COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm

Theo dõi VGT trên

Trong tuần qua, thế giới ghi nhận tổng ca nhiễm COVID-19 đã vượt mốc 605 triệu, và chỉ từ đầu năm 2022 đã có hơn 1 triệu ca tử vong.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 1
Trong ảnh: Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Saint-Denis, ngoại ô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 9 giờ sáng 28/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 605.429.512 ca, trong đó có tổng cộng 6.487.034 người tử vong.

Trong vòng 1 tuần qua, thế giới ghi nhận 4.763.680 ca mắc mới (giảm 10% so với tuần trước đó). Số ca tử vong vì COVID-19 trong tuần là 13.463 (giảm 17% so với 1 tuần trước).

Tuần qua, Nhật Bản là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất (1.501.562 ca), tiếp đó là Hàn Quốc (769.136 ca), Mỹ (510.283 ca). Mỹ là nước có số ca tử vong nhiều nhất thế giới (2.273 ca, giảm 26% so với tuần trước nữa).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 96 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,069 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 44,4 triệu ca mắc và 527.598 ca tử vong. Đứng thứ ba là Pháp với trên 34,46 triệu ca mắc và trên 153.800 ca tử vong.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 2
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy. Ảnh: AFP/ TTXVN

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 567 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 20 triệu ca và trên 45.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm, song có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia căng thẳng hơn so với các nước khác. Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng.

Trong vòng 7 ngày qua, tình hình dịch bệnh đặc biệt đáng lo ngại ở châu Á. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở đây đang đối mặt với nguy cơ làn sóng dịch mới, với số ca mắc mới và nhập viện tăng mạnh trở lại. Trước xu thế dịch nguy cơ tái bùng phát, nhiều quốc gia đang tăng cường tiêm các mũi vaccine số 4 và số 5, đồng thời duy trì các biện pháp phòng dịch khác như đeo khẩu trang.

1 triệu ca tử vong từ đầu năm 2022

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 25/8 công bố số liệu thống kê ghi nhận từ đầu năm 2022 đến nay, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người, khẳng định đây là điều đáng tiếc khi mà các công cụ y tế đã được phát triển và đưa vào sử dụng để ngăn chặn nguy cơ tử vong do bệnh này.
Như vậy, kể từ khi virus gây bệnh COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc vào cuối năm 2019 đến nay, đã có gần 6,45 triệu bệnh nhân COVID-19 tử vong trên toàn thế giới theo thống kê của WHO.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 3
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trước báo giới, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi chính phủ các nước tăng cường nỗ lực tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả đội ngũ nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có nguy cơ cao, hướng tới đạt mục tiêu tiêm bao phủ 70% dân số.
Ông Tedros cho biết WHO muốn các nước có thể đạt được mục tiêu nêu trên vào cuối tháng 6, song ông cho biết có 136 nước không thể hoàn thành mục tiêu và có tới 66 nước chỉ đạt tỷ lệ tiêm bao phủ dưới 40% dân số. Ông nhấn mạnh có 10 nước có tỷ lệ tiêm chủng dưới 10% dân số và phần lớn các nước này đều đang phải đối mặt với các vấn đề khẩn cấp về nhân đạo.

Người đứng đầu WHO nêu bật thực tế đến nay còn 1/3 dân số thế giới chưa tiêm chủng, trong đó là 2/3 số nhân viên y tế và 1/3 số người cao tuổi ở các nước có thu nhập thấp. Ông cho rằng nhiệm vụ của tất cả các quốc gia không phân biệt mức thu nhập là làm sao để tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao nhất, đảm bảo các bệnh nhân được tiếp cận phương pháp điều trị, xét nghiệm và giải trình tự gene cũng như đưa ra các chính sách phù hợp, tương xứng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và cứu sống nhiều bệnh nhân.

Ông Derrick Sim thuộc Liên minh vaccine GAVI cho rằng con số 1 triệu người chết vì COVID-19 trong năm 2022 là quá nhiều và đây là thảm kịch nhân loại. Theo báo cáo mới nhất của WHO, Omicron chiếm 99% số ca nhiễm mới ghi nhận trong 30 ngày qua, trong đó biến thể BA.5 chiếm 74% số ca nhiễm mới.

Virus gây COVID-19 đang lây lan nhanh

Ngày 26/8, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove cho rằng đã đến lúc cần đánh giá thực tế tình hình dịch COVID -19 sau khi thế giới ghi nhận 1 triệu ca tử vong do căn bệnh này từ đầu năm đến nay. Bà nêu rõ dịch bệnh vẫn chưa thể kết thúc, đòi hỏi con người phải sống chung một cách có trách nhiệm.

Video đang HOT

Phát biểu trên các kênh truyền thông xã hội của WHO, bà Kerkhove nhấn mạnh con số thống kê nói trên là một thực tế “đau lòng” vì thế giới đã có nhiều công cụ để dập dịch như như xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine phòng bệnh và các biện pháp y tế cộng đồng để kiểm soát dịch COVID-19 sau hơn 2 năm đại dịch hoành hành. Theo bà, các nước cần đánh giá thực tế đại dịch, về số ca mắc và số ca tử vong để có biện pháp ứng phó kịp thời.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 4
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Bà Van Kerkhove khẳng định rằng đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, song thế giới có thể chấm dứt căn bệnh này nếu hành động quyết liệt, đồng bộ và cẩn trọng. Bà cho rằng việc sống chung với COVID-19 đã được đề cập nhiều lần, nhưng để có thể thực hiện được điều này, tất cả người dân cần có ý thức và sống có trách nhiệm. Theo bà, 1 triệu ca tử vong từ đầu năm nay cho thấy người dân chưa thực hiện đúng các hướng dẫn về việc sống chung với COVID-19 và con số trung bình 15.000 ca tử vong mỗi tuần phản ánh việc sống chung với dịch bệnh một cách thiếu trách nhiệm.

Trong tuần qua, thế giới đã ghi nhận 5,3 triệu ca mắc mới COVID-19. Bà Kerkhove nhận định đây là con số lớn nhưng chưa đầy đủ vì nhiều ca mắc tự thực xét nghiệm tại nhà và không báo cáo cơ quan y tế. Điều này cho thấy virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của WHO, biến thể Omicron chiếm 99% số ca nhiễm mới ghi nhận trong 30 ngày qua, trong đó biến thể phụ BA.5 chiếm 74% số ca nhiễm mới.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 5
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/7/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Nhật Bản cân nhắc coi COVID-19 như cúm mùa

Các nguồn thạo tin ngày 26/8 cho biết Nhật Bản đang xem xét đơn giản hóa cách thức ứng phó với virus SARS-CoV-2, theo đó, có thể coi virus này như cúm mùa.

Theo các nguồn tin trên, trong cuộc thử nghiệm, có thể bắt đầu vào giữa tháng 9, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch chọn một số cơ sở y tế và yêu cầu các cơ sở này thông báo ca mắc. Điều này sẽ mở đường cho việc thay đổi cách báo cáo hiện nay về tất cả các trường hợp được xác định nhiễm bệnh.

Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ thay đổi hệ thống báo cáo COVID-19 chi tiết. Tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố kế hoạch cho phép các tỉnh, thành chỉ hướng tới mục tiêu là người cao tuổi và những người có nguy cơ diễn tiến nặng, trong khi duy trì báo cáo tổng số ca nhiễm hàng ngày.

Những thay đổi này là một phần trong nỗ lực giảm gánh nặng cho các bệnh viện và trung tâm y tế địa phương do sự lây lan của biến thể Omicron. Trước đó, giới chuyên gia cũng kêu gọi chính phủ hạ cấp ứng phó với virus SARS-CoV-2 tương tự như cúm mùa và có cách tiếp cận linh hoạt hơn để vừa có thể ngăn chặn sự lây lan của virus, vừa cân bằng các hoạt động kinh tế-xã hội.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 6
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quito, Ecuador. Ảnh: AFP/TTXVN

Người Mỹ lười tiêm mũi tăng cường

Chỉ khoảng 50% số người trưởng thành đủ điều kiện tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 (mũi thứ 3) tại Mỹ đã tiêm mũi này và chỉ 34% số người lớn từ 50 tuổi trở lên tiêm mũi nhắc lại thứ hai (mũi thứ 4).

Số liệu công bố ngày 26/8 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết đến thời điểm này, khoảng 77% số người trưởng thành từ 18 tuổi đã tiêm các mũi cơ bản. Tuy nhiên, 49,9% tổng dân số đủ điều kiện tiêm nhắc lại vẫn chưa được tiêm liều tăng cường. Về tổng thể, hiện có khoảng 262,6 triệu người (hay 79,1% dân số Mỹ) đã tiêm ít nhất liều vaccine COVID-19. Khoảng 223,9 triệu người (tương đương 67,4% dân số) đã hoàn thành các mũi tiêm cơ bản (2 mũi).

CDC Mỹ khuyến cáo hiệu quả của vaccine có thể giảm theo thời gian, nhưng các mũi tăng cường làm gia tăng khả năng bảo vệ cơ thể và ngăn bệnh diễn tiến nặng.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Công cụ theo dõi dữ liệu COVID-19 của CDC Mỹ cho thấy vào tháng 6 vừa qua, những người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 liều nhắc lại (mũi 3 và mũi 4) có nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn 14 lần so với những người cùng độ tuổi nhưng không tiêm các mũi này và nguy cơ tử vong thấp hơn 3 lần so với những người cùng độ tuổi nhưng chỉ tiêm 1 mũi tăng cường (mũi 3).

Indonesia chuẩn bị đưa vào sử dụng hai vaccine nội địa ngừa COVID-19

Ngày 26/8, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) – bà Penny Lukito cho biết nhiều khả năng 2 loại vaccine ngừa COVID-19 do nước này phát triển sẽ được cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) trong tháng 9 tới.

Phát biểu tại Hội thảo phát triển thuốc nội địa, bà Lukito nêu rõ 2 loại vaccine trên đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối và đã được Tổng thống Joko Widodo đặt tên là “Indovac” và “Inavec”. Với nền tảng protein tái tổ hợp, Indovac do Viện sinh học phân tử Eijkman phối hợp với công ty dược phẩm quốc gia PT Bio Farma và Đại học Y Baylor (Mỹ) phát triển trong khuôn khổ chương trình của Bộ Doanh nghiệp Nhà nước (BUMN). Trong khi đó, Inavec dựa trên nền tảng virus bất hoạt và được Đại học Airlangga (Unair) phối hợp với công ty PT Biotis Pharmaceutical Indonesia phát triển.

Theo bà Lukito, cả 2 loại vaccine này đều đã vượt qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 với kết quả tốt, có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch và kết quả không thua kém các loại vaccine cùng công nghệ đã được BPOM cấp EUA.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Moderna kiện Pfizer/BioNTech vi phạm bằng sáng chế vaccine COVID-19

Trong thông báo ngày 26/8, Moderna cho biết đã đệ đơn kiện Pfizer và BioNTech lên Tòa sơ thẩm liên bang ở bang Massachusetts (Mỹ) và Tòa án khu vực Dusseldorf (Đức). Theo Giám đốc điều hành Stephane Bancel, Moderna khởi kiện để bảo vệ quyền sở hữu công nghệ mRNA mà công ty này đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển và được cấp bằng sáng chế từ 10 năm trước khi xảy ra COVID-19.

Moderna và Pfizer/BioNTech là 2 trong số những công ty công nghệ sinh học đầu tiên phát triển vaccine ngừa COVID-19. Tháng 12/2020, vaccine của Pfizer/BioNTech đã trở thành vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp ở nước này. Vaccine của Moderna được cấp phép 1 tuần sau đó.

Hãng Moderna cáo buộc Pfizer/BioNTech sao chép trái phép công nghệ mRNA mà Moderna đã được cấp bằng sáng chế từ năm 2010 đến năm 2016, nhiều năm trước khi COVID-19 xuất hiện và lây lan trên toàn cầu.

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, Moderna cam kết không giữ độc quyền các sáng chế liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 để hỗ trợ những công ty khác tự phát triển vaccine. Tuy nhiên, tháng 3 năm nay, Moderna cho biết họ mong đợi các công ty như Pfizer và BioNTech tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của hãng. Moderna cũng cho biết sẽ không yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bất kỳ hoạt động phát triển vaccine nào được thực hiện trước ngày 8/3 vừa qua.

Trước đó, Pfizer và BioNTech đã phải đối mặt với không ít vụ kiện từ các công ty khác cáo buộc rằng 2 công ty này vi phạm bằng sáng chế liên quan vaccine ngừa COVID-19. Pfizer/BioNTech tuyên bố sẽ bảo vệ bằng sáng chế của họ.

Bản thân công ty Moderna cũng đang bị kiện ở Mỹ vì vi phạm bằng sáng chế và đang có tranh chấp với Viện Y tế quốc gia Mỹ về quyền sở hữu công nghệ mRNA.

Thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer ít hiệu quả với người trẻ tuổi

Theo một nghiên cứu quy mô lớn công bố ngày 24/8, thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) dường như không có tác dụng hoặc có rất ít tác dụng đối với người trẻ tuổi.
Trong nghiên cứu trên 109.000 bệnh nhân COVID-19 ở Israel, các nhà nghiên cứu ghi nhận thuốc Paxlovid đã giúp giảm khoảng 75% nguy cơ nhập viện ở những người trên 65 tuổi sử dụng thuốc ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính. Kết quả này phù hợp với những dữ liệu được các cơ quan quản lý dược phẩm ở Mỹ và nhiều nước khác lấy làm cơ sở để cấp phép lưu hành Paxlovid. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy thuốc hầu như không có tác dụng đối với những người trong độ tuổi từ 40 đến 65.

COVID-19 trên thế giới tuần qua: Ca nhiễm vượt 605 triệu; hơn 1 triệu ca tử vong chỉ từ đầu năm - Hình 9
Thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của hãng dược phẩm Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu trên còn nhiều hạn chế do chỉ thu thập dữ liệu từ hệ thống y tế của Israel, thay vì nghiên cứu ngẫu nhiên với một nhóm đối chứng, vốn được xem là “tiêu chuẩn vàng” cho nghiên cứu y tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu có thể làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả sử dụng thuốc Paxlovid trong điều trị COVID-19 ở Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã chi hơn 10 tỷ USD để mua thuốc này và cung cấp miễn phí cho người dân thông qua hàng nghìn hiệu thuốc trên cả nước.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Thế giới tuần qua: FED tăng lãi suất; WTO đạt gói thỏa thuận thương mại lịch sử

FED tăng lãi suất và việc WTO đạt thỏa thuận thương mại lịch sử sau vòng đàm phán kéo dài là hai sự kiện thế giới nổi bật trong tuần qua.

Tuần đầy biến động của thị trường tài chính toàn cầu do tác động từ FED

Thế giới tuần qua: FED tăng lãi suất; WTO đạt gói thỏa thuận thương mại lịch sử - Hình 1
Chứng khoán Mỹ trải qua tuần giao dịch giảm điểm mạnh. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 15/6 đã nâng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong gần 30 năm qua, trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ leo lên mức kỉ lục 8,6% trong tháng 5 vừa qua. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan ra quyết sách của FED, cam kết theo đuổi mục tiêu đưa lạm phát ở Mỹ về mức 2% và dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất chủ chốt trong những tháng tới.

Đây không phải là quyết định quá bất ngờ. Chủ tịch FED Jerome Powell trong nhiều tuần trước đó đã trấn an thị trường về triển vọng tăng lãi suất cơ bản 0,5 điểm phần trăm. Nhưng càng gần tới thời điểm phiên họp, giới đầu tư nhanh chóng chuyển hướng nhận định FED sẽ tăng lãi suất mạnh tay hơn và diễn biến này cũng đã được phản ánh vào giá trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu.

Kết thúc phiên hợp, các thành viên FOMC cũng kỳ vọng chỉ số lạm phát ở Mỹ sẽ là 5,2% vào cuối năm nay trong khi tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại còn 1,7% so với dự báo 2,8% đưa ra trước đó. Đây là lần thứ ba FED tăng lãi suất trong năm nay và dự kiến mặt bằng lãi suất cuối năm 2022 lên 3,4%.

Ngay sau quyết định của FED, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới cũng bước vào chu kỳ tăng lãi suất mới. Ngày 16/6, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã lần đầu tiên nâng lãi suất kể từ năm 2007. Trong thông báo bất ngờ, SNB cho biết nâng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm. Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 1,25% trong bối cảnh dự báo lạm phát tại Anh có thể lên đến 11% trong năm nay. Đây là lần thứ 5 BOE tăng lãi suất kể từ tháng 12/2021.

Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang lên kế hoạch bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 7 tới. Chủ tịch ECB Christine Lagarde thậm chí còn đi xa hơn, khi nói về triển vọng tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong tháng 9 và để ngỏ mức tăng "ổn định" sau mốc thời gian này. Động thái trên cho thấy ECB đã có sự dịch chuyển quan điểm cơ bản, chuyển hướng sang chính sách "diều hâu".

Đồn đoán về quyết định của FED cùng với siết chặt lãi suất trên thực tế của cơ quan này khiến thị trường tài chính toàn cầu trải qua một tuần giao dịch đầy biến động. Thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào xu hướng bán tháo. Trong tuần, chỉ số S&P 500 giảm 5,8% và chính thức bước vào thị trường đầu cơ giá xuống. Chốt phiên giao dịch ngày 17/6, chỉ số Dow Jones lần đầu tiên kể từ tháng 1/2021 đã để mất mốc 30.000 điểm, mốc tâm lý quan trọng, với mức giảm 4,8% trong tuần. Chỉ số Nasdaq cũng hoàn tất một tuần giảm mạnh với mức giảm 4,8%.

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên mức cao kỉ lục. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm áp sát mốc 3,5%, mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm vọt lên trên mức 1,75%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của chính phủ Italy thậm chí còn vượt mốc 4%.

Các loại tài sản tài chính rủi ro cũng biến biến động mạnh. Trong phiên giao dịch sáng ngày 18/6, đồng bitcoin rớt mạnh 9%, chính xuống dưới mức 19.000 USD/đồng, thủng ngưỡng tâm lý 20.000 USD/đồng và xác lập mức đáy kể từ tháng 11/2020.

WTO đạt thỏa thuận thương mại lịch sử

Thế giới tuần qua: FED tăng lãi suất; WTO đạt gói thỏa thuận thương mại lịch sử - Hình 2
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới Ngozi Okonjo-Iweala (giữa) và các quan chức WTO tại phiên bế mạc Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 17/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 17/6, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 12 (MC12) diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), các nước thành viên WTO đã đạt được một gói thỏa thuận về các vấn đề trợ cấp cho nghề đánh bắt cá, mất an ninh lương thực, giảm rào cản về sở hữu trí tuệ trong phân phố vaccine ngừa COVID-19.

Đây là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài thêm hai ngày so với dự kiến ban đầu. Đại diện 164 quốc gia thành viên đã khởi động đàm phán từ ngày 12/6 và chỉ kết thúc vào 5h00 sáng 17/6 giờ Geneva (tức 10h00 giờ Hà Nội). Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala thừa nhận tiến trình thảo luận diễn ra khó khăn, có thời điểm cá nhân bà từng lo sợ các nước rời MC 21 mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.

Nhưng rồi tất cả đều đã đạt đồng thuận về "một gói thỏa thuận chưa từng có". Theo Tổng giám đốc WTO, gói thỏa thuận vừa đạt được sẽ tạo ra sự khác biệt cho đời sống của mọi người trên thế giới. "Kết quả trên cho thấy WTO trên thực tế hoàn toàn có thể ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong thời đại của chúng ta... Lâu lắm rồi WTO mới chứng kiến một số lượng kết quả các thỏa thuận đa phương đáng kể như vậy", bà Okonjo-Iweala phát biểu sau phiên hợp.

Hội nghị MC12 với sự tham gia của hơn 100 bộ trưởng thương mại, là hội nghị đầu tiên của WTO trong 4 năm qua và được xem là bài kiểm định quan trọng về khả năng thế giới đạt được thống nhất cao về thương mại đa phương trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, cùng với những rạn nứt, đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khó khăn nhất vẫn là đàm phán thỏa thuận về đánh bắt cá, nội dung đã được đưa ra tham vấn, thảo luận trong suốt 20 năm qua. Đây cũng là thỏa thuận cuối cùng mà các bên đạt được trong cuộc "chạy đua với thời gian" tại hội nghị lần này. Các phái đoàn đã rất nỗ lực thảo luận trong sáng 17/6 về việc cấm các khoản trợ cấp tạo điều kiện đánh bắt dư thừa và đe dọa sự ổn định của các vựa cá toàn cầu. Hội nghị cũng nhất trí các thỏa thuận về thương mại điện tử, ứng phó với đại dịch COVID-19 và cải cách tổ chức WTO.

Tổng giám đốc Iweala cho biết, mỗi năm, các nước trên thế giới chi khoảng 35,4 tỷ USD để trợ cấp cho các hoạt động đánh bắt cá. Điều này đã đe dọa những nguồn dự trữ cá tự nhiên và ngành ngư nghiệp. Hầu hết các chính phủ đồng ý rằng cần bảo vệ nguồn dự trữ cá trên biển vì đây là nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu với hàng triệu người dân ven biển trên thế giới.

Dư luận cho rằng thỏa thuận đạt được sau 5 ngày làm việc là thắng lợi chung cho cả thế giới. Bước tiến này cũng ghi dấu ấn của bà Ngozi Okonjo Iweala, nhà lãnh đạo nữ châu Phi đầu tiên của WTO.

Ngay trong sáng 17/6, nhận thấy còn bất đồng liên quan đến trợ cấp đánh bắt cá và miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine và thuộc điều trị COVID-19, Tổng giám đốc Iweala đã công bố với các quốc gia thành viên một loạt dự thảo thỏa thuận thương mại, trong đó có các cam kết về y tế, cải cách và an ninh lương thực. Trong thư ngỏ, bà hối thúc các bên đi tới thỏa hiệp, nhấn mạnh thỏa hiệp là không ai có mọi thứ mình muốn, nhưng là phần việc cần làm để đáp ứng mong đợi của nhiều người trên thế giới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Colombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nướcColombia không cho phép máy bay đưa người di cư từ Mỹ về nước
13:30:33 27/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025
Mỹ và Colombia đạt thỏa thuận về trục xuất người nhập cư trái phépMỹ và Colombia đạt thỏa thuận về trục xuất người nhập cư trái phép
22:04:20 27/01/2025
Các lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' NgaCác lệnh trừng phạt từ Mỹ gây ra cuộc 'di cư dầu mỏ' Nga
13:41:06 26/01/2025

Tin đang nóng

Jude Bellingham không ngừng làm 'phi công trẻ'Jude Bellingham không ngừng làm 'phi công trẻ'
00:52:18 28/01/2025
Tuyển thủ Đình Triệu trông bánh chưng chờ trời sángTuyển thủ Đình Triệu trông bánh chưng chờ trời sáng
00:51:42 28/01/2025
Cựu tuyển thủ Tấn Trường diện áo dài đón TếtCựu tuyển thủ Tấn Trường diện áo dài đón Tết
00:51:51 28/01/2025
Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025

Tin mới nhất

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
Trung Quốc lên tiếng sau khi CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19

Trung Quốc lên tiếng sau khi CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19

06:11:52 28/01/2025
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh lên tiếng về nhận định của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) thiên về giả thuyết SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.
Công ty bất động sản lỗ hàng tỉ USD, CEO từ chức

Công ty bất động sản lỗ hàng tỉ USD, CEO từ chức

06:04:08 28/01/2025
Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke ngày 27.1 thông báo Tổng giám đốc (CEO) Zhu Jiusheng đã từ chức vì lý do sức khỏe .
'Chiến thắng' đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

'Chiến thắng' đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

05:41:36 28/01/2025
Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này.
New Zealand nới lỏng thị thực cho diện 'du mục kỹ thuật số'

New Zealand nới lỏng thị thực cho diện 'du mục kỹ thuật số'

05:27:53 28/01/2025
Bộ trưởng Di trú New Zealand Erica Stanford hôm nay 27.1 đã thông báo về các điều chỉnh liên quan đến việc nới lỏng thị thực cho phép người nước ngoài vẫn có thể làm việc từ xa trong lúc thăm viếng nước này.
95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Cơ hội lớn cho kỷ nguyên vươn mình

95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Cơ hội lớn cho kỷ nguyên vươn mình

22:06:05 27/01/2025
Để vượt qua những thách thức này, điều cần thiết là phải duy trì tinh thần đổi mới, thúc đẩy phát triển bền vững và tăng cường gắn kết xã hội.
Anh tạm dừng triển khai các dự án AI trong hệ thống phúc lợi

Anh tạm dừng triển khai các dự án AI trong hệ thống phúc lợi

22:02:32 27/01/2025
Các dự án bị tạm ngưng bao gồm: sáng kiến đào tạo nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ tại trung tâm việc làm, đẩy nhanh thanh toán trợ cấp khuyết tật và cải tiến hệ thống truyền thông.
Tổng thống Trump trở lại có tác động gì đến chuỗi cung ứng toàn cầu?

Tổng thống Trump trở lại có tác động gì đến chuỗi cung ứng toàn cầu?

22:01:27 27/01/2025
Trong một thế giới đầy biến động, việc điều hướng chuỗi cung ứng không chỉ đòi hỏi chiến lược dài hạn mà còn cần khả năng thích ứng linh hoạt trước các thách thức địa chính trị và kinh tế.
Công nghệ nuôi cấy trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm sắp trở thành hiện thực?

Công nghệ nuôi cấy trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm sắp trở thành hiện thực?

22:00:49 27/01/2025
Bên cạnh đó, IVG cũng mở ra khả năng tạo ra hình thức nuôi con nhiều thế hệ, trong đó hai cặp vợ chồng có thể tạo ra các phôi và sử dụng chúng để sản xuất trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm.
Pháp: Cháy tòa thị chính quận ở Paris

Pháp: Cháy tòa thị chính quận ở Paris

21:57:30 27/01/2025
May mắn không có thiệt hại về người trong vụ hỏa hoạn. Ngọn lửa đã bùng phát phần trên của nóc tòa nhà và dù lửa đã được kiểm soát, ngọn tháp có nguy cơ bị sập.
Rực rỡ màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng 3D mừng Tết Nguyên đán tại Hong Kong

Rực rỡ màn trình diễn nghệ thuật ánh sáng 3D mừng Tết Nguyên đán tại Hong Kong

21:54:51 27/01/2025
Dưới màn trình chiếu ánh sáng, các thước phim như hoạt hình con rắn hay tái hiện chữ Hán, biến đổi những biểu tượng này thành các mẫu vạn hoa đối xứng, năng động.
Mỹ có thể cạnh tranh với Nga và Qatar trên thị trường năng lượng Trung Quốc?

Mỹ có thể cạnh tranh với Nga và Qatar trên thị trường năng lượng Trung Quốc?

21:28:32 27/01/2025
Trung Quốc đang đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, mở rộng hợp tác với Nga và Qatar, khiến Mỹ gặp khó khăn hơn trong cuộc cạnh tranh tại thị trường năng lượng lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Đường hoa Nguyễn Huệ khai mạc, sẵn sàng đón du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đường hoa Nguyễn Huệ khai mạc, sẵn sàng đón du khách dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Du lịch

08:48:57 28/01/2025
Tối 27-1 (tức 28 tháng chạp), đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc, mở cửa cho người dân và du khách vào tham quan.
10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết

10 bí quyết chống say rượu hiệu quả ngày Tết

Sức khỏe

08:25:21 28/01/2025
Nếu không quen uống rượu bia, hãy chọn loại đồ uống có nồng độ cồn thấp như rượu trái cây, rượu vang. Việc lựa chọn đúng loại bia/rượu có thể giúp mọi người chống say rượu.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Sao việt

08:22:44 28/01/2025
Nữ nghệ sĩ lên tiếng thẳng thắn về vụ lùm xùm tranh giành tài sản giữa con nuôi Vũ Linh là Hồng Loan và em ruột Vũ Linh là nghệ sĩ Hồng Nhung cùng con gái Hồng Phượng.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Ba bom tấn quá chất lượng trên Steam, có giá trị chơi lại siêu cao, game thủ bỏ tiền xứng đáng tới từng xu

Ba bom tấn quá chất lượng trên Steam, có giá trị chơi lại siêu cao, game thủ bỏ tiền xứng đáng tới từng xu

Mọt game

07:39:55 28/01/2025
Mỗi trò chơi đều có những đặc điểm riêng với đa dạng các thể loại như dịch vụ trực tiếp hay các trò chơi đơn giản, ngắn gọn nhưng không kém phần chất lượng.
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM

Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM

Tin nổi bật

06:44:54 28/01/2025
Ô tô 4 chỗ chạy đến giao lộ ở quận Tân Bình, TPHCM thì bất ngờ lao vào cửa tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người.
Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Pháp luật

06:38:52 28/01/2025
Khi có cơ hội, nhiều quan chức như cựu Bộ trưởng Bộ y tế, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã để tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
Những "đại sứ" văn hoá

Những "đại sứ" văn hoá

Nhạc việt

06:28:50 28/01/2025
Một cách tình cờ, các nghệ sĩ đã trở thành những cầu nối giới thiệu ít nhiều về văn hóa Việt với khán giả nước bạn.