COVID-19 tới 6h sáng 5/3: Thế giới vượt 6 triệu ca tử vong; Khó loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,4 triệu ca mắc COVID-19 và gần 7.000 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì đại dịch vượt mốc 6 triệu.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 5/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 443.451.776 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.008.203 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.442.016 và 6.988 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 376.322.984 người, 61.120.589 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 72.549 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 266.838 ca; Đức đứng thứ hai với 203.972 ca; tiếp theo là Nga (89.174 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.029 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga 776 ca và Brazil với 609 ca.
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 80.882.642 người, trong đó có 982.990 ca tử vong. Trước đó, CDC Mỹ ước tính số ca nhiễm tại Mỹ có thể đã lên tới khoảng 140 triệu. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.956.806 ca nhiễm, bao gồm 514.904 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 28.973.799 ca bệnh và 651.255 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 159 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 119,2 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 95,2 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 54,6 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,55 triệu ca và châu Đại Dương trên 3,75 triệu ca nhiễm.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Người mắc COVID-19 khó loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể
Theo kết quả nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Nature Communications, những người mắc COVID-19 có thể có một số biến thể của virus trú ẩn trong hệ miễn dịch. Phát hiện này cho thấy người từng mắc COVID-19 nhiều khả năng sẽ khó loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 khỏi cơ thể.
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu quốc tế do Giáo sư Imre Berger tại Đại học Bristol (Anh) và Giáo sư Joachim Spatz tại Viện Nghiên cứu Y khoa Max Planck ở Heidelberg (Đức) đứng đầu đã tiến hành tổng hợp và phân tích 2 nghiên cứu riêng biệt khẳng định virus SARS-CoV-2 có thể tiến hóa trong các loại tế bào khác nhau và nhanh chóng đáp ứng miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện biến thể BrisDelta bùng phát ở Bristol ngay từ những ngày đầu. Biến thể này đã thay đổi so với chủng virus gốc nhưng vẫn tồn tại trong hệ miễn dịch của người bệnh.
Nhóm nghiên cứu kết luận trong cơ thể của người từng mắc COVID-19 có thể tồn tại một số biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2. Một số biến thể có thể ẩn náu trong các tế bào thận hoặc lá lách trong khi cơ thể kích thích hệ miễn dịch chống lại virus. Điều này có thể khiến nhiều bệnh nhân khó có thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hohhot, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, ngày 2/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Vaccine mRNA giảm hiệu quả trước 3 biến thể phụ của Omicron
Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Columbia (Mỹ) và Đại học Hong Kong (Trung Quốc), hiện có duy nhất một phương thuốc điều trị bằng kháng thể đã được cấp phép có thể chống lại tất cả các biến thể phụ của Omicron, trong khi hiệu quả của các loại vaccine theo công nghệ mRNA đều bị giảm đi trước 3 biến thể phụ của Omicron. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature vào đầu tháng 3.
Omicron là biến thể có khả năng lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 và đến nay là nguyên nhân dẫn đến làn sóng dịch bệnh có số ca tăng mạnh nhất tại nhiều quốc gia. Các nhà nghiên cứu đã xác định được 3 biến thể phụ của Omicron có chung 21 đột biến tại protein gai là BA.1, BA.1.1 và BA.2.
Khi Omicron được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2011, biến thể chủ đạo vào thời điểm đó là BA.1. Kể từ tháng 12, các trường hợp nhiễm BA.1 đã giảm đi, trong khi các trường hợp nhiễm BA1.1 lại có xu hướng tăng lên và chiếm tới 40% số ca nhiễm Omicron trên toàn cầu. Trong khi đó, biến thể phụ BA.2 hiện chỉ chiếm 10% số ca nhiễm Omicron trên thế giới nhưng lại đang ngày càng trở nên phổ biến.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
91% trường hợp tử vong ở Malaysia không biết mình mắc COVID-19
Số ca tử vong trước khi nhập viện đang gia tăng tại Malaysia và 91% nạn nhân không biết mình đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Thông tin tại buổi họp báo ngày 4/3, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết, trong số 113 trường hợp tử vong được khám nghiệm từ ngày 5 đến 21/2 chỉ có 9% biết về tình trạng nhiễm bệnh của họ. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy 91% số ca tử vong có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Hơn 50% thân nhân của người xấu số tin rằng người nhà của họ chỉ bị bệnh nhẹ, do đó đã không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời và khi virus được phát hiện thì đã quá muộn và những người thân đã tử vong tại nhà hoặc một nơi khác ngoài cơ sở y tế.
Video đang HOT
Ông Khairy nhấn mạnh, mặc dù làn sóng Omicron không mạnh như Delta, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền thì sự lây nhiễm không chỉ là một bệnh nhiễm trùng nhẹ mà có thể gây chết người.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Kiev, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Triển vọng chẩn đoán mắc COVID-19 qua ảnh chụp X-quang
Công nghệ chính để xác định một người mắc COVID-19 là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase PCR. Quá trình này có thể phát hiện ADN của virus SARS-CoV-2 có hiện diện trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân hay không. Mẫu bệnh phẩm này thường được lấy từ dịch họng hoặc dịch mũi và quá trình xét nghiệm PRR thường mất khoảng 2 giờ hoặc lâu hơn.
Do đó, nhóm nghiên cứu của các trường Đại học Tây Scotland và Đại học Durham đã tìm tòi các phương pháp nhanh chóng và có thể thay thế cho PCR, sử dụng những thiết bị sẵn có tại bệnh viện, đặc biệt là các máy móc tại khoa X-quang.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 1/3/2022. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành huấn luyện và thử nghiệm một số thuật toán khác nhau, sử dụng dữ liệu gồm khoảng 3.000 ảnh chụp X-quang. Số dữ liệu này trộn lẫn cả ảnh của người mắc COVID-19, người khỏe mạnh và người bị viêm phổi do virus. Trong quá trình xây dựng chương trình, họ cũng nâng cấp các thuật toán để có thể phát hiện tốt hơn các điểm khác biệt giữa các ảnh chụp X-quang.
Qua thời gian, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một thuật toán có hiệu quả vượt trội. Tiếp đó, họ đưa vào thuật toán một bộ ảnh chụp X-quang hoàn toàn mới và lọc tìm các bệnh nhân mắc COVID-19, đem lại kết quả chính xác tới 98,04%.
Từ kết quả này, họ đã phát triển một ứng dụng có thể chạy chương trình bên ngoài phòng thí nghiệm. Ứng dụng này không cần nhiều bộ nhớ trong máy tính hoặc điện để vận hành, có thể được cài đặt trên các máy tính cá nhân hay máy tính xách tay bình thường. Ứng dụng này cũng được thiết kế mà không cần thêm bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ. Người dùng chỉ cần tải ảnh chụp X-quang lên ứng dụng qua USB hoặc trang web, tiếp đó thuật toán sẽ tự động phân tích hình ảnh và trả lại kết quả xác nhận xem họ có mắc COVID-19 hay không.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Quezon, Philippines, ngày 7/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
ADVERTISING
X
Phát triển vaccine ngừa COVID-19 riêng cho động vật
Australia sẽ sớm thử nghiệm trên vật nuôi một loại vaccine ngừa COVID-19 do một nhà nghiên cứu nước này phát triển riêng cho động vật.
Vaccine do Giáo sư Nikolai Petrovsky tại Đại học Flinders và bác sĩ thú y Sam Kovac nghiên cứu và phát triển thông qua điều chỉnh loại vaccine COVAX-19 hiện có. COVAX-19 đã được tiêm cho hàng triệu người ở Iran và đang chờ cấp phép sử dụng để tiêm cho người dân Australia. Tham gia thử nghiệm loại vaccine COVAX-19 cho động vật có 25 con vật nuôi, trong đó có 3 chú chó của bác sĩ thú y Sam Kovac.
Không giống như các loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp khác, virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã được chứng minh là có thể lây truyền từ người sang vật nuôi như chó, mèo, chồn sương… Khi nhiễm bệnh, vật nuôi cũng có nguy cơ bị viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy hô hấp, nhưng cũng có thể chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Người dân trên phố ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc 20 loại bệnh về tim mạch
Trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí Nature Medicine, các nhà nghiên cứu cho biết những người mắc COVID-19 có nguy cơ xuất hiện bệnh lý liên quan đến tim mạch 30 ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc COVID-19 có nguy cơ mắc 20 bệnh khác nhau về tim mạch, như đau tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, đột quỵ, rối loạn mạch máu não và rối loạn nhịp tim. Ngay cả những bệnh nhân COVID-19 không phải nhập viện cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn những người không nhiễm virus.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Liege, Bỉ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tiến sĩ Evelina Grayver, phụ trách chương trình sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Northwell Health, cho biết nhiều bệnh nhân phải chịu các hội chứng COVID-19 kéo dài liên quan tim mạch như viêm cơ tim rất sợ tập thể dục, nhưng chính việc tập luyện có thể đóng một vai trò trong phục hồi. Bà kêu gọi những người có lịch sử viêm cơ tim và sợ tập thể dục nên tham gia một chương trình phục hồi tim và sau khi chức năng tim được phục hồi hoàn toàn, vấn đề còn lại là thúc đẩy bản thân luyện tập hằng ngày.
Đối với các bệnh nhân COVID-19 có vấn đề về phổi, bà Grayver gợi ý nên theo dõi nồng độ ô xy trong máu (SpO2) để có chế độ luyện tập phù hợp.
COVID-19 tới 6h sáng 14/2: Nga lại dẫn đầu thế giới cả ca nhiễm và tử vong mới
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 1,4 triệu ca nhiễm mới và 5.228 ca tử vong. Nước Nga lại dẫn đầu về cả ca nhiễm và tử vong mới.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 14/2 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 412.018.396 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.833.545 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.423.517 và 5.228 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 332.278.129 người, 73.906.722 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 87.186 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Nga dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 197.949 ca nhiễm mới; Đức đứng thứ hai với 108.216 ca; tiếp theo là Pháp (86.562 ca). Nga cũng đứng đầu về số ca tử vong mới, với 706 người chết trong ngày; tiếp theo là Mexico (579 ca) và Ấn Độ (378 ca).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 79.317.610 người, trong đó có 943.253 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.664.712 ca nhiễm, bao gồm 509.043 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 27.479.963 ca bệnh và 638.362 ca tử vong. Cả hai quốc gia này đã trở thành một điểm nóng lây nhiễm do làn sóng Omicron.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 144 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 108,2 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 93 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 52 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,3 triệu ca và châu Đại Dương trên 3,1 triệu ca nhiễm.
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 4/2/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Anh giám sát biến thể lai "Deltacron" của virus SARS-CoV-2
Cơ quan An ninh Y tế Anh cho biết giới chức y tế nước này tuần vừa qua đã chính thức giám sát biển thể Deltacron, được cho là lai giữa 2 biến thể Delta và Omicron của virus SARS-CoV-2, sau khi ghi nhận 1 bệnh nhân nhiễm biến thể này.
Theo tờ Mirror, biến thể lai này được cho là xuất hiện ở bệnh nhân đã nhiễm cả 2 biến thể Delta và Omicron cùng một lúc, tuy nhiên hiện chưa rõ việc đột biến xảy ra đầu tiên tại Anh hay ở nước khác.
Tháng trước, nhà virus học Leondios Kostrikis thuộc Đại học Cypress cho biết ông đã nhận dạng được Deltacron. Sau đó nhiều chuyên gia không công nhận đây là biến thể lai mà cho rằng Deltacron có thể chỉ là sản phẩm của sai sót nào đó hoặc hiện tượng nhiễm chéo trong phòng thí nghiệm.
Theo cập nhật ngày 11/2 của Cơ quan An ninh Y tế Anh, biến thể kết hợp giữa Delta và Omicron hiện đang được "giám sát và điều tra". Hai biến thể gốc đều được công nhận là lây lan nhanh, tuy nhiên chưa rõ biến thể lai có thể lây lan mạnh ra sao và bằng cách nào. Cơ quan này không cho biết có phát hiện biến thể lai ở các bệnh nhân khác hay không.
Người dân tại thủ đô London, Anh, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Tờ Daily Mail cho biết Cơ quan An ninh Y tế Anh hiện không đặc biệt quan ngại về biến thể này vào thời điểm hiện tại vì số ca không nhiều. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Paul Hunter thuộc Đại học East Anglia nhận định Deltacron không đặt ra quá nhiều nguy cơ do đa số người dân đã được tiêm phòng vaccine hoặc có mức độ miễn dịch nhất định sau khi nhiễm COVID-19.
Hiện cả Anh và Mỹ đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 bắt đầu giảm sau khi tăng lên đỉnh điểm vào giữa tháng trước, ngay sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới.
Khách hàng tại một nhà hàng ở thủ đô London, Anh, ngày 10/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Na Uy dỡ bỏ tất cả các biện pháp phòng dịch
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere cũng đã thông báo sẽ dỡ bỏ tất cả các biện pháp phòng dịch đang áp dụng hiện nay vì COVID-19 không còn được coi là một mối đe dọa lớn ở Na Uy dù biến thể Omicron vẫn đang lây lan mạnh tại quốc gia Bắc Âu này. Ông Stoere lý giải cho quyết định mới là người dân Na Uy đã có sự bảo vệ mạnh mẽ của vaccine và tỷ lệ nhập viện vẫn thấp dù Omicron đang lây lan.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 26/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hong Kong (Trung Quốc): Tiêm vaccine cho trẻ từ 3 tuổi
Ngày 13/2, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã quyết định triển khai tiêm vaccine của hãng Sinovac cho trẻ từ 3 tuổi từ ngày 15/2, trong bối cảnh 4% số ca mắc mới trong làn sóng thứ năm này là trẻ nhỏ từ 4 tuổi trở xuống.
Từ 8h ngày 15/2, cha mẹ hoặc người giám hộ có thể đặt lịch hẹn và đưa trẻ đi tiêm tại các trung tâm tiêm chủng cộng đồng hoặc phòng khám ngoại trú do Cơ quan quản lý bệnh viện chỉ định hoặc hơn 1.000 phòng khám tư nhân. Giống như đối với người lớn, các chuyên gia khuyến cáo trẻ nhỏ nên tiêm mũi vaccine thứ 2 cách mũi thứ nhất 28 ngày.
Cục trưởng Cục y tế và vệ sinh thực phẩm Hong Kong Trần Triệu Thủy (Sophia Chan) cho biết, sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban chuyên gia tư vấn về vaccine ngừa COVID-19, cân nhắc đến mối đe dọa của COVID-19 đối với công chúng, cũng như lợi ích của việc hạ độ tuổi tiêm vaccine của Sinovac cho trẻ từ 3-17 tuổi, nhà chức trách đã quyết định hạ độ tuổi tiêm vaccine của Sinovac cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 11/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến ngày 13/2, có 1 trẻ nhỏ ở Hong Kong đã tử vong do dương tính với virus SARS-CoV-2 và 1 trẻ đang trong tình trạng nguy kịch. Chính quyền Đặc khu cho biết từ khi được triển khai vào ngày 21/1, chương trình tiêm vaccine cho trẻ nhỏ từ 5 tuổi trở lên diễn ra suôn sẻ. Hiện đã có 27.959 trẻ (chiếm 6,7%) trong độ tuổi này được tiêm mũi vaccine đầu tiên của Sinovac. Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi sẽ được tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech từ ngày 16/2.
Singapore: Số ca mắc mới có thể lên tới 20.000 ca/ngày
Số ca mắc COVID-19 theo ngày ở Singapore có thể lên tới 15.000-20.000 ca do sự lây lan nhanh của biến thể Omicron. Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cảnh báo như trên ngày 13/2, tuy nhiên khẳng định xu hướng gia tăng số ca mắc hiện nay hoàn toàn nằm trong dự kiến.
Ngày 12/2, Singapore ghi nhận 10.505 ca mắc mới, đánh dấu lần thứ tư trong tuần qua số ca mắc theo ngày vượt ngưỡng 10.000 ca. Số ca tử vong là 8, cao nhất trong hơn 2 tháng qua.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ong cho biết hệ thống chăm sóc sức khỏe của Singapore vẫn vững vàng. Ông nói: "Tỷ lệ bệnh nhân phải thở máy không thay đổi, vẫn là 0,3%. Tỷ lệ bệnh nhân cần điều trị tích cực (ICU) hoặc tử vong là khoảng 0,05%. Những con số này vẫn thấp hơn so với đợt bùng phát do biến thể Delta, do đó hệ thống y tế vẫn đứng vững". Theo ông, nhiều bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc vừa.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Tính từ đầu dịch đến ngày 12/2, Singapore ghi nhận 460.075 ca mắc COVID-19, trong đó có 893 ca tử vong.
Campuchia kêu gọi người dân tiếp tục cảnh giác trước biến thể Omicron
ADVERTISING
X
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine ngày 13/2 kêu gọi người dân cảnh giác hơn và tuân thủ các quy định y tế trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tiếp tục tăng nhanh tại nước này.
Bộ Y tế Campuchia cho biết trong ngày 13/2 nước này ghi nhận 401 ca mắc mới, gồm 4 ca nhập cảnh, và tất cả đều nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Cũng theo Bộ trên, trong 40 ngày qua, Campuchia không có thêm ca tử vong nào.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Y tế nêu rõ: "Tôi kêu gọi mọi người, bao gồm cả những người trẻ, ngay từ bây giờ cần chú ý cùng hợp tác để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Tâm lý chủ quan trước biến thể này sẽ làm lây nhiễm bùng phát". Bà Vandine kêu gọi mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, nên duy trì cảnh giác và nhanh chóng tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 khi đến lượt.
Tính từ đầu dịch đến nay, số ca mắc COVID-19 tại Campuchia là 123.443 ca, với 118.804 người đã khỏi bệnh và 3.015 trường hợp tử vong.
Một nhân vật siêu anh hùng biểu diễn tại một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em ở San Juan, ngoại ô Manila, Philippines, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuba dỡ bỏ quy định kiểm tra y tế bắt buộc đối với du khách từ châu Phi
Cuba đã quyết định dỡ bỏ các biện pháp kiểm tra y tế COVID-19 bắt buộc đối với du khách đến từ Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia, Malawi và Eswatini.
Bộ trưởng Y tế Cuba José Ángel Portal Miranda cho biết quyết định trên được đưa ra trên cơ sở xem xét tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu nói chung và tại Cuba nói riêng. Với quyết định mới này, hành khách đến Cuba từ 8 quốc gia châu Phi nói trên không cần phải tiến hành xét nghiệm PCR bắt buộc khi nhập cảnh và cách ly 7 ngày nữa mà chỉ phải tuân thủ các quy định vệ sinh dịch tễ như áp dụng cho du khách đến từ các quốc gia khác.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Kommunarka, Nga, ngày 29/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
COVID-19 tới 6h sáng 6/2: Thêm 7.619 ca tử vong/ngày; Ca mắc tại Nga lại lập kỷ lục Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,1 triệu ca nhiễm mới và 7.619 ca tử vong. Ca nhiễm mới tại Nga lập kỷ lục, trong khi Mỹ, Ấn Độ, Brazil lại dẫn đầu về ca tử vong mới. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo trang thống...