COVID-19 tới 6h sáng 20/8: Ca mắc mới ở Mỹ cao nhất thế giới; Ấn Độ chuẩn bị giường bệnh nhi
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 688.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 210,7 triệu ca, trong đó trên 4,41 triệu ca tử vong.
Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Sao Leopoldo, bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 16/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 142.000 ca), Ấn Độ (37.304 ca) và Brazil (36.572 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Indonesia (1.492 ca), Brazil (938 ca) và Nga (791 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ hiện là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, chiếm 1/5 số ca nhiễm (trên 38 triệu ca) và 1/7 số ca tử vong (trên 642.000 ca). Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, hiện đã trên 572.000 ca, trong khi Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với trên 32,3 triệu ca.
Châu Á đã vượt xa các khu vực khác về số ca nhiễm với trên 67 triệu ca. Châu Âu đứng thứ hai đang có trên 53,8 triệu ca. Con số này của Bắc Mỹ là 45,7 triệu và Nam Mỹ là 36,4 triệu ca. Số ca tử vong của châu Á cũng đã vượt Bắc Mỹ, hiện lên tới trên 984.000 ca, trong khi Bắc Mỹ có trên 968.000 ca. Tuy nhiên, châu Âu và Nam Mỹ đứng đầu thế giới về số ca tử vong, lần lượt là 1,15 triệu ca và 1,11 triệu ca.
Mỹ cảnh báo tình hình nguy hiểm tại các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp
Tiêm vaccine COVID-19 cho một cụ bà tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phần lớn người dân Mỹ sinh sống tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao, nhưng tỷ lệ nhập viện và tử vong đặc biệt cao hơn tại các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần 93% dân số Mỹ sống tại khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. CNN đã tiến hành phân tích dựa trên các dữ liệu liên bang, so sánh giữa các hai nhóm gồm 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất (chưa đến 41% cư dân được tiêm phòng đầy đủ) và 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất (hơn 58% cư dân đã hoàn thành các mũi tiêm cần thiết). Kết quả phân tích cho thấy nhóm đầu tiên có tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 cao gấp gần 4 lần và tỷ lệ tử vong cao gấp 5,5 lần so với nhóm còn lại.
Điều phối viên ứng phó đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients cho biết số ca mắc mới tiếp tục tăng do sự xuất hiện của biến thể Delta, các ca nhiễm tập trung ở những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì thế, về cơ bản, Nhà Trắng nhìn nhận đại dịch hiện nay chủ yếu tác động tới những cộng đồng này. Theo ghi nhận của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, trung bình tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 tại 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất là 39 người/100.000 dân trong khi tỷ lệ này ở nhóm 10 bang có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất là 10 người/100.000 dân. Trong khi đó, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins tỷ lệ tử vong tương ứng của các nhóm là 34 người/1 triệu dân và 6 người/1 triệu dân. Giám đốc CDC (Mỹ) Rochelle Wallensky cho biết tỷ lệ tử vong trung bình tại nước này là 500 ca/ngày, phản ánh nguy cơ tử vong đã được ngăn chặn đáng kể.
Mỹ đang đương đầu với làn sóng dịch bệnh mới với số ca mắc và nhập viện tăng nhanh chóng. Theo Đại học Johns Hopkins, Mỹ ghi nhận trung bình hơn 137.500 ca mắc mới mỗi ngày trong tuần qua, cao gấp 11 lần so với 2 tháng trước khi mọi số liệu dịch bệnh đều giảm xuống mức thấp nhất trong năm. Ngày 17/8, có 88.300 bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ đang điều trị tại các, cao gấp gần 5 lần so với 2 tháng trước. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 trung bình trong tuần qua là 734 ca/ngày, hơn gấp đôi mức ghi nhận 2 tháng trước đó.
Ấn Độ bổ sung giường bệnh nhi để ứng phó làn sóng lây nhiễm tiếp theo
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện dã chiến ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Một số bang của Ấn Độ đang gấp rút bổ sung giường bệnh nhi và bình oxy y tế do lo ngại trẻ em trở lại trường học mà không được tiêm phòng COVID-19 sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đợt lây nhiễm thứ 3.
Các cơ quan y tế Ấn Độ đang thận trọng trước thông tin số trẻ em nhập viện vì COVID-19 tại Mỹ tăng cao nhất từ trước đến nay trong bối cảnh biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng ở những người chưa tiêm chủng.
Trong làn sóng lây nhiễm thứ 2 ở Ấn Độ, cao điểm là tháng 4 và tháng 5 vừa qua, hàng trăm nghìn người đã tử vong do thiếu oxy y tế và giường bệnh. Lo ngại làn sóng thứ 3 bùng phát trong những tháng mùa Đông, chính quyền bang Maharashtra đã dự trữ thuốc cũng như bổ sung giường bệnh nhi và oxy y tế tại các trung tâm tiếp nhận điều trị mới ở thành phố Mumbai và Aurangabad.
Được xây dựng trên khu đất trống hoặc trong các sân vận động, các cơ sở điều trị ở Mumbai có tổng cộng 1.500 giường bệnh nhi, hầu hết được trang bị hệ thống oxy. Giới chức Mumbai cho biết chính quyền thành phố có thể tăng gấp đôi số giường bệnh nhi trong trường hợp cần thiết.
Tại bang láng giềng Gujarat, 15.000 giường bệnh nhi có oxy đã được chuẩn bị sẵn sàng cho đợt lây nhiễm tiếp theo.
Ấn Độ hiện mới chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những người trên 18 tuổi. Trong khi đó, các trường học ở ít nhất 11/28 bang của Ấn Độ đã mở cửa lại sau hơn một năm đóng cửa, làm dấy lên lo ngại bùng phát dịch bệnh trở lại.
Theo Bộ Y tế Ấn Độ, tính đến tháng 3 vừa qua, chưa đến 1% số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này ở nhóm tuổi dưới 15 và cho đến nay hầu hết số ca nhiễm là trẻ em ít khi chuyển nặng. Trong khi đó, các chuyên gia dịch tễ học cho biết chưa có bằng chứng cho thấy biến thể Delta hoặc các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan ở trẻ em cao hơn các nhóm tuổi khác.
Hàn Quốc ghi nhận 1/10 số ca nhiễm mới là người nước ngoài
Tiêm vaccine COVID-19 tại Seongnam, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Hàn Quốc, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) cho biết hơn 1/10 số ca nhiễm mới COVID-19 trong 2 tuần qua là người nước ngoài sinh sống ở nước này.
Cụ thể, 959 ca là ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận và 420 ca ở các vùng khác của Hàn Quốc. Hầu hết trong độ tuổi 20 – 30 và đến từ các quốc gia châu Á.
Hiện nay người nước ngoài sinh sống ở Hàn Quốc chiếm tỷ lệ 3,8%. Tỷ lệ người nước ngoài mắc COVID-19 ở Hàn Quốc đã tăng từ mức 7,7% vào đầu tháng 5 và 8,8% vào đầu tháng 7. KDCA cho biết số ca lây nhiễm tập thể có liên quan đến người nước ngoài cũng tăng mạnh, từ 2 vụ hồi tháng 6 lên 42 vụ trong tháng 7 và 22 vụ trong tháng 8.
Video đang HOT
Philippines ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao thứ hai kể từ đầu dịch
Cảnh sát kiểm tra người lưu thông nhằm đảm bảo người dân tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19 tại một chốt kiểm soát ở thành phố Quezon, Philippines ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Philippines ngày 19/8 ghi nhận 14.895 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ hai kể từ khi bùng phát dịch ở nước này. Tổng số ca mắc tại nước này đến nay là 1,79 triệu ca, trong khi số ca tử vong đã tăng lên 30.881 ca sau khi ghi nhận thêm 258 ca.
Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque cho biết nước này quyết định chi 45,3 tỷ peso (899 triệu USD) từ ngân sách năm 2022 để triển khai chương trình tiêm chủng liều tăng cường cho người dân. Động thái này diễn ra ngay cả khi giới chức y tế Philippines chưa đưa ra quyết định có cần tiêm mũi thứ 3 hay không.
Tại Philippines, tính đến nay, gần 13 triệu người, chiếm 11,7% trong tổng số 110 triệu dân, đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Singapore bắt đầu thí điểm cách ly bệnh nhân tại nhà
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Singapore ngày 14/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 19/8, Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết bắt đầu từ ngày 30/8, nước này sẽ triển khai thí điểm việc áp dụng cách ly tại nhà đối với những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết chương trình thí điểm cách ly điều trị tại nhà này là bước đi quan trọng trong lộ trình hướng tới việc sống chung với “bệnh đặc hữu COVID-19″.
Ông Ong Ye Kung cho biết Singapore có 2 khu vực phục hồi cho các bệnh nhân COVID-19 là tại các bệnh viện và tại các khu vực cách ly tập trung. Chương trình thí điểm cách ly tại nhà này nhằm bổ sung thêm khu vực phục hồi thứ ba và giải phóng các nguồn lực y tế và giường bệnh tại các bệnh viện.
Tuy nhiên, để có thể được cách ly tại nhà, những bệnh nhân và người nhà của họ cần phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt như tất cả người sinh sống trong gia đình phải được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ và không thuộc những nhóm người dễ “bị tổn thương” như phụ nữ mang thai, người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu kém… Bệnh nhân COVID-19 sẽ được điều trị tại cơ sở y tế trong vài ngày đầu tiên, sau đó sẽ được chuyển về cách ly điều trị tại nhà khi lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể giảm xuống Bên cạnh đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ phải nằm trong diện cách ly tại nhà trong thời gian cho đến khi người mắc COVID-19 khỏi bệnh. Những thành viên trong gia đình sẽ được theo dõi thông qua các thiết bị điện tử và sẽ phải tiến hành các xét nghiệm kháng nguyên nhanh (ART) hàng ngày để kịp thời phát hiện nguy cơ lây nhiễm.
UAE chấm dứt lệnh phong toả từng phần
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:59
Loaded: 8.64%
X
Tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Dubai, UAE, ngày 23/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ đô Abu Dhabi đông dân thứ hai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sẽ chấm dứt lệnh phong toả từng phạt được áp đặt hồi tháng trước nhằm ngăn chặn sự lây lan của các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Trên mạng xã hội Twitter, Văn phòng Truyền thông của Chính phủ UAE dẫn thông báo của Ủy ban thảm họa, khủng hoảng và khẩn cấp Abu Dhabi cho biết các biện pháp hạn chế đi lại của người dân và phương tiện giao thông từ nửa đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau sẽ được dỡ bỏ sau khi chính quyền thành phố đạt được mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh.
Quốc gia vùng Vịnh này đã ghi nhận số ca mắc hàng ngày giảm từ khoảng 2.000 ca trong tháng 6 xuống 1.089 ca vào ngày 18/8 trong khi mức đỉnh là gần 4.000 ca/ngày hồi tháng 1. UAE nằm trong số những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế UAE, 83,14% dân số nước này đã tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 trongkhi 73,42% đã tiêm đầy đủ hai mũi.
Đầu tháng này, UAE thông báo sẽ bắt đầu tiêm mũi vaccine thứ ba cho những người đã tiêm phòng đầy đủ.
Oman dỡ bỏ các lệnh cấm các hoạt động thương mại
Kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại sân bay quốc tế Muscat, Oman ngày 12/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/ TTXVN
Oman ngày 19/8 đã dỡ bỏ lệnh cấm các hoạt động thương mại được áp đặt hồi tháng 5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Bộ Y tế Oman thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 186 ca mắc COVID-19 và 7 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân ở nước này lên 300.914 ca và 4.020 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi là 289.450 người trong khi 86 bệnh nhân đang được điều trị tích cực.
Bỉ lo ngại làn sóng dịch mới
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc gia tăng các ca nhập viện vì virus SARS-CoV-2 ở Bỉ khiến giới chức nước này lo ngại về một đợt bùng phát dịch mới vào đầu tháng 9 khi kỳ nghỉ hè kết thúc, học sinh quay trở lại trường học và người dân trở lại công sở.
Bên cạnh số ca mắc mới đang gia tăng, các ca nhập viện và chăm sóc đặc biệt tăng trở lại là điều đáng lo ngại.
Theo chuyên gia Jean-Christophe Renauld, thuộc Đại học công giáo Louvain (UCLouvain), có ít nhất hai yếu tố khiến trường hợp nhiễm bệnh tăng trong mùa Hè. Lý do thứ nhất là dỡ bỏ các hạn chế và giảm tuân thủ biện pháp giãn cách. Lý do thứ hai là người dân trở lại sau kỳ nghỉ.
Chuyên gia Jean-Christophe Renauld cho rằng cũng như năm ngoái, tình trạng gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận khi kết thúc kỳ nghỉ hè. Tuy nhiên năm nay, tỉ lệ mắc bệnh giảm hơn nhờ đã có vaccine. Nhà dịch tễ học này lưu ý: “Cần thực hiện mọi biện pháp để tăng tỷ lệ tiêm chủng càng nhanh càng tốt, đồng thời tăng cường các sáng kiến địa phương để khuyến khích người dân tiêm chủng và tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách”.
Theo nhà virus học Jean Ruelle, thuộc UCLouvain, vaccine hiện nay bảo vệ chống lại các dạng nghiêm trọng, thậm chí chống lại biến thể Delta.
Ngày 20/8, Ủy ban tham vấn về COVID-19 của Bỉ sẽ nhóm họp để quyết định các biện pháp quản lý cuộc khủng hoảng y tế giai đoạn 4 trong kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch bệnh COVID-19.
Theo Viện Y tế Công cộng Bỉ, trung bình mỗi ngày Bỉ ghi nhận gần 2.000 trường hợp mắc COVID-19 và 3,3 trường hợp tử vong, nâng tổng số các ca tử vong lên trên 25.300 ca kể từ đầu mùa dịch.
Hiện nay, 83,16% người dân từ 12 tuổi trở lên ở Bỉ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 (hơn 8,3 triệu người) và 77,24% dân số đã được tiêm đủ 2 liều hoặc 1 liều duy nhất, tương đương hơn 7,3 triệu người.
COVID-19 tại ASEAN hết 19/8: Cả khối vượt 9 triệu ca mắc, Malaysia nhiều ca mắc mới nhất
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 19/8, 9 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 92.615 ca mắc COVID-19 và 2.247 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 9 triệu ca, trong đó 198.362 người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 19/8, ASEAN có ba quốc gia ghi nhận trên 20.000 ca mắc mới, gồm Malaysia (22.984 ca), Indonesia (22.053 ca) và Thái Lan (20.902 ca). Như vậy, trong ngày thứ hai liên tiếp, Malaysia đã vượt Indonesia về số ca mắc mới hàng ngày.
Đứng thứ 4 về số ca mắc hàng ngày tại ASEAN trong ngày 19/8 là Philippines với 14.895 ca. Tiếp đó là Việt Nam với 10.654 ca, Campuchia với 533 ca, Lào với 284 ca và Singapore với 32 ca.
Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (1.492 ca), Thái Lan (301 ca), Philippines (258 ca), Malaysia (178 ca), Campuchia (17 ca).
Lào gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày
Tài xế xe Tuk-Tuk đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Lào ngày 19/8 tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày kể từ ngày 20/8. Đây là lần thứ 8 Lào gia hạn lệnh phong tỏa được áp dụng từ ngày 22/4 vừa qua.
Thông báo quyết định trên, Chính phủ Lào yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát người xuất nhập cảnh, ngăn chặn vượt biên trái phép. Các cửa khẩu quốc tế tiếp tục đóng cửa đối với người xuất nhập cảnh phổ thông, ngoại trừ trường hợp đã được ủy ban chuyên trách cấp phép.
Quyết định mới cũng yêu cầu lập trung tâm cách ly ở các địa phương có nhiều lao động nhập cảnh về nước, đồng thời thúc đẩy việc truy vết người mắc COVID-19 để đưa đi điều trị. Lào cũng yêu cầu tiếp tục đóng cửa tụ điểm giải trí, karaoke, spa, hoạt động chơi thể thao tiếp xúc cơ thể ở nơi có dịch, cấm người ra vào vùng đỏ khi không được phép.
Các hoạt động được nới lỏng bao gồm: cho phép mở lại chợ, siêu thị, cửa hiệu cắt tóc với điều kiện phải đảm bảo tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh và không để xảy ra tình trạng đông đúc. Các quán ăn, cà phê, vườn ẩm thực, trung tâm thể thao ở địa phương được phép mở cửa đón khách và phục vụ tại chỗ nhưng phải bố trí chỗ ngồi giãn cách và không được bán đồ uống có cồn.
Quyết định mới cũng cho phép mở hội họp ngoài vùng dịch, người dân được đi lại giữa các tỉnh không có dịch, trong khi hoạt động vận tải hành khách được nối lại, người đã tiêm đủ vaccine không cần cách ly, đồng thời cho phép duy trì việc vận chuyển hàng hóa quốc tế với điều kiện tài xế nhập cảnh Lào phải tiêm đủ vaccine và tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Ngoài ra, các trường học ở Lào được phép mở cửa trở lại, quán massage ngoài vùng dịch được phép hoạt động không quá 20h00.
Bộ Y tế Lào ngày 19/8 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 284 ca mắc mới, trong đó ngoài 265 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 19 ca cộng đồng. Chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đang lên kế hoạch đưa lao động cả trong và ngoài nước rời khỏi Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng ở huyện Ton Pheung, nơi đang bùng phát dịch và bị phong tỏa từ đầu tháng 8. Theo đó, tất cả lao động bao gồm cả lao động Lào và lao động nước ngoài đều phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trước khi rời đặc khu. Các lao động Lào sắp rời đặc khu được yêu cầu phải cách ly tại trung tâm của tỉnh Bokeo trước khi về địa phương. Ban quản lý đặc khu cũng được giao thành lập trung tâm cách ly phù hợp cho người lao động chuẩn bị rời khỏi đây, kể cả đối với lao động không có giấy tờ hợp pháp.
Campuchia: Phnom Penh xem xét kéo dài lệnh giới nghiêm
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Chính quyền thành phố Phnom Penh đang xem xét kéo dài lệnh giới nghiêm để ngăn chặn dịch COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta sau khi phát hiện một loạt ca lây nhiễm biến thể này trong cộng đồng.
Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng cho biết trong thời gian qua, lệnh giới nghiêm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm lây lan dịch COVID-19 tại thủ đô. Việc thực hiện lệnh này ảnh hưởng đến nhu cầu của giới trẻ nhưng lại giúp ngăn chặn lây lan virus SARS-CoV-2 từ người trẻ tuổi sang những thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình. Ông Sreng cũng bảnh báo người dân không được lơ là với các biện pháp phòng dịch vì biến thể Delta rất nguy hiểm và dễ lây lan.
Tính đến ngày 17/8, Campuchia đã phát hiện 715 ca nhiễm biến thể Delta, trong đó có 513 ca nhiễm biến thể này tính đến ngày 13/8. Như vậy chỉ trong 4 ngày, số ca nhiễm biến thể Delta tại Campuchia đã tăng hơn 200 ca, trong bối cảnh hàng nghìn lao động di cư Campuchia tiếp tục vượt biên giới Thái Lan về nước, mang theo nguy cơ lây nhiễm.
Trong khi đó, thống kê chính thức cho thấy số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia hiện dao động trong khoảng 500-600 ca/ngày, trong đó chủ yếu ở các tỉnh biên giới và cao điểm ở tỉnh Banteay Meanchey, cùng với hàng trăm ca mắc mới được phát hiện tại một trung tâm cai nghiện ma túy.
Bộ Y tế Campuchia ngày 19/8 ra thông cáo xác nhận có 533 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua (gồm 145 ca nhập cảnh và 388 ca lây nhiễm trong cộng đồng) và 17 ca tử vong. Như vậy, đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 87.723 ca mắc COVID-19, trong đó 83.298 người hồi phục và 1.747 người tử vong.
WHO hối thúc Indonesia hành động khẩn cấp
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã hối thúc Indonesia hành động nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 sau khi dữ liệu mới cho thấy hoạt động đi lại trong lĩnh vực bán lẻ và giải trí đã phục hồi về mức trước đại dịch tại một số khu vực trọng điểm.
Indonesia - quốc gia hồi tháng trước trở thành tâm điểm của đợt bùng phát dịch COVID-19 tại châu Á - đã áp đặt các lệnh hạn chế đi lại song hiện cho phép các trung tâm thương mại và nhà hàng tại một số khu vực được hoạt động với 25% công suất.
Báo cáo tình hình mới nhất của WHO nhấn mạnh "sự gia tăng đáng kể về hoạt động đi lại của người dân trong lĩnh vực bán lẻ và giải trí" tại các tỉnh Banten, Tây Java và Trung Java với tổng dân số khoảng 97 triệu người.
Không gian bán lẻ và giải trí được đề cập ở đây bao gồm các nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, thư viện, bảo tàng và công viên giải trí. Dựa trên số liệu của Google từ tuần thứ hai của tháng 8, WHO cho hay hoạt động đi lại của người dân đã đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 2/2020.
Báo cáo của WHO nhấn mạnh: "Việc xây dựng một kế hoạch cụ thể và hành động khẩn cấp là rất quan trọng nhằm chặn trước và giảm thiểu tác động của việc gia tăng các hoạt động đi lại đối với sự lây lan dịch bệnh và năng lực của hệ thống y tế".
Do ảnh hưởng của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, số ca mắc COVID-19 hàng ngày tại Indonesia đã đạt mức kỷ lục hơn 56.000 ca vào tháng trước, đẩy các bệnh viện trên đảo Java vào tình trạng quá tải và thiếu oxy y tế nghiêm trọng.
Số ca mắc COVID-19 mới đã giảm đáng kể xuống còn khoảng 15.000 ca vào ngày 18/8, tuy nhiên tỷ lệ xét nghiệm cũng giảm trong khi tỷ lệ dương tính và số ca tử vong vẫn ở mức cao. Các chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại rằng biến thể Delta sẽ lan rộng sang các khu vực xa xôi hẻo lánh có năng lực y tế yếu kém.
Philippines ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao thứ hai kể từ đầu dịch
Cảnh sát kiểm tra người lưu thông nhằm đảm bảo người dân tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19 tại một chốt kiểm soát ở thành phố Quezon, Philippines ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Philippines ngày 19/8 ghi nhận 14.895 ca mắc mới COVID-19, mức cao thứ hai kể từ khi bùng phát dịch ở nước này. Tổng số ca mắc tại nước này đến nay là 1,79 triệu ca, trong khi số ca tử vong đã tăng lên 30.881 ca sau khi ghi nhận thêm 258 ca.
Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque cho biết nước này quyết định chi 45,3 tỷ peso (899 triệu USD) từ ngân sách năm 2022 để triển khai chương trình tiêm chủng liều tăng cường cho người dân. Động thái này diễn ra ngay cả khi giới chức y tế Philippines chưa đưa ra quyết định có cần tiêm mũi thứ 3 hay không.
Hiện chưa rõ số tiền trên có thể mua được bao nhiêu liều vaccine. Đến nay, Philippines đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 8 loại vaccine ngừa COVID-19, trong đó có của Pfizer và Moderna.
Tại Philippines, tính đến nay, gần 13 triệu người, chiếm 11,7% trong tổng số 110 triệu dân, đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Singapore bắt đầu thí điểm cách ly bệnh nhân tại nhà
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Singapore ngày 14/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 19/8, Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết bắt đầu từ ngày 30/8, nước này sẽ triển khai thí điểm việc áp dụng cách ly tại nhà đối với những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết chương trình thí điểm cách ly điều trị tại nhà này là bước đi quan trọng trong lộ trình hướng tới việc sống chung với "bệnh đặc hữu COVID-19".
Ông Ong Ye Kung cho biết Singapore có 2 khu vực phục hồi cho các bệnh nhân COVID-19 là tại các bệnh viện và tại các khu vực cách ly tập trung. Chương trình thí điểm cách ly tại nhà này nhằm bổ sung thêm khu vực phục hồi thứ ba và giải phóng các nguồn lực y tế và giường bệnh tại các bệnh viện.
Tuy nhiên, để có thể được cách ly tại nhà, những bệnh nhân và người nhà của họ cần phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt như tất cả người sinh sống trong gia đình phải được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ và không thuộc những nhóm người dễ "bị tổn thương" như phụ nữ mang thai, người già hoặc những người có hệ miễn dịch yếu kém... Bệnh nhân COVID-19 sẽ được điều trị tại cơ sở y tế trong vài ngày đầu tiên, sau đó sẽ được chuyển về cách ly điều trị tại nhà khi lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong cơ thể giảm xuống Bên cạnh đó, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ phải nằm trong diện cách ly tại nhà trong thời gian cho đến khi người mắc COVID-19 khỏi bệnh. Những thành viên trong gia đình sẽ được theo dõi thông qua các thiết bị điện tử và sẽ phải tiến hành các xét nghiệm kháng nguyên nhanh (ART) hàng ngày để kịp thời phát hiện nguy cơ lây nhiễm.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 hằng ngày tại quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục có xu hướng giảm sau khi các biện pháp siết chặt hơn được áp dụng vào tháng trước đã phát huy hiệu quả. Trong một tuần tính đến ngày 17/8, trung bình mỗi ngày Singapore ghi nhận 63 ca mắc mới, giảm một nửa so với trước đó 2 tuần.
Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 19/8 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận 210.361.641 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.410.584 người tử vong. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Đến thời điểm hiện tại, hơn 188,4 triệu người đã bình phục, hơn 17,5 triệu người vẫn đang được điều trị, trong...