Covid-19 tuần qua: Cuộc sống “bình thường mới” vẫn còn nhiều nỗi lo
Giữa mùa Covid-19, cuộc sống “bình thường mới” bắt đầu ở nhiều nơi trên thế giới với nhiều nỗi lo vẫn còn đó.
Thế giới tuần qua tiếp tục chứng kiến quyết định của nhiều nước nới lỏng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội. Người dân nhiều nơi bắt đầu được hưởng một cuộc sống ” bình thường mới” bất chấp nỗi lo về nguy cơ xảy ra làn sóng Covid-19 thứ 2 vẫn đang chực chờ.
Rạng sáng ngày 15/5, hàng chục lính canh gác biên giới Estonia đã dỡ bỏ tất cả các biển báo yêu cầu các phương tiện dừng lại tại biên giới và tụ họp cùng nhau để tận hưởng những chiếc bánh ngọt và những li cà phê nóng hổi bên vệ đường. Nhịp sống bình thường đã trở lại với Latvia, Litva và Estonia sau khi ba quốc gia Baltic này mở cửa biên giới với nhau, tạo ra “bong bóng đi lại” đầu tiên trong Liên minh châu Âu trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế.
Người đứng đầu cơ quan du lịch Litva Zydre Gaveliene cho rằng việc mở cửa biên giới giữa 3 nước là cơ hội cho các doanh nghiệp mở cửa trở lại và là tia hy vọng để người dân thấy rằng cuộc sống đang dần trở lại bình thường.
Video đang HOT
“Trước tiên đây thực sự là một dấu hiệu tốt. Dấu hiệu đầu tiên của việc đi lại bình thường- điều mà người dân đang mong đợi. Thứ 2 là sẽ giúp chúng ta quay trở lại nhịp sống trước khủng hoảng và quan trọng hơn nữa là giúp chúng tiếp tục được làm việc, giúp mọi người không bị thất nghiệp”.
Cùng ngày Slovenia -quốc gia châu Âu đầu tiên cũng tuyên bố chính thức hết dịch Covid-19 và mở cửa trở lại biên giới giáp các quốc gia Italy, Áo, Croatia và Hungary.
Nhiều tấm rào gác biên giới đã dược dỡ bỏ cho thấy dịch Covid-19 tại châu Âu -vốn là tâm dịch thời gian qua đang diễn biến tích cực. Nhiều nơi các hoạt động giải trí được nối lại và cuộc sống bắt đầu trở lại nhịp sống bình thường, với kết quả đáng ghi nhận là chưa thấy có nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Ủy ban châu Âu mong muốn mở lại các đường biên nội khối “một cách không phân biệt” vào khoảng giữa tháng 6 tới.
Gõ cửa muộn hơn so với Mỹ, châu Âu, khu vực Mỹ Latin hiện đang nổi lên là điểm nóng của dịch Covid-19. Braxin đã trở thành nước có số ca nhiễm lớn thứ 5 trên thế giới, trong khi Mexico hiện đang trong đỉnh dịch dự kiến kéo dài 2 tuần tới. Với tỷ lệ người nghèo trên 30% dân số, sự bất bình đẳng xã hội cao và hệ thống y tế yếu kém, Mỹ Latin đang phải đối mặt với các thách thức lớn trong công tác dập dịch, thậm chí là phải chống chọi với dịch bệnh kép khi sốt xuất huyết xuất hiện cùng lúc.
Ông Esteban Ortiz, nhà nghiên cứu y tế toàn cầu thuộc đại học Quito cho biết: “Chúng ta vẫn đang có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao cho tới khi dịch Covid-19 xuất hiện. Dịch sốt xuất huyết chưa giảm vì số người bị sốt không đến bệnh viện. Hơn nữa, dịch sốt xuất huyết không phải là ưu tiên trong các cơ sở y tế hiện nay, vì đại dịch Covid-19 đang lấn át. Nhiều ca mắc sốt xuất huyết không được chẩn đoán và virút vẫn lưu hành trong cộng đồng”.
Một xu hướng đáng lo ngại về tình hình dịch Covid-19 thế giới tuần qua là số ca nhiễm mới tăng vọt lên hơn 272.000 ca tại Nga trong khi số người tử vong là hơn 2.537 trường hợp. Mặc dù vậy, các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới vẫn đánh giá cao hoạt động xét nghiệm quy mô lớn và kiểm soát dịch của Nga.
Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của WHO Mike Ryan nhận định: “Đối với Nga họ đang làm rất tốt trong việc tăng cường quy mô xét nghiệm rộng rãi trong người dân. Tuy vậy vẫn có một số khu vực, số trường hợp nhiễm bệnh lớn gia tăng sức ép lên hệ thống chăm sóc y tế”.
Một cuộc sống bình thường mới cũng đang diễn ra tại nhiều nước châu Á khi các quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra làn sóng Covid-19 thứ 2 như tại Hàn Quốc, Singapore hay Nhật Bản thời gian qua sẽ là bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia đang bắt đầu nới lỏng các giãn cách xã hội, cần phải chặt chẽ hơn trong mọi mắt xích, nếu không chỉ một đốm lửa nhỏ cũng có thể biến tất cả các nỗ lực thời gian qua thành con số không./.
US News: Gọi tên những "nước hùng mạnh nhất thế giới"
Nga được xếp vào tốp 3 trong danh sách "các nước hùng mạnh nhất thế giới". Bảng xếp hạng được đăng trên tạp chí U.S.News.
Danh sách được lập dựa theo các tiêu chí như chỉ số GDP, dân số, cũng như chỉ số GDP tính theo đầu người.
Theo nhận định của các nhà báo,"các nước hùng mạnh nhất thế giới" liên tục chiếm lĩnh các tiêu đề tin tức, có ảnh hưởng lớn trên vũ đài chính trị và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô hình kinh tế toàn cầu".
Nga đứng thứ hai trong danh sách. Trong tốp 3 còn có Mỹ và Trung Quốc, chiếm vị trí thứ nhất và thứ ba trong bảng xếp hạng.
Trong số các nước có ảnh hưởng ít nhất trên thế giới có Slovakia, Slovenia, cũng như Estonia, Latvia và Litva.
Theo danviet.vn
Mỹ cố phong tỏa Nord Stream 2: Giới chức Đức nói thẳng EU đang bị chia rẽ bởi vấn đề Nord Stream 2. Dự án này có thể khiến những rạn nứt đang tồn tại trong EU nở rộng. Sputnik ngày 14/12 dẫn lời một số quan chức cấp cao của Đức cho rằng, chính phủ nước này đã không có thái độ kiên quyết đối với những biện pháp trừng phạt mà Mỹ muốn...