COVID-19 tới 6h sáng 12/12: Thế giới gần 270 triệu ca bệnh; Anh kỷ lục 633 ca Omicron/ngày
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 478.000 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên gần 270 triệu người.
Nước Anh ghi nhận kỷ lục 633 ca nhiễm biến thể Omicron trong 1 ngày và được cảnh báo đối mặt 75.000 ca tử vong trong mùa Đông này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại khu chợ ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 10/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 8/12 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 269.946.913 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.317.147 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 478.457 và 5.252 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 242.693.425 người, 21.936.341 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 88.811 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 54.073 ca; Pháp đứng thứ hai với 53.720 ca; tiếp theo là Mỹ (46.505 ca). Nước Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.171 người chết trong ngày; tiếp theo là Ba Lan (486 ca) và Mỹ (422 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 50.751.762 người, trong đó có 817.765 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 34.684.396 ca nhiễm, bao gồm 475.128 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 22.184.824 ca bệnh và 616.733 ca tử vong.
Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 83,02 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với trên 77,82 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận gần 60,54 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 39,18 triệu ca, tiếp đến là châu Phi gần 8,97 triệu ca và châu Đại Dương trên 387.000 ca nhiễm.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại London, Anh, ngày 9/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Anh: Kỷ lục 633 ca nhiễm Omicron trong một ngày
Theo trang Sky News, số liệu công bố ngày 11/12 cho thấy có thêm 633 ca nhiễm biến thể Omicron được phát hiện tại Anh, mức tăng theo ngày lớn nhất kể từ khi biến thể này được phát hiện ở xứ sương mù.
Như vậy đến nay số ca Omicron được xác nhận tại Anh đã lên tới 1.898 ca.
Các chuyên gia đang cảnh báo biến thể Omicron có thể gây ra từ 25.000 đến 75.000 ca tử vong ở Anh trong vòng 5 tháng tới nếu không có biện pháp bổ sung nào được thực hiện ngoài Kế hoạch B.
Italy đạt kỷ lục mới về tiêm vaccine
Số người đi tiêm liều vaccine đầu tiên phòng COVID-19 tại Italy đã tăng lần đầu tiên trong nhiều tuần, trước khi quy định “siêu thẻ xanh” có hiệu lực từ ngày 6/12 với những hạn chế mới nhằm vào những người chưa tiêm vaccine.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi thăm khu chợ Giáng sinh tại Paris, Pháp ngày 9/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo mới nhất được Tổ chức Nghiên cứu y tế Gimbe Foundation công bố ngày 10/12, cho biết số người tiêm vaccine liều đầu tiên trong tuần từ ngày 30/11-5/12 đã tăng 31% so với tuần trước đó, tương đương với 223.000 liều vaccine, so với 105.000 liều/tuần hồi đầu tháng 11. Cũng trong tuần trên, số người tiêm mũi vaccine tăng cường đã tăng hơn gấp đôi. Dữ liệu của Bộ Y tế Italy cho thấy khoảng 2,6 triệu lượt người đã tiêm mũi tăng cường, tăng 52% so với tuần trước. Số người đi tiêm mũi vaccine tăng cường đã tăng mạnh khi Italy bắt đầu cho phép tất cả những người trên 18 tuổi được tiêm mũi thứ ba này từ ngày 1/12.
Theo dữ liệu mới nhất ngày 10/12 của Bộ Y tế Italy, hơn 88% dân số nước này hiện đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi gần 85% đã tiêm đủ liều (với hai liều hoặc một mũi vaccine Johnson & Johnson).
Mỹ xem xét tiêm mũi vaccine tăng cường cho quân nhân
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đang tiến hành các cuộc “thảo luận tích cực” về việc bắt buộc tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa cho các quân nhân, ngay cả khi hàng nghìn người từ chối hoặc tìm cách miễn tiêm mũi ban đầu bắt buộc.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Santa Monica, California, ngày 19/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho hay, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng về vấn đề này, song Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin khuyến khích mọi quân nhân, nếu có thể và đủ điều kiện, tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19. Tuy nhiên, hiện giờ, bộ này chưa đưa ra yêu cầu bắt buộc liên quan việc thực hiện mũi tiêm tăng cường.
Ông Kirby cho biết khoảng 96,4% tổng số quân nhân tại ngũ đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19. Tỷ lệ này giảm khi tính cả các thành viên của lực lượng Dự bị và Vệ binh Quốc gia. Chỉ khoảng 74% tổng quân số, bao gồm cả lực lượng tại ngũ, vệ binh và dự bị, đã được tiêm phòng đầy đủ, nhưng lực lượng vệ binh của Lục quân phải đến tháng 6/2022 mới được tiêm.
New Zealand điều tra vụ người tiêm 10 liều vaccine chỉ trong một ngày
Ngày 11/12, Bộ Y tế New Zealand cho biết cơ quan này đang làm rõ trường hợp một người đàn ông đã tiêm vaccine COVID-19 tới 10 liều chỉ trong một ngày.
Theo bộ trên, một người đàn ông đã tiêm tới 10 liều vaccine COVID-19 tại nhiều trung tâm tiêm chủng khác nhau chỉ trong một ngày. Điều tra sơ bộ cho thấy người này đã được trả tiền để đi tiêm thay cho những người khác. Bộ Y tế New Zealand không nói rõ địa điểm xảy ra sự việc và khuyến cáo những người từng tiêm nhiều hơn số mũi theo quy định nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nhà virus học, Phó Giáo sư Helen Petousis-Harris cho hay tạm thời sức khỏe của người đàn ông này không có gì bất thường sau khi tiêm. Tuy nhiên, các phản ứng phụ sẽ xuất hiện trong những ngày sau đó do hệ miễn dịch phản ứng mạnh hơn.
Mỹ phát hiện dấu vết Omicron trước khi WHO phát cảnh báo
Các phương tiện truyền thông Mỹ ngày 10/12 đồng loạt đưa tin kết quả xét nghiệm các mẫu nước thải cho thấy biến thể Omicron đã xuất hiện tại bang California của nước này trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đây là biến thể mới nhất và đáng lo ngại.
Phi hành đoàn Hãng hàng không Air China trong trang phục bảo hộ phòng COVID-19 tại sân bay Santa Monica, California, Mỹ ngày 3/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Y tế cộng đồng California, biến thể Omicron được phát hiện trong một mẫu nước thải thu thập ở hạt Merced vào ngày 25/11 – cùng thời điểm Nam Phi báo cáo về biến thể này với WHO và một ngày trước khi WHO đưa Omicron vào danh sách “những biến thể đáng lo ngại”.
Báo The Los Angeles Times cho biết phát hiện trên đã củng cố những kết quả nghiên cứu của giới khoa học trong những tuần gần đây, rằng Omicron nhanh chóng lan rộng khắp thế giới trước khi các quan chức y tế toàn cầu biết về sự tồn tại của biến thể này.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết biến thể Omicron đã xuất hiện tại ít nhất 22 bang của nước này, trong đó một số trường hợp cho thấy có sự lây nhiễm trong cộng đồng.
Bồ Đào Nha tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
Video đang HOT
Từ ngày 18/12, Bồ Đào Nha sẽ bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi, theo khuyến nghị của Tổng cục Y tế Bồ Đào Nha (DGS) và Ủy ban kỹ thuật về tiêm chủng.
Phụ huynh có thể đặt lịch tiêm chủng từ tuần sau, ưu tiên những trẻ có bệnh kèm theo. Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Sales nói: “Chúng tôi có kế hoạch, chúng tôi có hậu cần, chúng tôi có các chuyên gia y tế xuất sắc và sự tự tin để thực hiện việc tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi. Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải bảo vệ con cái của mình”.
Số liệu cho thấy trẻ em dưới 9 tuổi hiện có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất ở Bồ Đào Nha. Nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm Antonio Silva Graca nói rằng việc tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi là một phần quan trọng để chống lại đại dịch vì giúp “làm tăng tỷ lệ dân số được bảo vệ”.
Theo dữ liệu chính thức, 88,6% dân số Bồ Đào Nha đã được tiêm vaccine đủ liều và 71,69% dân số đủ điều kiện đã được tiêm mũi tăng cường.
Người dân xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 8/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đài Loan (Trung Quốc) xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 11/12, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) thông báo đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Trung tâm chỉ huy phòng dịch Đài Loan cho biết, biến thể Omicron được phát hiện ở một du khách đến từ Eswatini và đã được cách ly. Người này không có biểu hiện triệu chứng mắc COVID-19. Theo trung tâm trên, 10 người khác ngồi phía trước và phía sau hành khách nhiễm Omicron trên chuyến bay tới hòn đảo này đã được cách ly tại nhà và đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
Cùng ngày, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã ghi nhận ca thứ hai nhiễm biến thể Omicron ở một du khách đến từ Zimbabwe.
Trung Quốc: Một số tỉnh biên giới xét nghiệm bắt buộc du khách nhập cảnh
Trung Quốc đã yêu cầu một số thành phố biên giới nước này tăng cường cảnh giác trước đại dịch COVID-19 bằng nhiều biện pháp, trong đó có xét nghiệm bắt buộc cho các du khách nhằm ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 5/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong một thông cáo, Chính phủ Trung Quốc nêu rõ: “Có nhiều ổ dịch bùng phát ở các địa phương của Trung Quốc trong thời gian gần đây, tất cả đều do lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nhập cảnh từ nước ngoài thông qua các thành phố nhập cảnh bằng đường biển”.
Thông cáo nêu rõ, những người định rời thành phố biên giới có cửa khẩu để tới những nơi khác ở Trung Quốc, phải trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ trước khi rời thành phố, ngoại trừ những người đến từ các thành phố có cảng nhập cảnh kết nối với Hong Kong hay Macao. Trước đó, hồi tháng 11, Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi người dân ở các thành phố biên giới không đến thủ đô nếu không cần thiết.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/12/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Bangladesh, Mauritius phát hiện những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 11/12, Bộ trưởng Y tế Bangladesh Zahid Maleque cho biết nước này đã phát hiện những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicro. Theo ông Maleque, hai nữ vận động viên cricket của nước này đã nhiễm biến thể Omicron sau khi về nước mới đây từ Zimbabwe. Hiện hai bệnh nhân đang được cách ly tại một khách sạn ở thủ đô Dhakar và có tình hình sức khỏe ổn định.
Tương tự, quốc đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương cũng ghi nhận 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, vừa trở về nước từ Nam Phi. Cả hai đều không có triệu chứng mắc bệnh và có xét nghiệm âm tính một ngày trước đó.
Đầu tháng 10, Mauritius đã mở cửa cho du khách quốc tế nhằm phục hồi ngành du lịch sau nhiều tháng đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nước này hồi tháng trước đã buộc phải áp đặt trở lại các hạn chế do sự gia tăng số ca mắc mới biến thể Delta.
Singapore có thêm ca nhiễm biến thể Omicron
Ngày 10/12, Bộ Y tế Singapore cho biết nước này ghi nhận thêm 3 ca nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, trong đó có một ca nhiễm trong cộng đồng.
Theo phóng viên TTXVN, ca nhiễm mới trong cộng đồng là nhân viên hỗ trợ hành khách làm việc tại nhà ga số 3 ở sân bay Changi. Hai ca nhiễm còn lại là các ca nhập cảnh từ Anh theo làn dành cho người đã tiêm vaccine (VTL).
Singapore phát hiện thêm ca nhiễm biến thể Omicron. Ảnh: Straits Times
Trước đó, ngày 9/12, Singapore đã ghi nhận ca lây nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng đầu tiên cũng là một nhân viên làm việc tại sân bay Changi và một ca nhập cảnh từ Đức. Đáng nói, các ca nhiễm này đều đã tiêm đủ vaccine, thậm chí đã tiêm mũi tăng cường.
Trong khi đó, Lực lượng Liên bộ đặc trách COVID-19 của Singapore (MTF) đã chấp thuận đề nghị của Ủy ban Chuyên gia về vaccine COVID-19 (EC19V) về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 – 11 tuổi bắt đầu từ cuối năm nay khi vaccine về tới nước này.
Lào cho phép các trường học mở cửa trở lại
Ngày 11/12, Ủy ban Chuyên trách phòng chống COVID-19 quốc gia Lào cho biết đã hoàn thành cơ sở, biện pháp và hướng dẫn cho các trường học mở cửa trở lại sau thời gian dài bị gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Một học sinh trên 12 tuổi đang được nhân viên tiêm vaccine COVID-19 tại bệnh viện Setthathirath, thủ đô Vientiane. Ảnh: Phạm Kiên – Pv TTXVN tại Lào
Cụ thể, các trường học cần đáp ứng các tiêu chí cần thiết để có thể mở lại các lớp học trực tiếp một cách an toàn như: lập kế hoạch phòng ngừa lây nhiễm và có chương trình dạy học phù hợp để ủy ban chuyên trách xem xét, đánh giá; đồng thời làm việc, lấy ý kiến phụ huynh về khả năng mở trở lại lớp học trực tiếp.
Việc thí điểm sẽ được thực hiện trước ở thủ đô Viêng Chăn, sau đó mở rộng ra các tỉnh trên cả nước. Theo thông báo, sẽ không có tiêu chí đánh giá tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong kế hoạch mở cửa lại các lớp học. Đối với trường hợp học sinh không thể đến lớp trực tiếp do gặp vấn đề sức khỏe hoặc phụ huynh lo ngại nguy cơ lây nhiễm, các trường được yêu cầu bố trí phương pháp thích hợp để duy trì chương trình học cho các em.
Liên quan đến tình hình dịch tại Lào, trong báo cáo cập nhật ngày 11/12, Bộ Y tế nước này cho biết trong 24 giờ qua Lào có thêm 1.898 ca nhiễm mới tại 18 tỉnh/thành phố, trong đó chỉ có một ca là nhập cảnh. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất tại Lào kể từ đầu dịch. Tính tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 88.046 ca nhiễm và 236 ca tử vong do COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
COVID-19 tại ASEAN hết 23/11: Việt Nam vượt 24.000 ca tử vong; Campuchia thiệt hại 2,3 tỉ USD vì dịch
Trong 24 giờ qua, các nước ASEAN ghi nhận gần 25.000 ca nhiễm mới, 432 ca tử vong. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước ta đã vượt 24.000, trong khi Campuchia ước tính thiệt hại 2,3 tỉ USD vì đại dịch.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 15/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/11, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 24.995 ca mắc mới COVID-19 và 432 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 13.884.465 trường hợp và 288.868 ca tử vong. Toàn khối có 13.143.384 bệnh nhân đã bình phục.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế giảm nhiệt ở nhiều quốc gia. Ca nhiễm mới ở Philippines giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao, chỉ còn 1.153 ca trong ngày 23/11. Tuy nhiên, số ca tử vong vẫn ở mức cao so với ca nhiễm, với 195 ca trong ngày. Từ ngày 5/11, Philippines đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch đối với các hoạt động phổ biến tại quốc gia này như karaoke và bóng rổ cũng như mở cửa trở lại các trường đại học tại thủ đô Manila.
Cùng ngày, Việt Nam ghi nhận 11.132 ca nhiễm mới, đứng đầu khu vực và 167 ca tử vong mới, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 24.118 người. Cho đến nay, nước ta đã có 911.310 ca hồi phục.
Các phương tiện di chuyển trên phố ở Phnom Penh, Cambodia ngày 17/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới, với 5.757 ca trong 24 giờ qua. Diễn biến dịch vẫn phức tạp tại Malaysia, với ca nhiễm mới trồi sụt quanh khoảng 5.000-6.000 ca. Gần 95% dân số trưởng thành tại Malaysia đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19. Có 2,54 triệu trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi - tương đương 80,8% nhóm dân số độ tuổi này - đã tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Thái Lan ghi nhận 5.126 ca tử vong mới trong ngày 23/11. Nước này đã mở cửa đón du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 từ đầu tháng 11. Tuy nhiên, tình hình dịch phức tạp đã khiến Chính phủ Thái Lan ngày 12/11 đã quyết định lùi thời điểm mở lại các địa điểm giải trí vào ban đêm trên toàn quốc cho tới ít nhất là giữa tháng 1/2022 do lo ngại việc mở lại những địa điểm này có thể dẫn tới bùng nổ lây nhiễm mới. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã mở lại hai cửa khẩu biên giới với Malaysia từ ngày 15/11.
Trong khi đó, Campuchia đã thông báo miễn cách ly đối với tất cả du khách đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ muốn tới thăm nước này kể từ ngày 15/11. Tất cả khách đã tiêm phòng đầy đủ có thể đến Campuchia bằng đường bộ, đường không và đường thủy và không cần cách ly, với điều kiện khách cần có giấy chứng nhận đã tiêm phòng hai mũi và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Có hai loại giấy tờ trên, du khách chỉ cần xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu và có thể tự do đi lại sau khi nhận kết quả xét nghiệm nhanh âm tính.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia: Thiệt hại kinh tế khoảng 2,3 tỷ USD do COVID-19
Ngày 23/11, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 gây thiệt hại cho Campuchia khoảng 2,3 tỷ trong khoảng 20 tháng qua.
Phát biểu nhân lễ khánh thành Cầu Hữu nghị Campuchia-Trung Quốc Stung Trang-Kroch Chhmar nối tỉnh Kampong Cham và Tboung Khmum ngày 23/11, ông Hun Sen khẳng định Campuchia đã sử dụng ngân sách quốc gia để mua 28 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và hơn 14 triệu người dân nước này đã được tiêm phòng. Thủ tướng Campuchia tin tưởng vào quyết định mở cửa kinh tế vào thời điểm này và hy vọng kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng nhanh hơn sau khi mở cửa trở lại, có thể đạt mức tăng 3% năm 2021 và khoảng 5% năm 2022.
Học sinh đến trường ở Phnom Penh, Cambodia ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hơn 3 tuần sau khi Campuchia mở cửa lại hầu hết các lĩnh vực, số ca nhiễm COVID-19 theo ngàytại nước này tiếp tục ở mức hai chữ số và mọi hoạt động gần như trở đã lại quỹ đạo bình thường. Trong thông cáo phát đi ngày 23/11, Bộ Y tế Campuchia xác nhận trong 24 giờ qua có 39 ca mắc COVID-19 và thêm 4 ca tử vong, trong đó 2 ca chưa tiêm phòng. Báo chí Campuchia cũng đưa tin một số trường mẫu giáo tư nhân vẫn hoạt động, bất chấp yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục Campuchia về việc các trường này chưa được mở cửa trở lại để bảo vệ trẻ em còn chưa tiêm phòng COVID-19.
Thái Lan đặt mua thêm 30 triệu liều vaccine Pfizer
Nội các Thái Lan ngày 23/11 đã thông qua kế hoạch của Cục Kiểm soát Dịch bệnh mua thêm 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ), đồng thời hy vọng có vaccine thế hệ mới của Pfizer phù hợp với trẻ em.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Nội các đã tán thành kế hoạch ký "Thỏa thuận sửa đổi thứ ba về sản xuất và cung ứng" với Pfizer do Bộ Y tế đề xuất. Theo ông Thanakorn, hãng Pfizer sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ quý I đến quý III năm sau. Thỏa thuận sẽ bao gồm việc cung cấp một thế hệ vaccine mới thích hợp cho trẻ em nếu hãng hoàn thành quá trình phát triển. Với thỏa thuận sửa đổi, Thái Lan đặt hàng tổng cộng 60 triệu liều vaccine của Pfizer.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cho biết một số nước châu Âu sẵn sàng tài trợ vaccine cho Thái Lan, nhưng không nói rõ cụ thể những nước nào. Ông Don Pramudwinai đưa ra thông báo trên sau khi một triệu liều vaccine của hãng Moderna do Mỹ tài trợ đã đến Thái Lan hôm 22/11.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 15/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, Thái Lan sẽ nhận được 155,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay, vượt xa mục tiêu 100 triệu liều mà Chính phủ đặt ra vào tháng 4. Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã đặt mục tiêu mới phải đạt được trước cuối năm nay là 80% dân số được tiêm ít nhất một mũi và 70% dân số được tiêm đủ hai mũi.
Về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 23/11 ghi nhận thêm 5.126 ca mắc mới và 53 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 2.076.135 ca, trong đó có 20.489 ca tử vong.
Video Player is loading.
This is a modal window.
The media could not be loaded, either because the server or network failed or because the format is not supported.
X
Lào đã tiêm vaccine cho 64,5% người trưởng thành
Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Trung tâm Thông tin và Giáo dục Y tế, Bộ Y tế Lào, cho biết đã có 64,5% người trưởng thành tại nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây là một trong những bước chuẩn bị để Lào mở cửa trở lại đất nước trong thời gian tới.
Theo thông báo, Lào hiện đang sử dụng 6 loại vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho người dân gồm vaccine Sputnik V, vaccine của các hãng Sinopharm, Sinovac, AstraZeneca, Pfizer và Johnson&Johnson. Lào cũng đã triển khai tiêm vaccine cho nhóm từ 12-17 tuổi nhằm sớm mở cửa trở lại các trường học trên cả nước sau một thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Học sinh từ 12-17 tuổi đang chờ quét mã QR tại bệnh viện Setthathirath, thủ đô Vientiane, trước khi được phát thẻ vào tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Phạm Kiên - Pv TTXVN tại Lào
Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 3,6 triệu người tại Lào đã được tiêm mũi 1 vaccine ngừa COVID-19, chiếm hơn 50% dân số trưởng thành và hơn 3 triệu người đã tiêm đủ 2 liều, tương đương gần 42% dân số, trong đó thủ đô Viêng Chăn có số người được tiêm vaccine cao nhất cả nước với tỷ lệ 90%.
Liên quan tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 23/11 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.323 ca mắc mới và 4 ca tử vong. Sau 2 ngày có chiều hướng giảm, số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng trở lại ở mức 4 con số. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 64.482 ca, trong đó có 137 người tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 12/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia: Một nửa dân số tiêm ít nhất 1 liều vaccine
Theo Straits Times, Indonesia ngày 23/11 thông báo trên 135,4 triệu người dân nước này, tương đương một nửa dân số, đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, đánh một dấu mốc quan trọng sau gần nửa năm thực hiện chương trình tiêm chủng.
Cũng theo số liệu do Bộ Y tế Indonesia công bố, 90,2 triệu người Indonesia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chính phủ đã lên kế hoạch mở rộng mũi tăng cường, hiện đang được tiêm cho nhân viên y tế, ra toàn bộ dân số trưởng thành.
Indonesia về cơn bản đã giải quyết được nguồn cung vaccine, dự kiến tiếp nhận 447 triệu liều đến cuối năm nay, đủ để tiêm cho khoảng 80% tổng dân số.
Trong 24 giờ qua, các nước ASEAN ghi nhận gần 25.000 ca nhiễm mới, 432 ca tử vong. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước ta đã vượt 24.000, trong khi Campuchia ước tính thiệt hại 2,3 tỉ USD vì đại dịch.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 15/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/11, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 24.995 ca mắc mới COVID-19 và 432 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 13.884.465 trường hợp và 288.868 ca tử vong. Toàn khối có 13.143.384 bệnh nhân đã bình phục.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục xu thế giảm nhiệt ở nhiều quốc gia. Ca nhiễm mới ở Philippines giảm đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao, chỉ còn 1.153 ca trong ngày 23/11. Tuy nhiên, số ca tử vong vẫn ở mức cao so với ca nhiễm, với 195 ca trong ngày. Từ ngày 5/11, Philippines đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch đối với các hoạt động phổ biến tại quốc gia này như karaoke và bóng rổ cũng như mở cửa trở lại các trường đại học tại thủ đô Manila.
Cùng ngày, Việt Nam ghi nhận 11.132 ca nhiễm mới, đứng đầu khu vực và 167 ca tử vong mới, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 24.118 người. Cho đến nay, nước ta đã có 911.310 ca hồi phục.
Các phương tiện di chuyển trên phố ở Phnom Penh, Cambodia ngày 17/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia đứng thứ hai khu vực về ca nhiễm mới, với 5.757 ca trong 24 giờ qua. Diễn biến dịch vẫn phức tạp tại Malaysia, với ca nhiễm mới trồi sụt quanh khoảng 5.000-6.000 ca. Gần 95% dân số trưởng thành tại Malaysia đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19. Có 2,54 triệu trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi - tương đương 80,8% nhóm dân số độ tuổi này - đã tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Thái Lan ghi nhận 5.126 ca tử vong mới trong ngày 23/11. Nước này đã mở cửa đón du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 từ đầu tháng 11. Tuy nhiên, tình hình dịch phức tạp đã khiến Chính phủ Thái Lan ngày 12/11 đã quyết định lùi thời điểm mở lại các địa điểm giải trí vào ban đêm trên toàn quốc cho tới ít nhất là giữa tháng 1/2022 do lo ngại việc mở lại những địa điểm này có thể dẫn tới bùng nổ lây nhiễm mới. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã mở lại hai cửa khẩu biên giới với Malaysia từ ngày 15/11.
Trong khi đó, Campuchia đã thông báo miễn cách ly đối với tất cả du khách đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ muốn tới thăm nước này kể từ ngày 15/11. Tất cả khách đã tiêm phòng đầy đủ có thể đến Campuchia bằng đường bộ, đường không và đường thủy và không cần cách ly, với điều kiện khách cần có giấy chứng nhận đã tiêm phòng hai mũi và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Có hai loại giấy tờ trên, du khách chỉ cần xét nghiệm nhanh tại cửa khẩu và có thể tự do đi lại sau khi nhận kết quả xét nghiệm nhanh âm tính.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia: Thiệt hại kinh tế khoảng 2,3 tỷ USD do COVID-19
Ngày 23/11, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 gây thiệt hại cho Campuchia khoảng 2,3 tỷ trong khoảng 20 tháng qua.
Phát biểu nhân lễ khánh thành Cầu Hữu nghị Campuchia-Trung Quốc Stung Trang-Kroch Chhmar nối tỉnh Kampong Cham và Tboung Khmum ngày 23/11, ông Hun Sen khẳng định Campuchia đã sử dụng ngân sách quốc gia để mua 28 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và hơn 14 triệu người dân nước này đã được tiêm phòng. Thủ tướng Campuchia tin tưởng vào quyết định mở cửa kinh tế vào thời điểm này và hy vọng kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng nhanh hơn sau khi mở cửa trở lại, có thể đạt mức tăng 3% năm 2021 và khoảng 5% năm 2022.
Học sinh đến trường ở Phnom Penh, Cambodia ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hơn 3 tuần sau khi Campuchia mở cửa lại hầu hết các lĩnh vực, số ca nhiễm COVID-19 theo ngàytại nước này tiếp tục ở mức hai chữ số và mọi hoạt động gần như trở đã lại quỹ đạo bình thường. Trong thông cáo phát đi ngày 23/11, Bộ Y tế Campuchia xác nhận trong 24 giờ qua có 39 ca mắc COVID-19 và thêm 4 ca tử vong, trong đó 2 ca chưa tiêm phòng. Báo chí Campuchia cũng đưa tin một số trường mẫu giáo tư nhân vẫn hoạt động, bất chấp yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục Campuchia về việc các trường này chưa được mở cửa trở lại để bảo vệ trẻ em còn chưa tiêm phòng COVID-19.
Thái Lan đặt mua thêm 30 triệu liều vaccine Pfizer
Nội các Thái Lan ngày 23/11 đã thông qua kế hoạch của Cục Kiểm soát Dịch bệnh mua thêm 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ), đồng thời hy vọng có vaccine thế hệ mới của Pfizer phù hợp với trẻ em.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Nội các đã tán thành kế hoạch ký "Thỏa thuận sửa đổi thứ ba về sản xuất và cung ứng" với Pfizer do Bộ Y tế đề xuất. Theo ông Thanakorn, hãng Pfizer sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ quý I đến quý III năm sau. Thỏa thuận sẽ bao gồm việc cung cấp một thế hệ vaccine mới thích hợp cho trẻ em nếu hãng hoàn thành quá trình phát triển. Với thỏa thuận sửa đổi, Thái Lan đặt hàng tổng cộng 60 triệu liều vaccine của Pfizer.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cho biết một số nước châu Âu sẵn sàng tài trợ vaccine cho Thái Lan, nhưng không nói rõ cụ thể những nước nào. Ông Don Pramudwinai đưa ra thông báo trên sau khi một triệu liều vaccine của hãng Moderna do Mỹ tài trợ đã đến Thái Lan hôm 22/11.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở tỉnh Narathiwat, Thái Lan, ngày 15/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, Thái Lan sẽ nhận được 155,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay, vượt xa mục tiêu 100 triệu liều mà Chính phủ đặt ra vào tháng 4. Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã đặt mục tiêu mới phải đạt được trước cuối năm nay là 80% dân số được tiêm ít nhất một mũi và 70% dân số được tiêm đủ hai mũi.
Về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 23/11 ghi nhận thêm 5.126 ca mắc mới và 53 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 2.076.135 ca, trong đó có 20.489 ca tử vong.
Lào đã tiêm vaccine cho 64,5% người trưởng thành
Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Trung tâm Thông tin và Giáo dục Y tế, Bộ Y tế Lào, cho biết đã có 64,5% người trưởng thành tại nước này được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây là một trong những bước chuẩn bị để Lào mở cửa trở lại đất nước trong thời gian tới.
Theo thông báo, Lào hiện đang sử dụng 6 loại vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho người dân gồm vaccine Sputnik V, vaccine của các hãng Sinopharm, Sinovac, AstraZeneca, Pfizer và Johnson&Johnson. Lào cũng đã triển khai tiêm vaccine cho nhóm từ 12-17 tuổi nhằm sớm mở cửa trở lại các trường học trên cả nước sau một thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Học sinh từ 12-17 tuổi đang chờ quét mã QR tại bệnh viện Setthathirath, thủ đô Vientiane, trước khi được phát thẻ vào tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Phạm Kiên - Pv TTXVN tại Lào
Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 3,6 triệu người tại Lào đã được tiêm mũi 1 vaccine ngừa COVID-19, chiếm hơn 50% dân số trưởng thành và hơn 3 triệu người đã tiêm đủ 2 liều, tương đương gần 42% dân số, trong đó thủ đô Viêng Chăn có số người được tiêm vaccine cao nhất cả nước với tỷ lệ 90%.
Liên quan tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 23/11 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.323 ca mắc mới và 4 ca tử vong. Sau 2 ngày có chiều hướng giảm, số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng trở lại ở mức 4 con số. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 64.482 ca, trong đó có 137 người tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 12/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia: Một nửa dân số tiêm ít nhất 1 liều vaccine
Theo Straits Times, Indonesia ngày 23/11 thông báo trên 135,4 triệu người dân nước này, tương đương một nửa dân số, đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, đánh một dấu mốc quan trọng sau gần nửa năm thực hiện chương trình tiêm chủng.
Cũng theo số liệu do Bộ Y tế Indonesia công bố, 90,2 triệu người Indonesia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chính phủ đã lên kế hoạch mở rộng mũi tăng cường, hiện đang được tiêm cho nhân viên y tế, ra toàn bộ dân số trưởng thành.
Indonesia về cơn bản đã giải quyết được nguồn cung vaccine, dự kiến tiếp nhận 447 triệu liều đến cuối năm nay, đủ để tiêm cho khoảng 80% tổng dân số.
COVID-19 tới 6h sáng 21/11: Đức đứng đầu thế giới ca nhiễm mới; Nga tiếp kỷ lục tử vong Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 463.000 ca nhiễm và 5.358 ca tử vong. Nước Đức đứng đầu thế giới về ca nhiễm mới, nguy cơ đối mặt với làn sóng dịch thứ 5, trong khi Nga ghi nhận ca tử vong mới ở mức kỷ lục. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày...