Covid-19: TT-Huế quy định những lĩnh vực được phép hoạt động từ 16/4
Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ký ban hành tối 15/4 đã quy định những lĩnh vực được phép hoạt động và những lĩnh vực tiếp tục tạm dừng hoạt động ở tỉnh kể từ 0h ngày 16/4.
Tối 15/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành văn bản về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, từ 0h ngày 16/4, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp đảm bảo giãn cách xã hội để phòng ngừa dịch Covid-19.
Văn bản quy định các lĩnh vực tiếp tục tạm dừng hoạt động đến hết ngày 22/4 ở tỉnh, gồm cơ sở kinh doanh dịch vụ, lĩnh vực vui chơi giải trí tập trung đông người. Đó là: Chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, karaoke, massage, cơ sở spa, phòng tập thể dục hoặc câu lạc bộ sức khỏe, vũ trường, quán bar, quán Internet; nhà hàng quán ăn phục tại chỗ; các lễ hội, phố đi bộ; các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, homestay…).
Dịch vụ ăn uống tại chỗ ở Thừa Thiên – Huế tiếp tục phải tạm dừng hoạt động đến hết ngày 22/4.
Di tích, bảo tàng, công viên, thắng cảnh, địa điểm tham quan; taxi và giao thông công cộng nội tỉnh; tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, cắm trại, tắm biển tại các địa điểm công cộng cũng thuộc diện tiếp tục tạm dừng hoạt động đến hết ngày 22/4.
Tỉnh cũng tiếp tục dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không cho phép tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng. Các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng cũng phải tiếp tục dừng hoạt động.
Video đang HOT
Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế quy định các lĩnh vực dịch vụ cho phép hoạt động có kiểm soát ở tỉnh. Các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ), chợ dân sinh (trừ ăn uống tại chỗ), cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, các trung tâm hành chính công, dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, điện, nước được phép hoạt động nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Các cửa hàng tạp hóa, kinh doanh hoa, quả, trái cây; cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm, thuốc chữa bệnh; cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, gas, khí đốt; các lĩnh vực buôn bán nhỏ lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy, điện, nước, cơ khí được phép mở cửa hoạt động nhưng không được tập trung quá 10 người. Chủ các cơ sở này phải có cam kết bằng văn bản việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, nước giải khát chỉ được phép hoạt động bán hàng online, đặt hàng qua mạng, điện thoại và giao hàng tận nhà. Các chủ cơ sở chịu trách nhiệm quản lý các người giao hàng tận nhà (shipper) về tình trạng dịch tễ và vệ sinh y tế.
Các cơ sở y tế, khám chữa bệnh (kể cả bệnh viện, phòng khám tư nhân), các cơ sở kinh doanh thuốc y tế phải có phương án cụ thể giám sát chặt chẽ bệnh nhân, người chăm sóc; kịp thời phát hiện và nắm thông tin các người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở để thông báo ngay cho các đội phản ứng nhanh.
Đối với trường hợp các chuyên gia, doanh nghiệp đến làm việc, công tác trong các lĩnh vực được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh thì người quản lý doanh nghiệp, cơ sở mà công dân đó đến công tác, làm việc phải báo cho chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) các thông tin phát sinh liên quan người đến công tác, làm việc; chịu trách nhiệm giám sát trong thời gian người đó lưu trú trên địa bàn tỉnh. Trường hợp từ tỉnh khác đến làm việc với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thì phải có giấy mời của cơ quan nhà nước đó hoặc có văn bản đồng ý của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh; đồng thời thực hiện khai báo y tế trước qua địa chỉ http://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/kbyt.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có phương án luân phiên cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan và sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà đảm bảo vận hành và xử lý công việc trôi chảy, không để tồn đọng hồ sơ, công việc, nhất là các công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường tổ chức họp trực tuyến.
Trần Hòe
Chủ tịch TT-Huế: Không để "cuộc di dân lịch sử" chậm tiến độ vì Covid-19
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu không để dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế chậm tiến độ vì dịch Covid-19.
Ngày 10/4, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh này vừa yêu cầu không để dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế chậm tiến độ vì dịch Covid-19.
Cụ thể, tại cuộc họp về tiến độ đầu tư các khu tái định cư và công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế vừa diễn ra, ông Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan không vì phòng dịch Covid-19 mà làm chậm tiến độ của dự án, vì di dời dân sớm ngày nào thì có lợi cho dân ngày đó.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ trao giấy phép xây dựng nhà cho người dân thuộc dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế.
Theo ông Phan Ngọc Thọ, việc thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế là nhiệm vụ chính trị quan trọng, chương trình trọng điểm trong năm 2020 của tỉnh. Vì vậy, ông Thọ yêu cầu các đơn vị phải cộng đồng trách nhiệm, xây dựng cơ chế chính sách sớm, cân đối nguồn lực hợp lý, thực hiện đúng tiến độ, sớm chi trả dứt điểm tiền đền bù cho người dân và xử lý dứt điểm khiếu nại.
Ông Phan Ngọc Thọ cũng cho biết, việc bảo đảm tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ để người dân tái định cư là vô cùng quan trọng. Theo ông, các đơn vị thi công phải đảm bảo đúng tiến độ đề ra và các yếu tố chất lượng, mỹ quan, kết nối hạ tầng trong quá trình thực hiện. Ông Thọ khẳng định sẽ xử lý nghiêm túc các chủ đầu tư thực hiện chậm tiến độ, làm công trình không đảm bảo chất lượng.
Về công tác thu gom vật liệu, tháo dỡ công trình hoàn trả lại mặt bằng, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo UBND TP.Huế chủ động thông qua hoạt động Ngày Chủ nhật xanh để huy động các lực lượng tham gia vận chuyển vật liệu, rác thải đến địa điểm tập kết theo hình thức cuốn chiếu, đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
Đến nay, 575 hộ dân (242 hộ chính, 333 hộ phụ) ở khu vực Thượng Thành (khu vực di dời đầu tiên của dự án) đã cơ bản được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng kinh phí 118 tỷ đồng. Các khu vực Eo Bầu, Hộ Thành hào và tuyến phòng lộ với 1.178 hộ dân bị thu hồi đất, UBND TP.Huế đang thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng những hộ dân nghèo thuộc "cuộc di dân lịch sử" ở tỉnh thực hiện nghi thức khởi công xây dựng nhà mới.
Về dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc Hương Sơ, đến nay các khu vực 1 và 2 trong tổng số 8 khu vực đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, phân lô, nhiều hộ dân đang xây dựng nhà ở trên đất được cấp. Các khu vực còn lại đang được khẩn trương được thực hiện công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng.
Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế là "cuộc di dân lịch sử" của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án được thực hiện nhằm di dời, giải phóng mặt bằng 4.201 hộ dân với tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng là 2.735 tỷ đồng, xây dựng khu tái định cư là 1.362 tỷ đồng.
Mục tiêu tổng quát của dự án nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Dự án được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 2019 - 2021) sẽ di dời 2.950 hộ dân ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành hào và tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2 (từ 2022 - 2025) sẽ di dời 1.263 hộ dân ở các di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài, hệ thống hồ 4 phường nội thành TP.Huế.
Trần Hòe
Covid-19: Huế dừng hoạt động quán cà phê, điểm du lịch cộng đồng Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ đạo tạm dừng hoạt động tất cả các quán cà phê, các điểm du lịch cộng đồng để hạn chế nguồn lây nhiễm dịch Covid-19. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh sáng 26/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, dự báo nguy...