Covid 24h: TP HCM tăng tốc tiêm vaccine, Hà Nội cho dùng giấy đi đường cũ
TP HCM yêu cầu quận huyện đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để đến 15/9 phủ 100% mũi 1, Hà Nội cho dùng giấy đi đường cũ và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư.
Hôm nay đô thị lớn nhất nước bước qua ngày thứ 17 siết chặt giãn cách theo nguyên tắc “ai ở đâu yên đó”. Cùng với việc tiếp tục đẩy nhanh lấy mẫu xét nghiệm ở “vùng đỏ và cam” để sớm phát hiện F0, tăng cường chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, kéo giảm tỷ lệ tử vong, TP HCM yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để chuẩn bị cho giai đoạn “bình thường mới”.
Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, thành phố xác định tiêm vaccine là ưu tiên hàng đầu trong phòng chống Covid-19 và đặt mục tiêu đến ngày 15/9 hoàn tất tiêm mũi 1 cho toàn bộ 7,2 triệu người trên 18 tuổi, hoàn thành mũi 2 cho người đến hạn. “Khi vaccine được tiêm đầy đủ, thành phố mới có thể mở cửa dần, hồi phục các hoạt động kinh tế trên địa bàn”, ông Nam nói.
Tiêm vaccine cho người nước ngoài ở một điểm tiêm tại quận Phú Nhuận, ngày 27/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo ông Nam, đến nay thành phố tiêm mũi 1 cho hơn 6,1 triệu người (chiếm 85,2% trên tổng số 7,2 triệu người trên 18 tuổi) và gần 600.000 người đã tiêm đủ 2 mũi (chiếm 8,2%). Với 700 đội tiêm trên địa bàn tiếp tục được duy trì hoạt động cùng công suất tiêm mỗi đội 200-250 mũi vaccine trong một ngày, mục tiêu hoàn thành 100% mũi 1 cho người trên 18 tuổi trong 8 ngày tới có thể thực hiện được nếu đủ vaccine.
Hôm qua, làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho biết thành phố đã đề xuất chính sách “thẻ xanh vaccine” và nhóm các chuyên gia y tế, kinh tế đang nghiên cứu việc này.
Theo lãnh đạo UBND TP HCM, sau ngày 15/9, công sở, các hoạt động kinh tế, dịch vụ, vận tải… muốn mở lại phải đáp ứng các điều kiện an toàn. “Một trong những điều kiện an toàn, khi người dân tham gia các hoạt động sau này là tiêm vaccine”, ông Mãi nói.
Sau quận 7 và Củ Chi, hôm 7/9 huyện Cần Giờ cho biết kiểm soát được dịch với các tiêu chí: ca nhiễm mới giảm 61%, số người tiêm vaccine đạt gần 100%, mở rộng thêm nhiều vùng xanh. Từ nay đến ngày 15/9, huyện tiếp tục mở rộng vùng xanh, đảm bảo an sinh cho người dân, kiểm soát dịch, cố gắng sớm trở lại trạng thái bình thường mới cho người dân.
Thủ đô Hà Nội hôm nay bước sang ngày thứ 3 thực hiện giãn cách theo 3 vùng nguy cơ. Sau hai ngày đầu thành phố lúng túng trong việc cấp giấy đi đường mẫu mới và có nhiều ý kiến trái chiều, hôm qua Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết Thủ đô tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp (mẫu cũ) và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư.
Phương tiện dồn ứ ở chốt kiểm soát trên đường Cầu Diễn (quận Bắc Từ Liêm), lúc 7h ngày 6/9. Ảnh: Phạm Chiểu
Theo ông Dũng, Ban thường vụ Thành ủy đã yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp, kiểm tra giấy đi đường phù hợp thực tiễn. “Tất cả phải nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân”, ông nói.
Theo đó, trước mắt, thành phố tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp (mẫu cũ) và cấp giấy mới (có mã QR) kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư. Việc này sẽ được điều chỉnh trên cơ sở hiệu quả thực tiễn, sau đó nhập hai loại giấy thành một. Thành phố chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị 16; tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành. Người dân có giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến.
Như vậy từ 6h ngày 8/9, lực lượng chức năng sẽ kiểm tra việc sử dụng mẫu giấy đi đường cả mới và cũ; người dân chưa có giấy đi đường mẫu mới tiếp tục sử dụng giấy trước đây (đơn vị tự cấp) khi tham gia giao thông.
Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra từ ngõ, phố, kết hợp với lực lượng tuần tra lưu động, tăng cường hậu kiểm để hạn chế lượng người ra đường. Các địa phương lập các tổ liên ngành kiểm tra phương án an toàn tại tổ chức, doanh nghiệp. “Những sai phạm (nếu có) cần được công khai để phê bình, nhắc nhở đi kèm với chế tài nghiêm khắc”, ông Dũng nói.
Ngày 7/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Quốc phòng cùng 10 tỉnh, thành phía Bắc gồm: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình chuẩn bị lực lượng sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội phòng chống Covid-19. Những địa phương này sẽ hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm, phân loại F0 để điều trị, truy vết F1 để quản lý; tiêm vaccine.
Bộ Y tế hôm 7/9 công bố thêm 14.193 ca Covid-19, nâng tổng số ca mắc cả nước trong đợt dịch thứ tư lên 546.684. Trong đó, TP HCM vẫn là vùng dịch lớn nhất nước với 265.846 ca; tiếp đó là Bình Dương 138.593, Đồng Nai 30.365, Long An 26.432 ca.
Tốc độ tiêm vaccine ở TP.HCM nhanh gấp 10 lần bình thường
"Có một số nơi, do sức hấp dẫn quá lớn của vaccine, bà con đến đông, chưa ổn lắm, khâu tổ chức có yếu kém nhất định, nhưng về cơ bản là người dân chúng ta tuyệt vời", ông Đức nói.
Chiều 28/6, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch của thành phố. Cuộc họp được tổ chức sau khi thành phố hoàn tất chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.
Ông Đức cho biết chiến dịch tiêm chủng đã thành công với việc tiêm gần 800.000 liều vaccine cho các đối tượng ưu tiên, dù một hai ngày đầu có những vấn đề nhất định.
"Đâu đó, có một số nơi, do sức hấp dẫn quá lớn của vaccine, bà con đến đông, chưa ổn lắm, khâu tổ chức có yếu kém nhất định, nhưng về cơ bản là người dân chúng ta tuyệt vời. Mọi người hợp tác tốt. Không dễ nơi khác có thể làm được như TP.HCM", Phó chủ tịch Dương Anh Đức chia sẻ.
Trong khoảng 830.000 người đã đến tiêm vaccine trong vòng 6 ngày qua, 731.984 người đã được tiêm. Hơn 96.000 người sau khi khám sàng lọc chưa được tiêm vì lý do sức khỏe. Có 2 trường hợp sốc phản vệ cấp độ 4 nhưng các y bác sĩ đã cứu thành công.
Phó chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức thông tin về tình hình chống dịch của TP. Ảnh: Ngọc Tân.
"Nói một cách thẳng thắn thì chậm hơn một ngày. Nhưng so với tốc độ bình thường của bất cứ đợt tiêm nào khác thì nó đều nhanh hơn gấp 10 lần. Tôi rất khâm phục nỗ lực của lực lượng y tế, lực lượng vũ trang và các địa phương", Phó chủ tịch TP.HCM nói.
"Chúng tôi rất kỳ vọng tiêm vaccine cho người yếu thế, nhưng tỷ lệ đến điểm tiêm của nhóm này là ít nhất. Qua tìm hiểu thì nhiều người đã về quê", ông Đức nói thêm.
Đề cập đến phương hướng giãn cách, chống dịch trong thời gian tới, ông Dương Anh Đức cho biết TP.HCM sẽ phân loại các địa phương theo mức độ nguy cơ. Các quận, huyện sẽ được phân thành 3 nhóm: Nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và có nguy cơ.
Ông Đức lưu ý rằng Bộ Y tế chia 4 cấp độ nguy cơ nhưng TP cảnh giác nên gộp "nguy cơ thấp" vào "có nguy cơ" thành một nhóm. Từ sự phân nhóm này, các địa phương sẽ phải đánh giá, có biện pháp chống dịch phù hợp.
Cảnh đối lập ở nhà thi đấu Phú Thọ so với 2 ngày trước .
Sáng 26/6, điểm tiêm vaccine Covid-19 tại nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) không còn cảnh đông nghịt người. Lực lượng chức năng đã phân luồng, hướng dẫn giãn cách.
676 người gặp phản ứng sau tiêm trong chiến dịch tiêm vaccine lịch sử ở TP.HCM Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 4 thành phố ghi nhận 676 người phản ứng sau tiêm. Báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM sáng 28/6, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt...