Covid-19: Vào quán ăn, có thể lây bệnh theo những con đường nào?
Tôi có nghe các bác sĩ nói khi có dịch Covid-19 nên hạn chế ăn ở các hàng, quán đông đúc, nhưng đồng thời cũng nghe rằng mầm bệnh này không tồn tại trong thức ăn. Thực hư thế nào?
Ảnh minh họa
Bạn đọc Nguyễn Trần (trannguyenv…@gmail.com), hỏi: Cơ quan tôi xa nhà nên cũng thường đi ăn trưa bên ngoài, các con dạo này không đi học nên cũng hay dẫn các bé đến cơ quan và đi ăn cùng. Nhưng khi có dịch Covid-19, nghe nói ăn uống bên ngoài sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Tôi thắc mắc đồ ăn thường nóng như vậy, không hiểu sao virus vẫn lây được? Bệnh này có lây qua đường ăn uống không, hay lây như thế nào? Tôi rất lo cho các con vì con nít nhiều khi hiếu động, ăn chưa kịp rửa tay…
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy Covid-19 lây qua đường ăn uống, mà mối nguy trong các hàng quán đông người, cũng như các nơi đông đúc khác, chính là lây bệnh qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người khác. Tức là, khi bạn ăn mà ngồi gần một người nào đó bị bệnh, nói chuyện với họ, thì khả năng lây bệnh rất cao. Đó là lý do mọi người được khuyên có đi ăn bên ngoài thì chọn nơi vắng một chút, không phải ngồi ăn san sát nhau.
Video đang HOT
Ngoài ra, ưu tiên những quán có không gian mở, thông thoáng, không để máy lạnh quá lạnh hoặc dùng quạt máy càng tốt. Những điều kiện này khiến virus suy yếu và giảm nồng độ nhanh chóng, giúp khả năng lây lan giảm nếu có bệnh nhân nào đó hó ho, hắt hơi, nói chuyện… làm phát tán các giọt bắn đường hô hấp.
Tuy nhiên TP HCM đã bước vào mùa nóng, là mùa của các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, do thức ăn mau hư hỏng. Vì vậy bạn và các bé cũng nên chọn các quán tin cậy, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nên nhắc các bé rửa tay trước khi ăn bằng nước và xà phòng, không có xà phòng thì dùng nước không, nhớ rửa ít nhất 20 giây, nếu lỡ đường thì dùng nước rửa tay khô có nồng độ cồn trên 60%. Bản thân bạn cũng vậy. Rửa tay vừa giúp phòng Covid-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp khác, vừa giúp phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Anh Thư ghi (nld.com.vn)
3 nhóm bệnh viện được phép cách ly điều trị Covid-19 tại TP.HCM
Sở Y tế TP.HCM vừa phân công 3 nhóm bệnh viện được giao trách nhiệm cách ly điều trị các trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Ngày 28/2, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng vừa ký văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế trong thành phố về triển khai các hoạt động cần tập trung để phòng chống dịch thời gian tới, đặc biệt là với khối điều trị.
Sở quy định rõ 3 hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh đang triển khai khu cách ly điều trị tập trung của thành phố. Nhóm 1 gồm 3 bệnh viện: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (cho người lớn và trẻ em), Bệnh viện Nhi đồng Thành phố; và Bệnh viện Nhi đồng 2 (cho trẻ em).
Nhóm 2 là khu cách ly điều trị tập trung tại Bệnh viện Dã chiến với quy mô 300 giường dành cho cả người lớn và trẻ em. Khu cách ly điều trị này dành riêng cho trường hợp đang được cách ly tại khu tập trung nhưng xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm dịch. Hiện, do số ca nghi ngờ cần cách ly điều trị chưa có trường hợp mới nên khu vực này tiếp nhận cả người cần cách ly kiểm dịch từ sân bay Tân Sơn Nhất chuyển đến.
Nhóm 3 là khu cách ly điều trị tại 47 bệnh viện đa khoa và bệnh viện tuyến quận/huyện.
Trong trường hợp dịch lan rộng dẫn đến 3 nhóm cơ sở cách ly điều trị trên quá tải, Sở Y tế sẽ chọn 1-2 bệnh viện hiện hữu để chuyển đổi thành bệnh viện phục vụ cách ly điều trị.
Sở Y tế quy định rõ những đơn vị đủ điều kiện để cách ly điều trị dịch Covdi-19 tại TP.HCM. Ảnh: N.T.
Sở Y tế nhấn mạnh dịch Covid-19 có mức độ lây lan nhanh, do đó cần ưu tiên cách ly các ca nghi ngờ tại khu vực cách ly đạt chuẩn của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng Thành phố và Nhi đồng 2 (có phòng cách ly áp lực âm); hoặc Bệnh viện Dã chiến có môi trường cách ly đặc biệt.
Lãnh đạo ngành y tế thành phố cũng yêu cầu các cơ sở điều trị tăng cường giám sát, phát hiện những chùm ca bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp nhưng chưa rõ yếu tố dịch tễ và liên hệ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (HCDC) để làm xét nghiệm tìm Covid-19.
Với trường hợp viêm phổi nặng, diễn biến bất thường, không lý giải được nguyên nhân, cơ sở y tế cần liên hệ ngay Đội phản ứng nhanh của một trong 3 bệnh viện thuộc nhóm 1 để được tư vấn và xem xét xét nghiệm Covid-19.
Các phòng khám tư cũng được yêu cầu không giữ người bệnh lại điều trị nếu phát hiện có yếu tố dịch tễ và phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện đủ chuẩn để cách ly, làm xét nghiệm. Phòng y tế các quận, huyện được giao kiểm tra, giám sát để đảm bảo các phòng khám tuân thủ quy định trên.
Theo Zing
Từ SARS đến SARS-CoV-2: Virus trên động vật hoang dã có thể lây truyền đại dịch cho con người Nhiều bằng chứng khoa học từ đại dịch SASR đến Covid-19 (mới được Tổ chức Y tế thế giới đổi tên thành virus SARS-CoV-2) cho thấy, những ổ virus trên động vật hoang dã có thể lây truyền, gây ra đại dịch trên con người. Tê tê nằm trong số các loài động vật hoang dã mang nhiều loại virus nguy hiểm. Thói...