COVID-19 tới 6h sáng 30/5: Trên 170,5 triệu ca mắc; Đại dịch chỉ kết thúc với tiến bộ tiêm chủng
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 466.000 ca nhiễm và trên 10.000 ca tử vong. Ấn Độ vẫn dẫn đầu với 3.614 ca tử vong mới, trong khi ca nhiễm giảm đáng kể.
Người dân xếp hàng chờ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Hyderabad, Ấn Độ, ngày 28/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 30/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 170.589.698 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.547.303 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 466.003 và 10.134 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 152.725.942 người, 14.316.453 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 92.661 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (174.041 ca), Brazil (78.943 ca) và Argentina (29.841 ca); Ấn Độ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 3.614 ca), tiếp theo là Brazil (1.886 ca) và Colombia (540 ca)
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 34.032.647 triệu người, trong đó có 609.264 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 27.893.472 ca nhiễm, bao gồm 325.998 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 16.471.600 ca bệnh và 461.057 ca tử vong.
Cảnh sát giơ cao tấm biển “Không đeo khẩu trang không được vào thành phố” tại Dhaka, Bangladesh. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ: Ca mắc mới thấp nhất trong 45 ngày
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này ghi nhận thêm 174.041 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca mắc theo ngày thấp nhất trong 45 ngày gần đây, trong khi có thêm 3.614 trường hợp tử vong. Tỷ lệ ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tổng số xét nghiệm đã tiếp tục giảm xuống còn 8,36%, ở dưới ngưỡng 10% trong ngày thứ 5 liên tiếp.
Theo giới chức y tế Ấn Độ, làn sóng lây nhiễm thứ hai của đại dịch COVID-19 tại nước này đang lắng xuống và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp diễn ngay cả khi các hạn chế được nới lỏng đáng kể. Ấn Độ đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới giảm dần đều trong 20 ngày qua. 24 bang cũng đã báo cáo số các ca dương tính giảm xuống kể từ tuần trước.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tới nhà xác ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 24/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO cảnh báo đại dịch còn lâu mới kết thúc
Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge dự báo đại dịch COVID-19 sẽ chỉ kết thúc cho đến khi ít nhất 70% người dân trên thế giới được tiêm chủng, đồng thời bày tỏ thất vọng về việc chương trình tiêm chủng ở châu Âu đang được triển khai “quá chậm”.
Tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ mà WHO châu Âu phụ trách (bao gồm một số nước tại Trung Á), đến nay 26% người dân đã được tiêm liều vaccine đầu tiên. Tại Liên minh châu Âu (EU), con số này là 36,6%, trong đó 16,9% đã được tiêm đủ hai liều.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Tembisa, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu phê chuẩn vaccine Pfizer cho trẻ 12-15 tuổi
Trong diễn biến mới nhất, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê chuẩn sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 12-15 tuổi. Đây là vaccine đầu tiên được “bật đèn xanh” cho độ tuổi này. EMA cho biết vaccine của Pfizer “được dung nạp tốt” với thanh thiếu niên và không có “lo ngại lớn” nào về các tác dụng phụ. Quyết định trên được cho là sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng đại trà tại châu Âu, khi Đức cho biết sẽ bắt đầu tiêm phòng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên ngay từ tháng 6 tới. Trước đó, Mỹ và Canada đã cho phép tiêm vaccine của Pfỉzer cho thanh thiếu niên.
Cuba: Trên 1.100 ca mắc mới trong cộng đồng
Video đang HOT
Tại châu Mỹ, Bộ Y tế Cuba thông báo ghi nhận thêm 1.169 ca mắc mới và 12 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại đảo quốc này lên 138.899 ca, trong đó có 933 ca tử vong. Trong số những ca mắc mới, có 1.135 ca lây nhiễm cộng đồng. Thủ đô La Habana ghi nhận 536 ca COVID-19 và tiếp tục là địa phương có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trên cả nước, hơn 422,4 ca/100.000 dân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Buenos Aires, Argentina, ngày 28/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hà Lan: Mở cửa lại nhà hàng, rạp phim từ 5/6
Tại châu Âu, Hà Lan thông báo từ ngày 5/6 tới, các nhà hàng, viện bảo tàng và rạp chiếu phim sẽ được mở cửa trở lại, kết thúc giai đoạn phong tỏa chống dịch. Quyết định trên được đưa ra sớm hơn 4 ngày so với kế hoạch, do số ca nhiễm đã giảm đáng kể trong khi chương trình tiêm chủng được đẩy nhanh.
Ireland sắp mở lại nhà hàng, câu lạc bộ ngoài trời
Trong khi đó, Ireland cũng thông báo kế hoạch mở lại các câu lạc bộ, nhà hàng, quán rượu và hoạt động vận tải quốc tế. Thủ tướng Micheal Martin đánh giá “đây là tiến bộ đáng kể” của chương trình tiêm chủng quốc gia. Theo quy định mới, từ ngày 7/6, các nhà hàng, quán rượu và câu lạc bộ sẽ được phục vụ khách ngoài trời và từ ngày 5/7 sẽ được đón khách trong nhà. Các phòng tập thể thao, rạp chiếu phim và nhà hát cũng được mở cửa từ ngày 7/6.
Các biện pháp hạn chế di chuyển quốc tế cũng sẽ được dỡ bỏ từ ngày 19/7, khi Ireland triển khai Chứng nhận kỹ thuật số về Covid của EU. Đến nay, Ireland đã ghi nhận hơn 5.000 ca tử vong do COVID-19 và là nước có tỷ lệ nhiễm trên đầu người cao nhất thế giới theo số liệu của Đại học Oxford.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố khi xuất hiện các ca nhiễm dịch COVID-19 ở Melbourne, Australia, ngày 28/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hàn Quốc: Các biến thể mới lây lan
Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết số ca mắc mới tại nước này tiếp tục ở mức 500 ca/ngày trong 2 ngày liên tiếp, trong bối cảnh giới chức y tế nỗ lực kiểm soát các ổ dịch và sự lây lan của các biến thể mới. Theo KDCA, nước này đã ghi nhận 533 ca mắc mới, trong đó có 505 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Bắc Á này lên 139.431 ca. Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 5 ca tử vong mới, nâng số ca không qua khỏi do COVID-19 lên mức 1.951 ca.
Hàn Quốc đặt mục tiêu đến tháng 6 tới, 13 triệu người được tiêm vaccine và đến tháng 9 là 36 triệu người, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 tới. Tổng cộng 5,23 triệu người dân Hàn Quốc đã tiêm mũi vaccine đầu tiên, chiếm 10,2% dân số. Trong khi đó, 2,13 triệu người đã hoàn thành việc tiêm chủng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các binh sĩ tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/5/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Malaysia tiếp tục lập kỷ lục trên 9.000 ca mắc mới
Bộ Y tế Malaysia ngày 29/5 xác nhận có thêm 9.020 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 – mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.
Selangogr vẫn là địa phương có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất trong cả nước với 2.836 ca, tiếp đó là bang Kelantan với 907 ca và Nigeri Sembilan với 898 ca. Tính tới nay, Malaysia ghi nhận 558.534 ca mắc COVID-19.
Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Malaysia quyết định thực thi lệnh phong tỏa toàn diện giai đoạn 1 từ ngày 1-14/6. Trong khoảng thời gian này, chỉ các lĩnh vực kinh tế và dịch vụ then chốt được phép hoạt động. Nếu giai đoạn 1 thành công trong việc giảm số ca mắc COVID-19, nước này sẽ chuyển sang thực hiện phong tỏa giai đoạn 2 với thời gian 4 tuần. Trong giai đoạn này, chính phủ sẽ mở cửa trở lại đối với một số lĩnh vực kinh tế không liên quan tới việc tụ tập đông người, có thể duy trì giãn cách xã hội.
Nhân viên tiến hành khử khuẩn nghĩa trang sau khi các bệnh nhân COVID-19 qua đời được chôn cất tại ở Semenyih, Selangor, Malaysia, ngày 26/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan: Hơn nửa ca nhiễm mới là ở trong nhà tù
Theo tờ Bangkok Post, giới chức Thái Lan cho biết nước này ghi nhận 4.803 ca nhiễm mới trong ngày 29/5, trong đó có 2.702 trường hợp mắc trong các nhà tù. Số ca tử vong mới là 34, nâng tổng ca tử vong lên 988, và tổng ca bệnh là 149.779 người. Trong số này, 22.398 ca được ghi nhận trong các nhà tù.
Làn sóng COVID-19 thứ ba, bắt đầu từ ngày 1/4 đã khiến 120.916 người mắc bệnh tại Thái Lan. Cho tới nay, trong tổng số 149.779 ca nhiễm, 46.480 bệnh nhân vẫn đang được điều trị.
Thái Lan mới tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 1,64% dân số, với trên 2,4 triệu người được tiêm mũi đầu tiên và trên 1 triệu người nhận được mũi thứ hai.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Yala, Thái Lan, ngày 28/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia thực hiện tiêm chủng theo “Chiến lược nở hoa”
Trong khi đó, tại Campuchia, tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang được đẩy mạnh với ít nhất 2,4 triệu người đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Tuy nhiên, theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Chính phủ Campuchia khẳng định sẽ chưa thể phân phối vaccine về những tỉnh chưa thuộc diện ưu tiên hiện nay, dù nước này sắp nhận được khoảng 4,5 triệu liều vaccine trong tháng 6 tới.
Trong một phát biểu đăng trên trang Facebook cá nhân ngày 29/5, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen nêu rõ đang có quá nhiều đề nghị được ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên và công chức từ các doanh nghiệp, nhà máy, địa phương cấp tỉnh và cơ quan bộ ngành, nhưng chiến dịch tiêm chủng sẽ được tiến hành đúng theo “Chiến lược nở hoa” của chính phủ. Theo đó, việc tiêm chủng được bắt đầu từ thủ đô và tỉnh Kandal lân cận, trước khi mở rộng ra những khu vực khác của đất nước theo thứ tự ưu tiên. Đầu tiên, vaccine phải được chuyển tới những khu vực đông dân cư nhất trong các tỉnh.
Binh sĩ quân đội Campuchia hướng dẫn người dân giữ khoảng cách phòng lây nhiễm COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Phnom Penh. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Hun Sen nêu rõ hiện ở Phnom Penh đã có hơn 1 triệu người được tiêm chủng, tương đương 60% dân số thủ đô. Ông khẳng định sẽ không ai bị bỏ lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng tại Campuchia.
Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia ngày 29/5, các cơ quan chức năng đã ghi nhận 588 ca mắc COVID-19 mới và thêm 7 trường hợp tử vong. Tính đến nay, Campuchia có tổng cộng 28.825 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 7.300 người đã bình phục. Tổng số ca tử vong là 203 người.
Hong Kong dùng xổ số khuyến khích người dân tiêm vaccine
Các công ty bất động sản lớn tại Hong Kong (Trung Quốc) mở giải xổ số với phần thưởng là một căn nhà trị giá 10,8 triệu đôla Hong Kong (1,4 triệu USD) dành cho những người tiêm vaccine ngừa COVID-19. Biện pháp này nhằm khuyến khích người dân đi tiêm vaccine, trong bối cảnh Hong Kong đang lo ngại không sử dụng hết số vaccine sẽ hết hạn trong vài tháng tới.
Đến nay mới chỉ có khoảng 20% dân số Hong Kong tiêm vaccine ngừa COVID-19, do đa số mọi người có tâm lý chờ xem hiệu quả của vaccine ra sao. Trước tình hình này, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy người dân đi tiêm chủng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 26/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Biden giáng sức ép lên WHO
Biden yêu cầu tình báo Mỹ báo cáo về nguồn gốc nCoV vào thời điểm Đại Hội đồng Y tế Thế giới đang họp, nhằm thúc giục WHO mở cuộc điều tra mới.
Tổng thống Biden tuần này đặt ra thời hạn 90 ngày để cơ quan tình báo Mỹ "tiến gần hơn đến kết luận cuối cùng" về nguồn gốc nCoV, trong bối cảnh giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc đang tăng nhiệt.
Giám đốc mảng phản ứng khẩn cấp của WHO Mike Ryan nói vào hôm 28/5 rằng họ vẫn đang tham vấn với nhóm chuyên gia đã đến Vũ Hán vào đầu năm nay về cách tiến hành cuộc điều tra. Tất cả các giả thuyết còn bỏ ngỏ, ông nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Biden tại Virginia ngày 28/5. Ảnh: AFP .
Biden dường như có dụng ý khi đưa ra tuyên bố vào lúc Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cuộc họp cấp bộ trưởng kéo dài một tuần nhằm đặt ra chương trình nghị sự trong năm của WHO, đang diễn ra. Lawrence Gostin, giáo sư luật y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown cho biết: "Biden thấy rằng một cuộc điều tra sẽ tốt hơn nếu đến từ một cơ quan quốc tế như WHO".
Các quan chức Mỹ tại WHA đã kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế mới hôm 25/5, nhưng các đại biểu Trung Quốc đã phản đối. "Cuộc chiến thực sự là những gì đang diễn ra tại WHA" , Jamie Metzl, cựu nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền Clinton, người từng viết thư ngỏ kêu gọi giám sát kỹ hơn phòng thí nghiệm Vũ Hán, cho biết.
Một quan chức Trung Quốc nói tại hội nghị rằng "phần việc của Trung Quốc" trong cuộc điều nguồn gốc virus của WHO "đã hoàn tất" và cuộc điều tra nên tập trung vào nơi khác, ám chỉ giả thuyết Bắc Kinh đưa ra là virus được "nhập khẩu" vào Trung Quốc, có thể qua thực phẩm đông lạnh.
"Việc thúc đẩy điều tra thêm giống như chọc vào mắt Trung Quốc", Yanzhong Huang, chuyên gia về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận xét.
Trung Quốc có ảnh hưởng lớn với WHA. Bắc Kinh đã ngăn Đài Loan tham dự cuộc họp trong nhiều năm. Trước kỳ WHA năm ngoái, Australia đã đưa ra đề xuất về một cuộc điều tra độc lập, đầy đủ về nguồn gốc Covid-19 và họ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc. Cuối cùng, ý tưởng này được thay thế bằng một thỏa hiệp: một nghiên cứu chung giữa Trung Quốc và WHO.
Các nhà điều tra Trung Quốc-WHO đã công bố một báo cáo vào tháng ba, tập trung vào giả thuyết "virus truyền từ động vật sang người" và nói rằng giả thuyết virus bị rò rỉ từ viện virus học Vũ Hán "rất khó xảy ra". Nhóm chuyên gia còn đánh giá ý kiến cho rằng virus có thể đã được nhập khẩu vào Trung Quốc qua thực phẩm đông lạnh đáng được điều tra hơn.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chỉ trích báo cáo này là "không đủ bao quát", nói rằng vẫn cần điều tra thêm khả năng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm.
Dưới thời chính quyền Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và WHO đã sứt mẻ trong thời kỳ đại dịch. Khi WHA năm ngoái đang diễn ra, Tổng thống Donald Trump gửi một bức thư gay gắt cho Tedros, đe dọa rút khỏi tổ chức trong vòng 30 ngày.
Sau khi Biden nhậm chức vào tháng một, Mỹ có cách tiếp cận hợp tác hơn, tái gia nhập WHO và ủng hộ một số nỗ lực chính của tổ chức này, như chương trình chia sẻ vaccine Covax.
Mỹ kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra mới . Tại phiên họp WHA hôm 25/5, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Xavier Becerra đã có phát ngôn không nhằm vào WHO mà nhằm vào Bắc Kinh. "Các chuyên gia quốc tế nên được trao "quyền độc lập để đánh giá đầy đủ nguồn gốc của virus và những ngày đầu bùng phát dịch", Becerra nói, đề cập đến các hạn chế đối với 17 chuyên gia quốc tế đã đến Vũ Hán vào đầu năm nay.
Mỹ cũng đưa ra một tuyên bố được 13 quốc gia khác đồng ký, kêu gọi "phân tích và đánh giá minh bạch, độc lập, không bị can thiệp và không chịu ảnh hưởng về nguồn gốc của đại dịch Covid-19".
Tuy nhiên, Trung Quốc cho thấy rất ít dấu hiệu họ sẽ lùi bước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói hôm 27/5 rằng Mỹ "không quan tâm đến sự thật". Gostin đánh giá ngay cả khi WHA ủng hộ kiến nghị mở cuộc điều tra mới rộng hơn, Trung Quốc có thể từ chối.
"WHO đơn giản là không có quyền yêu cầu Trung Quốc cho phép họ vào lãnh thổ hoặc chuyển giao dữ liệu, mẫu bệnh phẩm cũng như thông tin giải trình tự gen", ông nói. "Tay của Tedros hoàn toàn bị trói".
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không chấp nhận mở điều tra, những người khác có thể thấy rằng Bắc Kinh "có ý định tiếp tục hoạt động che đậy quy mô lớn", Metzl nói.
Điều đó có thể khiến Biden thúc đẩy cuộc điều tra nguồn gốc nCoV thông qua các cơ chế khác. Metzl gợi ý rằng bất kỳ cơ quan nào, bao gồm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế hoặc Quad (Bộ tứ gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) đều có thể đóng vai trò.
Tuy nhiên, trong khi lưỡng đảng Mỹ đều ủng hộ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, rất ít quốc gia khác tỏ ra hào hứng về một cuộc chiến. Và nếu Trung Quốc không chịu hợp tác thì các quốc gia có thể buộc phải dựa vào biện pháp kém chính xác hơn để điều tra: thu thập thông tình báo từ hoạt động gián điệp và do thám.
Theo một số nhà phân tích, đại dịch đã phơi bày những hạn chế trong việc thu thập thông tin tình báo của Mỹ về Trung Quốc. Mặc dù cơ chế chia sẻ qua Ngũ nhãn (liên minh tình báo 5 nước gồm Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada) hoặc các nhóm khác có thể mang lại những manh mối mới, tuyên bố của Biden trong tuần này cho thấy bằng chứng Mỹ thu thập được cho đến nay chỉ có "mức độ tin cậy thấp hoặc trung bình".
Gostin nói rằng mặc dù nhiều người đang kêu gọi quốc hội Mỹ mở cuộc điều tra, nỗ lực đó có thể bị cản trở bởi hạn chế tương tự. "Các nghị sĩ không thể tiếp cận dữ liệu và mẫu vật mà họ cần ở Trung Quốc để có thể đưa ra đánh giá", Gostin nói.
Tại cuộc họp báo của WHO hôm 28/5, các quan chức nói rằng trong khi họ hoan nghênh đề nghị hỗ trợ từ các nước thành viên, họ muốn tập trung vào phân tích khoa học. Maria Van Kerkhove, người đứng đầu mảng bệnh động vật và bệnh mới nổi của WHO nói: "Hãy để các nhà khoa học là nhà khoa học".
Chuyên gia Anh, Na Uy khẳng định nCoV từ phòng thí nghiệm Vũ Hán Hai chuyên gia Anh và Na Uy khẳng định các nhà khoa học Viện Virus học Vũ Hán tạo ra nCoV, sau đó tìm cách che đậy dấu vết. Nghiên cứu của chuyên gia về ung thư người Anh, giáo sư Angus Dalgleish, và nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Srensen, sắp được công bố trên tạp chí Quarterly Review of...