COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 535.000 ca mắc COVID-19 và 1.446 ca tử vong, nâng tổng ca mắc lên trên 509 triệu. COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ ba tại Mỹ, sau tim mạch và ung thư.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 24/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 509.046.285 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.241.637 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 535.766 và 1.446 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 461.391.681 người, 41.412.967 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 42.693 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 89.665 ca; Pháp đứng thứ hai với 80.571 ca; tiếp theo là Hàn Quốc (75.414 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 171 người chết trong ngày; tiếp theo là Đức 153 ca và Italy với 143 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.641.523 người, trong đó có 1.018.200 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.057.061 ca nhiễm, bao gồm 522.183 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.345.654 ca bệnh và 662.618 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 189 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 146,8 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 97,8 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 56,66 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,86 triệu ca và châu Đại Dương 6,82 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong thứ ba tại Mỹ

Năm 2021 là năm thứ hai liên tiếp COVID-19 được coi là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 tại Mỹ, với tỷ lệ tử vong tăng ở hầu hết các nhóm tuổi.

Theo báo cáo do Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 22/4, COVID-19 trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra 460.513 ca tử vong tại Mỹ trong năm ngoái, tăng gần 20% so với năm 2020.

Số liệu cho thấy năm 2021 ghi nhận tỷ lệ tử vong cao nhất kể từ năm 2003, trong đó tim mạch và ung thư là hai căn bệnh hàng đầu gây chết người. Tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở nhóm trẻ từ 5-14 tuổi trong khi cao nhất trong nhóm tuổi từ 85 trở lên. Xu hướng này tương tự như năm 2020. Tháng 1 và tháng 9 là thời điểm có số ca tử vong cao nhất.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 3
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong năm 2021, tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Mỹ là 114,4/100.000 ca, tăng so với mức 93,2/100.000 ca của năm trước đó. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở nhóm trẻ từ 1-4 tuổi và từ 5-14 tuổi là thấp nhất. Mặc dù tỷ lệ tử vong ở người từ 85 tuổi trở lên vẫn cao nhất trong năm 2021 nhưng đã giảm so với năm 2020, với 94.884 ca so với 122.707 ca trong năm ngoái. Số ca tử vong tăng nhiều nhất trong nhóm dưới 75 tuổi/.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới dừng sản xuất vaccine AstraZeneca

Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã ngừng sản xuất vaccine Covishield – phiên bản vaccine của AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ, do nhu cầu giảm. Đây là thông báo được người đứng đầu SII Adar Poonawalla đưa ra ngày 22/4.

Tính đến nay, SII đã sản xuất hơn 1 tỷ liều vaccine Covishield và đây là nhà cung cấp vaccine chính cho chương trình COVAX, cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế do Tập đoàn truyền thông Times Network tổ chức, Giám đốc điều hành SII Poonawalla cho biết hiện SII có 200 triệu liều vaccine dự trữ. Viện này đã ngừng sản xuất hồi tháng 12/2021. Ông cũng đề nghị tặng số vaccine trên cho bất kỳ nước nào hoặc chương trình nào có nhu cầu.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 5

Video đang HOT

Liên đoàn Các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) nhấn mạnh kể từ giữa năm 2021, sản lượng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu đã vượt nhu cầu và khoảng cách này ngày một nới rộng. Tuy vậy, có một thực tế là hàng tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiêm phòng, hầu hết là ở các nước đang phát triển. Điều này cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng trong phân phối vaccine.

New Zealand phát hiện ca XE đầu tiên

Bộ Y tế New Zealand ngày 23/4 cho biết nước này đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể XE, là kết hợp của hai dòng phụ BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron.

Thông báo của bộ cho biết đây là người trên từ nước ngoài trở về New Zealand hôm 19/4, và đã được xét nghiệm một ngày sau đó. Người này hiện đã được cách ly điều trị tại nhà. Theo Bộ Y tế, biến thể XE đang lây lan ở nước ngoài do đó việc New Zealand phát hiện ca nhập cảnh đầu tiên là điều đã được lường trước.

Kể từ khi bùng phát đại dịch, New Zealand đã ghi nhận 875.794 trường hợp mắc COVID-19. Hiện nước này đang trong chế độ màu da cam theo Khuôn khổ bảo vệ khỏi COVID-19, theo đó không hạn chế việc tụ tập. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc gia này đang trải qua kỳ nghỉ lễ dài đúng dịp cuối tuần, Bộ Y tế khuyến nghị người dân nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như tiêm vaccine đúng lịch, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nếu bản thân thấy không khỏe.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 6
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

Canada nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch

Chính phủ Canada đang nới lỏng một số biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 ở biên giới đối với khách quốc tế nhập cảnh Canada, tuy nhiên yêu cầu đeo khẩu trang trên máy bay và quy định về vaccine đối với hoạt động đi lại trong nước vẫn được giữ nguyên.

Cụ thể, kể từ ngày 25/4, hành khách đã được tiêm phòng đầy đủ sẽ không còn phải cung cấp kế hoạch cách ly khi nhập cảnh và trẻ em từ 5-11 tuổi chưa được tiêm chủng hoặc đã được tiêm chủng một phần, đi cùng với cha mẹ/hoặc người giám hộ đã được tiêm chủng đầy đủ, sẽ không còn phải làm xét nghiệm COVID-19 để được vào Canada.

Bộ trưởng Y tế Jean-Yves Duclos cho biết khi mức độ tiêm chủng và năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe được cải thiện, Canada sẽ tiếp tục xem xét nới lỏng hơn nữa các biện pháp tại biên giới dựa trên cơ sở khoa học.

Một số biện pháp khác cũng sẽ được loại bỏ trong tuần tới. Chính phủ sẽ không còn yêu cầu những khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ phải đeo khẩu trang trong không gian công cộng trong 14 ngày sau khi đến, và cũng không phải cung cấp danh sách những người tiếp xúc gần và những địa điểm đã đến. Tuy nhiên, chính phủ vẫn kiên quyết duy trì những biện pháp khác, chẳng hạn như bắt buộc đeo khẩu trang trên máy bay và tàu hỏa.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 7
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Stuttgart, Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN

Người đứng đầu Cơ quan Y tế công cộng của Canada, Tiến sĩ Theresa Tam cho biết bà ủng hộ việc duy trì yêu cầu đeo khẩu trang trên máy bay, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Về tình hình dịch bệnh tại Canada, Tiến sĩ Tam cho biết mặc dù số ca phải nhập viện gia tăng, nhưng các trường hợp bệnh nặng vẫn thấp. Theo thống kê của Chính phủ Canada, nước này đã có hơn 3,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 38.600 trường hợp tử vong.

Brazil chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế

Ngày 22/4, Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Queiroga đã chính thức thông báo quyết định chấm dứt giai đoạn khẩn cấp về y tế quốc gia được áp dụng tại quốc gia Nam Mỹ này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 2/2020.

Để đưa ra quyết định trên, Bộ Y tế đã đã xem xét và đánh giá về khả năng phản ứng của hệ thống y tế công cộng, những thay đổi tích cực của tình hình dịch tễ trên cả nước, cũng như những kết quả tích cực của chiến dịch tiêm vaccine quốc gia. Quyết định trên sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi được đăng tải trên tờ Công báo.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 8
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Duque de Caxias, bang Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP/ TTXVN

Thông cáo của Bộ Y tế Brazil cho biết, trong thời gian gần đây nước nay ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới và tử vong giảm tới hơn 80% so với giai đoạn đỉnh dịch hồi đầu năm nay khi xuất hiện biến thể Omicron. Hiện số ca bệnh nặng phải điều trị tại các cơ sở y tế cũng giảm mạnh.
Cùng với đó, một yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng lây bệnh chính là chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện đã có gần 81% dân số Brazil đã được tiêm ít nhất là một mũi vaccine và 74% dân số đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine cơ bản. Ngoài ra, khoảng 74 triệu người đã được tiêm mũi vaccine tăng cường.

Mặc dù vậy, Bộ Y tế vẫn tiếp tục khuyến cáo về tầm quan trọng của chiến dịch tiêm vaccine ngay cả khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế vì cho rằng đây là yếu tố tiên quyết để có thể kiểm soát được dịch bệnh về lâu dài.

Brazil là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi đại dich COVID-19. Theo thống kê chính thức, kể từ khi đại dịch bùng phát quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận hơn 30,3 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 662.500 trường hợp tử vong.

Thái Lan hướng tới sản xuất hàng loạt vaccine COVID nội địa

Theo tờ The Nation của Thái Lan, một số hãng dược sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của nước này đang xúc tiến xin cấp phép của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) trong năm nay để sản xuất đại trà vào năm sau.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 9
Diễu hành trong lễ hội Songkran ở Ayutthaya, Thái Lan, ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Trung tâm Quản lý tình huống COVID-19 (CCSA) cho biết quá trình thử nghiệm 4 vaccine nội địa hiện đang tiến triển tốt. Đó là các vaccine Chula-Cov19 mRNA do Viện Nghiên cứu Vaccine của Đại học Chulalongkorn, vaccine bất hoạt HXP-GPOVac do Tổ chức Dược phẩm chính phủ (GPO) và Đại học Mahidol phối hợp sản xuất, vaccine tiểu đơn vị protein Baiya SARS-Cov-2-Vax – sản phẩm hợp tác giữa Baiya Phytopharm và Đại học Chulalongkorn, vaccine phân tử ADN Covigen của Bionet-Asia Co Ltd.

Vaccine Chula-Cov19 hiện đang trong giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng, dự kiến sẽ được đăng ký với FDA trong đầu năm tới trước khi được sản xuất hàng loạt. Chính phủ Thái Lan đã phân bổ 2,7 tỷ baht cho nghiên cứu này. Vaccine HXP-GPOVac cũng đang trong giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng và sẽ được đăng ký trong quý IV năm nay. Việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu từ năm sau, với mục tiêu ban đầu là 20 triệu liều mỗi năm. Dự án này được chính phủ Thái Lan đầu tư 445 triệu baht.

COVID-19 tới 6h sáng 24/4: Trên 509 triệu ca mắc; COVID gây tử vong chỉ sau tim mạch, ung thư tại Mỹ - Hình 10
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Cũng được chính phủ Thái Lan đầu tư với mức trên, vaccine Baiya SARS-Cov2-Vax đang trong giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng, dự kiến sẽ được đăng ký trong năm nay và sẽ sớm được sản xuất đại trà với mục tiêu ban đầu là 60 triệu liều mỗi năm. Trong khi đó, vaccine Covigen là loại vaccine sử dụng ống tiêm không kim, hiện đang trong giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng và cũng sẽ được đăng ký trong năm nay. Vaccine này được sản xuất theo dự án mà chính phủ đầu tư 650 triệu baht.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 752.863 trường hợp mắc COVID-19 và 3.000 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 507 triệu ca, trong đó trên 6,23 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 1
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 6/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 22/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 507.577.649 ca, trong đó có tổng cộng 6.235.065 người tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 459 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 41 triệu ca và trên 42.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 21/4, thế giới có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 54 nước có người tử vong vì căn bệnh này. Trong 24h qua, so với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang tăng trở lại.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn "nóng nhất" nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 24 giờ qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (với trên 134.000 ca), trong khi Anh là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 640 ca.

Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược "Không COVID" áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành "Không COVID linh hoạt".

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 21/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 261 ca tử vong. Trong ngày 21/4, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 21.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (124 ca).

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại lễ diễu hành nhân dịp Tết Songkran ở Ayutthaya, Thái Lan, ngày 13/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác. Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar và Singapore.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất với tổng cộng hơn 187,9 triệu ca mắc và hơn 1,8 triệu ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 146,4 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận hơn 97,6 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong, trong khi Nam Mỹ có hơn 56,6 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong.

Đến nay, COVID-19 chưa chính thức được coi là bệnh đặc hữu trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng ngay cả khi các biện pháp phòng ngừa bệnh chuyển biến nặng được tăng cường, COVID-19 vẫn nghiêm trọng hơn bệnh cúm. Đáng chú ý, một nữ nhân viên y tế ở Tây Ban Nha đã mắc COVID-19 hai lần trong vòng 20 ngày. Đây được cho là khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mắc được ghi nhận kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 22/4: Ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên thế giới; Dịch vẫn nghiêm trọng ở Trung Quốc - Hình 4
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel ngày 1/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu cho thấy nữ nhân viên y tế 31 tuổi nhiễm biến thể Delta trước, tiếp đó nhiễm biến thể Omicron. Người này đã mắc COVID-19 vào tháng 12/2021, khoảng 12 ngày sau khi cô tiêm mũi vaccine tăng cường. Cô không có triệu chứng bệnh và đã thực hiện cách ly 10 ngày. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi quay lại làm việc vào tháng 1/2022, cô bắt đầu có những triệu chứng nhiễm virus như ho, sốt và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh trường hợp này cho thấy kể cả những người đã tiêm phòng COVID-19 và từng mắc bệnh cũng không nên chủ quan rằng họ sẽ được bảo vệ trước nguy cơ tái nhiễm.

Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, hiện có hơn 82,4 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 1 triệu ca tử vong. Trong bối cảnh nhà chức trách bang Miami đã dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, các chuyên gia y tế vẫn khuyến nghị người dân duy trì việc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khi đến các khu vực khép kín có đông người tụ tập. Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người có nguy cơ cao mắc COVID-19 có thể tiếp tục sử dụng các loại khẩu trang chất lượng cao để bảo vệ bản thân. Theo bà Emily Sickbert-Bennett, Giám đốc phòng chống nhiễm trùng tại Trung tâm Y tế UNC, duy trì đeo khẩu trang khi những người khác không đeo vẫn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus, song không thể hiệu quả như khi tất cả mọi người đều đeo khẩu trang.

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết Mexico có thể tuyên bố chấm dứt đại dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong giảm liên tiếp trong vòng một tháng qua xuống còn bình quân gần 2.000 ca nhiễm/ngày và 40 ca tử vong/ngày. Theo dự báo của PAHO, đại dịch ở Mexico nhiều khả năng kết thúc vào tháng 5 tới, khi phần lớn dân số trên 18 tuổi sẽ được tiêm 1-2 liều vaccine tăng cường và triển khai tiêm cho trẻ trên 5 tuổi.

Tại châu Á, Thái Lan đang xem xét nới lỏng hơn nữa các hạn chế về nhập cảnh, kể cả việc rút ngắn thời gian cách ly đối với những người chưa được tiêm chủng và điều chỉnh chương trình "Xét nghiệm và Lên đường" (Test & Go) dành cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Trước đó, Bộ Y tế nước này đã đề xuất nới lỏng các biện pháp xét nghiệm đối với du khách nhập cảnh. Thời gian cách ly đối với những du khách chưa được tiêm phòng có thể giảm xuống, nếu hệ thống cách ly đáng tin cậy được thiết lập. Chương trình "Test & Go" dành cho khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ và những người Thái Lan về nước cũng có thể được điều chỉnh khi các quốc gia khác đã nới lỏng những hạn chế nhập cảnh.

Dự kiến, những thay đổi sẽ có hiệu lực từ 1/5.

Trong khi đó, Hàn Quốc đang từng bước đưa việc dạy và học trở lại bình thường khi số ca mắc đã giảm xuống dưới 100.000 ca/ngày. Bắt đầu từ ngày 1/5, tất cả học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn Hàn Quốc sẽ trở lại trường học trực tiếp, với chương trình các môn học và hoạt động ngoại khóa như bình thường.

Việc xét nghiệm COVID-19 cũng sẽ được thay đổi thành "tự nguyện". Các hoạt động như các khóa học trải nghiệm quy mô nhỏ dựa trên các lớp học và năm học sẽ được bắt đầu tổ chức lại, trong khi việc tổ chức các chuyến đi thực tế hay phải lưu trú ở nơi khác sẽ do nhà trường quyết định sau khi trưng cầu ý kiến của giáo viên và học sinh. Bộ Giáo dục Hàn Quốc khuyến nghị các trường cao đẳng, đại học hoàn toàn có thể chuyển đổi hình thức giảng dạy trực tuyến sang giảng dạy trực tiếp tùy theo tình hình thực tế.

Tại Trung Quốc, khu hành chính đặc biệt Hong Kong đã nới lỏng giãn cách theo từng giai đoạn từ ngày 21/4 nhằm từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn 1, các nhà hàng được phục vụ khách ăn tại chỗ đến 22h00, thay vì 18h00. Khách hàng phải quét mã QR bằng ứng dụng di động "An tâm xuất hành" trước khi vào quán và nhân viên sẽ kiểm tra "thẻ thông hành vaccine" của khách. Chính quyền Hong Kong cũng đã cho phép mở cửa trở lại các cơ sở thể thao trong nhà và ngoài trời, trung tâm thể dục, thẩm mỹ viện, địa điểm giải trí công cộng, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim cũng như các cơ sở tôn giáo... Từ ngày 19/4, nhiều trường học cũng đã nối lại việc học trực tiếp theo từng giai đoạn sau nhiều tháng học trực tuyến. Các trường mẫu giáo sẽ nối lại các lớp học trực tiếp nửa ngày theo từng giai đoạn, sớm nhất vào ngày 3/5. Giáo viên, nhân viên và học sinh được yêu cầu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hàng ngày, nếu có kết quả âm tính mới được đến trường. Chính quyền Hong Kong cũng đã phân phát bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho các trường. Tuy nhiên, các bể bơi, bãi biển, quán bar, câu lạc bộ đêm và phòng xông hơi vẫn đóng cửa. Trong khi đó, thành phố Thượng Hải vẫn duy trì các biện pháp hạn chế do số ca mắc mới tăng trở lại. Chính quyền thành phố lớn nhất Trung Quốc này đã thông báo tạm thời tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, kể cả ở những quận đã khống chế được chuỗi lây nhiễm trong bối cảnh số ca mắc mới bên ngoài các khu cách ly ở thành phố này tăng trở lại.

Liên quan đến vaccine dành cho trẻ em nhỏ, hãng dược phẩm Moderna có kế hoạch vào cuối tháng này nộp đơn lên cơ quan quản lý y tế Mỹ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo nhà sản xuất dược phẩm này, phác đồ tiêm 2 liều vaccine của Moderna có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm khoảng 38% ở trẻ từ 2 - 5 tuổi, trong khi tỉ lệ này ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 44%. Trong một thông báo hồi tuần trước, các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) cũng cho biết liều thứ 3 của vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng này phối hợp bào chế đã tạo ra sự bảo vệ đáng kể chống lại biến thể Omicron ở trẻ em khỏe mạnh từ 5-11 tuổi.

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago, trong thời gian trước khi xuất hiện biến thể Omicron, việc mắc COVID-19 có triệu chứng ở những người chưa tiêm vaccine sẽ tạo miễn dịch ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm tương tự như tiêm vaccine công nghệ mRNA và khả năng bảo vệ thậm chí dài hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ lên đến 85% trước nguy cơ tái nhiễm, giảm 88% nguy cơ nhập viện. Mức độ bảo vệ này ổn định và không giảm trong thời gian lên đến 9 tháng kể từ lần nhiễm đầu tiên. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách vaccine và y tế cộng đồng vì cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên trước nguy cơ bệnh nặng và nhẹ tương tự như vaccine công nghệ mRNA tạo ra. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vaccine trước nguy cơ bệnh nhẹ đã cho thấy sự giảm dần sau 6 tháng. Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế nhận định dù việc mắc COVID-19 có thể tạo ra khả năng bảo vệ tương tự như vaccine công nghệ mRNA, nhưng tiêm chủng vẫn là biện pháp an toàn hơn đáng kể để có được khả năng miễn dịch đó.

Một nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học thuộc Viện Karolinska (Thụy Điển) cho thấy tiếp xúc với các vật chất gây ô nhiễm không khí dù chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người trưởng thành trẻ tuổi. Điều này nhấn mạnh vai trò của chất lượng không khí trong đại dịch và phản ánh cái giá sức khỏe mà con người phải trả do ô nhiễm. Theo kết quả nghiên cứu, người trẻ hít phải một số khói bụi ô nhiễm do các phương tiện giao thông xả ra sẽ có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các loại bụi PM10 và PM2,5 trong 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm PCR có thể làm tăng nguy cơ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Nguy cơ dương tính cũng tăng nếu người đó tiếp xúc với carbon đen một ngày trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm ra mối liên hệ giữa việc hít phải khí NO2 và nguy cơ mắc COVID-19. Những mối liên hệ này cũng không chịu tác động bởi các yếu tố khác như giới tính, thói quen hút thuốc, tình trạng thừa cân hay bệnh hen.

Một tin vui là các nhà nghiên cứu tại Viện truyền nhiễm và miễn dịch Peter Doherty (Australia) mới đây đã tiến hành kiểm tra mức độ hiệu quả của các sản phẩm tẩy rửa gia dụng phổ biến trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 bám trên các bề mặt. Nghiên cứu cho thấy nước rửa bát, chất tẩy trắng và cồn rất hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2, trong khi dấm hoàn toàn không có tác dụng này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra độ đậm đặc tối thiểu mà người dùng có thể pha loãng sản phẩm tẩy rửa gia dụng mà vẫn ngăn chặn được virus SARS-CoV-2. Tiến sĩ Julie McAuley cho biết để tạo ra dung dịch làm sạch hiệu quả, chỉ cần hòa tan lượng hóa chất bình thường như khi rửa bát (2ml hóa chất trên 1l nước), sau đó dùng dung dịch này lau sạch những bề mặt có khả năng chứa virus và để khô tự nhiên.

Với chất tẩy trắng, kết quả cho thấy khi pha 5ml hóa chất vào 1 lít nước là đã có thể khử khuẩn bề mặt nhà tắm. Nước rửa tay chứa cồn, hoặc dung dịch sử dụng để làm sạch bề mặt cần phải chứa 40% cồn mới phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá xem liệu việc kết hợp nhiều sản phẩm gia dụng có tăng mức độ khử trùng hay không. Kết quả cho thấy việc kết hợp cả thuốc tẩy trắng và nước rửa bát không hiệu quả hơn so với việc dùng riêng từng loại để diệt virus.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên trộn chung nhiều hóa chất, do một số chất khử trùng gia dụng có chứa những chất đệm có khả năng làm mất tác dụng chống virus của những hóa chất khác khi trộn lẫn. Toàn bộ thông tin về những sản phẩm, dung dịch thử nghiệm và kết hợp đều đã được công bố để giúp người dùng có thể lên kế hoạch khử trùng bề mặt an toàn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm tại nhà và công sở.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo JejuHàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju
07:16:58 18/01/2025
Bùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở MỹBùng nổ làn sóng 'tị nạn kỹ thuật số' khi TikTok bị cấm ở Mỹ
16:16:34 18/01/2025
Ukraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổUkraine không đàm phán với Tổng thống Putin bất chấp nguy cơ mất lãnh thổ
13:33:27 17/01/2025
Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?Tổng thống Joe Biden nói gì trong thông điệp chia tay?
06:38:29 18/01/2025
Tỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông TrumpTỷ phú Bill Gate chia sẻ trải nghiệm sau bữa ăn tối với ông Trump
11:40:19 18/01/2025
Lễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại MỹLễ nhậm chức tổng thống lạnh nhất trong vòng 40 năm qua tại Mỹ
12:10:14 18/01/2025
'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles'Tình huống đặc biệt nguy hiểm' giữa cháy rừng Los Angeles
22:10:13 17/01/2025

Tin đang nóng

Bạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương NhiBạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương Nhi
06:05:54 19/01/2025
Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà NộiBắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội
07:05:31 19/01/2025
Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"
08:27:10 19/01/2025
"Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông""Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông"
08:46:15 19/01/2025
Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻSao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ
09:13:38 19/01/2025
Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mêPhim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê
05:59:40 19/01/2025
Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xemBức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem
06:03:22 19/01/2025
Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương NhiPhát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi
08:39:31 19/01/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Thái Lan nhận tin nhắn thoại lừa đảo giả giọng một lãnh đạo nước khác

Thủ tướng Thái Lan nhận tin nhắn thoại lừa đảo giả giọng một lãnh đạo nước khác

10:55:28 19/01/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra không tiết lộ AI giả giọng ai trong cuộc gọi lừa đảo, nhưng cho hay bà đã nhận được một tin nhắn bằng giọng nói giống hệt một nhà lãnh đạo nổi tiếng, theo CNN ngày 16.1.
Ông Trump ra tối hậu thư về thỏa thuận tại Gaza

Ông Trump ra tối hậu thư về thỏa thuận tại Gaza

08:04:16 19/01/2025
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump muốn thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza hoàn tất trước khi ông nhậm chức, trong khi một bộ trưởng Israel đe dọa rút khỏi nội các nếu thỏa thuận được ký.
Phía ông Trump nêu điều kiện cứu TikTok tại Mỹ

Phía ông Trump nêu điều kiện cứu TikTok tại Mỹ

08:01:30 19/01/2025
Cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 16.1 nói rằng chính quyền mới sẽ giữ TikTok hoạt động tại Mỹ nếu có một thỏa thuận khả thi.
Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

05:16:08 19/01/2025
Quyền Thị trưởng Cirebon, Agus Mulyadi, cho biết đây là một trong những trận lũ tồi tệ nhất ở thành phố trong 5 năm gần đây, nước ập đến bất ngờ khiến nhiều người dân không kịp sơ tán đồ đạc.
Sập cáp treo trượt tuyết ở Tây Ban Nha, hàng chục người bị thương và mắc kẹt

Sập cáp treo trượt tuyết ở Tây Ban Nha, hàng chục người bị thương và mắc kẹt

05:14:01 19/01/2025
Khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Astun nằm gần biên giới của Tây Ban Nha với Pháp, trong dãy núi Pyrenees. Đây là khu trượt tuyết ưa thích của người dân Tây Ban Nha.
EU tiêu thụ khí đốt Nga với tốc độ kỷ lục dù đã cắt giảm

EU tiêu thụ khí đốt Nga với tốc độ kỷ lục dù đã cắt giảm

05:12:04 19/01/2025
Dữ liệu do công ty nghiên cứu hàng hóa Kpler thu thập và Politico phân tích cho thấy trong 15 ngày đầu tiên của năm 2025, 27 quốc gia EU đã nhập khẩu 837.300 tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga.
Hàn Quốc mở đại sứ quán ở Cuba

Hàn Quốc mở đại sứ quán ở Cuba

05:10:27 19/01/2025
Hàn Quốc dự kiến sẽ sớm công bố đại sứ tại Cuba. Thông tin cho biết một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đang làm việc tại một quốc gia Trung Mỹ được cho là đã được chỉ định cho vị trí này sau khi La Habana chấp thuận bổ nhiệm.
Trừng phạt dầu mỏ: Đòn bẩy của ông Trump trong xung đột Nga - Ukraine?

Trừng phạt dầu mỏ: Đòn bẩy của ông Trump trong xung đột Nga - Ukraine?

05:08:54 19/01/2025
Như Bloomberg đưa tin, các cố vấn của ông Trump đang xây dựng một kế hoạch trừng phạt toàn diện, không chỉ nhắm vào Nga mà còn cả Iran và Venezuela - hai quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác.
Nga và Syria hậu Assad: Tái định hình quyền lực ở Trung Đông

Nga và Syria hậu Assad: Tái định hình quyền lực ở Trung Đông

05:07:29 19/01/2025
Hai năm sau đó, vào năm 2017, Nga và Syria đã củng cố quan hệ thông qua việc ký kết thỏa thuận cho phép Moskva thuê cơ sở hải quân Tartus và căn cứ không quân Khmeimim trong thời hạn 49 năm.
Tấn công bằng súng tại Tòa án tối cao Iran, 2 thẩm phán tử vong

Tấn công bằng súng tại Tòa án tối cao Iran, 2 thẩm phán tử vong

04:57:02 19/01/2025
Động cơ gây án vẫn chưa được làm rõ, nhưng Mizan Online khẳng định thủ phạm không liên quan đến bất kỳ vụ án nào tại Tòa án Tối cao.
Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang 'Nam toàn cầu'

Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sang 'Nam toàn cầu'

04:22:07 19/01/2025
Theo đánh giá của Quỹ Carnegie, thành công này có được nhờ chiến lược đầu tư dài hơi của Trung Quốc thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Xuân Ất Tỵ 2025: 'Tết sum vầy' cùng bà con gốc Việt tại Campuchia

Xuân Ất Tỵ 2025: 'Tết sum vầy' cùng bà con gốc Việt tại Campuchia

04:18:39 19/01/2025
Theo ông Sim Chy, chương trình không chỉ mang đến những phần quà vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn, giúp bà con kiều bào cảm nhận được sự gắn kết, tình nghĩa đồng bào, dù đang sinh sống xa quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm mới lạ trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên vừa "hồi sinh"

Trải nghiệm mới lạ trên tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên vừa "hồi sinh"

Trắc nghiệm

11:13:24 19/01/2025
Sau 4 năm vắng bóng, tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đã được hồi sinh dưới hình thức vận tải hành khách kết hợp với du lịch, mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ.
Phố bán đồ trang trí Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh rực rỡ sắc màu

Phố bán đồ trang trí Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh rực rỡ sắc màu

Du lịch

11:09:08 19/01/2025
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cửa hàng bán đồ trang trí Tết tại tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, TP.Hồ Chí Minh) rực rỡ sắc màu, người đến mua nhộn nhịp làm không khí xuân thêm sôi động.
Điều tra khẩn nam diễn viên nổi tiếng ngược đãi người mẹ bị lẫn, chiếm đoạt lương hưu của bà

Điều tra khẩn nam diễn viên nổi tiếng ngược đãi người mẹ bị lẫn, chiếm đoạt lương hưu của bà

Sao châu á

11:00:42 19/01/2025
Trưa 18/1, tờ Sports Chosun đưa tin, nam diễn viên nổi tiếng họ Park đã bị cảnh sát điều tra với nghi vấn ngược đãi mẹ già, khiến dư luận Hàn Quốc phẫn nộ.
Steam công bố thống kê gây sốc, 80% tựa game không có người chơi

Steam công bố thống kê gây sốc, 80% tựa game không có người chơi

Mọt game

10:59:55 19/01/2025
Thống kê từ phía Steam khiến không ít game thủ phải ngỡ ngàng. Steam vẫn luôn được biết tới như một trong những nền tảng chơi game trực tuyến hàng đầu thế giới.
Hơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú Xuyên

Hơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú Xuyên

Pháp luật

10:58:57 19/01/2025
Vụ án 4 người trong một gia đình tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang gây rúng động dư luận. Cơ quan công an đã bắt được nghi phạm Vũ Văn Vương là thành viên trong gia đình này.
Trổ tài đầu bếp làm món 'xe tăng lội nước' sống vùng biển sâu

Trổ tài đầu bếp làm món 'xe tăng lội nước' sống vùng biển sâu

Ẩm thực

10:56:36 19/01/2025
Sau đây là một số công thức món ăn từ bọ biển để mọi người có thể trổ tài đầu bếp dịp cuối tuần, chiêu đãi người thân, bạn bè.
Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng

Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng

Sáng tạo

09:13:54 19/01/2025
Nhà vệ sinh là một khu vực cần dọn dẹp sâu và mất nhiều thời gian nhất. Để tiết kiệm công sức và tiền bạc, bạn có thể áp dụng mẹo vệ sinh nhà tắm, bồn cầu dưới đây, chỉ trong 5 phút, nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho.
Không nhận ra sao nam Vbiz, ngoại hình gầy trơ xương, mặt hóp đến mức đáng báo động

Không nhận ra sao nam Vbiz, ngoại hình gầy trơ xương, mặt hóp đến mức đáng báo động

Sao việt

09:09:20 19/01/2025
Đôi chân khẳng khiu, tay thon gầy và gương mặt hóp lại khiến khán giả không khỏi lo lắng cho sức khỏe của nam ca sĩ.
Hai nam sinh bỗng ôm chặt lấy nhau trên bục giảng, biết lý do dân mạng chỉ biết khen: Giáo viên quá cao tay!

Hai nam sinh bỗng ôm chặt lấy nhau trên bục giảng, biết lý do dân mạng chỉ biết khen: Giáo viên quá cao tay!

Netizen

08:28:45 19/01/2025
Giáo viên trên lớp đôi khi không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn phải đảm nhiệm vai trò người phán xử để giải quyết những mâu thuẫn giữa các học sinh.
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Tin nổi bật

08:27:05 19/01/2025
Tối 18/1, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an huyện Phú Xuyên đang phối hợp các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong ở khu phố Cầu Giẽ (xã Đại Xuyên).
Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

Lạ vui

08:22:46 19/01/2025
Một câu chuyện hi hữu xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi một con chó hoang đã tự mình mang con bị bệnh đến phòng khám thú y để cầu cứu.