COVID-19 tới 6h sáng 3/4: Ca mắc mới xuống dưới 1 triệu; Nga tung vaccine xịt mũi đầu tiên
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 996.000 ca mắc COVID-19, lần đầu tiên xuống dưới 1 triệu ca/ngày sau nhiều tháng; ca tử vong mới cũng giảm dưới 2.500.
Nga đăng ký vaccine COVID-19 dạng xịt mũi đầu tiên trên thế giới.
Viết thông điệp lên bức tường tưởng nhớ các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở London, Anh, ngày 27/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 3/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 490.703.804 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.173.614 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 996.154 và 2.453 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 425.446.250 người, 59.083.940 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 56.281 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 264.097 ca; Pháp đứng thứ hai với 132.114 ca; tiếp theo là Đức (128.639 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 340 người chết trong ngày; tiếp theo là Hàn Quốc 339 ca và Đức với 187 ca.
Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.820.091 người, trong đó có 1.008.058 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.027.998 ca nhiễm, bao gồm 521.374 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 29.992.227 ca bệnh và 660.108 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 180 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 140,4 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận 96,64 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 56,19 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,76 triệu ca và châu Đại Dương gần 5,6 triệu ca nhiễm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Nga đăng ký vaccine ngừa COVID-19 xịt mũi đầu tiên trên thế giới
Hãng thông tấn TASS dẫn thông báo của Bộ Y tế Nga ngày 1/4 cho biết cơ quan này đã nộp đơn xin cấp phép cho vaccine COVID-19 dạng xịt đầu tiên của thế giới.
“Bộ Y tế Nga đã đăng ký giấy phép đối với vaccine dạng xịt mũi của Gam-COVID-Vac (Sputnik V) do Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya trực thuộc bộ phát triển”, thông báo nêu rõ.
Theo cơ quan y tế Nga, vaccine Sputnik dạng xịt chứa hai thành phần dựa trên virus véc-tơ Adeno loại 5 (Ad5) và 16 (Ad15). Vaccine này gồm hai liều được sử dụng cách nhau 3 tuần.
Loại vaccine dạng xịt mũi này sẽ tạo ra miễn dịch niêm mạc chống lại virus SARS-CoV-2 trong đường hô hấp. Cụ thể, việc sử dụng vaccine sẽ tạo phản ứng miễn dịch dịch thể (tăng hiệu giá kháng thể IgA trong máu và dịch tiết mũi cũng như hiệu giá kháng thể IgG trung hòa virus trong máu) và đáp ứng miễn dịch tế bào đối với nhiễm trùng do SARS-CoV-2.
Tại thời điểm này, vaccine xịt mũi của Sputnik được dùng để phòng ngừa bệnh COVID-19 cho những người trên 18 tuổi.
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko trước đó cho biết vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 dạng xịt mũi sẽ được đưa vào danh sách khuyến nghị sử dụng đối với các mũi tiêm nhắc lại.
Hiện nhiều loại vaccine đã được sản xuất dưới dạng xịt mũi, trong đó có vaccine cúm. Các nhà khoa học đánh giá vaccine xịt mũi có thể tạo ra những tác động lớn trên toàn cầu.
Bảng yêu cầu người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Toronto, Canada, ngày 28/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nước châu Âu “mở toang” biên giới
Ngày càng có nhiều khu vực và quốc gia ở châu Âu bãi bỏ mọi biện pháp hạn chế đi lại xuyên biên giới, trong đó có Hungary, Ba Lan, Đan Mạch, Iceland và đảo Madeira của Bồ Đào Nha. Những điểm đến này không yêu cầu chứng nhận tiêm chủng, xét nghiệm hoặc xác nhận tình trạng bệnh, thậm chí hầu hết không yêu cầu đeo khẩu trang.
Theo tờ Independent, trong khi các nước ngoài châu Âu thận trọng hơn trong việc mở cửa biên giới, một số quốc gia và khu vực ở châu lục này đang dỡ bỏ các biện pháp. Đan Mạch gần đây đã dỡ bỏ tất cả các hạn chế đi lại, ngay cả đối với những công dân chưa được tiêm chủng từ bên ngoài Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, các nhà chức trách Đan Mạch có quyền áp đặt các hạn chế đối với các quốc gia, nơi xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Du khách cũng sẽ có thể đến hai quốc gia Bắc Âu khác là Iceland và Na Uy – một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên dỡ bỏ các hạn chế. Theo thông báo của văn phòng du lịch địa phương, “từ ngày 12/2, du khách có thể đi du lịch đến Na Uy mà không phải lo lắng về bất cứ điều gì ngoài giải trí”. Trong khi đó, Iceland đã dỡ bỏ các hạn chế từ ngày 25/2, và không chỉ du lịch mà hầu như trong mọi lĩnh vực khác. Việc tiếp xúc không còn bị hạn chế và không cần cách ly đối với những người mắc COVID-19 đã được xác nhận.
Anh đã chấm dứt tất cả hạn chế đi lại, mở cửa trở lại du lịch sau gần 2 năm kể từ ngày 18/3. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Trung Âu cũng có thể đi du lịch tự do, như từ các nước láng giềng của Séc đến Ba Lan và Slovakia, hoặc xa hơn đến Hungary. Ba Lan đã bãi bỏ các biện pháp hạn chế nhập cảnh vào cuối tháng 3 vừa qua, cũng như Đan Mạch. Việc đeo khẩu trang chỉ bắt buộc ở bệnh viện và cơ sở y tế.
Các khu vực và quốc gia châu Âu khác không yêu cầu bất kỳ chứng chỉ hoặc hộ chiếu vaccine nào là Romania, Montenegro, Ireland, Vương quốc Anh và đảo Madeira (Bồ Đào Nha).
Video đang HOT
Cuba trình WHO phê duyệt vaccine ngừa COVID-19
Ngày 2/4, Tập đoàn Công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma cho biết Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) thuộc tập đoàn này đã chính thức trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để bắt đầu quy trình đánh giá vaccine Abdala ngừa COVID-19.
BioCubaFarma nhấn mạnh rằng hồ sơ của vaccine Abdala do Cuba nghiên cứu và phát triển đã sẵn sàng để được các chuyên gia xem xét. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 8 triệu người Cuba đã tiêm ngừa COVID-19 với vaccine Abdala. Vaccine ngừa COVID-19 của Cuba cũng đã được xuất khẩu sang Venezuela, Nicaragua, Iran, Mexico và Việt Nam.
Cuba được xem là “điểm sáng” về vaccine của Mỹ Latinh trong bối cảnh khu vực này hiện vẫn đang là tâm điểm của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Đây là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất tự sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát tại đảo quốc Caribê này hồi tháng 3/2020, Cuba đã phát triển 5 ứng cử viên vaccine, gồm Soberana 01, Soberana 02 và Soberana Plus của Viện Vaccine Finlay; và Abdala và Mambisa của CIGB.
Vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt Mambisa của Cuba. Ảnh: CIGB/TTXVN
Cuba đã hoàn thành tiêm chủng ngừa COVID-19 cho gần 90% dân số, bao gồm cả trẻ em từ 2 tuổi trở lên, với các loại vaccine nội địa, đồng thời triển khai tiêm mũi thứ 4 cho hơn 6,2 triệu người trên tổng số 11,2 triệu dân. Cuba cũng được đánh giá là rất thành công trong việc chữa trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, với tỷ lệ hơn 99% được chữa khỏi bệnh tính tới thời điểm hiện nay.
Các nhà khoa học Cuba khẳng định các loại vaccine do nước này tự nghiên cứu và phát triển như Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus cung cấp khả năng bảo vệ hơn 90% đối với COVID-19 có triệu chứng khi đối tượng đã tiêm ngừa đủ 3 liều theo đúng lộ trình.
Người dân tham quan Quảng trường Quốc gia ở Washington, D.C, Mỹ, ngày 29/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia: Quốc vương và Hoàng hậu cùng nhiễm COVID-19
Trong ngày 2/4, Quốc vương Malaysia Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah và Hoàng hậu đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Theo thông báo từ Hoàng gia Malaysia, Quốc vương cùng Hoàng hậu chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ của bệnh COVID-19. Hiện cả hai đang tiến hành cách ly theo quy định của Bộ Y tế Malaysia đối với các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận 17.476 trường hợp mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên 4.219.395 người. Ngoài ra, nước này cũng có thêm 30 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Malaysia lên 35.013 người.
Người dân mua sắm tại một khu chợ ở Bekasi, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ca nhiễm giảm, Hong Kong bắt đầu nới lỏng kiểm dịch
Cũng trong ngày 2/4, giới chức y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo đặc khu này đã ghi nhận thêm 116 trường hợp tử vong do COVID-19. Mặc dù vậy, số ca nhiễm mới theo ngày tại Hong Kong vẫn đang cho thấy đà giảm và theo đó các cơ quan chức năng đã bắt đầu nới lỏng một số biện pháp kiểm dịch COVID-19 nghiêm ngặt tại thành phố này.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hàn Quốc qua đỉnh Omicron
ADVERTISING
Tương tự, các trường hợp mắc COVID-19 theo ngày tại Hàn Quốc tiếp tục duy trì ở mức dưới 300.000 ca trong ngày thứ hai liên tiếp, trong bối cảnh biến thể Omicron đang giảm tốc độ lây lan sau khi đạt đỉnh vào tháng trước.
Thông báo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này đã ghi nhận 264.171 trường hợp mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó bao gồm 68 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 13.639.915 người.
Tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc đã có tín hiệu tích cực trong những tuần gần đây. Nếu như Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới theo ngày cao kỷ lục – hơn 620.000 trường hợp – vào ngày 17/3 vừa qua, thì con số thống kê này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tháng là 187.182 trường hợp vào ngày 28/3. Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc có thêm 339 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 16.929 người. Tỷ lệ tử vong là 0,12%. Hiện nước này đã có 44,5 triệu người được tiêm phòng đầy đủ, tương đương 86,7% trong tổng số 52 triệu dân, trong khi 63,9% đã được tiêm phòng mũi tăng cường.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 1/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Người Hàn Quốc đổ xô đi du lịch nước ngoài
Sau 2 năm hạn chế đi lại vì đại dịch COVID-19, nhiều người Hàn Quốc đã đổ xô đặt tour đi du lịch nước ngoài khi các biện pháp phòng chống dịch vừa được nới lỏng.
Xu hướng này bùng nổ sau ngày 21/3, thời điểm Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cách ly 7 ngày bắt buộc đối với những người nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ nhập cảnh vào quốc gia này. Biện pháp hạn chế này đã được nới lỏng vào năm ngoái nhưng tái áp đặt hồi tháng 12/2021 do biến thể Omicron lây lan mạnh.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc, ngày 1/4/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Bất chấp làn sóng COVID-19 kỷ lục, Hàn Quốc đã bỏ chiến lược truy vết, gia nhập danh sách các quốc gia châu Á nới lỏng các quy tắc kiểm dịch, bao gồm Singapore, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Người Hàn Quốc hiện đã sẵn sàng đi du lịch hơn. Kết quả các cuộc thăm dò cho thấy mọi người ít lo lắng hơn về tác động từ việc lây nhiễm virus và ngày càng coi việc phòng chống là ngoài tầm tay.
Tại trang thương mại điện tử của công ty SK Telecom, số khách mua vé máy bay ra nước ngoài tính từ ngày 11/3 đến 27/3 đã tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 18/3: Trung Quốc kiên trì chiến lược 'Không COVID'; Hiệu quả của liều vaccine thứ 4
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.803.990 trường hợp mắc COVID-19 và 5.073 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 465 triệu ca, trong đó trên 6 triệu người không qua khỏi.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bochum, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 18/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 465.502.865 ca, trong đó có 6.085.834 người tử vong.
Biến thể mới khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh "nóng nhất" nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 621.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 600 ca. Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng vọt, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 397 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 62 triệu ca và trên 63.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 17/3, thế giới có 68 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 17/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số ca bệnh trên 24 triệu trường hợp và 392.018 ca tử vong. Trong ngày 17/3, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 180.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Indonesia cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (218 ca).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Tất cả các nước thành viên ASEAN đều ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Với hơn 81,2 triệu ca mắc và hơn 994.000 ca tử vong, Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nhất thế giới. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca mắc, hiện là hơn 43 triệu ca, tương đương một nửa của Mỹ, trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, đến nay ghi nhận hơn 656.000 ca.
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhất với hơn 167,6 triệu ca mắc và hơn 1,7 triệu ca tử vong. Châu Á đứng thứ hai với hơn 129,6 triệu ca mắc và hơn 1,3 triệu ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ có hơn 95,8 triệu ca mắc, trong đó hơn 1,4 triệu ca tử vong. Các con số này ở Nam Mỹ lần lượt là hơn 55,4 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong.
Ngày 17/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã báo động về sự gia tăng đột biến số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu, mặc dù tỷ lệ xét nghiệm giảm và số ca mắc mới ghi nhận liên tục giảm trong nhiều tuần gần đây. WHO bày tỏ lo ngại về số ca mắc mới đặc biệt tăng mạnh tại châu Á, đồng thời kêu gọi nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng bao phủ, cũng như thận trọng cân nhắc các kế hoạch gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) lưu ý rằng sự gia tăng các ca mắc mới ở các khu vực khác nhau trên thế giới là một "cảnh báo" đối với châu Mỹ rằng đại dịch vẫn chưa được kiểm soát mặc dù số ca mắc mới ở châu lục này đã giảm trong vòng 2 tháng qua. PAHO, Văn phòng khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhấn mạnh rằng số ca mắc mới COVID-19 tuần trước ở khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, đã tăng 28,9% so với tuần trước đó; ở châu Phi tăng12,3%; ở châu Âu tăng gần 2%.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 16/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Ngày 17/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc nâng cấp mức độ kiểm soát và phòng chống dịch trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới này đang đối phó với làn sóng dịch bệnh lớn nhất kể từ khi COVID-19 bùng phát tại nước này hồi cuối năm 2019.
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, phát biểu khi chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc phải kiềm chế đà lây lan của dịch COVID-19 càng sớm càng tốt trong khi vẫn tuân thủ chính sách "Không COVID-19". Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, nước này phải nâng cấp mức độ kiểm soát và phòng chống dịch cũng như tiếp tục tối ưu hóa các biện pháp phòng chống dịch hiện hành. Ngoài ra, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, xét nghiệm nhanh và nghiên cứu thuốc điều trị để phòng chống dịch...
Chỉ 3 tuần trước, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 dưới 100 ca/ngày. Tuy nhiên, con số này đã tăng vượt 1.000 ca/ngày trong 1 tuần qua. Trong hơn 1 năm, nước này cũng không ghi nhận ca tử vong mới nào do COVID-19 nhờ các biện pháp phòng chống dịch siết chặt. Tuy nhiên, biến thể Omicron dễ lây lan đang đặt ra thách thức cho chính sách Không COVID", khiến các thành phố của Trung Quốc, trong đó có Thâm Quyến - trung tâm công nghệ miền Nam nước này, phải áp đặt phong tỏa trong khi các thành phố khác ban bố các biện pháp hạn chế siết chặt.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 16/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại châu Mỹ, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm tuần thứ 8 liên tiếp với hơn 901.000 ca trong tuần đầu tiên của tháng 3, giảm 19% so với tuần trước đó. Số ca tử vong hằng tuần cũng tiếp tục giảm tuần thứ 5 liên tiếp, với 15.523 ca mới được báo cáo (giảm 18,4%). Bộ Y tế Cuba cho biết nước này ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp không có ca tử vong nào do COVID-19.
Tại châu Âu, Cơ quan Y tế quốc gia Pháp công bố hơn 108.000 ca mắc COVID-19 trong ngày 16/3, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới theo ngày tại nước này vượt 100.000 ca. Tuy nhiên, số ca nhập viện và ca bệnh nặng hiện đều giảm, lần lượt ổn định ở mức 20.757 ca và 1.728 ca. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Áo đã ghi nhận số ca mắc mới theo ngày tăng lên mức cao mới, với 58.583 ca trong 24 giờ qua.
Đây là lần đầu tiên số ca mắc mới trong ngày tại nước này vượt 50.000 ca kể từ đầu dịch. Hiện Áo có tổng cộng 3.033 ca phải nhập viện, trong đó có 221 ca bệnh nặng. Tuy nhiên, giới chức y tế cho biết hệ thống y tế tại Áo không bị quá tải.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay quốc tế Toronto Pearson ở Mississauga, Ontario, Canada, ngày 10/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại Đức, lo ngại về số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng mạnh trong những ngày qua, nhiều bang đã do dự trong việc bãi bỏ các biện pháp hạn chế để chống dịch bệnh, dự kiến vào ngày 20/3. Các quy định trước đây như yêu cầu về đeo khẩu trang hoặc quy tắc 2G (đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi sau mắc COVID-19) và 3G (đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi sau mắc COVID-19 hoặc có xét nghiệm âm tính) có thể vẫn được áp dụng cho đến ngày 2/4.
Bộ trưởng Y tế Liên bang Karl Lauterbach đã kêu gọi các bang thận trọng trong việc nới lỏng quy định phòng dịch. Theo ông Karl Lauterbach, chính quyền các bang nên sử dụng các biện pháp thích hợp để chống tỷ lệ mắc tăng cao.
Tại châu Á, Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận hơn 600.000 ca mắc mới trong 24 giờ qua, tăng 55% so với ngày trước đó. Số ca tử vong cũng tăng gấp 2 lần, lên 429 ca - mức cao chưa từng thấy. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 7/3, giới chức Hàn Quốc cho biết chính quyền thành phố Seoul đã xây dựng dự thảo ngân sách bổ sung trị giá 1.100 tỷ won (897,3 triệu USD) để hỗ trợ chương trình chống dịch COVID-19, cũng như các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc ngày 13/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc, nhà chức trách cũng đang nỗ lực khống chế đợt bùng phát dịch thứ 5 khi biến thể Omicron lây lan mạnh, gây sức ép đối với hệ thống y tế thành phố. Nhiều bệnh viện hiện quá tải với khối lượng bệnh nhân mắc COVID-19, trong khi nhà xác, nhà tang lễ cũng chịu áp lực lớn.
Trong khi đó, Campuchia dỡ bỏ quy định xét nghiệm đối với người nhập cảnh, theo đó du khách quốc tế không cần xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ sau khi đến Campuchia, cũng như không cần làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh khi nhập cảnh; cấp lại thị thực nhập cảnh cho du khách quốc tế qua đường không, đường bộ và đường biển.
Tuy nhiên, du khách quốc tế nhập cảnh phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19. Bộ Y tế Campuchia khuyến khích khách nhập cảnh tự làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19. Trong trường hợp du khách nhập cảnh chưa tiêm đủ liều vaccine cơ bản hoặc không xuất trình được giấy chứng nhận, phải thực hiện cách ly trong thời gian 14 ngày tại địa điểm do Bộ Y tế Campuchia quy định.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 23/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Chính phủ Thái Lan cũng dự kiến sẽ cho phép khách du lịch nhập cảnh mà không cần xuất trình bằng chứng về việc xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ theo yêu cầu của Chương trình "Test & Go" (Xét nghiệm & Lên đường). Thư ký thường trực của Bộ Y tế Kiattiphum Wongrajit cho biết Bộ Y tế sẽ đề xuất nới lỏng một số yêu cầu đối với du khách trước khi lên đường tới Thái Lan tại cuộc họp của Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) vào ngày 18/3.
Ngày 17/3, tập đoàn được phẩm đa quốc gia Roche của Thụy Sĩ thông báo đã phát triển các giải pháp xét nghiệm phân tử để xác định và phân biệt các biến thể của virus SARS-CoV-2, cũng như các dòng phụ của chúng. Việc sử dụng các xét nghiệm này nhằm đánh giá sự lây lan của các biến thể đang hoành hành, đồng thời theo dõi triển vọng của các biện pháp điều trị, vaccine và những biện pháp phòng dịch cho cộng đồng.
Cùng ngày, New Zealand thử nghiệm đại trà thiết bị đo nồng độ kháng thể chống COVID-19. Người dân New Zealand muốn biết khả năng của cơ thể miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2 giờ đây có thể tự đo mức độ miễn dịch ngay tại các hiệu thuốc gần nhà. Thiết bị Arca có thể đo lường nhanh chóng và chính xác nồng độ kháng thể sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Việc biết được nguy cơ lây nhiễm của bản thân sẽ giúp người dân đưa ra quyết định xem họ có nên đi du lịch nước ngoài hoặc tới thăm những người thân lớn tuổi hay không.
Đây là một thiết bị để bàn, có thể dễ dàng lắp đặt và sử dụng ngay lập tức. Dự kiến dịch vụ kiểm tra này sẽ được triển khai trong 4-6 tuần tới với mức giá vào khoảng 100 USD, thông qua mô hình thí điểm thương mại tại các hiệu thuốc của Green Cross Health.
Người dân Hàn Quốc xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại điểm xét nghiệm lưu động ở nhà ga Seoul. Ảnh: Anh Nguyên - PV TTXVN tại Hàn Quốc
Trong khi đó, cơ quan quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA) đã phê duyệt liệu pháp dự phòng điều trị COVID-19 dựa trên kháng thể của AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) dành cho những người trưởng thành có hệ miễn dịch yếu. Đây là kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được cấp phép sản xuất dự phòng điều trị COVID-19. Không giống như hầu hết các phương pháp điều trị COVID-19 khác, được áp dụng cho những bệnh nhân đã nhập viện để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng của bệnh, Evusheld là thuốc kháng thể đơn dòng duy nhất hiện nay sử dụng đường tiêm bắp và được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm với SARS-CoV-2.
Cũng trong ngày 17/3, Anh đã ghi nhận hiệu quả cao của mũi vaccine tăng cường trong làn sóng lây nhiễm Omicron. Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết trong giai đoạn đỉnh điểm làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại Anh, tỷ lệ tử vong ở những người đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng bệnh (gồm 2 mũi cơ bản và một mũi tăng cường) thấp hơn 14 lần so với những người chỉ tiêm 2 mũi cơ bản.
Báo cáo chỉ ra rằng một mặt Omicron về bản chất không gây bệnh nặng. Mặt khác, chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường của Anh được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong mùa Đông, cho dù số ca mắc mới tăng lên các mức cao kỷ lục.
Hình ảnh mô phỏng vaccine phòng COVID-19 và logo của Công ty công nghệ sinh học Mỹ Novavax, ngày 17/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một nghiên cứu của Trung tâm y tế Sheba vừa xuất bản trên Tạp chí Y học New England cho thấy, liều vaccine thứ 4 của Pfizer và Moderna tỏ ra ít hiệu quả trong tạo miễn dịch chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
So sánh với kết quả sản sinh miễn dịch trên những người trẻ và khỏe mạnh đã được tiêm 3 liều vaccine cho thấy, liều thứ 4 có ít hoặc không cải thiện khả năng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu cũng chứng minh những người trẻ và khỏe mạnh đã được tiêm 3 liều vaccine sẽ tạo miễn dịch ở mức độ vừa phải.
Tờ Jerusalem Post dẫn lời Giáo sư Gili Regev Yochay, Trưởng Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Sheba, khẳng định tỷ lệ lây bệnh của những người được tiêm mũi tăng cường thứ 4 chỉ thấp hơn một chút so với những người trong nhóm đối chứng. Tuy nhiên, giáo sư Yochay cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của liều tiêm thứ 3 đối với những người chưa từng mắc COVID-19 và đối với những nhóm người có nguy cơ cao thì liều thứ 4 có thể bảo vệ họ khỏi nguy cơ bệnh diễn biến nặng.
Số ca mắc COVID-19 tăng do biến thể Omicron tàng hình lây lan trên toàn cầu Số ca nhiễm mới đang tăng mạnh ở châu Âu, mà nguyên nhân là do sự lây lan của biến thể BA.2, biến thể phụ của Omicron - có tên gọi khoa học là BA.1. Bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Cát Lâm, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Tại châu Âu, Đức tiếp tục ghi nhận số ca...