứng bên mộ, mà phải nghe lời niệm của ông Plafker qua điện thoại, từ trong xe đậu ở cách 20 m.
“Buồn lắm, buồn lắm, tôi thấy buồn cho họ vì họ muốn trực tiếp chứng kiến, nhưng lại không thể. Họ phải ở trong xe, không thể ở cạnh mà khóc như bình thường”, nhân viên đào mộ Thomas Cortez (trái) nói với AP.
Nghĩa trang do Hiệp hội Mai táng Miễn phí Do thái quản lý – tổ chức chôn cất cho những người Do thái qua đời mà không có người thân thích. Một thế kỷ trước, tổ chức này từng chôn cất người chết vì dịch cúm 1918, hay sau đó là người Do thái từng thoát khỏi sự diệt chủng của Đức Quốc Xã. Và bây giờ, là những người tử vong vì Covid-19.
Nhiều nhân viên phụ trách mai táng tiếp tục tới nghĩa trang, rửa tay cẩn thận đúng theo trong quy tắc của Do thái. Họ từng chôn cất trung bình một người một ngày, ngày nào bận rộn thì 5 người. Nhưng vừa rồi, có ngày họ mai táng 11 người. Ai cũng mệt mỏi, vì trả lời hàng chục cuộc gọi đồng thời, hay nhắn tin hỏi nhau về giấy chứng tử lúc 2h sáng.
Đạo Do thái yêu cầu mai táng người chết sớm nhất có thể, nhưng những ngày này, đó là một thách thức. Các công ty vận chuyển thi thể bị quá tải, kết quả của tình trạng quá tải “dây chuyền” ở nhà tang lễ và bệnh viện.
“Công ty quan tài không có đủ quan tài”, James Donofrio (trong ảnh, áo xanh), giám đốc nhà tang lễ phụ trách các đám tang ở nghĩa trang Mount Richmond, nói với AP.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, tổ chức Mai táng Miễn phí Do thái đã chuẩn bị quan tài, đồ bảo hộ, và chỗ chứa thêm thi thể, đủ chỗ cho thêm bốn thi thể nữa. Họ tưởng đã đủ, nhưng bây giờ, họ vừa phải điều tới một xe lạnh có sức chứa 20 thi thể. Trong ảnh, nhân viên đào mộ Thomas Cortez đứng trước xe tải đông lạnh được chở đến ngày 7/4 để “bắt kịp” với số thi thể tăng vọt, đa phần là nạn nhân Covid-19.
Michael Tokar đang nhìn từ trong xe để tiễn đưa người cha qua đời ở tuổi 92 vì Covid-19, David Tokar. Cha ông có triệu chứng ho và sốt, rồi qua đời chỉ hai ngày sau khi nhập viện.
Michael Tokar (đang cầm ảnh) từng đến nghĩa trang ngày hôm trước, nhưng thi thể cha ông (người trong khung ảnh) chưa được đưa tới nghĩa trang vì bệnh viện chậm trễ. Giờ đây, ông Tokar ngồi trong xe đợi giáo sĩ Plafker gọi điện khi bắt đầu lễ. Cuối cùng, điện thoại của ông Tokar đổ chuông, và đó là thầy Plafker.
Lễ cầu nguyện đã bắt đầu, và thầy mô tả từng bước cho ông Tokar. “Tôi chuẩn bị giúp mấy người hạ thi thể xuống… chúng tôi chuẩn bị che phủ thi thể”, thầy Plafker nói, rồi hỏi liệu ông Tokar có muốn nói gì về cha mình không. Trong ảnh là ngôi nhà của Michael Tokar.
“Ông ấy sinh ra 92 năm trước”, ông Tokar nói qua điện thoại, kể thêm một số chi tiết để vẽ nên chân dung của cha – một người thích sưu tập tem, thích đánh cược đua ngựa, rất yêu các cháu mình. Trong ảnh, ông Tokar cầm chiếc nhẫn của cha, mà ông nhận lại sau đám tang. “Cha tôi đeo nhẫn này cả đời, và tôi muốn giữ nó. Đó là kỷ niệm đẹp nhất, như là một phần của cha tôi”, ông Tokar nói.
Giáo sĩ đọc lời cầu nguyện, và nói cha của Tokar sẽ tiếp tục sống trong tim của những người yêu mến ông, cầu cho “dịch bệnh kinh khủng này” cuối cùng sẽ qua đi. Nghi lễ kết thúc trong 10 phút. Trong ảnh, ông Tokar dọn dẹp căn hộ của cha mình. “Tôi nhớ ông ấy, tôi muốn gọi cho ông ấy, hỏi ông ấy cần gì, ông ấy muốn gì”.
Cách đó vài ô, nhân viên đào mộ Thomas Cortez (trong ảnh) đang chuẩn bị cho một ngôi mộ khác.
Thomas Cortez đang ra hiệu để đồng nghiệp dừng xe chở quan tài đúng vị trí, vào ngày 8/4. Trên quan tài khắc hình ngôi sao David, ngôi sao 6 cạnh biểu tượng của đạo Do thái. Hai bạn của anh đã tử vong. Anh và các đồng nghĩa cũng lo ngại về sức khỏe của mình. Công việc của anh là công việc buồn, nhưng cần phải tiếp tục. Một lễ tang nữa chuẩn bị bắt đầu.
Giáo sĩ Plafker đóng cổng sau một ngày cử hành nghi lễ cho các nạn nhân Covid-19. Ngoài nghĩa trang, hoa vẫn nở và cỏ vẫn xanh.
Người biểu tình đã đặt thi thể giả trước tòa nhà Trump ở New York Người biểu tình đã đặt túi cơ thể giả trước khách sạn Trump International ở thành phố New York để phản đối phản ứng của chính quyền đối với đại dịch Covid-19.
Trọng Thuấn
Ukraine đã dập tắt đám cháy rừng gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Bộ Nội vụ Ukraine cho biết hàng trăm nhân viên cứu hỏa đã sử dụng máy bay, trực thăng để dập tắt ngọn lửa và hiện không còn ngọn lửa nào bùng pht nhưng vẫn còn sót lại tàn tro cháy âm ỉ dưới mặt đất
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine ngày 5/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 14/4, giới chức Ukraine thông báo lực lượng cứu hỏa đã dập tắt được ngọn lửa thiêu trụi các khu rừng xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trong nhiều ngày qua.
Trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết hàng trăm nhân viên cứu hỏa đã sử dụng máy bay và trực thăng để dập tắt ngọn lửa. Hiện không còn ngọn lửa nào bùng phát, tuy nhiên vẫn còn sót lại tàn tro cháy âm ỉ dưới mặt đất.
Ngọn lửa bùng phát từ ngày 3/4 ở phần phía Tây của khu vực cấm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vốn đã ngừng hoạt động từ lâu, và lan sang các khu rừng gần đó bất chấp những nỗ lực của lực lượng cứu hỏa.
Truyền hình địa phương phát đi những hình ảnh ngọn lửa đã thiêu hủy nhiều khu nghĩa trang, cánh rừng, khu vực đầm lầy và ít nhất 12 ngôi làng.
Ngày 12/4, ngọn lửa đã tiến sát hơn tới nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Một đoạn video được đăng tải trên Internet cho thấy nhiều loài động vật, gia súc bỏ chạy qua những cánh đồng; trực thăng cứu hỏa trút hàng tấn nước xuống khu vực mà lửa đang bao phủ...
Các nhà hoạt động môi trường ngày 13/4 cảnh báo rằng đám cháy gần nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới hồi năm 1986 có nguy cơ bức xạ.
Tuy nhiên, nhà chức trách Ukraine ngày 14/4 khẳng định dù có ghi nhận sự gia tăng đột biến trong ngắn hạn đồng vị phóng xạ Caesium-137 tại khu vực Kiev ở phía Nam của nhà máy, nồng độ phóng xạ vẫn ở trong mức bình thường và không cần triển khai các biện pháp bảo vệ.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cam kết sẽ làm minh bạch vụ việc và triệu tập cuộc họp với người đứng đầu cơ quan khẩn cấp vào cuối ngày 14/4.
Cảnh sát cho biết họ đã xác định được một người dân địa phương, 27 tuổi, bị tình nghi cố tình gây ra vụ cháy trên.
Sự cố hồi tháng 4/1986 tại nhà máy điện hạt nhân này, trong đó lò phản ứng thứ tư của nhà máy phát nổ, đã khiến một vùng rộng lớn của châu Âu ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine, Belarus, Nga, các nước vùng Baltic và một số quốc gia khác. Đây được xem là sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
Sau vụ việc này, người dân không được phép sinh sống trong phạm vi 30km xung quanh nhà máy điện này. Ba lò phản ứng còn lại tại Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện cho đến khi nhà máy này chính thức ngừng hoạt động vào năm 2000./.
Trần Quyên
Các nhà thờ vắng lặng khắp toàn cầu dù 3 tôn giáo chính bắt đầu đại lễ Bất chấp đang là thời điểm diễn ra lễ Phục sinh, lễ Quá hải và tháng lễ Ramadan, các nhà thờ khắp thế giới vắng bóng người viếng thăm do nhiều quốc gia áp lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters. Lễ Phục sinh, lễ Quá hải và khởi đầu của tháng ăn chay Ramadan năm nay đều rơi vào tháng 4. Thông thường, đây...