COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 911.000 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh vượt mốc 500 triệu, trong đó có trên 6,2 triệu ca tử vong.

17% bệnh nhân không thể trở lại làm việc vì ảnh hưởng sức khoẻ hậu COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 1
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/ TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 13/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 500.794.656 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.208.667 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 991.413 và 2.754 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 450.795.293 người, 43.790.696 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 44.017 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 210.676 ca; Pháp đứng thứ hai với 190.762 ca; tiếp theo là Đức (164.628 ca). Đức và Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với cùng 288 người chết trong ngày; tiếp theo là Mỹ 271 ca và Hàn Quốc với 171 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.119.050 người, trong đó có 1.012.796 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.037.388 ca nhiễm, bao gồm 521.746 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.183.929 ca bệnh và 661.493 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 185 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 144,25 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 97,1 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 56,45 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 11,8 triệu ca và châu Đại Dương 6,22 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 2
Người dân chọn mua hàng tại một siêu thị ở Frankfurt, Đức ngày 7/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

17% bệnh nhân không trở lại làm việc vì ảnh hưởng sức khoẻ hậu COVID-19

Báo Financial Times ngày 12/4 đưa tin phần lớn trong hơn 100 triệu người trên toàn thế giới đã bình phục sau khi mắc COVID-19 đang chịu những tác động nặng nề về sức khỏe và nhiều người chưa thể trở lại làm việc. Dự báo sẽ có thêm nhiều người lâm vào tình trạng tương tự, từ đó kéo theo nguy cơ thiếu hụt lao động.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Leicester (Anh) đã thu thập thông tin của 1.170 người từng nhập viện vì COVID-19 trong giai đoạn từ tháng 3-11/2020. Qua đó, họ nhận thấy 17% trong số này không trở lại làm việc sau khi đã khỏi bệnh và xuất viện được 5 tháng; 19% thay đổi công việc do các tác động liên quan tới sức khỏe hậu COVID-19. Ngoài ra, 25% các doanh nghiệp tại Anh cho biết những tác động sau khi mắc căn bệnh này là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng lao động nghỉ việc trong thời gian dài.

Viện Brookings tại Mỹ cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Theo đó, viện nghiên cứu chính sách này cho biết tính đến tháng 11/2021, 15% trong tổng số 1.060.000 vị trí việc làm đang cần nhân sự để thay thế những lao động vắng mặt vì sức khỏe suy giảm hậu COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 3
ệnh nhân COVID-19 được điều trị tại trung tâm y tế ở Reno, Nevada, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Biến thể Omicron khiến con người dễ tái nhiễm hơn

Giới chuyên gia cho rằng việc tái nhiễm virus SARS-CoV-2 hiếm khi xảy ra, song điều này đã khác khi Omicron xuất hiện.

Tiến sĩ Saqib Shahab, người đứng đầu cơ quan y tế tỉnh bang Saskatchewan nhấn mạnh do Omicron rất khác biệt, nên việc lây nhiễm trước đó không bảo vệ được con người trước làn sóng tấn công của biến thể này. Ông dẫn dữ liệu y tế công cộng cho biết khoảng 10% số người mắc COVID-19 gần đây tại Canada là do nhiễm BA.2 – biến thể phụ của Omicron. Trước đó, những người này từng mắc BA-1 hoặc biến thể khác, như Delta.

Điều này phù hợp với các nghiên cứu gần đây ở Anh cho thấy 10% số ca bị nhiễm lại virus SARS-CoV-2. Theo Tiến sĩ Shahab, như vậy việc nhiễm Omicron không có nghĩa là con người đã có tấm khiên bảo vệ mình khỏi việc tái nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 4
Học sinh rời trường học ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 11/1/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nhà dịch tễ học Nazeem Muhajarine thuộc Đại học Saskatchewan cho biết so với các biến thể khác, Omicron có khả năng chống chọi tốt hơn miễn dịch do vaccine hoặc các lần nhiễm trước đó tạo ra. Omicron không chỉ có khả năng thoát khỏi miễn dịch, mà còn đến vào đúng thời điểm khả năng miễn dịch của con người giảm dần, sau khi hầu hết người dân Canada đã tiêm đủ liều cơ bản. Do đó, giới chức y tế đề nghị người dân đã tiêm đủ liều cơ bản nếu có điều kiện nên tiêm mũi tăng cường.

Mỹ thay đổi hướng tiếp cận trong ứng phó với dịch bệnh

Số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại Mỹ ngay cả khi nhiều người dân mong muốn gác lại những nỗi lo lắng này để hướng tới cuộc sống bình thường mới.

Thủ đô Washington đã chứng kiến một loạt ca mắc COVID-19 trong các thành viên quốc hội và chính quyền, và số ca mắc trong thành phố nói chung cũng đang gia tăng. Số ca mắc tại New York và các khu vực khác ở vùng Đông Bắc cũng đang tăng lên, với việc Philadelphia ngày 11/4 thông báo sẽ ban hành quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có những cơ sở để dự đoán mọi sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 trong thời gian tới có khả năng sẽ ít gây thiệt hại hơn so với những làn sóng trước đó. Sự kết hợp giữa vaccine, mũi tiêm nhắc lại và phương pháp điều trị mới đồng nghĩa ngay cả khi số ca bệnh tăng lên, số ca nhập viện và tử vong được kỳ vọng sẽ không tăng quá mức. Nhà Trắng đang kỳ vọng chương trình tiêm mũi vaccine tăng cường và việc cung cấp thuốc điều trị COVID-19 có thể chống lại bất kỳ làn sóng dịch nào bùng phát trong thời điểm hiện tại, thay vì các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang hay đóng cửa doanh nghiệp.

Video đang HOT

Phát biểu trên kênh truyền hình MSNBC ngày 11/4, ông Ashish Jha, điều phối viên ứng phó với đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng, nhấn mạnh: “Chúng ta không cần phải để dịch COVID-19 điều khiển cuộc sống của mình nữa. Chúng ta hiện có rất nhiều liệu pháp được áp dụng rộng rãi cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn”.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN

Phù hợp với cách tiếp cận mới này, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vào cuối tháng 2 đã ban hành hướng dẫn mới, theo đó người dân không cần đeo khẩu trang trừ khi số ca mắc và nhập viện tăng lên rõ rệt. Giáo sư y tế công cộng Leana Wen tại Đại học George Washington cũng nhận định không cần thiết phải khôi phục các biện pháp hạn chế để ngăn dịch lây lan nếu các bệnh viện không bị quá tải trở lại.

Indonesia ban hành quy định mới sau khi vượt chỉ tiêu tiêm chủng

Tính đến ngày 11/4, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 tại Indonesia là 77,62%, vượt chỉ tiêu đề ra ban đầu (70%). Cùng với tình hình dịch bệnh cải thiện, chính phủ nước này đã mở cửa du lịch và điều chỉnh quy định phòng chống dịch.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến ngày 12/4, người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về xử lý COVID-19, Wiku Adisasmito, cho biết 12/34 tỉnh thành trên cả nước vượt mốc tiêm chủng trung bình quốc gia (77,62%), trong đó thủ đô Jakarta đứng đầu với mức tiêm chủng đạt 126% so với chỉ tiêu. Ông Wiku cho rằng ý thức và kỷ luật cộng đồng là chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh. Yếu tố này càng quan trọng hơn nữa trong giai đoạn quốc gia có dân số theo Hồi giáo lớn nhất thế giới đang thực hiện tháng ăn chay Ramanda và chuẩn bị Lễ Eid Al-Fitr lớn nhất trong năm.

Người phát ngôn Wiku cho biết thêm các quy định phòng chống dịch mới nhất được điều chỉnh. Đối với du khách nước ngoài, Chính phủ Indonesia yêu cầu phải xuất trình thông tin đầy đủ đã được cập nhật trên ứng dụng giám sát sức khỏe PeduliLindunghi, trừ các trường hợp không thể tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ và các trường hợp đã bình phục sau khi mắc COVID-19.

Đối với khách du lịch trong nước, người lớn đã tiêm mũi tăng cường và trẻ em dưới 6 tuổi đi kèm đã tiêm đủ hai mũi vaccine cơ bản sẽ không phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19.

Sau đợt bùng phát dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, hiện số ca mắc mới và số ca tử vong đều giảm nhanh chóng trên cả nước. Tỷ lệ lấp đầy giường bệnh giảm mạnh từ 40% hồi đầu tháng 2 xuống còn 4%.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 6
Một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19 “rất thấp”

Nguy cơ bị viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 “rất thấp” và thấp hơn nhiều so với những nguy cơ tổn hại sức khỏe khi mắc COVID-19. Đây là kết quả nghiên cứu đã được giới chuyên gia thẩm định và được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 11/4.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị viêm cơ-màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 là thấp và không khác nhiều so với người tiêm vaccine ngừa các bệnh khác. Cụ thể, chỉ có 18 ca viêm cơ tim trên 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, so với tỷ lệ 56 ca trên 1 triệu liều vaccine ngừa bệnh khác. Nguy cơ viêm cơ-màng ngoài tim ở người tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 cao gần 4 lần so với người tiêm các loại vaccine khác ngừa COVID-19.

Đáng chú ý, nghiên cứu chỉ rõ nam giới dưới 30 tuổi có nguy cơ viêm cơ tim cao hơn 10 lần so với nữ giới cùng nhóm tuổi. Nam giới trên 30 tuổi có nguy cơ cao hơn 3 lần so với nữ giới cùng nhóm tuổi.

Giải thích nguyên nhân các vấn đề về tim mạch liên quan đến vaccine mRNA ngừa COVID-19, nghiên cứu cho rằng đó có thể là tác dụng phụ của phản ứng viêm do bất kỳ loại vaccine nào gây ra, chứ không chỉ là vaccine ngừa COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Người dân Anh lo lắng về chi phí sinh hoạt hơn COVID-19

Người dân Anh hiện lo lắng về khả năng tài chính của họ nhiều hơn lo lắng về đại dịch COVID-19, trong bối cảnh lạm phát trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân.

Kết quả khảo sát xã hội do Đại học College London (UCL) thực hiện hồi tháng 3 vừa qua, cho biết 38% người trưởng thành ở Anh lo lắng về khả năng tài chính của họ – tỷ lệ cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát này được thực hiện lần đầu tiên hồi tháng 3/2020. Trong khi đó, tỷ lệ người dân Anh lo ngại về khả năng mắc COVID-19 giảm từ 40% trong tháng 1 vừa qua xuống còn 33%. Tất cả các nhóm tuổi đều bày tỏ ngày càng lo ngại về khả năng tài chính, trong đó cao nhất là những người thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 59 tuổi, gấp đôi so với nhóm lớn tuổi hơn. Trong nhóm người ở độ tuổi trung niên này chỉ có khoảng 1/3 lo ngại về đại dịch COVID-19.

ADVERTISING

X

Anh đã dỡ bỏ gần như toàn bộ các hạn chế pháp lý liên quan đến dịch COVID-19 vào ngày 24/2. Trong kho đó, vấn đề đảm bảo tài chính cho gia đình đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với người dân Anh khi lạm phát tiêu dùng trong tháng 2 vừa qua đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm qua, tới 6,2%. Theo kết quả khảo sát, chỉ khoảng một nửa số người được hỏi cảm thấy đảm bảo được tài chính cho gia đình, giảm so với gần 2/3 trong cuộc khảo sát tháng 10 năm ngoái.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 8
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/4/2022. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Ngày thứ ba liên tiếp Thái Lan ghi nhận hơn 100 ca tử vong vì COVID-19

Theo số liệu thống kê chính thức được công bố ngày 12/4, số ca tử vong vì COVID-19 tại Thái Lan lại vượt trên 100 ca trong ngày thứ ba liên tiếp.

Cụ thể, với thêm 101 bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này đã tăng lên 26.298 ca. Trước đó, ngày 10/4, Thái Lan ghi nhận 108 ca tử vong và đây là số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất theo ngày tại nước này trong gần 6 tháng qua.

Do hầu hết các ca tử vong trong làn sóng dịch gần đây là những người chưa tiêm vaccine hoặc những người dễ tổn thương, giới chức y tế đang triển khai các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho các nhóm này.

Cũng trong ngày 12/4, số ca mắc mới COVID-19 tại Thái Lan đã giảm nhẹ, với 19.982 ca. Đây là số ca mắc mới thấp nhất trong 28 ngày qua. Tuy nhiên, giới chức và các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ về một đợt lây nhiễm mới trong kỳ nghỉ lễ Songkran sắp tới. Theo dự báo, sau dịp này, số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày tại Thái Lan có thể lên tới 100.000 ca.

COVID-19 tới 6h sáng 13/4: Thế giới vượt mốc 500 triệu ca bệnh; 17% không thể trở lại làm việc - Hình 9
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Mỹ thúc đẩy tiêm phòng cho nhân viên liên bang

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 11/4 đã yêu cầu tòa án phúc thẩm liên bang cho phép chính quyền của Tổng thống Joe Biden nối lại thực thi sắc lệnh về tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên liên bang. Sắc lệnh này trước đó đã bị một tòa án cấp thấp hơn “vô hiệu hóa” vào tháng 1 năm nay.

Trong tuyên bố mới nhất, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo đã yêu cầu tòa phúc thẩm “thực hiện các bước đi phù hợp để chính phủ có thể nối lại việc triển khai và thực thi sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden. Tuyên bố nhấn mạnh tòa phúc thẩm nên ngay lập tức ra phán quyết, đồng thời cho rằng việc đình chỉ thực thi sắc lệnh đang gây tác động nghiêm trọng tới lợi ích của người dân và cả chính quyền.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Biden cho biết ông sẽ yêu cầu khoảng 3,5 triệu nhân viên làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Chính phủ Mỹ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước ngày 22/11/2021. Những người từ chối tiêm phòng có thể sẽ bị kỷ luật hoặc bị sa thải. Tuy nhiên, vào giữa tháng 1 năm nay, Tòa án Tối cao Mỹ đã đình chỉ sắc lệnh này.

Theo thống kê của Nhà Trắng, tính đến nay, mới có hơn 93% nhân viên viên liên bang được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 615.000 ca mắc COVID-19 và 1.600 ca tử vong mới, nâng tổng số người thiệt mạng lên trên 6,2 triệu.. Ấn Độ e ngại làn sóng thứ tư do biến thể tái tổ hợp XE.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 1
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/4/2022. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 11/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 498.960.469 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.202.860 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 615.045 và 1.600 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 447.956.167 người, 44.801.442 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 53.778 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 164.481 ca; Pháp đứng thứ hai với 107.654 ca; tiếp theo là Italy (53.253 ca). Hàn Quốc đứng đầu về số ca tử vong mới, với 329 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga 259 ca và Mexico với 125 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.060.148 người, trong đó có 1.012.145 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.036.070 ca nhiễm, bao gồm 521.722 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 30.152.402 ca bệnh và 661.270 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 184 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 143,6 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 97 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 56,4 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,79 triệu ca và châu Đại Dương 6,1 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Trung Quốc: Thượng Hải vẫn bị phong toả; Bắc Kinh, Quảng Châu báo động

Ngày 10/4, thành phố Thượng Hải của Trung Quốc ghi nhận gần 25.000 ca lây nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng. Trong số ca mắc mới, 1.006 ca có triệu chứng và 23.937 ca không có triệu chứng. Thành phố 26 triệu dân này đang thực hiện lệnh phong tỏa trên diện rộng trong nhiều tuần qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, chỉ nhân viên y tế, tình nguyện viện, nhân viên giao hàng hoặc một số đối tượng có giấy phép đặc biệt mới được ra khỏi nhà. Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cung ứng thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Nhiều siêu thị phải đóng cửa.

Trước đó, Bộ Giao thông Trung Quốc cho biết đã có cuộc gặp với các cơ quan chính phủ khác để bàn về tiêu chuẩn hóa các trạm giám sát đại dịch trên đường cao tốc bởi các biện pháp siết chặt tại các địa phương khiến chuỗi cung cứng bị tắc nghẽn.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 9/4, chính quyền thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa đối với một khu vực có nguy cơ cao sau khi ghi nhận 8 ca mắc mới COVID-19 tại khu vực này trong 2 tuần qua. Cùng ngày, nhà chức trách thành phố Quảng Châu cho biết sẽ thực hiện xét nghiệm diện rộng tại 11 quận của thành phố này sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm mới trong ngày 8/4.

Trong khi đó, thành phố cảng Ninh Ba gần Thượng Hải ngày 10/4 thông báo dừng toàn bộ dịch vụ ăn uống trong khách sạn và nhà hàng, đồng thời những người sống trong khu phong tỏa phải thực hiện xét nghiệm hằng ngày trong 3 ngày.

Thuốc hạ sốt không làm giảm kháng thể chống COVID-19

Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy mức độ kháng thể ở những người đã tiêm hai mũi vaccine phòng COVID-19 sẽ không giảm ngay cả khi họ sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt để giảm các phản ứng phụ sau khi tiêm.

Nghiên cứu này do các nhà khoa học của Bệnh viện Đại học Kyushu và Bệnh viện Thành phố Fukuoka phối hợp thực hiện. Kết quả phân tích cho thấy hầu như không có sự khác biệt về nồng độ kháng thể giữa những người sử dụng thuốc để chữa các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine và những người không sử dụng. Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng cả hai nhóm này đều có đủ khả năng miễn dịch để chống lại SARS-CoV-2.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 4
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus SARS-CoV-2 được phân tách từ tế bào một bệnh nhân mắc COVID-19, ở Fort Detrick, Maryland (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN

Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức độ kháng thể có thể còn cao hơn ở những người có phản ứng phụ sau tiêm chủng. Đặc biệt, những người sốt từ 38 độ C trở lên có lượng kháng thể cao hơn 1,8 lần so với những người có thân nhiệt dưới 37 độ C. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, ngay cả những người có nhiệt độ cơ thể thấp hơn 37 độ C cũng có đủ lượng kháng thể.

Phó Giáo sư Chong Yong tại Đại học Kyushu cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đang phân tích dữ liệu về những người đã tiêm mũi thứ 3 và thấy kết quả tương tự. Chúng ta có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi gặp bất kỳ phản ứng phụ nào. Vì vậy, tôi khuyên mọi người nên tiêm mũi tăng cường và không cần (hạn chế uống thuốc giảm đau hạ sốt) chịu đựng cơn sốt chỉ vì đó là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng có mức kháng thể cao hơn".

Ấn Độ lo ngại làn sóng mới do biến thể XE

Ngày 9/4, Ấn Độ thông báo trường hợp thứ hai nhiễm biến thể XE, là biến thể kết hợp của hai dòng phụ BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron. Ca nhiễm này được phát hiện ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 5
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Bệnh nhân được cho là có tiền sử đi lại từ thành phố Mumbai, nơi trường hợp nhiễm XE đầu tiên được ghi nhận tại Ấn Độ cách đây vài ngày.

Thời gian qua, giới khoa học đã theo dõi 3 biến thể mới gồm XD, XF và XE. Trong đó, 2 biến thể XD và XF là những dạng kết hợp của biến thể Delta và BA.1, hay gọi là Deltacron. Hai biến thể này đã đươc nhắc tới từ vài tháng nay nhưng chưa thực sự gây ra những thay đổi đáng kể trong diễn biến dịch bệnh thế giới. Còn lại, biến thể XE là một dạng biến thể tái tổ hợp - kết hợp của chính các dòng phụ BA.1 và BA.2 của Omicron. Biến thể tái tổ hợp xuất hiện khi một người nhiễm cùng lúc 2 hoặc 3 biến thể của virus, tạo điều kiện cho các vật chất di truyền của các biến thể pha trộn trong cơ thể người bệnh.

Với hai ca mắc biến thể XE, nỗi sợ hãi mới về làn sóng thứ 4 đã khiến người Ấn Độ lo lắng. Mặc dù các chuyên gia đã chỉ ra rằng XE có vẻ nhẹ nhàng, nhưng họ đã cảnh báo không nên lơ là cảnh giác.

"Cho đến nay không có nhiều bằng chứng để nói rằng bệnh do biến thể XE gây ra là trầm trọng hơn và nó cũng không cho thấy tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong tăng lên. Sẽ cần nghiên cứu và quan sát thêm để chứng minh điều tương tự" - Tiến sĩ Chetan Rao Vaddepally, Chuyên gia tư vấn Pulmonologist, Bệnh viện Yashoda, Hyderabad, trấn an.

Australia phê duyệt tạm thời mũi vaccine tăng cường cho thanh thiếu niên

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 6
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Dubbo , Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

ADVERTISING

X

Cơ quan quản lý y tế của Australia đã tạm thời phê duyệt tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường cho thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi.

Theo đó, ngày 8/4, Cơ quan Quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) thông báo phê duyệt tạm thời việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer/BioNTech để tiêm nhắc lại cho thanh thiếu niên từ 12-15 tuổi, khuyến cáo rằng những người trong độ tuổi trên nên tiêm nhắc lại 6 tháng sau mũi vaccine thứ hai. Theo TGA, quyết định này theo sau việc chấp thuận tạm thời sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech như mũi tăng cường cho những người từ 18 tuổi trở lên vào ngày 26/10/2021 và cho thanh niên 16 và 17 tuổi vào ngày 27/1/2022. Đây là loại vaccine đầu tiên được phê duyệt cho nhóm tuổi trên, song quyết định trên vẫn cần có sự chấp thuận của Hội đồng Cố vấn kỹ thuật về tiêm chủng của Australia mới có thể được triển khai.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 7
Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Sydney, Australia, ngày 30/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu của Bộ Y tế Australia, tới nay đã có khoảng 68,6% dân số đủ điều kiện đã được tiêm mũi vaccine tăng cường. Việc triển khai mũi tăng cường thứ hai cho những người cao tuổi và dễ bị tổn thương ở Australia đã được khởi động vào ngày 4/4, trong bối cảnh nước này dự kiến sẽ đối mặt với sự tăng vọt số ca mắc COVID-19 khi mùa Đông tới.

Peru ban bố tình trạng khẩn cấp đối với ngành du lịch do COVID-19

Peru đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp đối với ngành du lịch của nước này do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Với lệnh này, Bộ Ngoại thương và Du lịch Peru có 15 ngày để xem xét và phê duyệt kế hoạch cứu trợ khẩn cấp đối với "ngành công nghiệp không khói", bao gồm các biện pháp cứu trợ tài chính và đầu tư xúc tiến du lịch.

Số liệu thống kê cho thấy số du khách quốc tế tới Peru đã giảm từ mức 4,4 triệu lượt hồi năm 2019 xuống còn 900.000 lượt trong năm 2020. Trong năm ngoái, con số vẫn tiếp tục giảm và chỉ còn 400.000 lượt khách.

COVID-19 tới 6h sáng 11/4:Trên 6,2 triệu ca tử vong; Ấn Độ lo làn sóng 4 do biến thể XE - Hình 8
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Sullana, Piura, Peru. Ảnh: AFP/TTXVN

Nổi tiếng với thánh địa Machu Picchu và nền ẩm thực đa dạng, tăng trưởng kinh tế của Peru đã giảm 11,12% trong năm 2020 do ảnh hưởng của COVID-19 và nước này đã rơi vào suy thoái cho đến tháng 6/2021, trong đó du lịch là lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất. Tháng 12/2021, Peru bắt đầu ghi nhận làn sóng lây nhiễm thứ ba của đại dịch COVID-19 và hiện số ca mắc bệnh tại nước này đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây. Peru đã ghi nhận hơn 3,5 triệu bệnh nhân COVID-19, trong đó có khoảng 212.000 người đã tử vong. Dân số nước này là 33 triệu người.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024

Tin mới nhất

Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga

12:13:39 19/11/2024
Thủ đô Kiev của Ukraine mới đây đã chứng kiến cuộc không kích lớn chưa từng có từ Nga, với sự tham gia của UAV cảm tử và tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để chống độc quyền

12:10:37 19/11/2024
Bloomberg News ngày 18/11 cho biết, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) sẽ yêu cầu tòa án buộc Alphabet, công ty mẹ của Google, phải bán trình duyệt Chrome nhằm giảm bớt sự độc quyền trên thị trường tìm kiếm.

Algeria cải tổ nội các

12:08:52 19/11/2024
Tuyên bố từ người phát ngôn của tổng thống, ông Samir Aggoune, được truyền hình nhà nước đưa tin, ông Larbaoui đã đệ đơn từ chức vào đầu ngày 18/11 và đã được Tổng thống Tebboune chấp thuận.

Rác vũ trụ: Cuộc khủng hoảng vô hình đe dọa hệ sinh thái Trái Đất

11:58:44 19/11/2024
Số liệu gây sốc nhất chính là 10.125 vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 6 năm 2024, với tốc độ gia tăng 30% mỗi năm. SpaceX chiếm hơn một nửa số vệ tinh này, thể hiện sự thống trị của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khám ph...

Tổng thống Mỹ khẳng định 'tiếp tục thúc đẩy' để đạt thỏa thuận giữa Hamas-Israel

11:53:44 19/11/2024
Lời kêu gọi trên được đưa ra khi ông Biden tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy đạt được một thỏa thuận trong những tuần cuối cùng trước khi ông Donald Trump của đảng Cộng hòa quay trở lại Nhà Trắng.

Ukraine đối mặt với áp lực lớn trên hai mặt trận Kursk và Donbass

11:51:56 19/11/2024
Bằng cách tạo ra áp lực ở nhiều chiến trường đồng thời, Nga đã buộc Ukraine phải chia lực lượng, làm suy yếu chiến lược phản công của nước này.

EU không đồng thuận về đề xuất ngừng đối thoại chính trị với Israel

11:50:15 19/11/2024
Trong khi đó, ông Borrell cũng đã đưa ra đề xuất áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich và Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben-Gvir, sau những phát ngôn và hành động gây tranh cãi c...

Tấn công khủng bố ở Nigeria khiến 5 binh sĩ tử vong

11:45:18 19/11/2024
Theo thống kê, cuộc nổi dậy thánh chiến kéo dài hơn 15 năm ở miền Bắc Nigeria đã khiến hơn 40.000 người thiệt mạng và hơn 2 triệu người phải di dời.

Mỹ: Tấn công bằng dao ở Manhattan khiến 2 người tử vong

11:42:45 19/11/2024
Trao đổi với báo giới, Thị trưởng New York Eric Adams cho biết đối tượng 51 tuổi đã bị bắt ngay sau vụ tấn công nạn nhân thứ ba. Trước đó, người này từng bị bắt giữ 8 lần.

EU ban hành 4 luật thúc đẩy vận tải biển an toàn và bền vững

11:25:04 19/11/2024
Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Hội nghị thượng đỉnh G20 ra tuyên bố chung giữa bối cảnh địa chính trị phân hóa

11:21:31 19/11/2024
Cuộc khủng hoảng tại Dải Gaza và xung đột ở Ukraine cũng được nhắc đến trong tuyên bố chung của G20, với cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy ngừng bắn và bảo vệ dân thường.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên Hàn Quốc rủ chị gái hàng xóm người Việt đi ăn mì, gần 1 năm sau review cơm cữ, netizen: Sao nhanh vậy?

Netizen

12:37:59 19/11/2024
Với những ai là tín đồ của những kênh YouTube về review đồ ăn, ắt hẳn còn nhớ đến hot boy Hàn Quốc Woossi (Park Woo Sung, SN 1996). Anh chàng từng có hơn 15 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Lạ vui

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"

Sao việt

11:39:35 19/11/2024
Mới đây, nghệ sĩ Bình Tinh khiến nhiều người xúc động khi chia sẻ status thông báo con nuôi của cô là bé Ly vừa qua đời.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.

Để "sống tối giản", tôi làm theo những cách này nhưng lại thấy cuộc sống của mình trở nên "cực kỳ phức tạp"

Sáng tạo

09:38:00 19/11/2024
Để theo đuổi cái gọi là cuộc sống tối giản , tôi đã tuân theo một loạt hành vi và thói quen phổ biến hiện nay, nghĩ rằng điều này sẽ khiến cuộc sống của tôi đơn giản và rõ ràng hơn.