Covid 24h: TP HCM quyết giữ ‘vùng xanh’, Đà Nẵng tính siết giãn cách
TP HCM đưa ra nhiều biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ “vùng xanh”; Đà Nẵng tính nâng cấp độ giãn cách với phương án một tuần thực hiện nghiêm “ai ở đâu ở yên đó”.
Người dân TP HCM hôm nay bước sang ngày thứ 36 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 16 tăng cường. Hôm 12/8, thành phố ghi nhận thêm 3.841 ca nhiễm, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch thứ tư lên hơn 137.000. Hiện, đô thị lớn nhất nước đang phong tỏa gần 5.300 khu vực để phòng chống Covid-19.
Hôm qua, Phó chủ tịch UBND thành phố Ngô Minh Châu ký văn bản khẩn về thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong công tác phòng chống dịch ở địa bàn với nhiều quy định nghiêm ngặt để bảo vệ những khu vực chưa ghi nhận ca nhiễm.
Theo đó, thành phố cho phép “vùng xanh” có thể lập trên phạm vi một hay một số xã, phường hoặc một quận, huyện nhưng bên trong được phân chia thành những khu vực giới hạn bởi các tuyến đường có xe chạy thường xuyên. Người dân phải được đáp ứng đủ điều kiện sinh hoạt để không phải ra những tuyến đường này.
Lực lượng bảo vệ ở chốt kiểm soát “vùng xanh” tại cư xá Đô Thành, quận 10, ngày 24/7. Ảnh: Hà An
Mỗi “vùng xanh” chỉ có một lối vào – một lối ra riêng biệt, kiểm soát 24/24h (có thể giám sát bằng camera); bảo đảm thoát hiểm và xe cấp cứu, chữa cháy chạy. Các đường phụ, lối nhỏ, hẻm ra vào “vùng xanh” phải được giám sát, không cho người và xe ra vào, hạn chế lối đi ở những nơi giáp ranh khu phong tỏa, cách ly, khu vực ghi nhận người nhiễm.
Chính quyền địa phương có nhiệm vụ quản lý, kiểm soát ra vào, đảm bảo an ninh trật tự, lương thực, thực phẩm trong khu vực”vùng xanh”. Hộ gia đình ở đây mỗi tuần được phát phiếu đi chợ một lần, chỉ đến mua ở điểm cung ứng thực phẩm gần nhất. Đối với những hàng hóa cần thiết như gia dụng, vệ sinh, dược phẩm… người dân phải đăng ký để chính quyền cơ sở đáp ứng nhu cầu.
Video đang HOT
Trong khi đó, sau 13 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tăng cường, chính quyền Đà Nẵng hôm qua tính phương án một tuần thực hiện nghiêm “ai ở đâu ở yên đó”. Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận bình quân 60 đến 80 ca nhiễm mỗi ngày và chưa có dấu hiệu chững lại.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, dịch ở đô thị 1,1 triệu dân diễn biến nhanh và ở mức độ nguy hiểm, khó lường. Trong vòng 31 ngày, từ 10/7 đến 11/8, thành phố đã ghi nhận 1.473 ca dương tính, 13 người tử vong. Hiện, 1.069 ca đang điều trị, trong đó 43 ca bệnh nặng nguy cơ tử vong cao.
Người dân ra đường ở Đà Nẵng từ ngày 31/7 phải có giấy xác nhận mục đích thiết yếu. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Quảng giải thích, thực hiện triệt để nghĩa là “người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà”. Các công sở, công xưởng, nhà máy, công trường muốn hoạt động phải đảm điều kiện cho công chức, người lao động ở lại tại chỗ, không di chuyển tới nơi khác trong vòng bảy ngày. Thời gian này, ngành y tế tập trung xét nghiệm toàn người dân thành phố, sớm phát hiện và đưa ca nhiễm ra khỏi cộng đồng.
“Đây là biện pháp lãnh đạo thành phố hy vọng không phải thực hiện. Trường hợp áp dụng, người dân không nên lo lắng đi thu gom hàng hóa, tránh tập trung đông người, tăng nguy cơ lây nhiễm dịch”, ông Quảng nói thêm và yêu cầu cơ quan chức năng lên phương án đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Tại buổi làm việc với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 diễn ra hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định “loại vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất”. Đồng thời, ông đề nghị các nhà khoa học, chuyên môn lên tiếng để tránh tâm lý “có vaccine không tiêm” mà so bì, chờ đợi, phân biệt.
“Nếu mọi việc suôn sẻ thì trong tháng 9 này, chúng ta sẽ có vaccine sản xuất trong nước. Đây là kết quả từ sự nỗ lực, lao động của các nhà khoa học, cơ sở nghiên cứu, nhà quản lý, nhà sản xuất, cũng là sản phẩm chung của cả nước”, Thủ tướng nói và đề nghị các đơn vị cố gắng, quyết tâm, nỗ lực hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine, sáng 12/8. Ảnh: Nhật Bắc
Trong ngày 12/8, cả nước ghi nhận 9.653 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trong nước ở đợt dịch thứ tư lên 242.552. Trong đó, TP HCM vẫn là vùng dịch lớn nhất với 137.008 ca, tiếp theo là Bình Dương 36.776, Long An 12.602 ca, Đồng Nai 11.239… Hôm qua cũng là ngày ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao thứ hai kể từ đầu dịch. Ngày 8/8 ghi nhận số ca nhiễm cao nhất với 9.684 ca.
Có 3.991 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 12/8, nâng tổng số ca điều trị khỏi lên 89.145. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 499. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca. Hôm qua, cả nước ghi nhận 326 ca tử vong.
Ghềnh đá Nam Ô ngập trong rác
Cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng xử lý hành vi gây ô nhiễm rác thải, giữ gìn mỹ quan, bảo đảm vệ sinh môi trường tại ghềnh đá này để phục vụ người dân, du khách.
46 năm sau ngày giải phóng, Đà Nẵng từng ngày từng giờ "thay da đổi thịt" một cách mạnh mẽ và với những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều du khách đến và để lại rác thải sau những cuộc vui chơi.
Những ngày qua, tại ghềnh đá Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) lại tiếp tục đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do tình trạng xả rác bừa bãi từ người dân và du khách.
Là điểm đến thu hút đông đảo người dân và du khách trong những năm qua nhưng ghềnh đá Nam Ô thường xuyên ở trong tình trạng nhếch nhác, mất mỹ quan bởi rác thải.
Rác thải tại đây hầu hết là rác thải sinh hoạt do con người bỏ lại như vỏ chai bia, vỏ hộp xốp, bao bì thực phẩm, thùng cac-ton, túi ni-lon... và có cả chất thải của người và động vật.
Rác thải sinh hoạt đến từ người dân và du khách.
Bên cạnh đó, nhiều vỉ nướng, dao cắt, bạt trải... do du khách mang đến để phục vụ cho các bữa tiệc ăn uống, vui chơi tại đây cũng bị vứt lại. Một lượng rác đã được gom lại, chất đống và đốt ngay trên bãi biển.
Một người dân địa phương cho biết: "Từ ngày ghềnh đá Nam Ô nổi tiếng với những rặng rêu xanh thì khách đến đây rất nhiều. Họ đến vui chơi, đàn hát, tổ chức nấu nướng ngay bên bờ biển, kèm theo đó là nhiều bà con ở Hòa Hiệp Nam cũng tổ chức bán hàng ăn uống xung quanh bãi biển. Bà con cũng nhắc nhở du khách và nhắc nhau, có bán mua xong thì gom rác lại một chỗ, tránh vứt bừa bãi. Tuy nhiên, tình trạng xả rác ở đây vẫn chưa dứt".
Chính quyền địa phương thường xuyên phát động các hoạt động vệ sinh môi trường, nhưng do ý thức người dân và du khách chưa cao nên ghềnh đá này vẫn bị ô nhiễm.
Với việc sẽ trở thành điểm du lịch được đầu tư trong nay mai, cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng và đơn vị đầu tư trong việc giữ gìn mỹ quan, bảo đảm vệ sinh môi trường tại ghềnh đá này để phục vụ người dân, du khách.
Giải cứu nam thanh niên rơi xuống vực sâu 30m trên đèo Hải Vân Đi xe máy từ Huế về Đà Nẵng trong đêm, khi đi qua đèo Hải Vân, nam thanh niên gặp tai nạn và rơi xuống vực sâu. Lực lượng công an đang đưa người bị nạn lên cáng. Ảnh: Công an. Ngày 28/3, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (Công an TP Đà Nẵng) đã cứu nạn thành công 1...