COVID-19: Tổng thống Ecuador giảm 50% lương, Trung Quốc số ca mới tăng vọt
Người đứng đầu Ecuador và các thành viên nội các nước này sẽ tự nguyện giảm 50% lương trong bối cảnh dịch COVID-19 ở nước này tiếp tục diễn biến phức tạp, Tổng thống Lenin Moreno viết trên Twitter.
Tổng thống Lenin Moreno. Ảnh: Ecuador Times
- Theo thống kê mới nhất của AP, hiện có tới 3.321 ca tử vong trên khắp nước Mỹ được cho là liên quan tới các ổ dịch COVID-19 các trong viện dưỡng lão. Trước đó 10 ngày, con số này mới chỉ là 450 ca.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số ca tử vong trên thực tế cao hơn nhiều. Bởi nước Mỹ hiện có khoảng 1 triệu người già yếu sống tại các viện dưỡng lão. Trong khi hầu hết các bang đều không thống kê những người tử vong khi chưa được xét nghiệm COVID-19.
- Hải quân Mỹ cho biết 92% thành viên thủy thủ đoàn tàu USS Theodore Roosevelt đã được xét nghiệm COVID-19, trong đó 585 người có kết quả dương tính và 3.724 kết quả âm tính.
Số thủy thủ nhiễm bệnh trên USS Theodore Roosevelt hiện chiếm khoảng 75% tổng số ca nhiễm của Hải quân Mỹ.
- Người đứng đầu Ecuador và các thành viên nội các nước này sẽ tự nguyện giảm 50% lương trong bối cảnh dịch COVID-19 ở nước này tiếp tục diễn biến phức tạp, Tổng thống Lenin Moreno viết trên Twitter.
“Tôi sẽ giảm 50% lương của chính mình, của Phó Tổng thống, các Bộ trưởng và Thứ trưởng”, ông Moreno tuyên bố.
Việc giảm lương cũng sẽ ảnh hưởng đến các quan chức nhà nước khác, bao gồm các nghị sĩ Quốc hội – những người từng chỉ trích kế hoạch tăng thuế của ông Moreno nhằm bảo vệ nguồn tài chính của chính phủ trong bối cảnh đại dịch.
Ecuador hiện có 7.466 ca mắc COVID-19 và 333 ca tử vong. Tuy nhiên, Reuters cho biết có 384 người khác được cho là đã chết vì COVID-19, nhưng chưa được xác nhận vì các nạn nhân không được xét nghiệm.
- Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Sleyman Soylu – đồng minh thân cận của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan – mới đây đã nộp đơn từ chức vì bị chỉ trích về việc thực hiện phong tỏa hồi cuối tuần vừa rồi.
Video đang HOT
Trong thông báo, ông Soylu khẳng định quyết định phong tỏa các thành phố lớn là biện pháp hiệu quả nhằm làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên, một vài sự cố không mong muốn đã xảy ra trước thời điểm lệnh phong tỏa có hiệu lực.
Đơn từ chức của ông Soylu đã được đệ trình lên Tổng thống Erdogan, nhưng ông Erdogan tuyên bố không chấp thuận.
- Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 108 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 98 ca từ nước ngoài và 10 ca trong nước.
Đây là mức tăng cao nhất tại Trung Quốc trong hơn 5 tuần qua, đưa số ca bệnh ở nước này lên 82.160 ca.
Thêm 61 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng được phát hiện.
Tỉnh Hồ Bắc báo cáo thêm hai người chết do COVID-19, nâng số ca tử vong tại Trung Quốc đại lục lên 3.341.
MINH HẠNH
Khách nước ngoài trốn kiểm dịch sẽ bị cấm tới Trung Quốc trong 10 năm
Người nước ngoài phải tuân theo quá trình kiểm dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc. Với những trường hợp kháng lệnh, người đó có thể bị trục xuất hoặc cấm nhập cảnh dài hạn.
Trước tình hình số ca nhiễm ngoại nhập có xu hướng tăng cao, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách siết chặt quá trình kiểm dịch với các hành khách đến từ nước ngoài trong những ngày gần đây.
Theo một thông báo trên trang web của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, giống như mọi công dân Trung Quốc phải đối mặt với án phạt hoặc bị giam giữ vì từ chối kiểm tra nhiệt độ hoặc bỏ qua các quy định cách ly, những người trốn kiểm dịch từ các quốc gia khác cũng phải chịu trách nhiệm theo luật pháp nước này.
Bên cạnh một danh sách về luật và quy định có liên quan, các cơ quan chức năng sẽ quyết định cách xử phạt người nước ngoài vi phạm, với các hình phạt từ hủy visa, yêu cầu rời khỏi Trung Quốc trong thời hạn nhất định, hồi hương hoặc trục xuất.
Những người bị trục xuất khỏi Trung Quốc sẽ không được phép đặt chân đến đất nước này từ 12 tháng đến 10 năm.
"Virus không có biên giới quốc gia. Mọi người trên khắp thế giới phải có trách nhiệm trong việc chống lại dịch bệnh", trong thông báo của cơ quan này viết.
Trung Quốc khẳng định sẽ siết chặt quá trình kiểm dịch để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại nước này. Ảnh: The New York Time.
Theo báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC), số ca nhiễm đã tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần qua, đỉnh điểm là ngày 8/4 với 63 trường hợp, trong đó có 61 ca ngoại nhập. Vào ngày 10/4, Trung Quốc cũng xác nhận có thêm 46 trường hợp nhiễm mới với 42 ca trong số đó là người nước ngoài.
Trong một tháng qua, Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát tại tất cả các điểm nhập cảnh, đặc biệt là những điểm xung quanh Bắc Kinh và yêu cầu dừng hầu hết chuyến bay quốc tế.
Vào ngày 28/3, chính phủ đã áp đặt lệnh cấm đối với tất cả người nước ngoài vào nước này, bao gồm cả những người có thị thực, giấy phép lao động và thẻ cư trú.
Vài ngày sau đó, Trung Quốc khuyến cáo các nhà ngoại giao nước ngoài không quay trở lại Bắc Kinh trước ngày 15/5, với lý do e ngại số lượng lây nhiễm virus không xác định trong các phái đoàn ngoại giao.
Ngày 3/4, Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia và Liu Haitao, giám đốc bộ phận kiểm tra biên giới của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, cho biết Trung Quốc đã cấm nhập cảnh từ nước ngoài tại tất cả các cảng dọc theo đường biên giới dài hơn 22.000 km.
Trong những ngày gần đây, nhiều cơ quan đã ghi nhận báo cáo về những trường hợp trốn tránh các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc.
Cuối tháng trước, giới chức tại sân bay quốc tế Bắc Kinh đã từ chối nhập cảnh với 4 người nước ngoài vì không tuân thủ các quy định của địa phương.
Tại thành phố Thanh Đảo, 3 trường hợp chen lấn khi xếp hàng để được xét nghiệm virus corona đã bị tờ People Daily tố cáo và cho rằng người nước ngoài không nên được hưởng chế độ đặc biệt.
Tuần trước, cảnh sát ở Quảng Châu đã mở một cuộc điều tra hình sự đối với một bệnh nhân mang quốc tịch Nigeria bị buộc tội tấn công nhân viên y tá vì từ chối cho phép người này xuất viện.
Người nước ngoài lo sợ bị phân biệt đối xử tại Trung Quốc.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã hoành hành trên khắp thế giới, người dân Trung Quốc đã lên tiếng về các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc và bài ngoại ở phương Tây.
Trong khi Bắc Kinh tìm cách kiềm chế sự gia tăng các trường hợp nhập cảnh, nhiều người lo ngại rằng sự phân biệt đối xử tương tự có thể xảy ra với những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Trung Quốc.
Trên thực tế, đã có nhiều báo cáo của các nhà ngoại giao, doanh nhân, sinh viên nước ngoài về việc bị từ chối phục vụ tại nhà hàng, quán bar ở Bắc Kinh và các thành phố khác.
Ở thành phố Quảng Châu - nơi có cộng đồng châu Phi lớn mạnh - đã có nhiều người khiếu nại khi bị đuổi, phân biệt đối xử trước những tin đồn về sự bùng phát của virus trong khu vực và các tỉnh lân cận.
Trước những báo cáo trên, Zhao Lijian - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - đã lên tiếng để bác bỏ các yêu sách và khẳng định nước này sẽ không dung thứ cho bất kỳ hình thức phân biệt đối xử hay kỳ thị chủng tộc nào.
Hiểu My
Thế giới cần thêm 6 triệu điều dưỡng viên để đối phó với Covid-19 Theo báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế công bố ngày 7/4, thế giới đang thiếu khoảng 6 triệu điều dưỡng viên. Theo báo cáo, thế giới hiện có khoảng chưa đầy 28 triệu điều dưỡng viên. Trong vòng 5 năm qua, tính đến năm 2018, số điều dưỡng viên chỉ tăng thêm...