COVID-19 tới 6h sáng 29/8: Thế giới có 500.000 ca mắc mới; Ấn Độ tiêm kỷ lục 10,2 triệu mũi vaccine/ngày
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 500.000 ca bệnh COVID-19 và trên 8.300 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là 216,6 triệu ca, trong đó trên 4,5 triệu ca tử vong.
Các quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 47.000 ca), Ấn Độ (45.058 ca) và Anh (32.456 ca).
Các quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mexico (863 ca), Nga (799 ca), Iran và Brazil (cùng có 614 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với 39,5 triệu ca mắc và khoảng 654.000 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 32,6 triệu ca mắc và 437.860 ca tử vong; Brazil với 20,7 triệu ca mắc và 579.010 ca tử vong.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Portsmouth, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi biến thể Delta tiếp tục hoành hành khắp thế giới, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 28/8 cho thấy biến thể này có thể khiến người nhiễm có nguy cơ phải nhập viện cao gấp đôi so với biến thể Alpha.
Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ hồi tháng 12/2020 và những nghiên cứu ban đầu cho thấy biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn lên đến 50% so với biến thể Alpha được phát hiện đầu tiên tại Anh hồi tháng 9 năm ngoái.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, lo ngại về biến thể Delta có thể đảo ngược thành quả phòng, chống đại dịch COVID-19, nhiều nước trên thế giới đã và đang lên kế hoạch triển khai tiêm liều vaccine tăng cường để ngăn chặn sự lây lan của biến thể có khả năng lây nhiễm cao này. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về sự cần thiết của việc tiêm liều vaccine thứ ba. Đến nay, các nhà sản xuất vaccine đã thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng để xác định thời gian thực hiện tiêm mũi bổ sung.
Giám đốc điều hành Pfizer, ông Albert Bourla cho rằng, “có khả năng” người dân sẽ cần đến liều vaccine thứ ba trong vòng từ 6-12 tháng kể từ khi được tiêm chủng đầy đủ. Sau đó, vaccine sẽ được tiêm chủng hàng năm. Tuy nhiên, tất cả những khả năng này phải xác nhận qua nghiên cứu thực tế, trong đó các biến thể virus sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Giám đốc điều hành AstraZeneca, ông Pascal Soriot cuối tháng trước cho biết hãng dược phẩm này chưa có câu trả lời chính xác cho việc cần thiết phải tiêm mũi thứ ba hay không.
Gần đây, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh các nước cần trì hoãn tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 bởi cần ưu tiên nâng tỷ lệ tiêm chủng tại những quốc gia mới chỉ có 1% hoặc 2% dân số được hưởng quyền lợi này. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Adhanom Ghebreyesus cũng ủng hộ quan điểm tiêm mũi thứ ba cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch và nhóm đối tượng này chỉ chiếm một phần rất nhỏ dân số thế giới.
Ấn Độ lập kỷ lục tiêm hơn 10 triệu mũi vaccine trong 1 ngày
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Ahmedabad , Ấn Độ, ngày 28/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 27/8, quốc gia có 1,3 tỷ dân này đã lập kỷ lục tiêm 10,2 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19, mức cao nhất trong một ngày kể từ khi khởi động chiến dịch tiêm chủng hồi tháng 1.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết: “Vượt qua mốc 10 triệu là một kỳ tích quan trọng. Xin gửi lời chúc mừng đến những người được tiêm và những người đem lại thành công cho chiến dịch tiêm chủng”.
Kỷ lục tiêm chủng trước đó của Ấn Độ là 8,8 triệu mũi ghi nhận ngày 21/6. Ông NK Arora, Trưởng nhóm công tác phòng chống COVID-19 của Ấn Độ, nói với The Economic Times rằng nước này có năng lực tiêm nhiều hơn con số nói trên. Ông khẳng định: “Hệ thống có đủ khả năng và có thể tiêm tất cả các vaccine có sẵn. Tôi đã nhiều lần đề cập rằng chúng tôi có khả năng tiêm 12,5 triệu mũi/ngày”. Ông Arora nhấn mạnh số mũi tiêm vaccine COVID-19 sẽ tăng trong những tháng tới.
Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 1,1 tỷ người trưởng thành vào cuối năm nay nhưng mới chỉ khoảng 15% được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi. Ấn Độ hiện phê chuẩn 3 loại vaccine gồm Covishield của AstraZeneca-Oxford, Covaxin của Bharat Biotech (Ấn Độ) và Sputnik V của Nga.
Kể từ sau đợt bùng phát nghiêm trọng hồi tháng 4-5, dịch COVID-19 tại Ấn Độ đã giảm đáng kể mức độ. Hầu hết các biện pháp ngăn ngừa phòng dịch đã được dỡ bỏ song các chuyên gia cảnh báo một làn sóng dịch mới có thể ập đến vào tháng 9 khi mùa lễ hội bắt đầu.
Số ca mắc COVID-19 hàng tuần ở Malaysia cao kỷ lục
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Selangor, Malaysia,, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia đã ghi nhận kỷ lục 149.889 ca mắc COVID-19 trong tuần từ 21 đến 27/8, khiến đây là tuần thứ 7 liên tiếp quốc gia này đạt kỷ lục số ca mắc hàng tuần.
Con số trên cao hơn so với con số 149.341 ca mắc mới trong tuần trước đó. Các kỷ lục về ca mắc liên tiếp diễn ra khi Malaysia ghi nhận trên 24.000 ca mắc hàng ngày lần đầu tiên vào ngày 26/8. Cụ thể, Bộ Y tế thông báo có 24.599 ca mắc vào ngày đó. Tới ngày hôm sau, số ca mắc đã giảm xuống 22.070. Số ca mắc hàng ngày ở Malaysia đã liên tục vượt mốc 20.000 ca/ngày từ đầu tháng 8.
Mặc dù số ca mắc mới tăng nhưng số người được xét nghiệm trong tuần vừa qua tại giảm xuống 1,04 triệu, so với con số 1,07 triệu tuần trước.
Trong tuần vừa qua, số ca tử vong do COVID-19 đã tăng 5,27% lên 1.837 ca – con số ca tử vong hàng tuần cao nhất từ trước tới nay.
Số liều vaccine COVID-19 được sử dụng ở Malaysia đã giảm 10,41%, xuống 3,04 triệu liều trong tuần trước. Tính tới 26/8, Malaysia đã có 33,04 triệu liều vaccine được tiêm trên toàn quốc. Trong số đó, 18,95 triệu người (58% dân số) đã tiêm ít nhất một liều vaccine.
Philippines gia hạn các biện pháp phòng chống COVID-19
Cảnh sát kiểm tra nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 tại một chốt kiểm soát ở Quezon, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 28/8, Chính phủ Philippines đã gia hạn các biện pháp hạn chế tại vùng đô thị Manila và một số tỉnh trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua ở mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Harry Roque cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte đã gia hạn các biện pháp hạn chế cấp độ lớn thứ 2 ở vùng đô thị Manila cho đến ngày 7/9. Mặc dù một số cơ sở kinh doanh có thể hoạt động tới 50% công suất, song hoạt động ăn uống bên trong nhà hàng, dịch vụ chăm sóc cá nhân và mọi hoạt động tôn giáo vẫn bị cấm tại vùng đô thị Manila, hiện là tâm dịch với số ca mắc chiếm 1/3 và số ca tử vong chiếm 1/4 trong tổng số ca.
Ngoài ra, 9 tỉnh và 6 thành phố khác của Philippines vốn đang đương đầu với số ca mắc gia tăng cũng được áp đặt các biện pháp hạn chế cấp độ lớn thứ 2 này.
Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines trong 24 giờ qua có thêm 19.441 ca mới, mức cao nhất lần thứ ba trong 9 ngày qua. Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines, Maria Rosario Vergeire dự báo số ca mắc có thể sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Hiện Chính phủ Philippines đặt kỳ vọng phục hồi kinh tế vào chương trình tiêm chủng quốc gia vốn được triển khai từ tháng 3. Cho đến nay, Philippines đảm bảo có được 194,89 triệu liều vaccine, đủ để tiêm cho khoảng 100,5 triệu người (hơn 100% số người trưởng thành của nước này.). Gần 49 triệu liều đã được giao trong khi 42 triệu liều khác sẽ đến trong vòng 1 tháng.
Nguyên nhân khiến số ca nhiễm mới ở Sydney (Australia) vẫn tăng cao
Video đang HOT
Cảnh vắng vẻ trên đường phố ở Sydney, Australia, ngày 26/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Sau 9 tuần phong tỏa để ngăn chặn đợt bùng phát đại dịch COVID-19 thứ ba, bang New South Wales (NSW), nơi có thủ phủ là thành phố Sydney sầm uất nhất Australia, vẫn đang phải chứng kiến số ca mắc mới không ngừng tăng, với mức kỷ lục là 1.035 ca vào ngày 28/8.
Trong năm nay, bang NSW với hơn 9 triệu dân, chiếm hơn 1/3 dân số Australia, đã ghi nhận hơn 18.000 trường hợp mắc COVID-19 tại địa phương, phần lớn được báo cáo trong đợt bùng phát mới nhất của bang, bắt đầu từ ngày 16/6.
Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian cho biết tỷ lệ lây nhiễm thực tế (Reff) ở bang đang ở mức 1,3. Điều này có nghĩa là cứ 10 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, sẽ có khoảng 13 người khác bị nhiễm bệnh. Một khi Reff duy trì trên 1, số ca mắc hằng ngày sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Phát biểu với đài ABC, Giáo sư Catherine Bennett, Chủ nhiệm khoa dịch tễ học tại Đại học Deakin, cho biết lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế xã hội được áp dụng nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus và giảm Reff xuống dưới 1 nhưng mục đích này chưa đạt được do biến thể Delta được cho là có khả năng lây lan cao hơn ít nhất hai lần so với các biến chủng trước đó, khiến khó kiểm soát dịch bệnh hơn. Ngoài việc dễ lây lan hơn và lây lan nhanh hơn, Giáo sư Bennett còn cho rằng nhiều người nhiễm virus lại không có triệu chứng trong vài ngày trước khi biết mình đang lây nhiễm cho người khác. Điều này làm cho nhiệm vụ truy vết người tiếp xúc trở nên vô cùng khó khăn.
Bên cạnh những thách thức mà biến thể Delta gây ra, một số chuyên gia cho rằng số ca mắc cao ở bang NSW là do việc áp dụng quá chậm các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.
Ngay cả với “phản ứng có tổ chức”, biến thể Delta không phải lúc nào cũng có thể được ngăn chặn, đặc biệt nếu virus đã phát tán trong cộng đồng và mối liên hệ giữa các ca nhiễm không rõ ràng.
Số ca tử vong tại Nga cao hơn so với thống kê
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 18/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nga, Cơ quan thống kê liên bang Rosstat ngày 27/8 cho biết nước này ghi nhận 50.421 ca tử vong vì COVID-19 trong tháng 7 vừa qua, cao hơn gấp đôi con số chính thức mà chính phủ đưa ra (với 23.349 ca).
Nguyên nhân khiến con số chênh lệch như vậy là vì Chính phủ Nga chỉ tính những trường hợp tử vong do COVID-19 sau khi khám nghiệm tử thi, trong khi Rosstat công bố số liệu tổng hợp hơn về số ca tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2.
Theo đó, số liệu của Rosstat cho thấy đến nay, Nga có tổng cộng trên 350.000 người không qua khỏi vì dịch bệnh này, trong khi con số của chính phủ thấp hơn nhiều với 180.041 ca.
Nga là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về số ca bệnh và hiện đang chật vật ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta trong khi tốc độ tiêm chủng chậm chạp.
Các nước châu Phi nhận thêm vaccine của Trung Quốc
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó Tổng thống Uganda, bà Jessica Alupo, ngày 27/8 cho biết nước này sẽ được nhận thêm 300.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc. Con số này bằng với số vaccine của Sinovac mà Uganda đã nhận trước đó.
Phó Tổng thống Alupo cho biết Chính phủ Uganda hoan nghênh sự phát triển của quan hệ giữa hai nước. Trước đó, từ ngày 25/8, các cửa hàng y tế quốc gia của Uganda đã bắt đầu phân phối vaccine của Sinovac trên toàn quốc.
Bộ Y tế Uganda đặt mục tiêu sẽ tiêm chủng cho 22 triệu người, chiếm gần một nửa dân số, để ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan. Từ khi khởi động chiến dịch tiêm chủng hồi tháng 3 đến nay, nước này mới tiêm được 1,35 triệu liều vaccine và hy vọng sẽ nhận được ít nhất 12,3 triệu liều vào đầu năm sau để phục vụ cho mục tiêu tiêm chủng quốc gia.
Ngoài Uganda, Nam Sudan cũng sắp nhận được 100.000 liều vaccine từ công ty Sinopharm của Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Nam Sudan, ông Deng Dau Deng Malek, cho biết Trung Quốc đã chấp thuận chuyển giao vaccine cho nước này và số vaccine trên sẽ giúp Bộ Y tế Nam Sudan có thể tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho người dân.
Trước đó, Nam Sudan đã triển khai tiêm vaccine của hãng AstraZeneca nhưng phải tạm dừng từ tháng trước do hết thuốc.
COVID-19 tới 6h sáng 9/4: Ấn Độ có ca mắc mới cao nhất thế giới; Vaccine AstraZeneca gây đông máu hy hữu
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 714.000 ca bệnh COVID-19 và trên 13.300 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 134 triệu ca, trong đó trên 2,91 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (131.802 ca), Brazil (82.826 ca) và Mỹ (trên 75.800 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Brazil (3.928 ca), Mỹ (951 ca) và Ấn Độ (802 ca).
Tính về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 573.789 ca tử vong trong tổng số 31,7 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Brazil với 345.025 ca tử vong trong số 13,2 triệu ca bệnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 167.794 ca tử vong trong số trên 13 triệu bệnh nhân.
WHO xác nhận mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và đông máu hy hữu
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 27/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Các chuyên gia về vaccine phòng bệnh COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng có mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine AstraZeneca với tình trạng đông máu (huyết khối), dù rất hiện tượng này là rất hy hữu và đòi hỏi có các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định vấn đề này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo rằng tình trạng đông máu sẽ được lưu ý như một tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca dù "rất hiếm xảy ra". Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm chủng vẫn cao hơn rất nhiều so với những nguy cơ hy hữu này.
Italy ưu tiên tiêm vaccine AstraZeneca cho người cao tuổi
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại Maira Valley, Italy, ngày 13/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/4, Bộ Y tế Italy khuyến nghị chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca với những người trên 60 tuổi, nhưng tiếp tục triển khai tiêm liều thứ 2 với những trường hợp đã tiêm liều đầu tiên.
Bộ Y tế Italy đã gửi thông báo tới các vùng, các tổ chức và hiệp hội, trong đó khẳng định rằng trên cơ sở những bằng chứng cho thấy nguy cơ thấp xảy ra phản ứng đông máu ở người cao tuổi. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca với những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp đã tiêm liều đầu tiên vẫn có thể tiếp tục tiêm liều thứ 2.
Anh trấn an người dân về độ an toàn vaccine của AstraZeneca
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại điểm tiêm phòng ở London, Anh ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/4, Anh đã trấn an người dân về độ an toàn của chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sau khi quyết định cho phép người tiêm lựa chọn vaccine thay thế cho vaccine của hãng AstraZeneca.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã kêu gọi người dân tiếp tục tiêm chủng, một ngày sau khi các cơ quan quản lý dược phẩm Anh cho biết vaccine do Anh và Thụy Điển hợp tác phát triển này có liên quan đến 79 trường hợp xuất hiện tình trạng đông máu hiếm gặp và 19 ca tử vong sau khi tiêm. Tuy nhiên, những người dưới 30 tuổi sẽ được lựa chọn vaccine thay thế loại của AstraZeneca. Kể từ đầu tháng 12/2020 đến nay, Anh đã phân phối được hơn 20 triệu liều vaccine của AstraZeneca.
Bộ trưởng Hancock cho biết các tác dụng phụ nghiêm trọng là "cực kỳ hiếm gặp", đồng thời nhấn mạnh cả 3 loại vaccine mà Anh đang sử dụng hiện nay đều "an toàn với mọi lứa tuổi". Ngoài vaccine của hãng AstraZeneca, Anh đang cấp phép lưu hành cho vaccine của hãng Pfizer và Moderna.
Hàn Quốc tạm dừng tiêm vaccine của hãng AstraZeneca
Cảnh vắng vẻ tại một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Gwangju, Hàn Quốc, ngày 8/4/2021 trong bối cảnh nhà chức trách quyết định ngừng chương trình tiêm chủng vaccine AstraZeneca cho những người dưới 60 tuổi. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định hoãn lịch tiêm vaccine của hãng dược AstraZeneca (Anh/Thụy Điển) vốn dự kiến bắt đầu từ ngày 8/4 cho đối tượng là nhân viên làm việc tại các trường dành cho trẻ khuyết tật, nhân viên phòng y tế, điều dưỡng trường mẫu giáo, cấp I và cấp II. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng tạm dừng việc tiêm vaccine này cho người dưới 60 tuổi.
Quyết định trên được đưa ra nhằm theo dõi kết quả điều tra của Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) về mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine và biến chứng gây cục máu đông ở một số trường hợp được báo cáo gần đây. Nhóm dự kiến sẽ đưa ra kết luận việc có nối lại tiêm chủng của hãng dược này hay không vào cuối tuần.
Trong cuộc họp ngày 8/4, Thủ tướng Chung Sye-kyun đã chỉ thị Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thận trọng xem xét đánh giá của cộng đồng quốc tế về tính an toàn của vaccine nhằm đưa ra kết luận khoa học và công bố kết quả một cách minh bạch.
Châu Âu
Ba Lan ghi nhận số ca tử vong cao nhất
Nhân viên y tế làm việc tại một bệnh viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Warsaw, Ba Lan ngày 1/3/2021. Ảnh: PAP/TTXVN
Bộ Y tế Ba Lan ngày 8/4 cho biết nước này có thêm 27.887 ca nhiễm mới và 954 người tử vong do COVID-19. Đây là ngày Ba Lan ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này.
Theo giới chức y tế Ba Lan, số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm 20%, song dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng. Công tác y tế đang tập trung vào việc điều chuyển bệnh nhân, nhất là tại những nơi có số lượng nhiễm bệnh cao như Silesia. Kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Ba Lan, tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này đến nay đã lên tới gần 2,5 triệu người, bao gồm 56.659 ca tử vong.
Hungary lên kế hoạch tiêm cho 40% dân số vào cuối tháng này
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Budapest, Hungary, ngày 5/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hungary dự kiến sẽ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 4 triệu trong số 10 triệu dân vào cuối tháng 4 này, đồng thời nới lỏng hơn nữa các biện pháp phong tỏa trong 5-6 ngày tới khi 3 triệu người dân đã được chủng ngừa. Theo Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, tính đến ngày 8/4, ít nhất 2,6 triệu người ở nước này đã được tiêm ít nhất 1 liều.
Hungary đã bắt đầu mở cửa dần dần các cửa hàng và dịch vụ từ ngày 7/4 sau khi chủng ngừa cho 25% dân số, ngay cả khi giới chức y tế nước này cảnh báo việc mở cửa trở lại này là quá sớm khi làn sóng dịch bệnh thứ 3 còn lâu nữa mới kết thúc.
Trước bối cảnh sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2022 và hy vọng tránh được một năm suy thoái kinh tế nữa, Chính phủ Hungary đang mở cửa nền kinh tế sau khi đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hungary là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tính trên đầu người cao nhất ở Liên minh châu Âu (EU) và nhập khẩu số lượng vaccine tính trên đầu người lớn nhất EU.
Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ đầu dịch
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã ghi nhận 55.941 ca mắc mới, mức cao nhất theo ngày kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại nước này cách đây hơn 1 năm, trong đó có 258 ca tử vong.
Những thống kê trên cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang phải hứng chịu làn sóng dịch thứ ba. Số ca lây nhiễm mới tăng nhanh buộc các nhà chức trách nước này thắt chặt biện pháp phòng dịch vốn được nới lỏng hồi đầu tháng 3. Phần lớn các khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, gồm cả thủ đô Ankara và thành phố Istanbul.
Theo kế hoạch, chính phủ sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm vào cuối tuần tại các thành phố có nguy cơ lây nhiễm cao trong thời gian diễn ra lễ Ramadan của người Hồi giáo, từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5. Trong thời gian này, các nhà hàng chỉ được phép mở cửa phục vụ đồ mang về hoặc giao hàng tận nhà.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hy vọng các biện pháp siết chặt sẽ giúp ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Cho tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ là 3.689.866 ca, trong số này 33.201 ca tử vong.
Châu Á
Nhật Bản ngày thứ hai có trên 3.000 ca mắc mới
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 1/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/4, Nhật Bản ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm mới. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới vượt con số 3.000 ca.
Chính quyền thành phố Osaka xác nhận 905 trường hợp nhiễm mới, mức cao nhất ghi nhận ngày thứ ba liên tiếp, trong bối địa phương này đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp về y tế.
Do số ca nhiễm mới nhanh chóng tăng trở lại ở nhiều địa phương, không chỉ trong và xung quanh Osaka và Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc mở rộng các khu vực áp đặt tình trạng khẩn cấp, qua đó cho phép chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp chống dịch.
Dịch bệnh tại Trung Đông diễn biến phức tạp
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại sân bay Ben Gurion, gần Tel Aviv, Israel ngày 6/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Israel, dù có tới 5,29 triệu người tương đương gần 57% dân số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhà nước Do Thái này vẫn ghi nhận 270 ca mới và 13 ca tử vong. Tổng số ca mắc hiện là 835.486 ca, trong đó có 6.279 ca tử vong.
Bộ Y tế Iraq cho hay đã ghi nhận 7.817 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 903.439 ca. Bộ trên còn ghi nhận thêm 34 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 14.606 ca.
Trong khi đó, Bộ Y tế Iran ngày 8/4 cho biết tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này đã vượt con số 2 triệu ca, sau khi ghi nhận thêm 22.586 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Chính phủ Iran đã lên kế hoạch siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Giới chức y tế Iran đã kêu gọi người dân nước này ở trong nhà, tránh các chuyến đi không cần thiết. Theo giới chức y tế, số ca nhiễm tăng trong thời gian gần đây ở nước này là do hàng triệu người không tuân thủ các biện pháp phòng dịch, cũng như không thực hiện giãn cách xã hội theo hướng dẫn trong kỳ nghỉ Năm mới theo lịch Iran kéo dài 2 tuần từ ngày 20/3.
Ấn Độ ghi nhận 131.802 ca nhiễm mới
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 4/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận 131.802 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia Nam Á này, đồng thời là số ca nhiễm mới hằng ngày cao nhất thế giới.
Tính đến nay Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng trên 13 triệu ca nhiễm, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Brazil.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ đến nay là 167.694 ca. Bang Maharashtra vẫn là điểm nóng của dịch COVID-19 tại Ấn Độ khi địa phương này tập trung gần 50% tổng số ca nhiễm mới trên cả nước ghi nhận trong 24 giờ qua. Trong khi đó, thủ đô Delhi cũng ghi nhận mức tăng theo ngày lớn nhất trong năm nay với 5.506 ca nhiễm mới. Theo giới chức nước Ấn Độ, số ca nhiễm mới tăng mạnh trong thời gian gần đây là do người dân lơ là thực hiện các biện pháp phòng dịch như không đeo khẩu trang, và không thực hiện giãn cách xã hội, trong khi các cửa hàng và văn phòng mở cửa trở lại.
Số ca nhiễm mới tăng trở lại tại Hàn Quốc
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hwaseong, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, ngày 31/3/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (KDCD) ngày 8/4 cho biết Hàn Quốc ghi nhận 700 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất ghi nhận tại Hàn Quốc kể từ đầu tháng 1/2021.
Tại cuộc họp cùng ngày, Thủ tướng Chung Sye-kyun cảnh báo làn sóng dịch bệnh mới có thể phá vỡ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này vốn đang bị trì trệ do chương trình phân phối vaccine COVAX đang gặp khó khăn trong việc giao vaccine đúng thời hạn.
Hàn Quốc đến nay ghi nhận 107.598 ca nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm 1.758 ca tử vong do COVID-19. Từ tháng 2/2021 đến nay, hơn 1 triệu người Hàn Quốc đã đươc tiêm chủng mũi đầu tiên vaccine ngừa COVID-19.
Châu Mỹ
Argentina siết chặt biện pháp đối phó với làn sóng thứ hai
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Buenos Aires, Argentina, ngày 5/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đã công bố quyết định siết chặt các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19 trong thời gian từ nay cho tới hết tháng trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn trong những tuần vừa qua tại quốc gia Nam Mỹ này.
Chính phủ Argentina quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm từ 0h đến 6h sáng hằng ngày và chỉ những người làm việc trong những lĩnh vực thiết yếu có giấy phép mới được di chuyển trong thời gian này. Tất cả các cửa hàng kinh doanh sẽ bắt buộc phải đóng cửa trước 23h. Sắc lệnh mới sẽ có hiệu lực tại toàn bộ khu vực thủ đô Buenos Aires và các vùng lân cận cũng như các địa phương có số ca mắc COVID-19 tăng cao.
Cùng ngày, Tổng thống Fernandez cũng ra lệnh kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng tại khu vực thủ đô và vùng lân cận.
Các số liệu y tế cho thấy trong tuần vừa qua, số ca nhiễm mới đã tăng 36% trên cả nước và 53% trong khu vực thủ đô Buenos Aires cùng vùng phụ cận khi quốc gia Nam Mỹ này đang phải đối mặt với làn sóng thứ hai của COVID-19.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 mới tại Argentina có dấu hiệu gia tăng với mức trung bình trên 10.000 ca/ngày và thậm chí có những ngày lên tới hơn 20.000 ca/ngày sau một thời gian tạm lắng. Đến nay, nước này đã ghi nhận trên 2,47 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 57.100 trường hợp tử vong.
Tổng thống Brazil khẳng định không ban bố lệnh phong tỏa
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dù tình hình dịch bệnh diễn biến xấu nhưng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhấn mạnh sẽ không áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, trong đó có biện pháp phong tỏa toàn quốc.
Tổng thống Bolsonaro tái khẳng định việc phong tỏa gây thiệt hại cho nền kinh tế và ông sẽ không chấp nhận các biện pháp hạn chế ra ngoài hay đóng cửa tất cả cơ sở kinh doanh.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Viện nghiên cứu Fiocruz của Brazil khuyến cáo chính phủ nên thực hiện phong tỏa toàn quốc nhằm giảm thiểu số ca mắc và số ca tử vong. Cơ quan này cho hay các khu điều trị tích cực ở các bệnh viện tại 24 trên tổng số 27 bang của nước này đang bị quả tải do số người nhập viện tăng cao. Hiện Brazil đứng thứ hai thế giới cả về số ca mắc và tử vong, sau Mỹ, cụ thể là trên13,2 triệu bệnh nhân, trong đó trên 345.000 người đã tử vong.
Canada: Tỉnh Ontario thực hiện lệnh phong tỏa
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi đi trên đường phố ở Vancouver, British Columbia, Canada, ngày 1/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền tỉnh bang Ontario, địa phương đông dân nhất đồng thời là trung tâm kinh tế của Canada, buộc phải thực hiện biện pháp phong tỏa trong 4 tuần để kiểm soát dịch COVID-19. Theo biện pháp mới, người dân phải ở trong nhà trong khi các cửa hàng bán lẻ, trừ hiệu thuốc và cửa hàng bán đồ thiết yếu, phải đóng cửa. Lệnh phong tỏa này sẽ có hiệu lực từ ngày 8/4 đến hết tháng.
Ontario hiện cũng là tỉnh bang chịu ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nặng nề nhất tại Canada. Riêng trong ngày 7/4, tỉnh này đã ghi nhận hơn 3.200 ca mắc mới, chiếm gần 75% số ca mắc mới trên cả nước và đa số là nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Theo giới chức, dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu là do người dân phớt lờ cảnh báo phòng dịch, vẫn di chuyển nhiều trong đợt nghỉ lễ Phục sinh.
Mỹ: Bang Michigan chật vật với số ca mắc mới và nhập viện tăng cao
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Mỹ ngày 10/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức y tế bang Michigan quan ngại tình trạng số ca mắc mới COVID-19 gia tăng tại bang miền Bắc này bất chấp chương trình tiêm chủng được triển khai mạnh mẽ.
Theo bà Joneigh Khaldun, Giám đốc điều hành Y tế bang Michigan, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện tăng cao và người dân cần chủ động phòng ngừa để hỗ trợ lực lượng chức năng giảm số ca mắc mới.
Tuần trước, Michigan ghi nhận số ca nhiễm mới và tỷ lệ nhập viện trên mỗi 100.000 dân ở mức cao nhất nước Mỹ. Ngày 5/4, Michigan đã ghi nhận thêm 11.082 ca mắc mới, cao hơn mức đỉnh 10.140 ca hồi tháng 11 năm ngoái. Tổng số ca mắc tại bang này cho tới nay là 795.492 ca. Các chuyên gia y tế cho rằng tình trạng là do người dân di chuyển nhiều trong đợt nghỉ lễ mùa Xuân.
COVID-19 tới 6h sáng 25/8: Mỹ ca tử vong cao thứ 2 thế giới; Ấn Độ lây nhiễm tăng trở lại Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 589.000 ca bệnh COVID-19 và 9.771 ca tử vong. Ca nhiễm mới lại vượt mốc 100.000 tại Mỹ và ca tử vong ở nước này tăng lên mức cao thứ hai thế giới. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kigali, Rwanda ngày 23/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo trang thống kê worldometer.info,...