COVID-19 tới 6h sáng 27/4: Tổng thống Phần Lan nhập viện, Phó Tổng thống Mỹ không triệu chứng
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 586.000 ca mắc COVID-19 và 2.536 ca tử vong, nâng tổng ca mắc lên trên 510 triệu.
Tổng thống Phần Lan nhập viện nghi mắc “COVID-19 kéo dài” trong khi Phó Tổng thống Mỹ Harris mắc không triệu chứng.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 27/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 510.587.373 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.248.113 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 586.990 và 2.536 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 463.955.742 người, 41.412.967 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 42.693 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 135.699 ca; Pháp đứng thứ hai với 97.498 ca; tiếp theo là Hàn Quốc (80.301 ca). Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với 451 người chết trong ngày; tiếp theo là Đức 307 ca và Nga với 176 ca.
Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.757.704 người, trong đó có 1.018.730 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.065.666 ca nhiễm, bao gồm 522.374 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.378.061 ca bệnh và 662.866 ca tử vong.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 189,8 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 147,2 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận gần 98 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 56,7 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,87 triệu ca và châu Đại Dương 6,94 triệu ca nhiễm.
Người dân xếp hàng vào Thư viện trung tâm ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 23/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Phần Lan nhập viện nghi mắc COVID-19 kéo dài
Ngày 26/4, Văn phòng Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết nhà lãnh đạo này đang nằm viện để theo dõi do mắc “các triệu chứng kéo dài của COVID-19″. Thông báo cho biết “Tổng thống Niinisto đang cảm thấy khá ổn và đang tiếp tục làm việc từ xa”.
Ông Niinisto, 73 tuổi, được chẩn đoán mắc COVID-19 vào ngày 19/4, buộc ông phải hoãn chuyến thăm tới nước láng giềng Bắc Âu là Na Uy. Ông dự kiến cũng sẽ đến thăm nước láng giềng Thụy Điển vào ngày 18/5 tới.
Đan Mạch ngừng tiêm vaccine COVID-19 trên diện rộng
Cùng ngày, Đan Mạch thông báo đã sẽ tạm dừng chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng vào giữa tháng 5 tới. Đánh giá tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và mức độ bao phủ tiêm chủng cao, Cơ quan Y tế Đan Mạch cho rằng đất nước đang trong “vị thế tốt”. Do đó, người đứng đầu cơ quan quản lý các bệnh truyền nhiễm Đan Mạch Bolette Soborg cho biết nước này sẽ rút ngắn chương trình tiêm chủng đại trà. Tuy nhiên, bà Soborg cũng lưu ý chính phủ có kế hoạch nối lại chương trình tiêm chủng vào mùa Thu. Kế hoạch này sẽ được thực hiện dựa trên công tác đánh giá chuyên môn kỹ lưỡng về đối tượng, thời gian và loại vaccine được sử dụng cho chương trình tiêm chủng.
Khi đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra hồi tháng 11 năm ngoái, Đan Mạch đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, khuyến khích người dân tiêm mũi vaccine tăng cường và triển khai tiêm mũi thứ 4 cho những người dễ bị tổn thương nhất vào giữa tháng 1. Tới nay, khoảng 81% trong số 5,8 triệu người dân của Đan Mạch đã được tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 61,6% người dân đã tiêm mũi tăng cường. Thời gian gần đây, Đan Mạch ghi nhận số ca mắc mới giảm và tỷ lệ nhập viện ổn định.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phó Tổng thống Mỹ mắc COVID-19 không triệu chứng
Nhà Trắng thông báo Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 26/4 đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, song bà không có biểu hiện triệu chứng cũng như không được cho là có tiếp xúc gần với Tổng thống Joe Biden. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh gia tăng số ca nhiễm bệnh trong đội ngũ nhân viên Nhà Trắng.
Thư ký báo chí của Phó Tổng thống, bà Kirsten Allen cho biết: “Hôm nay, Phó Tổng thống Harris đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh và PCR. Bà không có biểu hiện triệu chứng, sẽ cách ly và tiếp tục làm việc từ nơi ở của Phó Tổng thống. Bà không tiếp xúc gần với Tổng
thống hay Đệ nhất phu nhân do lịch trình gần đây của mỗi người”. Cũng theo bà Allen, Phó Tổng thống Harris sẽ “trở lại Nhà Trắng khi bà có kết quả xét nghiệm âm tính”.
Các quan chức y tế cho biết, số ca lây nhiễm COVID-19 đã gia tăng trong một số khu vực ở Mỹ do biến thể BA.2 của Omicron có tốc độ lây lan nhanh. Trong mấy tuần gần đây, phu quân của bà Harris, ông Doug Emhoff, giám đốc truyền thông của bà Harris, ông Jamal Simmons, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki và Phó Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đều có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Lào mở cửa hoàn toàn từ tháng 5
Ngày 26/4, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết đã tổ chức cuộc họp thảo luận về điều kiện và biện pháp liên quan đến việc mở cửa hoàn toàn đất nước kể từ đầu tháng 5.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, các thủ tục cho phép du khách nhập cảnh sẽ giống như trước khi có dịch COVID-19 và bổ sung thêm giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ, có xác nhận xét nghiệm âm tính trước khi nhập cảnh để không phải cách ly y tế. Đây là một trong những chính sách thu hút khách du lịch đến Lào, góp phần giải quyết khó khăn kinh tế quốc gia, tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân địa phương sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch COVID-19.
Việc mở cửa đón du khách trở lại được kỳ vọng giúp Lào cải thiện đáng kể nguồn thu nhập trong bối cảnh đất nước đang có nhu cầu ngoại hối lớn để phục vụ phát triển kinh tế.
Trên một đường phố ở thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Hong Kong (Trung Quốc) khôi phục nhịp sống bình thường
Cùng ngày, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho biết dịch COVID-19 ở Hong Kong đang có xu hướng giảm, cho phép đặc khu này khôi phục nhịp sống bình thường.
Trao đổi với báo giới, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết tình hình dịch bệnh ở Hong Kong đã ổn định trong thời gian gần đây với số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày duy trì ở mức 3 con số. Số ca mắc mới được ghi nhận vào ngày 25/4 đã giảm hơn 50% so với 10 ngày trước. Khi tình hình dịch bệnh tiếp tục cải thiện, các trường học đã nối lại việc học trực tiếp theo từng giai đoạn và giai đoạn đầu của việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội đã bắt đầu.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết chính quyền sẽ xem xét thực hiện các biện pháp tiếp theo vào tháng 5 tới, bao gồm giai đoạn thứ hai của kế hoạch nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa trở lại các trường trung học sau khi kỳ thi tốt nghiệp trung học và kỳ thi tuyển sinh đại học kết thúc.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Chính quyền Hong Kong thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh kéo dài 2 năm qua đối với những người không phải là cư dân thành phố này. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 tại Hong Kong đang có chiều hướng giảm bớt.
Bắc Kinh (Trung Quốc) trước nguy cơ dịch bùng mạnh
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đang đối mặt nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát mạnh khi liên tiếp ghi nhận nhiều ca mắc mới lây lan trong cộng đồng. Giới chức Bắc Kinh ghi nhận 21 ca mắc mới COVID-19 và một ca mắc không triệu chứng trong cộng đồng trong khoảng thời gian từ 16h ngày 25/4 tới 16h ngày 26/4.
Trao đổi với báo giới, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh thành phố Bắc Kinh Pang Xinghuo cho biết kết quả giải trình tự gene của 38 mẫu bệnh phẩm do trung tâm này thực hiện cho thấy đây là những ca nhiễm biến thể Omicron. Các ca mắc mới có mối liên hệ dịch tễ học với những ca trước đó. Kết quả dịch tễ học, giải trình tự gene và phát hiện kháng thể cho thấy hiện có 2 chuỗi lây nhiễm ở Bắc Kinh.
Cũng trong ngày 26/4, thêm một khu vực ở thủ đô Bắc Kinh đã được phân loại là vùng có nguy cơ cao, trong khi 7 khu vực khác được phân loại nguy cơ trung bình. Hiện có 2 khu vực được xếp vào vùng có nguy cơ cao, trong khi 12 khu vực có nguy cơ trung bình.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 6/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Campuchia bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng
Chính phủ Campuchia đã quyết định bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng và các điểm thoáng khí trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, người dân có thể tự quyết định đeo hay không đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Quyết định trên được Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo sáng 26/4. Cùng ngày, Campuchia ghi nhận 2 ca mắc mới trên cả nước và cũng là lần đầu tiên trong hơn một năm trở lại đây, thủ đô Phnom Penh không phát hiện ca mắc mới nào. Theo quyết định mới, với các hoạt động ở các không gian trong nhà như phòng họp, rạp chiếu phim, đeo khẩu trang không phải bắt buộc nhưng người tham gia nên đeo. Chính phủ Campuchia vẫn khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở những chỗ đông người và khi có dấu hiệu nhiễm COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 1/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Hun Sen, việc bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc sẽ giúp người dân tiết kiệm chi phí, dành tiền mua thức ăn, quần áo và cho các mục đích khác. Ông cũng kêu gọi người dân đi tiêm phòng COVID-19 mũi thứ 3 nhằm đảm bảo miễn dịch cộng đồng ở mức cao sau khi bỏ quy định đeo khẩu trang. T
Chính phủ Campuchia cũng đang tính tới tiêm mũi thứ 5 cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19 và Campuchia có đủ lượng vaccine dự trữ để thực hiện kế hoạch này.
Indonesia xem xét chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét cẩn trọng quá trình chuyển đổi sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu trong 6 tháng tới. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 25/4, Tổng thống Joko Widodo cho biết Chính phủ Indonesia sẽ xem xét tình hình kỹ lưỡng sau 6 tháng, từ đó sẽ quyết định việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế các hoạt động cộng đồng. Ông Joko Widodo cũng khẳng định sẽ minh bạch quá trình nghiên cứu và theo dõi tình hình đại dịch, nhất là số liệu thống kê các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, đặc biệt là sau đợt nghỉ lễ Eid Al-fitri lớn nhất trong năm.
Indonesia đã có kinh nghiệm trong việc xử lý làn sóng nhiễm các biến thể Delta và Omicron của virus SARS-CoV-2. Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh người dân vẫn cần duy trì cảnh giác với dịch bệnh và thực hiện các quy định phòng dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại lễ diễu hành nhân dịp Tết Songkran ở Ayutthaya, Thái Lan, ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Nhật Bản giới hạn đối tượng được tiêm vaccine mũi 4
Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa thông qua kế hoạch giới hạn đối tượng được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 4, đồng thời phê chuẩn việc giảm khoảng cách giữa 2 mũi tiêm từ ít nhất 6 tháng hiện nay xuống còn 5 tháng.
Theo kế hoạch này, việc tiêm mũi vaccine thứ 4 dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 5. Các đối tượng được tiêm mũi này gồm người từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh nền. Nhật Bản sẽ sử dụng vaccine của các hãng Pfizer và Moderna để tiêm mũi thứ 4.
Trước đó, dựa trên các dữ liệu nghiên cứu và tình hình tiêm vaccine ở nước ngoài, hội đồng chuyên môn của MHLW khẳng định độ an toàn và mức độ hiệu quả nhất định của mũi tiêm thứ 4.
Kết quả thống kê mới nhất của Chính phủ Nhật Bản cho thấy, tính tới ngày 25/4, có gần 103,12 triệu người ở nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó có 101,34 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi. Trong số những người đã tiêm đủ 2 mũi, gần 65,1 triệu người đã được tiêm mũi tăng cường, chiếm khoảng 50,8% dân số.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Nagoya, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tính theo độ tuổi, có 86,9% người từ 65 tuổi trở lên đã được tiêm 3 mũi vaccine, 74,1% người trong độ tuổi 60-64 và 61,4% người trong độ tuổi 50-59 đã được tiêm mũi thứ 3. Tỷ lệ tiêm mũi thứ 3 ở Nhật Bản giảm dần theo nhóm tuổi, tương ứng 42,7% trong nhóm 40-49 tuổi, 33,2% trong nhóm 30-39 tuổi, 30,1% trong nhóm 20-29 tuổi. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang kêu gọi giới trẻ nhanh chóng tiêm mũi thứ 3 trước kỳ nghỉ Tuần lễ vàng bắt đầu từ ngày 29/4 tới.
Về tình hình dịch bệnh, dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lắng dịu ở Nhật Bản. Ngày 25/4, Nhật Bản ghi nhận thêm 24.839 ca nhiễm mới và 39 ca tử vong, trong đó Tokyo có 3.141 ca nhiễm mới và 5 ca tử vong.
Thủ đô Hàn Quốc nối lại hoạt động lễ hội ngoài trời đông người
Cùng ngày, tại Hàn Quốc, chính quyền thủ đô Seoul cho biết sẽ nối lại các hoạt động lễ hội ngoài trời trên địa bàn thủ đô với sự tham gia trực tiếp của đông đảo mọi người.
Theo kế hoạch, Liên hoan nhạc Jazz Seoul 2022 sẽ diễn ra tại đảo Nodeul nằm giữa trung tâm Seoul vào tối 26/4 và kéo dài 6 ngày đến 1/5. Liên hoan âm nhạc này được tổ chức để kỷ niệm Ngày Quốc tế nhạc Jazz 30/4 và sẽ có phục vụ các dịch vụ ăn uống tại lễ hội.
Người dân ngắm hoa anh đào nở rộ tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 6/4/2022. ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài ra, một liên hoan nghệ thuật với sự góp mặt của 30 tác phẩm điêu khắc cũng sẽ được tổ chức tại đây từ ngày 26/4 đến 24/6. Thành phố cũng sẽ đăng cai các liên hoan nghệ thuật đường phố khác nhau tại Dongdaemun Design Plaza, Seoul Forest và nhiều địa điểm thu hút khách du lịch khác vào các dịp cuối tuần và ngày lễ cho đến 22/5. Sự kiện “thư viện mở” tại Seoul Plaza, đối diện Tòa thị chính Seoul, cũng sẽ tiếp tục trong các ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần đến hết tháng 10. Sự kiện này đã thu hút khoảng 2.000 người tham gia trong lễ khai mạc hôm 23/4 vừa qua.
Malaysia nới lỏng phòng dịch từ hôm nay
ADVERTISING
Tại Malaysia, Bộ trưởng Y tế Khairy Jamaluddin cho biết sẽ thông báo nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ ngày 27/4. Bộ đã bàn bạc vấn đề này một cách cẩn trọng và sẽ trình đề xuất lên Nội các ngày 27/4 và nếu được thông qua, Bộ Y tế Malaysia sẽ công bố các biện pháp mới.
Do số ca mắc giảm mạnh nên hệ thống y tế Malaysia đã giảm áp lực đáng kể, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn rất cẩn trọng để tránh xảy ra sai sót trong quá trình nới lỏng những quy định về phòng dịch.
Trước đó, từ ngày 1/4 Chính phủ Malaysia đã từng bước nới lỏng quy trình giám sát phòng dịch khi COVID-19 dần trở thành bệnh đặc hữu.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại lễ diễu hành nhân dịp Tết Songkran ở Ayutthaya, Thái Lan, ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Ấn Độ đẩy mạnh tiêm chủng cho trẻ nhỏ
Ngày 26/4, Cơ quan kiểm soát dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine ngừa COVID-19 là Covaxin và Corbevax lần lượt cho trẻ từ 6-12 tuổi và trẻ từ 5-12 tuổi. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Nam Á này ghi nhận sự gia tăng số ca mắc COVID-19 trong các trường học.
DCGI cấp phép sử dụng khẩn cấp 2 loại vaccine trên dành cho trẻ em sau các khuyến nghị của Ủy ban chuyên gia về COVID-19 thuộc Tổ chức Kiểm soát tiêu chuẩn dược phẩm trung ương Ấn Độ (CDSCO). Trên tài khoản mạng xã hội, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya nêu rõ: “Cuộc chiến chống COVID-19 của Ấn Độ đang ngày càng mạnh mẽ hơn”.
Vaccine Covaxin, của công ty công nghệ sinh học Bharat Biotech, là một trong hai loại vaccine chính đang được sử dụng ở Ấn Độ ngoài vaccine Covishield do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất. Trong khi đó, vaccine Corbevax do công ty Ấn Độ Biological E. phát triển. Chính phủ Ấn Độ ban đầu tiến hành tiêm chủng cho nhóm dân số trên 18 tuổi, sau đó đã dần mở rộng phạm vi tiêm chủng cho nhóm tuổi trên 12.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một khu chợ ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Mỹ mở rộng việc tiếp cận thuốc điều trị COVID-19
Ngày 26/4, Nhà Trắng thông báo đang tìm cách mở rộng việc tiếp cận thuốc uống điều trị COVID-19 thông qua việc tăng gấp đôi số điểm cấp phát thuốc miễn phí hiện nay.
Kể từ tuần này, các hiệu thuốc tham gia vào chương trình dược phẩm liên bang về phân phối thuốc điều trị COVID-19 miễn phí có thể đặt trực tiếp từ Chính phủ Mỹ, thay vì qua chính quyền bang như hiện nay. Với cơ chế hiện hành, Mỹ hiện có 20.000 điểm cấp phát thuốc điều trị COVID-19. Chính quyền Mỹ dự định sớm tăng số đại lý nhận phân phối trực tiếp lần lượt lên 30.000 điểm và 40.000 điểm trong những tuần tới.
Thuốc kháng virus Remdesivir do hãng dược phẩm Gilead Sciences Inc. bào chế. Ảnh: AFP/TTXVN
Các thuốc uống điều trị COVID-19 như Paxlovid của Pfizer, molnupiravir của Merck & Cos, remdesivir của Gilead Sciences Incs được xem là vũ khí quan trọng mới trong cuộc chiến đẩy lui virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 người/ngày tại Mỹ và làm gián đoạn hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Mặc dù số ca tử vong liên quan đến căn bệnh này đang giảm mạnh, song biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục lây lan. Nhà Trắng hy vọng rằng sự kết hợp của tiêm phòng, miễn dịch tự nhiên và các phương thuốc điều trị sẽ giúp người dân Mỹ đánh bại COVID-19.
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là thuốc Paxlovid, khi giảm được khoảng 90% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do COVID-19. Thuốc đã có mặt tại các hiệu thuốc, trung tâm y tế cộng đồng, bệnh viện và các cơ sở y tế của Chính phủ Mỹ. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng thuốc Paxlovid cho những người từ 12 tuổi trở lên có nguy cơ cao sau khi mắc COVID-19. Một quan chức cho biết cho đến nay, đã có khoảng 500.000 liệu trình điều trị sử dụng thuốc kháng virus này và xu hướng này đang trên đà tăng.
Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch triển khai thêm các điểm xét nghiệm được chính quyền liên bang hỗ trợ. Đây là một phần trong sáng kiến “Xét nghiệm để điều trị”, cho phép người dân Mỹ có thể xét nghiệm COVID-19 tại hiệu thuốc và nhận thuốc điều trị miễn phí nếu họ có kết quả dương tính. Ước tính hiện có 2.200 điểm như vậy tại Mỹ và Nhà Trắng đang đặt mục tiêu sẽ có thêm 10.000 điểm sớm đi vào hoạt động.
NATO điều 3 tàu chiến đến Phần Lan giữa căng thẳng với Nga
Các tàu chiến của NATO hỗ trợ Phần Lan chuẩn bị tham gia lực lượng phản ứng của NATO, trong khi có tin Phần Lan và Thụy Điển sắp nộp đơn gia nhập liên minh này.
Các tàu chiến của NATO đến Phần Lan. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 25.4 đưa tin 3 tàu chiến của NATO đã đến cảng Turku phía tây nam Phần Lan để tham gia huấn luyện với lực lượng Phần Lan, trong bối cảnh nước này cân nhắc khả năng gia nhập NATO.
Lực lượng phòng vệ Phần Lan ra thông cáo cho biết các tàu thả mìn LVNS Virsaitis của Latvia, 2 tàu dò mìn ENS Sakala của Estonia và HNLMS Schiedam của Hà Lan sẽ huấn luyện cùng 2 tàu dò mìn của Phần Lan.
Hoạt động diễn tập kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ ngày 28.4, sẽ giúp các tàu của Phần Lan chuẩn bị tham gia lực lượng phản ứng của NATO và tập trung vào các biện pháp đối phó thủy lôi cũng như hoạt động theo cơ chế đa quốc gia, theo thông cáo.
Trước đó vào ngày 13.4, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết nước này sẽ ra quyết định trong vài tuần tới về việc có gia nhập NATO hay không, động thái khiến Nga tức giận.
Phần Lan và Thụy Điển là đối tác thân cận của NATO nhưng chưa tham gia liên minh được thành lập từ năm 1949 để đối phó Liên Xô trong Chiến tranh lạnh.
Bà Marin cho biết lựa chọn gia nhập NATO phải được phân tích cẩn thận, đồng thời nhận định rằng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Nga đưa quân sang Ukraine vào ngày 24.2. Phần Lan có biên giới đường bộ dài 1.300 km với Nga.
Theo tờ Expressen tối 25.4, Phần Lan và Thụy Điển đồng ý nộp đơn gia nhập NATO cùng lúc. Các nguồn tin chính phủ Thụy Điển cho hay 2 nước đồng ý công bố đơn vào tuần từ 16-22.5, khi Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto thăm Thụy Điển.
Trong một diễn biến khác, Reuters đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho rằng không có nguy cơ nào đối với vùng ly khai Transnistria ở Moldova, và muốn dàn xếp ôn hòa tình hình tại đó.
Ngày 22.4, quyền tư lệnh Quân khu miền trung Nga Rustam Minnekaev nói rằng quân đội có kế hoạch kiểm soát toàn bộ vùng Donbass và miền nam Ukraine theo giai đoạn 2 của chiến dịch.
Ông Minnekaev nói rằng việc thiết lập hành lang trên bộ từ Donbass đến Crimea và kiểm soát miền nam Ukraine sẽ giúp Nga tiếp cận Transnistria, vùng lãnh thổ tuyên bố ly khai ở miền đông Moldova, "nơi có bằng chứng về việc cộng đồng nói tiếng Nga bị áp bức".
Bộ Ngoại giao Moldova sau đó chỉ trích phát biểu trên là vô căn cứ và trái với lập trường của Liên bang Nga về việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Moldova nằm trong biên giới được quốc tế công nhận.
Liên quan căng thẳng với phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25.4 cáo buộc phương Tây tìm cách hủy diệt Nga, đồng thời kêu gọi các công tố viên cứng rắn với điều mà ông gọi là âm mưu của các gián điệp nước ngoài nhằm gây chia rẽ đất nước và khiến quân đội mất uy tín.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng phương Tây nhận thấy Ukraine không thể thắng Nga nên đã chuyển sang kế hoạch khác khi tìm cách hủy diệt Nga, nhưng kế hoạch đó không hiệu quả. Phương Tây chưa bình luận về nhận định trên của Tổng thống Putin.
Mỹ hy vọng nâng cấp quan hệ với Việt Nam "càng sớm càng tốt" "Đã đến lúc cần nâng cấp quan hệ. Đã gần 10 năm kể từ ngày chúng ta nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cho hay. Trong cuộc gặp mặt báo chí ngày 20/4 lần đầu tiên kể từ khi đến Việt Nam hồi tháng 1, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho...