COVID-19 trong cộng đồng: đại diện các địa phương tại TP.HCM đề xuất đóng cửa quán ăn vừa và nhỏ
Trước các ca COVID-19 vừa được phát hiện trong cộng đồng, nhiều quận huyện ở TP.HCM đề xuất nên tính toán đóng cửa quán ăn vừa và nhỏ ( quán ăn gia đình) để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đặc biệt là trong bối cảnh bầu cử sắp tới.
Toàn cảnh cuộc họp sáng 21-5 – Ảnh: TTBC
Ngày 21-5, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Với các ca bệnh xuất phát từ các quán ăn gia đình (vừa và nhỏ) được phát hiện, ông Phong đặt vấn đề có nên đóng cửa tất cả các quán kinh doanh vừa và nhỏ hay không?
Các quận 1, 3, 6, Gò Vấp cùng quan điểm tạm ngưng hoạt động các quán ăn vừa và nhỏ để đảm bảo an toàn phòng dịch trong mùa bầu cử. Riêng Q.11, Q.Bình Thạnh đề xuất chuyển qua hình thức khuyến khích mua thức ăn mang về.
Đại diện UBND Q.3 đề xuất các quán nhậu nên cấm, khuyến khích mua mang về để thực hiện giãn cách, đảm bảo an toàn. Đặc biệt qua kiểm tra ban đêm các quán nhậu rất đông, khi kiểm tra thì dẹp nhưng sau đó bày ra lại đến khuya rất khó quản lý và khó khăn cho các lực lượng trong khi ngày bầu cử đến gần.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trí Dũng – chủ tịch UBND Q.Gò Vấp – cho biết liên quan đến trường hợp nghi nhiễm ở P.8 trước đó được xét nghiệm 2 lần ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có kết quả dương tính, hiện đã cách ly vợ và con rể tại bệnh viện, phong tỏa hẻm với số người là 332 (42 hộ).
Đã lấy 17 mẫu đơn tiếp xúc gần, 15 mẫu đơn xa và 264 người liên quan. Bước đầu kết quả xét nghiệm các ca F1 đều âm tính. Với quan điểm có nên đóng cửa các tiệm ăn vừa và nhỏ không, ông Dũng nói hoàn toàn ủng hộ đề xuất này.
Ông Hoàng Tùng – chủ tịch UBND TP Thủ Đức – cũng đề xuất đối với quán ăn nhỏ, lề đường (không phải quán nào cũng được cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm) nên tạm thời đóng cửa một thời gian; với các quán ăn lớn, đảm bảo các điều kiện an toàn và vệ sinh thực phẩm thì vẫn cho hoạt động.
Đại diện UBND Q.6 đồng tình với đề xuất của các quận là nên tạm thời cho ngưng hoạt động của các hàng quán nhỏ, hoạt động lề đường. Bởi theo vị này, lực lượng của các địa phương đang tập trung công tác bầu cử, việc nhắc nhở các hàng quán có làm nhưng hiện “quá đuối”.
“Với 496 tổ truy vết COVID-19 cộng đồng, tối hôm qua chúng tôi tổ chức đi từng nhà tìm người về từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng suốt đêm. Nhưng thời gian bầu cử đến gần thì “làm không xuể”". Đại diện Q.6 chia sẻ nên tạm ngưng hoạt động của các quán ăn vừa và nhỏ để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên trước vấn đề được đánh giá là “nhạy cảm” này, đại diện UBND Q.11 nói rằng việc tạm ngưng hoạt động của các quán ăn vừa và nhỏ cần phải cân nhắc, bởi liên quan đến mưu sinh của bà con: “Do đó tôi đề xuất nên chuyển hướng cho các quán ăn hoạt động nhưng chuyển sang hình thức đóng gói mang về”.
Đại diện Q.Bình Thạnh cho biết: “Nếu đóng cửa thì các nhân viên sẽ về địa phương, điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công tác bầu cử. Do đó tôi đề xuất nên để hoạt động nhưng chọn hình thức mang về”.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ghi nhận các ý kiến đánh giá của các địa phương. Ông khẳng định trong bối cảnh tình hình dịch bệnh và công tác bầu cử sắp tới, để đảm bảo an toàn chung phải chấp nhận hi sinh, chứ không thể cầu toàn được.
“Trong điều kiện này phải chọn một phương án tối ưu nhất. Vừa rồi báo Tuổi Trẻ có đăng các hình ảnh về hoạt động của các quán dọc kênh Nhiêu Lộc rất đông, nguy cơ rất cao. Việc tạm dừng bán tập trung, nhân viên sẽ giảm sút, ngoài mong muốn của chúng ta nhưng vì sức khỏe cộng đồng chúng ta phải chấp nhận” – ông Phong đánh giá.
Bộ trưởng Y tế: 'Chúng ta không chùn bước'
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long gửi thư động viên y bác sĩ trong bối cảnh nhiều bệnh viện bị cách ly, nhân viên y tế đối mặt rủi ro, thậm chí nguy hiểm.
Trong thư gửi hôm nay, Bộ trưởng Long nhấn mạnh trong chống Covid-19, vai trò của đội ngũ y tế rất nặng nề, chịu nhiều rủi ro.
Nhiều thành trì chống dịch hai tuần qua bị cách ly y tế, như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K... Trong số ca Covid-19 ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay, có ít nhất 10 nhân viên y tế. Một nữ điều dưỡng ở An Giang đã tử vong do phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19.
"Trong cuộc chiến không tiếng súng này, có thể chúng ta phải chịu đựng những thiệt thòi, những rủi ro, nhưng không vì thế mà chúng ta chùn bước", ông Long viết.
Bộ trưởng đánh giá Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong nước, xuất hiện nhiều ổ dịch với nhiều biến chủng virus lây nhiễm nhanh và mạnh hơn. Do đó, công tác chống dịch "không được phép chậm trễ, không được phép ngơi tay".
Với phương châm chuyển trạng thái phòng, chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, Bộ trưởng kêu gọi nhân viên y tế tiếp tục chung sức.
"Tôi biểu dương những cống hiến của các chiến sĩ áo trắng trên mọi miền Tổ quốc, đã không quản ngày đêm tận tâm hết mình, bất chấp vất vả, gian nan, hiểm nguy", Bộ trưởng viết.
Kể từ ngày ghi nhận ca mắc Covid-19 do lây nhiễm cộng đồng ngày 27/4, dịch đã lan ra 26 tỉnh thành, ghi nhận 581 bệnh nhân, ít nhất 10 bệnh viện bị cách ly y tế do có lây nhiễm trong viện.
Bà bán vé số lẻn vào phòng bệnh nhân COVID-19 có kết quả âm tính lần 1 Một phụ nữ bán vé số đã lẻn vào phòng cách ly đang điều trị bệnh nhân COVID-19. Khi bị phát hiện và được đưa đi cách ly, bà bỏ trốn ra ngoài bán vé số, sau đó bị bắt lại. Hiện bà có kết quả âm tính lần 1 với virus corona. Bệnh viện dã chiến thuộc xã Long Định, huyện Châu...