COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 785.000 ca mắc và 1.347 ca tử vong. WHO lo ngại nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể mới ở Triều Tiên, trong khi giới chuyên gia dự báo 3 kịch bản diễn biến của đại dịch.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 1
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại nhà ăn của một nhà máy ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 16/5/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 18/5 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 523.698.150 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.292.140 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 785.910 và 1.347 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 493.608.979 người, 23.797.031 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 38.850 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 82.591 ca; Australia đứng thứ hai với 67.650 ca; tiếp theo là Pháp (43.727 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 167 người chết trong ngày; tiếp theo là Đức với 176 ca và Brazil 160 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 84.402.969 người, trong đó có 1.027.066 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.127.032 ca nhiễm, bao gồm 524.260 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.728.286 ca bệnh và 665.216 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 194,7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 151,7 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 99,8 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 57,2 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 12 triệu ca và châu Đại Dương trên 8 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 2
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch COVID-19 tại một trường học ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN

WHO lo ngại xuất hiện nhiều biến thể mới ở Triều Tiên

Ngày 17/5, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Michael Ryan, cho rằng cấp độ lây nhiễm cao của virus SARS-CoV-2 ở những người chưa được tiêm chủng, như tại Triều Tiên, tạo ra nguy cơ xuất hiện những biến thể mới cao hơn.

Triều Tiên, một thành viên của WHO, đang vật lộn với đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên mà nước này thừa nhận, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lớn do thiếu vaccine và cơ sở hạ tầng y tế còn hạn chế.

Trả lời câu hỏi về đợt bùng phát dịch COVID-19 ở Triều Tiên, ông Mike Ryan nói: “Chắc chắn là đáng lo ngại nếu các quốc gia … không tận dụng các công cụ sẵn có. WHO đã nhiều lần nói rằng nếu các bạn không kiểm soát được sự lây lan thì nguy cơ xuất hiện các biến thể mới luôn cao hơn”.

Cũng trong cuộc họp báo này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho biết ông “quan ngại sâu sắc” về việc virus lây lan trong cộng đồng dân cư chưa được tiêm chủng. WHO trước đó cho biết Triều Tiên vẫn chưa thông báo chính thức về đợt bùng phát dịch COVID-19 tại nước này trong một hành động rõ ràng vi phạm các nghĩa vụ pháp lý của Bình Nhưỡng theo Quy định Y tế Quốc tế của WHO.

Trong khi đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 16/5 đưa tin các cơ quan phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp ở tất cả các cấp ở nước này đã tập trung nỗ lực ngăn chặn và loại bỏ nguồn lây lan của dịch bệnh, theo đúng các quyết định được đưa ra tại cuộc họp lần thứ 8 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa VIII.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 3
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ chính trị về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tại Bình Nhưỡng, ngày 15/5/2022. Ảnh: Yonhap/TTXV

Theo KCNA, tất cả các cơ quan phòng, chống dịch khẩn cấp ở thủ đô Bình Nhưỡng, trong đó có quận Mangyongdae, đã thực hiện đúng công tác đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh suôn sẻ trong bối cảnh các khu vực liên quan phong tỏa đồng thời các đơn vị công tác, sản xuất và dân cư đóng cửa, không tiếp xúc với nhau.

Cũng theo KCNA, trong 24 giờ tính từ 18h00 ngày 15/5 đến 18h00 ngày 16/5 theo giờ địa phương, tại Triều Tiên có hơn 269.510 trường hợp bị sốt, khoảng 170.460 người bình phục và 6 trường hợp tử vong. Kể từ cuối tháng 4 đến 18h00 ngày 16/5, Triều Tiên ghi nhận hơn 1.483.060 trường hợp bị sốt, trong đó hơn 819.090 trường hợp đã bình phục và ít nhất 663.910 trường hợp vẫn đang phải điều trị. Số trường hợp tử vong là 56 người.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 4
Phun thuốc khử trùng để phòng dịch COVID-19 tại một nhà hàng ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 29/3/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

3 kịch bản của đại dịch COVID-19 tới năm 2027

Đại dịch COVID-19 hiện vẫn chưa kết thúc và giới chuyên gia y tế dự báo dịch bệnh toàn cầu này sẽ kéo dài ít nhất 5 năm nữa, nhưng đại dịch kết thúc như thế nào là tùy thuộc vào hành động của chính con người. Theo báo cáo mới được công bố, Hội đồng Khoa học quốc tế (ISC) đã đưa ra 3 kịch bản về dịch bệnh có thể xảy ra tới năm 2027. Báo cáo do một nhóm gồm 20 chuyên gia trong lĩnh vực y tế, virus học, kinh tế học, khoa học hành vi, đạo đức học và xã hội học thực hiện.

Ở kịch bản thứ nhất, nếu tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đối với người trưởng thành tăng từ khoảng 61% lên hơn 80% trên toàn cầu thì nhiều người có thể được cứu sống và nguy cơ xuất hiện các biến thể có thể giảm đi. Hơn nữa, điều này cũng đem lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe tâm thần, kinh tế và sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản lạc quan này, virus SARS-CoV-2 cũng sẽ không biến mất, nhưng sự lây lan của virus sẽ trở nên dễ kiểm soát hơn. Mặc dù vậy, ISC cho rằng rất nhiều khả năng, kịch bản này không thể đạt được vì các chính phủ hiện nay đang kéo dài đại dịch khi chỉ tập trung vào các chiến lược quốc gia thay vì hợp tác quốc tế.

Theo kịch bản thứ hai, tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu ở mức dưới 70%. Nếu tỷ lệ này không tăng lên, COVID-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu gây bệnh theo mùa ở nhiều quốc gia, theo đó đòi hỏi các nhà khoa học cần điều chỉnh vaccine và sử dụng thuốc kháng virus. ISC cho rằng đến năm 2027, kịch bản mà rất có thể xảy ra là tình trạng bất bình đẳng toàn cầu trở nên trầm trọng hơn. Các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ bị lùi lại 1 thập kỷ. Báo cáo chỉ ra rằng ngay cả khi giai đoạn cấp tính của đại dịch sắp kết thúc ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao thì rủi ro vẫn ở mức cao khi nhiều người trên thế giới chưa được tiếp cận vaccine một cách hiệu quả vì các biến thể mới có thể tiếp tục xuất hiện.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 5
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Đối với kịch bản thứ ba, nếu tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu ở mức dưới 60%, thì các quốc gia thu nhập thấp sẽ vẫn bị hạn chế tiếp cận vaccine và thuốc kháng virus. Theo đó, COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát với sự tái phát nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới. Để tránh được kịch bản tồi tệ này, các chuyên gia cho rằng các chính phủ cần hợp tác và đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như giải quyết sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục và khoảng cách giàu nghèo.

Báo cáo của ISC cũng kêu gọi các chính phủ không chạy theo những lời xúi giục cắt giảm các mục tiêu về khí hậu để đạt được lợi ích ngắn hạn. Các tác giả báo cáo nhận định sự gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường có thể sẽ khiến các đại dịch dễ xảy ra hơn trong tương lai, điều mà không ai muốn trải qua thêm một lần nữa.

Vaccine ngừa COVID-19 giúp giảm tỷ lệ nhập viện do nhiễm biến thể Omicron

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Hai nghiên cứu mới đây cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất đối với trẻ em và trẻ vị thành niên Mỹ trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron. Nghiên cứu thứ nhất kết luận vaccine này có hiệu quả bảo vệ khoảng 71% sau khi hoàn thành mũi thứ 3, đối với các trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 15 tuổi. Nghiên cứu thứ hai cho thấy vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc nhập viện ở trẻ em từ 5 – 17 tuổi sinh sống tại bang New York. Cả hai nghiên cứu này vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học JAMA.

Ở nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch (CDC) đã phân tích dữ liệu từ 74.208 kết quả xét nghiệm COVID-19 phản ứng chuỗi polymerase (PCR) của các trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 11 và 47.744 xét nghiệm PCR khác của trẻ từ 12 – 15 tuổi, tính từ ngày 26/12/2021 – 21/2/2022. Các xét nghiệm này đều được một chuỗi nhà thuốc tiến hành, tại 6.897 điểm thuộc 49 bang, thủ đô Washington D.C. và vùng lãnh thổ Puerto Rico.

Video đang HOT

Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng, ở trẻ em và trẻ vị thành niên, hiệu quả vaccine sau 2 mũi vaccine của Pfizer không đáng kể và giảm nhanh. Tuy nhiên, ở nhóm trẻ vị thành niên, hiệu quả của vaccine ước tính tăng sau một mũi tăng cường.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 7
Bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 được sản xuất tại Draper, Utah, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ở nghiên cứu thứ 2, một nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế bang New York đã sử dụng 4 cơ sở dữ liệu COVID-19 của bang để đánh giá các trường hợp mắc bệnh và nhập viện ở trẻ em từ 5 – 11 tuổi được tiêm chủng 2 mũi và thanh thiếu niên từ 12 – 17 tuổi được tiêm 2 hoặc 3 mũi, hoàn thành trước đó ít nhất 14 ngày và những người chưa được tiêm vaccine tính từ ngày 29/11/2021 – 30/1/2022.

Cụ thể, có 365.502 trẻ em từ 5 – 11 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ và 997.554 trẻ em khác chưa được tiêm chủng. Trong số thanh thiếu niên, 852.384 đã được tiêm chủng đầy đủ và 208.145 trường hợp chưa được tiêm vaccine.

Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận 140.680 trường hợp mắc COVID-19 và 414 trường hợp nhập viện ở nhóm tuổi trẻ hơn, trong khi có 154.555 trường hợp nhiễm và 671 trường hợp nhập viện ở những trường hợp lớn hơn. Biến thể Omicron chiếm khoảng 19% các ca mắc trong giai đoạn đầu, tính từ 29/11/2021 – 13/12/2022 và sau đó chiếm khoảng 99% các ca mắc ở giai đoạn sau – tính đến ngày 24/1.

Sau khi tính toán các tỷ lệ và chỉ số, các nhà khoa học kết luận những người chưa tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh và nhập viện cao hơn so với những người đã được tiêm vaccine ở cả hai nhóm tuổi, mặc dù nguy cơ này đã giảm khi biến thể Omicron lây lan rộng rãi, trong khi hiệu quả của vaccine cũng giảm dần theo thời gian.

Các nhà khoa học đánh giá kết quả này là cơ sở cho nỗ lực tăng bao phủ vaccine ở trẻ em và trẻ vị thành niên và việc xem xét lại chiến lược tiêm chủng đối với trẻ em từ 5-11 tuổi tại Mỹ.

Indonesia nới lỏng quy định bắt buộc đeo khẩu trang

Từ ngày 18/5, người dân Indonesia khi ra đường và tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ không phải đeo khẩu trang. Đây là quyết định vừa được Tổng thống Indonesia Joko Widodo công bố vào chiều 17/5. Quyết định này được đưa ra căn cứ trên tình hình thực tế dịch bệnh đã dần được kiểm soát tại nước này.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 8
Học sinh tại một trường học ở Bandung, West Java, Indonesia, ngày 12/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, quy định bắt buộc đeo khẩu trang vẫn còn hiệu lực với người dân khi tới tại các khu vực công cộng có không gian kín hoặc khi phương tiện công cộng. Nhà lãnh đạo Indonesia cũng khuyến nghị người có tuổi và người có các vấn đề về sức khỏe hoặc ho vẫn nên tiếp tục sử dụng khẩu trang để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Ngoài việc nới lỏng quy định về đeo khẩu trang, Indonesia cũng điều chỉnh các quy định về xét nghiệm đối với du khách nước ngoài và người du lịch nội địa.

Trong vài tuần gần đây, nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Singapore và Malaysia cũng đã gỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại khu vực ngoài trời.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 9
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng vẫn phải cách ly 7 ngày

Hãng thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) ngày 17/5 dẫn lời Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen cho biết khách du lịch chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ không được miễn cách ly khi nhập cảnh Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen nêu rõ Campuchia đón chào tất cả du khách, nhưng người chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly 7 ngày. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh rằng Campuchia đã vượt qua các làn sóng dịch bệnh do các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Alpha, Delta và Omicron gây ra, nhưng hiện vẫn chưa chiến thắng COVID-19. Campuchia đang dốc toàn lực và thúc đẩy chiến dịch tiêm phòng COVID-19 nên chưa thể cho phép khách chưa tiêm phòng nhập cảnh mà không cách ly.

Hiện nay, du khách đã tiêm phòng COVID-19 không cần cách ly, không cần xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm PCR khi nhập cảnh Campuchia.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 10
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

ADVERTISING

X

Mỹ: Có thể giảm được hơn 300.000 ca tử vong do COVID-19 nếu người dân tiêm phòng

Một phân tích vừa được công bố cho thấy nước Mỹ lẽ ra đã có thể ngăn ngừa 300.000 ca tử vong nếu người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Phân tích trên được các nhà nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Brown, Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, Đại học Harvard và Chương trình Trí tuệ nhân tạo (AI) vì sức khỏe của Microsoft (AI for Health) phối hợp thực hiện dựa trên những dữ liệu thực tế từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ và tờ The New York Times. Kết quả cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022, ít nhất 318.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đã có thể được cứu sống nếu trước đó đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Mặc dù mức trung bình trên toàn quốc chỉ ra rằng khoảng 50% trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết có sự khác biệt lớn giữa các bang – dao động từ 25% đến 74% ca tử vong có thể ngăn ngừa được nhờ vaccine. Các bang Tây Virginia, Wyoming, Tennessee, Kentucky và Oklahoma dẫn đầu danh sách các bang nơi có thể cứu sống nhiều người nhất nhờ vaccine ngừa COVID-19, trong khi các bang và khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn như thủ đô Washington, bang Massachusetts, Puerto Rico, Vermont và Hawaii lại cho thấy số ca tử vong có thể ngăn chặn nhờ vaccine ở mức thấp nhất.

Theo dữ liệu của CDC Mỹ, cho đến nay, hơn 220 triệu người dân nước này đã được tiêm đủ liều vaccine cơ bản ngừa COVID-19, 100 triệu người trong số đó đã được tiêm mũi tăng cường đầu tiên. Tuy nhiên, khoảng 92 triệu người Mỹ đủ điều kiện tiêm – chiếm khoảng 50% số người hiện đủ điều kiện – vẫn chưa được tiêm mũi tăng cường.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 11
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bochum, Đức ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

FDA cấp phép sử dụng bộ kít xét nghiệm COVID-19, cảm cúm tại nhà

Ngày 16/5, Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng bộ kit xét nghiệm tại nhà đối với các bệnh đường hô hấp như COVID-19 hay cúm mùa. Người dân Mỹ có thể mua bộ kit này mà không cần đơn của bác sĩ.

Theo đó, FDA đã cấp phép sử dụng cho bộ xét nghiệm RT-PCR DTC đối với virus gây bệnh hô hấp mùa do công ty Labcorp nghiên cứu và sản xuất. Giám đốc Trung tâm thiết bị và y tế phóng xạ thuộc FDA Jeff Shuren cho biết mặc dù cơ quan này đã cấp phép nhiều xét nghiệm COVID-19 mà không cần đơn thuốc, nhưng đây là xét nghiệm đầu tiên được phép lưu hành dành cho xét nghiệm bệnh cúm và virus gây bệnh hợp bào hô hấp (RSV), cùng với COVID-19. Ông nêu rõ mọi cá nhân có thể tự mua, tự lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để lấy kết quả xét nghiệm mà không cần tư vấn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Việc lấy mẫu sử dụng bộ kit RT-PCR DTC giống như việc lấy dịch mũi khi xét nghiệm COVID-19. Sau khi gửi mẫu xét nghiệm đến phòng thí nghiệm, người dân có thể nhận kết quả trên một trang web. Ngoài virus SARS-CoV-2, bộ kit xét nghiệm của Labcorp có thể xác định virus gây cúm A, cúm B, RSV.

Cùng ngày, FDA cũng từ chối cấp phép sử dụng thuốc chống trầm cảm fluvoxamine trong điều trị COVID-19, cho rằng dữ liệu hiện có không cho thấy tính hiệu quả của loại thuốc này trong việc chống virus SARS-CoV-2.

Đức duy trì quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng

Hành khách sẽ vẫn bị yêu cầu đeo khẩu trang trên các chuyến bay của Đức ngay cả khi Liên minh châu Âu (EU) thông báo đã nới lỏng các biện pháp hạn chế để chống dịch bệnh COVID-19 đối với du khách.

COVID-19 tới 6h sáng 18/5: Lo ngại nhiều biến thể mới ở Triều Tiên; Dự báo dịch kéo dài ít nhất 5 năm nữa - Hình 12
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em tại Berlin, Đức ngày 8/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Cho đến nay giới chức Đức chưa có kế hoạch dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các chuyến bay cho dù EU đã đưa ra hướng dẫn mới liên quan đến các quy định phòng chống dịch. Vì vậy, hành khách bay đến và đi từ Đức vẫn phải đeo khẩu trang khi lên, xuống máy bay và trong suốt hành trình bay.

Ngoài máy bay, đến nay Chính phủ Đức thông báo giới chức nước này chưa có kế hoạch dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện công cộng khác trong tương lai gần.

Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach giải thích rằng không thể dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng ở thời điểm này, khi Đức vẫn ghi nhận trên dưới 150 ca tử vong và 70.000 ca mắc mới mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng số ca mắc trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Cho đến nay, gần 76% dân số đã tiêm hai mũi vaccine phòng COVID-19 và khoảng 60% đã được tiêm mũi nhắc lại.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 256.832 trường hợp mắc COVID-19 và 431 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 521 triệu ca, trong đó trên 6,28 triệu người tử vong vì đại dịch.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 1
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 10/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 521.424.963 ca, trong đó có tổng cộng 6.288.874 người tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh lưu hành.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 475 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 39 triệu ca và trên 39.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 16/5, thế giới có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 41 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế giảm dần.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 2
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn "nóng nhất" nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 24 giờ qua, Đài Loan (Trung Quốc) là nơi ghi nhận số ca mắc mới cao nhất (với trên 61.000 ca), trong khi Italy là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với 102 ca.

Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược "Không COVID" áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành "Không COVID linh hoạt". Song Trung Quốc cũng đang khống chế hiệu quả đợt bùng phát này, với việc Thượng Hải công bố kế hoạch mở cửa trở lại một số dịch vụ công thiết yếu sau thời gian phong tỏa.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 48 ca tử vong. Trong ngày 16/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 5.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (40 ca).

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN chỉ có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã họp khẩn ngày 15/5 nhằm thảo luận các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 4
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chủ trì cuộc họp bàn các biện pháp đối phó với dịch COVID-19 tại Bình Nhưỡng, ngày 14/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại cuộc họp, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra chỉ thị lập tức ổn định nguồn cung dược phẩm tại thành phố Bình Nhưỡng, với sự tham gia của các lực lượng quân y của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Ông Kim Jong-un nêu rõ thực trạng thuốc chưa được cung ứng đầy đủ cho các nhà thuốc dù Bộ Chính trị đã ban hành lệnh khẩn cấp, lập tức giải phóng cũng như cung ứng kịp thời kho thuốc dự trữ nhà nước và yêu cầu tất cả các nhà thuốc chuyển sang hoạt động 24/24h. Cùng ngày 15/5, Triều Tiên công bố thêm 8 ca tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi lên 50 người và hơn 392.920 người có triệu chứng sốt.

Trong khi đó, theo quan chức y tế cấp cao của Hàn Quốc Sohn Young-rae, giới chức y tế tại Seoul nhận định đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Triều Tiên có thể sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn so với thông tin công bố chính thức.

Ngày 16/5, một quan chức thành phố Thượng Hải cho biết trung tâm tài chính của Trung Quốc này đặt mục tiêu từ ngày 1/6 tới trở lại cuộc sống bình thường, sau khi tuyên bố 15 trong số 16 quận trên địa bàn thành phố không còn ca mắc COVID-19 bên ngoài các khu cách ly.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 5
Người dân quét mã sức khỏe trước khi vào một siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến hằng ngày, Phó Thị trưởng Thượng Hải Zong Ming công bố kế hoạch đưa thành phố 25 triệu dân này trở lại cuộc sống bình thường sau hơn 6 tuần áp đặt lệnh phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, từ ngày 1/6 khôi phục cuộc sống bình thường; từ ngày 16/5, các siêu thị, cửa hàng tiện ích và hiệu thuốc được mở cửa trở lại. Thành phố cũng có kế hoạch tăng dần các chuyến bay nội địa và dịch vụ đường sắt.

Giới chức Thượng Hải tuyên bố đã kiểm soát được dịch COVID-19 song mục tiêu đến ngày 21/5 là ngăn số ca mắc bùng phát trở lại, theo đó một số biện pháp hạn chế vẫn được duy trì. Việc xóa bỏ các ca mắc COVID-19 ngoài các khu vực cách ly là điều kiện then chốt để Trung Quốc khôi phục cuộc sống bình thường sau đại dịch.

Liên quan tình hình dịch bệnh, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 16/5 cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 140 ca mắc mới COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng trong ngày 15/5, trong đó có 69 ca ở Thượng Hải. Ngoài Thượng Hải, 8 khu vực cấp tỉnh khác cũng ghi nhận các ca mắc mới trong cộng đồng, trong đó có 39 trường hợp ở thủ đô Bắc Kinh. Ngoài ra, Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận 1.019 ca mắc mới không có triệu chứng, trong đó Thượng Hải có 869 ca. Trong ngày 15/5 Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong vì COVID-19, đều ở Thượng Hải.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 6
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Âu, Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, bao gồm cả tiêm vaccine cho trẻ em. Trong khi một số quốc gia khác vẫn còn duy trì các biện pháp hạn chế, Thụy Sĩ đã sớm học cách sống chung với dịch COVID-19 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và không có gia tăng đột biến về số ca nguy kịch.

Kể từ ngày 17/2, người dân Thụy Sĩ không còn bắt buộc phải xuất trình chứng nhận tiêm phòng COVID-19 khi vào quán bar, nhà hàng và các địa điểm trong nhà khác như cơ sở thể thao, nhà hát hoặc phòng hòa nhạc. Từ ngày 1/4, đeo khẩu trang cũng không còn là quy định bắt buộc trong trường học, cửa hàng, phòng hòa nhạc, tại nơi làm việc hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng.

Quy định cách ly 5 ngày đối với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng đã kết thúc vào ngày 31/3. Chính phủ Thụy Sĩ cũng tạm ngừng ứng dụng Swiss COVID xác định những người có tiếp xúc gần với người nhiễm virus. Ngoài ra, chính phủ Thụy Sĩ cũng không còn giới hạn về quy mô các cuộc họp riêng và các sự kiện lớn không còn phải xin phép.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 7
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Trao đổi với báo giới, người đứng đầu cơ quan quản lý khủng hoảng tại Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang (FOPH) Patrick Mathys nhận định nhờ mức độ miễn dịch cao, số lượng ca bệnh nặng hiện không có nguy cơ gây quá tải cho các cơ sở y tế. Sự lây lan hiện tại của virus SARS-CoV-2 không được thể hiện nhiều qua các dữ liệu do có nhiều trường hợp nhiễm không được báo cáo, tuy nhiên tỷ lệ nhập viện giảm cho thấy dịch bệnh diễn biến theo hướng tích cực hơn.

Tới nay Thụy Sĩ đã phê duyệt 4 loại vaccine, gồm vaccine của Pfizer/BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson (J&J) và Nuvaxovid. Các cơ quan y tế Thụy Sĩ khuyến nghị người dân nên tiêm vaccine công nghệ mRNA (của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna) để có thể tạo lớp bảo vệ tốt hơn chống lại bệnh COVID-19 và những hậu quả tiềm ẩn sau này.

Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ nước ngoài và mô hình nghiên cứu, chuyên gia dịch tễ Dion O'Neale thuộc trung tâm nghiên cứu Te Pūnaha Matatini cho rằng khoảng 50% dân số New Zealand có thể đã mắc COVID-19.

Tuần trước, Tổng giám đốc Cơ quan y tế New Zealand Ashley Bloomfield cho biết mỗi ngày New Zealand ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới COVID-19, song dường như con số này chỉ bằng một nửa con số thực tế.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 8

Tính đến ngày 15/5, New Zealand đã ghi nhận tổng cộng 1.039.575 người mắc COVID-19. Chuyên gia O'Neale cho rằng ước tính của chính phủ về số ca mắc COVID-19 có thể thấp hơn thực tế và đến thời điểm này có lẽ khoảng một nửa dân số hơn 5 triệu người của New Zealand đã mắc bệnh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc một nửa dân số mắc COVID-19 không có nghĩa là nửa còn lại sẽ mắc bệnh, một phần là do hầu hết những người chưa mắc COVID-19 vẫn đang thận trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

ADVERTISING

X

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát triển một loại vaccine tiềm năng dạng hạt nano mosaic có thể ngăn ngừa các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Nhóm nhà khoa học tại Đại học Tôn Trung Sơn, Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Đại học Y Quảng Châu và Trung tâm Ngăn ngừa, Kiểm soát dịch bệnh của tỉnh Quảng Đông, đã bào chế vaccine dạng hạt nano mosaic hóa trị bốn, trong đó có chứa các protein gai của chủng virus SARS-CoV-2 gốc và 3 biến thể lớn gồm Alpha, Beta và Gamma.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 9
Người dân ngắm hoa anh đào nở rộ tại Osaka, Nhật Bản, ngày 13/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Protein gai của chủng virus này được coi là đóng một vai trò quan trọng trong việc bám dính và liên kết với tế bào của vật chủ. Do đó, phần lớn các kháng thể vô hiệu hóa khả năng lây lan của virus đều nhắm tới loại protein này.

Tuy nhiên, các đột biến từ các biến thể của virus SARS-CoV-2 phân bố rộng trên protein gai dẫn tới khả năng kháng kháng thể lớn cùng khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch được hình thành từ các huyết thanh sản sinh ra sau khi tiêm vaccine phòng bệnh, từ đó tạo thêm rào cản đối với hiệu quả của các vaccine hiện có.

Theo nghiên cứu mới nói trên, hạt nano trong loại vaccine thử nghiệm này đã được chứng minh là có khả năng tạo ra các kháng thể trung hòa tương đương hoặc vượt trội ngăn ngừa các biến thể của virus SARS-CoV-2 sinh sôi ở chuột và các loài linh trưởng không phải con người với chỉ mức giảm nhỏ nồng độ trung hòa chủng virus gốc.

Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm vaccine dạng này để ngăn ngừa các biến thể Omicron và Lambda của virus SARS-CoV-2. Theo đó, hai biến thể chỉ làm giảm nhẹ hiệu quả trung hòa của huyết thanh được sản sinh ra sau tiêm vaccine. Điều này cho thấy huyết thanh mới có được sau tiêm loại vaccine dạng hạt nano ghép mảnh có thể tạo ra các phản ứng bảo vệ lớn trước các biến thể đang lưu hành hiện nay.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/5: Trung Quốc phát triển vaccine dạng hạt nano; Dịch tiếp tục hạ nhiệt trên toàn cầu - Hình 10
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh phát hiện trên đã cung cấp bằng chứng về nguyên tắc cho việc phát triển các loại vaccine đa hóa trị phòng dịch COVID-19 và các biến thể tiềm tàng có thể xuất hiện trong tương lai.

Những người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó bị nhiễm biến thể Omicron có thể có kháng thể chống lại một loạt biến thể khác của virus SARS-CoV-2.

Hai nghiên cứu công bố mới đây cho thấy ở những người đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc COVID-19, việc nhiễm virus SARS-CoV-2 thậm chí còn tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn so với tiêm mũi vaccine tăng cường. Theo đó, hàng triệu người đã tiêm phòng COVID-19 và sau đó nhiễm biến thể Omicron có thể sẽ không sớm bị nhiễm các biến thể khác và xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Các kết quả này được các nhà nghiên cứu tại công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức) và Đại học Washington (Mỹ) công bố trên trang bioRxiv, kho tư liệu đăng các nghiên cứu chưa được chứng thực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024

Tin đang nóng

Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024

Tin mới nhất

Hungary chỉ trích việc cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:50:06 19/11/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary đang trên đường đến Brussels để tham dự cuộc họp của những người đồng cấp tại EU vào ngày 18/11. Hungary là nước EU ngoại lệ khi tiếp tục quan hệ với Nga trong gần ba năm khủng hoảng Ukraine.

UAV đánh dồn dập vào đất Nga, Moskva tuyên bố bắn rụng hàng chục thiết bị bay

04:48:02 19/11/2024
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 59 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine tấn công nhiều tỉnh trong đêm rạng sáng 18/11.

Trước các đòn tập kích tên lửa ATACMS, Kremlin tố Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa'

04:45:35 19/11/2024
Ông Peskov nhấn mạnh: Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đổ thêm dầu vào lửa và tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine."

Pháp và Anh được cho rằng cũng đã cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:42:58 19/11/2024
Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra 2 tháng trước khi cuộc bầu cử Mỹ xác định được người chiến thắng là ông Donald Trump, người bị nghi ngờ muốn cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng

04:40:20 19/11/2024
Điều này diễn ra sau khi OMV cảnh báo giữ lại khí đốt của Gazprom như một phần bồi thường cho một phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng giữa hai bên.

Tổng thống Sri Lanka tái bổ nhiệm bà Amarasuriya làm Thủ tướng

04:35:48 19/11/2024
Ông Dissanayake cũng sẽ phải hoàn tất việc tái cấu trúc khoản nợ 12,5 tỷ USD với các chủ trái phiếu và đưa tăng trưởng vào con đường bền vững.

Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

22:20:53 18/11/2024
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.

Nam Phi phong tỏa khu mỏ, quyết xử lý nạn khai thác trái phép

22:18:02 18/11/2024
Chính phủ Nam Phi đã chặn tuyến đường cung cấp vật tư cho những người khai thác than trái phép tại khu mỏ ở phía tây bắc.

Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới

22:01:23 18/11/2024
Làn sóng sợ hãi một lần nữa ập xuống Port-au-Prince khi một khu vực của thủ đô rơi vào vòng kiểm soát của băng nhóm tội phạm.

Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách giám sát ngoại hối

21:57:15 18/11/2024
Báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 14.11 cho biết Mỹ đã đưa Hàn Quốc trở lại danh sách các quốc gia cần theo dõi về chính sách ngoại hối, một năm sau khi Hàn Quốc được loại khỏi danh sách này.

Cựu 'phó tướng' phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế

21:54:26 18/11/2024
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert FKennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Tổng biên tập tạp chí Mỹ lâu đời nhất gọi cử tri của ông Trump là 'phát xít'

21:51:10 18/11/2024
Tổng biên tập Laura Helmuth của tạp chí Scientific American (Khoa học Mỹ) đã từ chức sau khi gây tranh cãi vì gọi cử tri của Tổng thống đắc cử Donald Trump là phát xít .

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển

Sao châu á

22:32:14 18/11/2024
Người hâm mộ vô cùng lo lắng cho tình trạng của Park Bom. Nhiều fan để lại bình luận động viên, chúc cho chị cả 2NE1 sớm khỏe mạnh trở lại.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.