COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới

Theo dõi VGT trên

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 646.000 ca mắc COVID-19 và 2.252 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 508 triệu ca, trong đó trên 6,23 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (104.331 ca), Pháp (88.389 ca) và Hàn Quốc (81.010 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (320 ca), Hàn Quốc (206 ca) và Italy (202 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 82,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,01 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 522.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 662.000 ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel ngày 1/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu giảm 24% trong tuần trước, tiếp tục đà giảm từ cuối tháng 3.

Theo cơ quan này, số ca mắc COVID-19 ghi nhận trong tuần từ 11-17/4 là gần 5,59 triệu ca. Số ca tử vong liên quan COVID-19 cũng giảm 21% còn 18.215 ca trong tuần trước.

WHO cho biết mọi khu vực đều ghi nhận số ca mắc giảm, riêng các nước châu Mỹ tỷ lệ giảm chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý xu hướng giảm cần được tiếp cận, phân tích một cách thận trọng trong bối cảnh nhiều quốc gia đang thay đổi chiến lược xét nghiệm virus SARS-CoV-2, làm giảm số lượt xét nghiệm, kéo theo số ca mắc COVID-19 được thống kê cũng giảm.

Các nước có số ca mắc mới cao nhất trong tuần qua là Hàn Quốc với hơn 972.000 ca, Pháp với hơn 827.000 ca và Đức là 769.000 ca. Trong khi đó, số ca tử vong được ghi nhận nhiều nhất tại Mỹ (3.076 ca), Nga (1.784 ca) và Hàn Quốc (1.671 ca).

Thượng Hải (Trung Quốc) triển khai các biện pháp chống dịch mới

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Chính quyền thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết ngày 22/4 bắt đầu triển khai hàng loạt chiến dịch nhằm chặn đứng tất cả các chuỗi lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng sớm nhất có thể.

Theo đó, Thượng Hải tiến hành các biện pháp kiểm soát cộng đồng theo từng cấp độ nhằm hạn chế các hoạt động đi lại và tập trung đông người. Thành phố này áp dụng nhiều chính sách khác nhau để sàng lọc và xét nghiệm COVID-19 tại các khu vực khác nhau. Thượng Hải đã phân chia các khu vực của thành phố theo từng cấp độ dịch, gồm khu vực bị đóng cửa, khu vực bị hạn chế và khu vực phòng ngừa. Đây là một trong những biện pháp nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh hiện nay. Các chiến dịch khác mà Thượng Hải triển khai là điều tra dịch tễ học, cũng như vệ sinh và khử khuẩn.

Trong ngày 21/4, Thượng Hải đã ghi nhận 1.931 ca COVID-19 có triệu chứng và 15.698 ca không có triệu chứng.

Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính chung cả Trung Quốc đại lục trong ngày 21/4 có 2.119 ca bệnh có triệu chứng và 16.383 ca không có triệu chứng. Về số ca có triệu chứng, ngoài Thượng Hải còn có 63 khu vực cấp tỉnh khác thông báo có thêm các ca nhiễm mới, trong đó tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc, ghi nhận 63 ca, Bắc Kinh có 1 ca.

Hiện tổng số ca tử vong vì COVID-19 ở Trung Quốc đại lục đã tăng lên 4.674 người, sau khi có thêm 11 ca tử vong ngày 21/4, tất cả đều ở Thượng Hải.

Singapore nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Ngày 22/4, Lực lượng Đặc trách phòng, chống COVID-19 của Singapore (MTF) thông báo trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 trong nước có nhiều tín hiệu tích cực, nước này sẽ hạ mức độ cảnh báo dịch bệnh COVID-19 từ mức Da Cam (mức cảnh báo cao thứ hai, chỉ dưới mức cảnh báo cao nhất là Đỏ) xuống mức Vàng. Singapore đã áp đặt mức cảnh báo Da Cam từ ngày 7/2/2020, sau khi nước này ghi nhận tổng cộng 4 trường hợp mắc COVID-19 không rõ nguồn lây.

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 3
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore ngày 1/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Cũng theo thông báo, từ ngày 26/4 tới, Singapore sẽ nới lỏng hơn nữa một loạt biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng, theo đó nước này sẽ dỡ bỏ quy định tụ tập tối đa 10 người một nhóm cũng như quy định tối đa 10 người đến nhà tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên, đeo khẩu trang vẫn là yêu cầu bắt buộc ở các địa điểm “mang tính khép kín” và trên các phương tiện giao thông công cộng ( xe bus, tàu điện ngầm, xe taxi…) nhưng không bắt buộc ở ngoài trời.

Cũng từ ngày 26/4 tới, các quy định liên quan đến chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng sẽ được nới lỏng, ngoại trừ các sự kiện có từ 500 người tham dự trở lên, các cơ sở vui chơi giải trí về đêm, các nhà hàng, cửa hàng cafe và các trung tâm ăn, uống.

Ngoài ra, Singapore cũng sẽ chấm dứt việc áp dụng gửi Cảnh báo Nguy cơ sức khỏe (HRN) đối với những người có tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Người mắc COVID-19 sẽ không phải cung cấp thông tin của những người đã tiếp xúc gần với mình, thay vào đó họ được khuyến nghị thông báo cho những người đã tiếp xúc với mình để có biện pháp phòng ngừa.

Trong những tuần qua, số ca mắc COVID-19 trong 1 ngày tại Singapore đã liên tục giảm mạnh, trung bình dưới 3.100 ca mỗi ngày (so với con số 18.300 ca trước đó). Các trường hợp phải nhập viện cũng đã giảm từ mức 1.728 ca xuống còn 266 ca. Các ca bệnh nặng cũng giảm mạnh trong vòng 28 ngày qua, chỉ 0,03% các ca mắc COVID-19 phải chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt và cũng chỉ có 0,2% số người mắc cần thở oxy.

Malaysia dỡ bỏ yêu cầu cách ly đối với những trường hợp tiếp xúc gần

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 4
Một điểm tiêm vaccne ngừa COVID-19 tại Putrajaya, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Kể từ ngày 22/4, Malaysia sẽ dỡ bỏ quy định cách ly bắt buộc đối với những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Quy định mới cũng sẽ không còn phân biệt giữa những người đã tiêm và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Thông báo của Bộ Y tế nước này cho biết những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 và có các triệu chứng bệnh được khuyến khích tự cách ly và xét nghiệm nhanh để phát hiện bệnh, và xét nghiệm một lần nữa 3 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Theo Bộ trên, nếu kết quả xét nghiệm nhanh âm tính và các triệu chứng được cải thiện, không cần làm thêm xét nghiệm. Tuy nhiên, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa ít nhất 5 ngày sau khi tiếp xúc gần, gồm luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tránh nơi đông người, tránh gặp những người thuộc nhóm có nguy cơ cao và chỉ đi lại vì những nhu cầu thiết yếu.

Video đang HOT

Theo số liệu từ Bộ Y tế Malaysia, trong tuần này số ca mắc mới COVID-19 có xu hướng giảm dần, với 5.988 ca trong ngày 21/4. Cùng ngày có 5 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong do căn bệnh này lên đến 35.470. Ngoài ra, hiện còn 56 ca đang phải điều trị tích cực.

Thái Lan bỏ yêu cầu xét nghiệm RT-PCR đối với du khách từ tháng 5

Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ngày 22/4 đã công bố những thay đổi lớn trong các quy định phòng chống dịch đối với người nhập cảnh, theo đó, từ ngày 1/5 tới bãi bỏ yêu cầu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR khi đến đối với du khách đã được tiêm chủng đầy đủ.

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 12/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Kể từ đầu tháng 4 này, du khách nước ngoài và người Thái Lan về nước không cần phải làm xét nghiệm RT-PCR trước khi lên đường, nhưng vẫn phải làm xét nghiệm bằng phương pháp này sau khi nhập cảnh, kể cả những người đã tiêm chủng đầy đủ.

Ngành du lịch và các khách sạn ở Thái Lan đã liên tục kêu gọi Chính phủ bãi bỏ yêu cầu nói trên vì gánh nặng chi phí gia tăng khiến khách du lịch tìm đến các quốc gia khác có những quy định dễ dàng hơn.

Về tình hình COVID-19, sáng 22/4 Thái Lan ghi nhận 21.808 ca mắc mới cùng 128 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay lên 4.128.038 ca, trong đó có 27.520 người không qua khỏi.

Đến nay, Thái Lan đã tiêm được 132,09 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Tính đến ngày 21/4, 80,6% dân số Thái Lan đã được tiêm một mũi vaccine, 73,1% được tiêm 2 mũi, trong khi 36,2% được tiêm mũi tăng cường.

Hàn Quốc tiếp tục nới lỏng các hạn chế

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 18/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 22/4, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum thông báo bắt đầu từ tuần tới nước này sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt để phòng dịch COVID-19. Theo đó, người dân sẽ được phép ăn uống trong các rạp chiếu phim, các phòng tập thể dục trong nhà, các địa điểm tôn giáo, tàu điện, tàu hỏa và xe buýt.

Phát biểu tại một cuộc họp ứng phó với COVID-19, ông Kim Boo-kyum cho biết số ca mắc mới trung bình theo ngày ở Hàn Quốc đã giảm khoảng 40% so với một tuần trước đó, trong khi số ca bệnh nặng và tử vong cũng tiếp tục xu hướng giảm. Tuy nhiên, Thủ tướng Kim cảnh báo việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế không đồng nghĩa không còn nguy cơ lây nhiễm.

Từ ngày 18/4, Hàn Quốc đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế, chỉ duy trì quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Các doanh nghiệp nhỏ được phép hoạt động mà không bị hạn chế về thời gian và công suất; giới hạn tụ tập tối đa 10 người cũng được dỡ bỏ. Từ ngày 25/4, Hàn Quốc sẽ hạ cấp độ cảnh báo dịch bệnh xuống mức nghiêm trọng thứ 2 trong thang cảnh báo gồm 4 cấp độ, qua đó cho phép các bệnh nhân COVID-19 không phải thực hiện tự cách ly và có thể được điều trị tại các phòng khám địa phương, sớm nhất là từ cuối tháng 5 tới.

Bang NSW của Australia thay đổi phương thức báo cáo tình hình dịch bệnh

Bộ Y tế bang New South Wales (NSW) của Australia thông báo từ ngày 25/4 tới sẽ thực hiện báo cáo tổng hợp hằng tuần về dịch COVID-19 thay vì báo cáo hằng ngày. Động thái này cho thấy NSW đang chuyển sang giai đoạn mới sống chung an toàn với đại dịch.

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 7
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Cơ quan y tế bang đông nhất Australia thường công bố số ca mắc mới và số ca tử vong vì COVID-19 hằng ngày vào lúc 9h sáng, trước khi công bố báo cáo phân tích chi tiết 2 giờ sau đó. Tuy nhiên, từ đầu tuần tới, sẽ không còn báo cáo phân tích hằng ngày. Thông tin dịch bệnh sẽ tiếp tục được cập nhật qua các tài khoản mạng xã hội và trang thông tin của Bộ Y tế bang vào mỗi buổi sáng, trong khi các phân tích chi tiết hơn sẽ được tổng hợp trong báo cáo hằng tuần.

Thông báo trên được đưa ra cùng ngày NSW nới lỏng hơn nữa các hạn chế được áp dụng phòng COVID-19, bao gồm quy định tự cách ly đối với người tiếp xúc gần với ca mắc, tuy nhiên những người này vẫn phải đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng trong nhà, làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh hằng ngày và tránh các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Bên cạnh đó, bắt đầu từ ngày 23/4, yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc đối với người lao động trong các ngành nghề chính, trừ dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, cũng sẽ được dỡ bỏ.

Ngoài bang NSW, ba địa phương khác của Australia cũng đã dỡ bỏ yêu cầu cách ly đối với người tiếp xúc gần là Vùng Thủ đô Canberra, bang Queensland và Victoria.

Tính đến nay, hơn 95% dân số Australia từ 16 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và hơn 69% người đủ điều kiện đã được tiêm mũi tăng cường.

Italy kêu gọi duy trì quy định đeo khẩu trang nơi công cộng khép kín

Ngày 21/4, tổ chức y tế độc lập GIMBE của Italy đã kêu gọi Chính phủ nước này duy trì quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng khép kín, với lý do mức độ lây nhiễm dịch COVID-19 vẫn còn quá cao nên không thể dỡ bỏ quy định này.

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 8
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Turin, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong phát biểu khi công bố báo cáo giám sát dịch COVID-19 hàng tuần của GIMBE, Chủ tịch GIMBE Nino Cartabellotta nêu rõ: “Sự lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất cao. Hiện có ít nhất hơn 1,2 triệu người mắc COVID-19 tại Italy. Có hơn 50.000 ca mắc mới/ngày và tỷ lệ dương tính là hơn 15%. Do đó, việc bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín là một quyết định rất liều lĩnh”.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza kêu gọi người dân nước này không được mất cảnh giác với dịch COVID-19. Ông Speranza nói: “Đại dịch vẫn chưa kết thúc. Chúng ta đã thoát khỏi tình trạng khẩn cấp (ngày 1/4) và đang ở trong một giai đoạn khác so với trước đây, nhưng virus vẫn chưa biến mất. Chúng ta không được hạ thấp cảnh giác. Cần thận trọng và tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm chủng”.

Quy định đeo khẩu trang sẽ hết hạn vào cuối tháng 4 tới, mặc dù Chính phủ Italy đã chỉ ra rằng quy định này có thể vẫn được duy trì, hoặc ít nhất là được khuyến nghị ở một số nơi, như trên các phương tiện giao thông công cộng.

Bồ Đào Nha dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang

Cùng ngày, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa đã ban bố sắc lệnh của chính phủ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở hầu hết mọi nơi.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Y tế Bồ Đào Nha Marta Temido cho biết

Hội đồng Bộ trưởng nhất trí rằng tình hình hiện nay đã đáp ứng các điều kiện để dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang sẽ vẫn bị bắt buộc tại những nơi thường có người dễ tổn thương lai vãng đến như trung tâm dưỡng lão, các cơ sở y tế và trên các phương tiện vận tải công cộng.

Bộ trưởng Temido cho biết đại dịch COVID-19 hiện chưa chấm dứt, do vậy, các biện pháp hạn chế có thể sẽ lại thay đổi tùy theo nhu cầu trong tương lai./.

Nhiều quốc đảo Thái Bình Dương vẫn duy trì các biện pháp phòng dịch

Samoa vừa siết chặt các hạn chế đi lại trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng. Trong khi đó, đảo quốc Thái Bình Dương khác là Vanuata đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm tại đảo Efate và quần đảo ngoài khơi.

Ngày 22/4, Bộ Y tế Samoa đã ban hành khuyến nghị đi lại được điều chỉnh, đồng thời kêu gọi tất cả du khách tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 trước khi nhập cảnh vào Samoa do tổng số ca bệnh tại đây hiện đã lên tới 7.000 ca.

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 9
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho một phụ nữ ở Tuanaimato, Apia, Samoa. Ảnh: Getty Images

Theo khuyến nghị mới nhất bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/4, các khu vực biên giới của Samoa sẽ tiếp tục đóng cửa với tất cả các du khách, ngoại trừ công dân Samoa trở về nước và người lao động trong các ngành nghề thiết yếu.

Samoa ghi nhận ca đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2 vào tháng 2/2021. Cho đến nay, đã có 13 ca tử vong vì COVID-19 tại đảo quốc này. Ngày 19/4 vừa qua, Thủ tướng Samoa Naomi Mataafa tuyên bố toàn bộ quốc gia này sẽ duy trì Cảnh báo cấp độ 2 trong vòng 2 tuần tới cho đến ngày 3/5.
Trong khi đó, tại Vanuatu – quốc gia khu vực Nam Thái Bình Dương khác, chính phủ đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm tại Efate và các quần đảo ngoài khơi.

Theo Tuyên bố Lệnh tình trạng khẩn cấp công cộng, du khách tới từ các nước như Fiji, Australia và New Zealand sẽ phải cách ly 3 ngày tại khách sạn hoặc tại một điểm cách ly trong cộng đồng hoặc một cơ sở cách ly khác nếu không lựa chọn khách sạn. Những du khách này sẽ phải xét nghiệm nhanh kháng nguyên (RAT) trong thời gian cách ly. Trong khi đó, các du khách quá cảnh từ các quốc gia hoặc châu lục ngoài Australia và New Zealand, như châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương khác, sẽ phải cách ly tại khách sạn trong vòng 7 ngày, đồng thời phải xét nghiệm RAT trong thời gian này theo đúng quy định.

Tính đến ngày 22/4, Vanuatu đã ghi nhận 6.537 ca mắc COVID-19, trong đó có 12 ca tử vong.
Cùng ngày, Chính phủ Fiji đã kêu gọi người dân duy trì thận trọng phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh hơn 64.000 người mắc COVID-19 và 862 người tử vong tại đảo quốc Thái Bình Dương này kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 3/2020.

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Fiji Parveen Bala nhấn mạnh người dân không được chủ quan, cần tiếp tục đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như tuân thủ các biện pháp an toàn phòng dịch.
Theo số liệu thống kê, 88% dân số trên 12 tuổi tại nước này đã được tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 121.714 người đã được tiêm mũi tăng cường.

Brazil tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế

COVID-19 tới 6h sáng 23/4: Ca mắc toàn cầu giảm 24%; Thượng Hải áp đặt biện pháp chống dịch mới - Hình 10
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Duque de Caxias, bang Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 22/4, Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Queiroga đã chính thức thông báo quyết định chấm dứt giai đoạn khẩn cấp về y tế quốc gia được áp dụng tại quốc gia Nam Mỹ này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 2/2020.

Để đưa ra quyết định trên, Bộ Y tế đã đã xem xét và đánh giá về khả năng phản ứng của hệ thống y tế công cộng, những thay đổi tích cực của tình hình dịch tễ trên cả nước, cũng như những kết quả tích cực của chiến dịch tiêm vaccine quốc gia. Quyết định trên sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi được đăng tải trên tờ Công báo.

Thông cáo của Bộ Y tế Brazil cho biết, trong thời gian gần đây nước nay ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới và tử vong giảm tới hơn 80% so với giai đoạn đỉnh dịch hồi đầu năm nay khi xuất hiện biến thể Omicron. Hiện số ca bệnh nặng phải điều trị tại các cơ sở y tế cũng giảm mạnh.

Cùng với đó, một yếu tố quan trọng giúp hạn chế tình trạng lây bệnh chính là chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện đã có gần 81% dân số Brazil đã được tiêm ít nhất là một mũi vaccine và 74% dân số đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine cơ bản. Ngoài ra, khoảng 74 triệu người đã được tiêm mũi vaccine tăng cường.

Mặc dù vậy, Bộ Y tế vẫn tiếp tục khuyến cáo về tầm quan trọng của chiến dịch tiêm vaccine ngay cả khi chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế vì cho rằng đây là yếu tố tiên quyết để có thể kiểm soát được dịch bệnh về lâu dài.

Các nhà khoa học thế giới dự đoán thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19

Các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhận định về kịch bản kết thúc đại dịch Covid-19, trong bối cảnh nhiều quốc gia đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch và đẩy mạnh tiêm chủng vaccine.

Các nhà khoa học thế giới dự đoán thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19 - Hình 1

Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Singapore (Ảnh: Business Times).

Hãng tin Reuters đã tiến hành phỏng vấn hơn 10 chuyên gia hàng đầu về dịch bệnh và cho biết, khi làn sóng lây nhiễm do biến chủng Delta đang hạ nhiệt ở nhiều khu vực trên thế giới, các nhà khoa học vẫn đang xem xét khả năng dịch Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022.

Các nhà khoa học dự đoán rằng, những quốc gia đầu tiên thoát khỏi đại dịch sẽ là những nơi có sự kết hợp giữa tỷ lệ tiêm chủng cao và khả năng miễn dịch tự nhiên ở những người đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh như ở Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng SARS-CoV-2 vẫn là một loại virus khó lường và đang tiếp tục đột biến khi lây lan qua các cộng đồng dân cư chưa được tiêm chủng.

Không ai có thể loại trừ hoàn toàn khả năng virus đột biến đến mức có thể né tránh được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày càng tin tưởng rằng, vào năm tới, nhiều quốc gia sẽ bỏ lại những điều tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 ở phía sau.

"Chúng tôi cho rằng từ nay đến cuối năm 2022 là thời điểm mà chúng ta có thể kiểm soát được loại virus này, khi chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể các ca bệnh nặng và tử vong", Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học đứng đầu nhóm ứng phó với Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói.

Quan điểm của WHO dựa trên kết quả làm việc với các chuyên gia về dịch bệnh, những người đang dự báo diễn biến có thể xảy ra của đại dịch trong 18 tháng tới. WHO đặt mục tiêu 70% dân số thế giới được tiêm chủng vào cuối năm 2022.

"Nếu chúng ta đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ ở trong một tình huống rất khác về mặt dịch tễ học", bà Van Kerkhove nói.

Tuy nhiên, nhà khoa học WHO lo lắng về việc các quốc gia sớm dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa Covid-19.

"Tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người đi lại trên đường phố, như thể mọi thứ đã kết thúc", bà Van Kerkhove nói thêm.

Theo báo cáo của WHO vào ngày 26/10, từ tháng 8, các ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 đã giảm xuống ở hầu hết khu vực trên thế giới.

Tuy vậy, châu Âu dường như là ngoại lệ, khi biến chủng Delta đang gây ra làn sóng dịch bệnh mới ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Nga và Romania, cũng như những nơi đã dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang.

Các nhà khoa học thế giới dự đoán thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19 - Hình 2

Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Nga (Ảnh: Reuters).

Biến chủng Delta cũng góp phần làm gia tăng số ca nhiễm ở các quốc gia như Singapore và Trung Quốc, những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng ít có khả năng miễn dịch tự nhiên do áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt.

"Quá trình chuyển đổi sẽ khác nhau ở từng nơi vì nó sẽ được thúc đẩy bởi miễn dịch trong nhóm dân số đã khỏi bệnh và tất nhiên, bởi việc phân phối vaccine, vốn thay đổi giữa các khu vực", Marc Lipsitch, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho biết.

Một số chuyên gia dự đoán, làn sóng lây nhiễm do biến chủng Delta tại Mỹ sẽ kết thúc trong tháng 11 này và có thể là đợt bùng phát Covid-19 lớn cuối cùng.

"Chúng tôi đang chuyển đổi từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu, nơi loại virus này trở thành mối đe dọa dai dẳng ở Mỹ", cựu Ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ Scott Gottlieb cho biết.

Chris Murray, nhà dự báo dịch bệnh hàng đầu tại Đại học Washington, cũng dự báo làn sóng gia tăng lây nhiễm do biến chủng Delta ở Mỹ sẽ kết thúc vào tháng 11.

"Chúng ta sẽ chuyển sang mức tăng số ca mắc Covid-19 rất khiêm tốn vào mùa đông. Nếu không có biến chủng mới nghiêm trọng nào, Covid-19 sẽ thực sự kết thúc dần vào tháng 4 (năm 2022)", ông Murray nhận định.

Ngay cả khi các ca nhiễm đang tăng đột biến do các quốc gia dỡ bỏ các hạn chế chống dịch như ở Anh, vaccine dường như đã ngăn chặn số ca nhập viện. Nhà dịch tễ học Neil Ferguson tại Đại học Hoàng gia London nói rằng, đối với Anh, "tình trạng khẩn cấp của đại dịch đang ở phía sau chúng ta".

Trở thành bệnh đặc hữu?

Covid-19 được dự báo sẽ vẫn là nguyên nhân chính gây ra các ca bệnh và tử vong trong nhiều năm tới, giống như các bệnh đặc hữu khác như sốt rét.

"Đặc hữu không có nghĩa là lành tính", bà Van Kerkhove nói.

Một số chuyên gia nói rằng virus SARS-CoV-2 cuối cùng sẽ tồn tại giống như bệnh sởi, căn bệnh vẫn bùng phát ở những cộng đồng dân cư có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Những người khác cho rằng Covid-19 ngày càng trở thành một bệnh hô hấp theo mùa như cúm.

Nhà dịch tễ học Ferguson dự đoán số ca tử vong vì bệnh hô hấp do Covid-19 sẽ ở trên mức trung bình tại Anh trong vòng 2-5 năm tới, nhưng căn bệnh này sẽ không có khả năng gây sức ép với hệ thống y tế hoặc đòi hỏi thiết lập lại giãn cách xã hội.

"Đó sẽ là một sự tiến hóa dần dần. Chúng ta sẽ đối phó với nó như một loại virus dai dẳng hơn", ông Ferguson nói.

Trevor Bedford, nhà virus học tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson, người đã theo dõi sự tiến hóa của SARS-CoV-2, nhận thấy một làn sóng dịch bệnh nhẹ hơn vào mùa đông ở Mỹ, sau đó là sự chuyển đổi sang bệnh đặc hữu vào năm 2022-2023. Ông dự đoán Mỹ sẽ có 50.000-100.000 ca tử vong do Covid-19 mỗi năm, lớn hơn con số ước tính 30.000 ca tử vong hàng năm do cúm.

Bedford cho biết, virus có thể sẽ tiếp tục đột biến, đòi hỏi phải tiêm phòng vaccine hàng năm để đối phó với các biến chủng mới nhất.

Nếu kịch bản Covid-19 bùng phát theo mùa xảy ra, trong đó virus SARS-CoV-2 lây lan song song với bệnh cúm, cả chuyên gia Gottlieb và Murray đều cho rằng điều đó sẽ có tác động đáng kể đến hệ thống chăm sóc sức khỏe.

"Đó sẽ là một vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách y tế, chẳng hạn cách đối phó với Covid-19 và dịch cúm bùng phát vào mùa đông", Murray cho biết.

Richard Hatchett, giám đốc điều hành của Liên minh Đổi mới sáng tạo chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh, cho biết một số quốc gia được bảo vệ tốt bởi vaccine trong khi những quốc gia khác hầu như không có vaccine, do vậy thế giới vẫn dễ bị tổn thương.

Tiến sĩ Bruce Aylward, lãnh đạo cấp cao của WHO, hồi tháng 10 cho biết đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 do các nước nghèo không nhận được số vaccine cần thiết.

Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng thế giới có thể bắt đầu kiểm soát được đại dịch Covid-19 vào mùa xuân tới, trong khi Giám đốc điều hành của hãng dược Moderna và Pfizer nhận định đại dịch có thể kết thúc sau một năm nữa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đấtBí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
07:16:40 01/04/2025
Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chếtNhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết
18:48:58 31/03/2025
Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máuNga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máu
19:11:33 01/04/2025
Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?
18:40:57 31/03/2025
Thảm kịch động đất tại Myanmar: Nghĩa trang đầy thi thể, mùi tử khí bao trùmThảm kịch động đất tại Myanmar: Nghĩa trang đầy thi thể, mùi tử khí bao trùm
19:16:22 01/04/2025
Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700
21:30:40 01/04/2025
Ông Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở UkraineÔng Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine
21:30:06 31/03/2025
Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viênTỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên
21:42:59 31/03/2025

Tin đang nóng

Báo Mỹ đưa tin vụ Kim Soo Hyun, netizen Hàn: "Đúng là nỗi nhục quốc gia!"Báo Mỹ đưa tin vụ Kim Soo Hyun, netizen Hàn: "Đúng là nỗi nhục quốc gia!"
14:52:38 02/04/2025
Nóng: Kim Soo Hyun thừa nhận video tình cảm bên Kim Sae Ron năm 2018 là thật, nhưng...Nóng: Kim Soo Hyun thừa nhận video tình cảm bên Kim Sae Ron năm 2018 là thật, nhưng...
17:01:42 02/04/2025
Cầm tờ xét nghiệm ADN trên tay, tôi quyết bỏ vợ chứ không bỏ conCầm tờ xét nghiệm ADN trên tay, tôi quyết bỏ vợ chứ không bỏ con
12:33:47 02/04/2025
Nhóm người chặn xe, đe dọa gia đình khiến bé trai ở Đồng Nai bị chấn thương vùng đầuNhóm người chặn xe, đe dọa gia đình khiến bé trai ở Đồng Nai bị chấn thương vùng đầu
15:05:12 02/04/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên thông báo cưới hot girl sau 2 tháng nữ minh tinh qua đời, 1 sao nam phản ứng gắt!Chồng cũ Từ Hy Viên thông báo cưới hot girl sau 2 tháng nữ minh tinh qua đời, 1 sao nam phản ứng gắt!
16:51:24 02/04/2025
IU nói về Lee Jong Suk: "Anh ấy bận lắm, chắc chưa xem phim tôi đóng đâu"IU nói về Lee Jong Suk: "Anh ấy bận lắm, chắc chưa xem phim tôi đóng đâu"
13:28:48 02/04/2025
Video nghẹt thở hé lộ cảnh mắc kẹt trong đống đổ nát ở Myanmar: Hai bé gái cùng bà để lại thông điệp cuối cùng giữa tuyệt vọngVideo nghẹt thở hé lộ cảnh mắc kẹt trong đống đổ nát ở Myanmar: Hai bé gái cùng bà để lại thông điệp cuối cùng giữa tuyệt vọng
16:15:45 02/04/2025
Thái độ kỳ lạ của Kim Soo Hyun tại tang lễ SulliThái độ kỳ lạ của Kim Soo Hyun tại tang lễ Sulli
13:45:30 02/04/2025

Tin mới nhất

Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người

Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người

17:18:52 02/04/2025
Tình hình càng trở nên phức tạp do xung đột vẫn tiếp diễn, đặc biệt là tại khu vực Sagaing, khiến việc đưa hàng cứu trợ tới các vùng bị ảnh hưởng trở nên vô cùng khó khăn.
Quốc hội Hàn Quốc đệ trình kiến nghị luận tội Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính

Quốc hội Hàn Quốc đệ trình kiến nghị luận tội Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính

17:04:39 02/04/2025
Ông Choi giữ chức quyền Tổng thống Hàn Quốc sau khi cả Tổng thống Yoon và Thủ tướng Han Duck Soo cùng bị kiến nghị luận tội vào tháng 12 năm ngoái
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó

Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó

16:27:43 02/04/2025
Sau báo cáo này, các nhà đầu tư đã tăng đặt cược rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ba lần trong năm nay - nhiều hơn dự báo của các quan chức ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, một báo cáo riêng biệt về ngành sản xuất lại phát đi tín hiệu khá ...
Động lực thúc đẩy Đông Nam Á hướng đến năng lượng hạt nhân

Động lực thúc đẩy Đông Nam Á hướng đến năng lượng hạt nhân

16:24:40 02/04/2025
Theo DW, Philippines đang quan tâm đến năng lượng hạt nhân, coi đây là giải pháp để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và do đó hạn chế khí thải nhà kính có hại.
Cái bắt tay định hình lại cục diện năng lượng ở khu vực Trung và Nam Á

Cái bắt tay định hình lại cục diện năng lượng ở khu vực Trung và Nam Á

16:21:10 02/04/2025
Sự mất cân đối này, cùng với các hạn chế từ lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến các hoạt động hoán đổi và luân chuyển khu vực trở nên quan trọng để đảm bảo an ninh nguồn cung.
Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí

Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí

15:36:40 02/04/2025
Các cơ quan này bao gồm Cảnh sát Hoàng gia Malaysia, Cục Cứu hỏa và Cứu nạn Malaysia, Công ty điện lực quốc gia (TNB), Sở Công trình công cộng và các cơ quan chính quyền địa phương.
Houthi tiếp tục tấn công tàu sân bay Mỹ

Houthi tiếp tục tấn công tàu sân bay Mỹ

15:33:42 02/04/2025
Trước đó, ngày 1/4, các nguồn tin truyền thông của Houthi và người dân Yemen cho biết đã có ít nhất 3 người thiệt mạng trong các cuộc không kích mới của Mỹ nhằm vào một dự án cấp nước tại quận Mansouria ở trung tâm thành phố Hodeidah, p...
Ấn Độ: Sơ tán bảo tàng 200 năm tuổi vì trò đùa ngày Cá tháng Tư

Ấn Độ: Sơ tán bảo tàng 200 năm tuổi vì trò đùa ngày Cá tháng Tư

15:25:51 02/04/2025
Tuy nhiên, sau một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng, cảnh sát xác định mối đe dọa này thực chất chỉ là một trò đùa ngày Cá tháng Tư. Cảnh sát cho biết không có gì đáng ngờ được tìm thấy bên trong tòa nhà.
Australia cảnh báo thời tiết biển nguy hiểm đối với hàng triệu người

Australia cảnh báo thời tiết biển nguy hiểm đối với hàng triệu người

15:20:49 02/04/2025
Theo cơ quan trên, một khối áp thấp ngoài khơi bờ biển phía Đông của Australia đã gây ra gió mạnh và sóng lớn, đe dọa đến sự an toàn của người dân tham gia các hoạt động như bơi lội, câu cá và chèo thuy
Gần 25 triệu người phải di dời ở vùng Sừng châu Phi

Gần 25 triệu người phải di dời ở vùng Sừng châu Phi

15:16:50 02/04/2025
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng di dời trong khu vực trên bao gồm xung đột, tác động do biến đổi khí hậu như lũ lụt và hạn hán, cũng như tình trạng mất an ninh lương thực.
3 ẩn số trước thềm 'ngày giải phóng' thuế quan của Tổng thống Trump

3 ẩn số trước thềm 'ngày giải phóng' thuế quan của Tổng thống Trump

14:58:11 02/04/2025
Về mặt kỹ thuật, có một câu trả lời đơn giản: các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa là bên sẽ phải "ôm thêm" chi phí, đặc biệt là nếu Nhà Trắng bắt đầu đánh thuế ngay lập tức.
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng

Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng

14:04:53 02/04/2025
Trong khi đó, Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin cho biết Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ đang xem xét áp thuế chung đối với một nhóm quốc gia với mức thấp hơn 20%.

Có thể bạn quan tâm

Phim 'Mẹ biển' tập 13: Bà Hậu hóa điên vì chồng chết, con trai mất tích

Phim 'Mẹ biển' tập 13: Bà Hậu hóa điên vì chồng chết, con trai mất tích

Phim việt

17:25:00 02/04/2025
Phim Mẹ biển tập 12 có những diễn biến tang thương ở xóm chài khi cơn bão ập đến. Những ngôi nhà tạm bợ bị đổ nát, cuộc sống của bà con ven biển khốn cùng.
Từ cơ bụng sáu múi đến xương gò má nhô cao, đồ giả lên ngôi trong làng mốt

Từ cơ bụng sáu múi đến xương gò má nhô cao, đồ giả lên ngôi trong làng mốt

Phong cách sao

17:20:54 02/04/2025
Đồ giả còn đóng vai trò quan trọng trong loại hình nghệ thuật drag, nơi người biểu diễn sử dụng miếng đệm ngực và miếng đệm hông giả để thể hiện nhiều hình thức nữ tính khác nhau.
IU hết lời khen ngợi Park Bo Gum khi đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"

IU hết lời khen ngợi Park Bo Gum khi đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"

Hậu trường phim

17:10:19 02/04/2025
IU và Park Bo Gum vào vai Ae-soon và Gwan-sik thời trẻ, trải qua hành trình kéo dài bốn mùa cuộc đời từ Jeju thập niên 1960 đến Seoul hiện đại.
Tài tử 75 tuổi cầu hôn bạn gái kém 40 tuổi

Tài tử 75 tuổi cầu hôn bạn gái kém 40 tuổi

Sao châu á

17:08:46 02/04/2025
Nam diễn viên Lý Long Cơ cho biết, ông đã cầu hôn bạn gái đang ở tù. Ngôi sao Trung Quốc từng có 2 đời vợ và 4 người con trước khi vướng mối tình lệch 40 tuổi tiêu tốn giấy mực truyền thông.
Sao phim "Batman", "Top Gun" Val Kilmer qua đời ở tuổi 65

Sao phim "Batman", "Top Gun" Val Kilmer qua đời ở tuổi 65

Sao âu mỹ

17:05:09 02/04/2025
Val Kilmer, nam diễn viên nổi tiếng với vai Bruce Wayne trong Batman Forever , Jim Morrison trong The Doors và Doc Holliday trong Tombstone , đã qua đời hôm 1/4 tại Los Angeles, Mỹ.
Ăn gì cho bữa sáng để giảm cân?

Ăn gì cho bữa sáng để giảm cân?

Làm đẹp

17:02:38 02/04/2025
Trái cây tươi là một lựa chọn dễ dàng và giàu vitamin, chất xơ. Bạn có thể kết hợp nhiều loại trái cây như táo, cam, bưởi, dâu tây, kiwi để cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa, đồng thời giúp hỗ trợ quá trình giảm cân.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món đặc sản vùng sông nước, nấu lên thơm lừng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món đặc sản vùng sông nước, nấu lên thơm lừng

Ẩm thực

16:48:38 02/04/2025
Cơm tối có món đặc sản vùng sông nước, nấu lên thơm lừng. Bữa ăn nhìn đơn giản, dân dã nhưng cực kỳ cuốn miệng khi thưởng thức.
Sau 10/3 âm lịch, 3 con giáp đắc lộc toàn gia, bội thu tiền bạc, chắc chắn giàu to, phú quý tăng gấp 5 gấp 10

Sau 10/3 âm lịch, 3 con giáp đắc lộc toàn gia, bội thu tiền bạc, chắc chắn giàu to, phú quý tăng gấp 5 gấp 10

Trắc nghiệm

16:27:48 02/04/2025
Vận trình tài chính của tuổi Dậu khá thuận lợi nhờ có sự hỗ trợ từ quý nhân. Bạn có cơ hội hợp tác với những đối tác tiềm năng, mở ra nhiều hướng phát triển mới trong sự nghiệp.
Lấy "phi công" kém 34 tuổi, cụ bà 74 tuổi có cuộc sống bất ngờ

Lấy "phi công" kém 34 tuổi, cụ bà 74 tuổi có cuộc sống bất ngờ

Lạ vui

16:05:58 02/04/2025
Một cụ bà 74 tuổi đã kỷ niệm 4 năm ngày cưới với người chồng trẻ kém 34 tuổi bất chấp những lời nóicho rằng anh ta chỉ quan tâm đến tiền .
Thu Trang vướng tin mang thai, Tiến Luật liền gây dậy sóng: "Có 2 con gái cũng vui"

Thu Trang vướng tin mang thai, Tiến Luật liền gây dậy sóng: "Có 2 con gái cũng vui"

Sao việt

15:12:33 02/04/2025
Giữa lúc tin đồn Thu Trang mang thai lần hai đang được dân mạng bàn tán rôm rả, mới đây, Tiến Luật lại khiến netizen được phen xôn xao thêm khi đăng tải một dòng trạng thái gây chú ý
Duy Mạnh và ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lượn phố bằng xe máy, sở hữu tài sản bạc tỉ vẫn giản dị thế này!

Duy Mạnh và ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lượn phố bằng xe máy, sở hữu tài sản bạc tỉ vẫn giản dị thế này!

Sao thể thao

14:59:02 02/04/2025
Mới đây dân tình bất ngờ khi gia đình Duy Mạnh cùng đi lượn phố, thả cả bằng xe máy. Dù nhà cực giàu, sở hữu khối tài sản cực khủng nhưng Duy Mạnh và Quỳnh Anh vẫn mang đến sự gần gũi, sống đơn giản.