COVID-19 tới 6h sáng 10/3: Mỹ vượt 540.000 ca tử vong; Italy sản xuất vaccine Nga
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 8.100 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết lên trên 2,62 triệu ca. Nước Mỹ chứng kiến trên 540.000 ca tử vong, nhưng đã tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine 93 triệu dân, trong khi Italy chuẩn bị sản xuất vaccine Sputnik V của Nga.
Người lao động Palestine chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 gần thành phố Tulkarem, Bờ Tây ngày 8/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 10/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 118.122.081 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.620.361 ca tử vong.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 93.747.348 người, 21.711.954 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 90.708 ca nguy kịch.
Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Brazil (66.949 ca), Mỹ (46.192 ca) và Pháp (23.302 ca); Brazil dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 1.756 ca), tiếp theo là Mỹ (1.377 ca) và Italy (376 ca)
Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ hiện là 29.792.015 triệu người, trong đó có 540.250 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 11.122.429 ca nhiễm, bao gồm 158.079 ca tử vong. Trong khi đó, số ca tử vong tại Brazil là 268.370 trong tổng số 11.122.429 ca nhiễm.
Tính theo tỷ lệ dân số, Cộng hòa Séc là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 207 người tử vong. Tiếp đến là Bỉ với 192 người và Slovenia 187 người/100.000 dân.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế ở New York, Mỹ, ngày 8/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Mỹ: 1/10 dân số đã tiêm vaccine đầy đủ; ca tử vong vượt 540.000
CNN dẫn số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, đến ngày 9/3, khoảng 93,7 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Mỹ. Khoảng 18% dân số Mỹ, tương đương trên 61 triệu người, đến nay đã nhận được ít nhất 1 liều vaccine, và khoảng 10% dân số, tương đương 32 triệu người, đã được tiêm đầy đủ 2 liều.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Chicago, Illinois, Mỹ, ngày 5/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tình hình dịch bệnh đã có những tiến triển tích cực tại thành phố New York – tâm dịch của nước Mỹ. Các trường trung học công lập tại đây sẽ mở lại các lớp học trực tiếp kể từ ngày 22/3 và các hoạt động thể thao cũng được nối lại từ giữa tháng 4 tới. Kể từ ngày 19/3 tới, bang New York cũng cho phép các quán ăn, nhà hàng hoạt động trở lại với 75% công suất, riêng thành phố New York vẫn chỉ được phép ở mức 35% công suất.
Hiện thành phố New York có khoảng gần 4.000 ca nhiễm mới mỗi ngày và con số này vẫn duy trì trong suốt hai tuần vừa qua. Theo Thị trưởng Bill de Blasio, việc đeo khẩu trang vẫn là bắt buộc và thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cẩn trọng khác.
Đến sáng 10/3 (giờ VN), số ca tử vong tại Mỹ đã lên tới 540.250 ca, tuy nhiên nước này đang chứng kiến số ca tử vong mới giảm, và đứng sau Brazil.
Canada chọn 11/3 là Ngày tưởng niệm người tử vong do COVID-19
Trong khi đó, Chính phủ Canada đã quyết định chọn ngày 11/3 là Ngày Tưởng niệm những người tử vong do COVID-19. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nêu rõ ngày tưởng niệm này cũng phản ánh những tác động lớn mà “tất cả mọi người phải gánh chịu do COVID-19″, từ việc bị cô lập, thất nghiệp đến việc không còn những dịp tụ họp cùng bạn bè và gia đình.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech cho người dân tại Montigny-le-Tilleul, Bỉ ngày 7/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Châu Âu – Nga: Lần đầu tiên sau 5 tháng ca nhiễm mới xuống dưới 10.000
Video đang HOT
Tại châu Âu, Ban phòng chống đại dịch COVID-19 của Nga cho biết lần đầu tiên kể từ ngày 3/10/2020, số ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ tại nước này ở mức dưới 10.000 người, cụ thể là 9.445 ca – giảm 7,88% so với số ca mắc mới ngày 8/3 (10.253 ca). Như vậy tổng số người mắc COVID-19 tại Nga tính đến sáng 9/3 là 4.342.474 người (tăng 0,22%). Cũng trong vòng 24 giờ qua, tại Nga có 336 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 89.809 ca.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Nice, Pháp, ngày 6/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 9/3, Phòng Thương mại Italy-Nga thông báo Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã ký thỏa thuận với công ty dược phẩm Adienne có trụ sở tại Thụy Sĩ về việc sản xuất tại Italy vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga. Nếu được nhà chức trách Italy thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên vaccine Sputnik V của Nga được sản xuất tại châu Âu.
Trong thông báo công bố ngày 8/3, Phòng Thương mại Italy-Nga cho biết việc ký thỏa thuận đã mở đường cho việc thành lập cơ sở sản xuất vaccine Sputnik V đầu tiên tại châu Âu, với kế hoạch khởi động sản xuất vaccine tại Italy vào tháng 6. Cơ quan này hy vọng sẽ xuất xưởng 10 triệu liều vaccine Sputnik V vào cuối năm nay.
Na Uy phê chuẩn vaccine AstraZeneca cho người trên 65 tuổi
Ngày 9/3, Cơ quan Y tế công cộng Na Uy đã khuyến cáo rằng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng AstraZeneca/Oxford có thể được sử dụng cho người trên 65 tuổi, hy vọng việc này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho người cao tuổi. Chính phủ Na Uy cùng ngày cho biết sẽ làm theo khuyến cáo của cơ quan trên.
Ban đầu, Na Uy đã hạn chế sử dụng vaccine này cho người trên 65 tuổi vì công ty Anh – Thụy Điển nói trên chưa thực hiện đủ nghiên cứu ở nhóm tuổi này. Tuy nhiên, tiếp nối bước đi của Pháp, Đức, Italy và một số nước láng giềng phía Bắc, Cơ quan y tế công cộng Na Uy đã khuyến cáo cho phép sau khi có kết quả các nghiên cứu của Anh được thực hiện ở người cao tuổi.
Ireland sẽ tiếp nhận vaccine 1 liều của Johnson & Johnson từ giữa tháng 4
Người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia (HSE) Paul Reid cho biết nước này có thể nhận được những liều vaccine đầu tiên của hãng Johnson & Johnson từ giữa tháng 4 tới chứ không thể sớm hơn như kế hoạch ban đầu. Đây là loại vaccine chỉ cần một liều tiêm và dự kiến sẽ được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép sử dụng vào ngày 11/3 tới. Các quan chức EU cho biết việc phân phối vaccine này có thể bắt đầu từ tháng 4.
Theo kế hoạch mới nhất, Ireland dự kiến sẽ nhận được 602.000 liều vaccine của hãng Johnson & Johnson trong quý II, khoảng 15% tổng lượng vaccine cung cấp theo quý, và sẽ bắt đầu tiêm chủng ngay từ tuần đầu tháng 4.
Đến nay, Ireland đã tiêm gần 525.000 liều vaccine cho 4,9 triệu dân, chủ yếu dùng vaccine 2 liều của hãng Pfizer-BioNTech. Khoảng 150.000 người đã được tiêm liều thứ hai.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Ukraine phê chuẩn vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc)
Bộ Y tế Ukraine thông báo đã phê chuẩn vaccine CoronaVac của hãng Sinovac (Trung Quốc). Trước đó, công ty dược Lekhim – một trong các đối tác của Sinovac – đã đạt thỏa thuận giao 5 triệu liều vaccine cho Ukraine, trong đó 1,9 triệu liều thông qua cơ chế mua nhà nước. Tháng trước, Lekhim đã trình hồ sơ xin cấp phép vaccine này. Một quan chức cấp cao cho biết cơ quan chức năng có thể phạt hành chính đối với công ty này nếu giao hàng không đúng hẹn.
Ukraine, một trong những nước nghèo ở châu Âu, chậm hơn nhiều nước láng giềng trong chiến dịch tiêm vaccine và đang đề nghị EU hỗ trợ trong khi từ chối mua vaccine Sputnik V của Nga.
Ukraine đã bắt đầu tiêm phòng từ cuối tháng 2 và mới tiêm được 19.118 liều đầu tiên tính đến ngày 9/3. Bộ trưởng Y tế Maksym Stepanov kêu gọi chính quyền các vùng đẩy nhanh tiến độ tiêm, đồng thời bày tỏ lo ngại về sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Anh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 7/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Châu Á – Nhật Bản: Gần 400 người nhiễm biến thể mới
Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản thông báo gần 400 người ở nước này đã bị nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Loại biến thể mới được phát hiện ở Nhật Bản có một số điểm tương đồng với các biến thể ở Nam Phi và Brazil, đó là có thể gây nguy cơ tái lây nhiễm cao hơn và có khả năng kháng các loại vaccine hiện hành. Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Chính phủ Nhật Bản sẽ cho phép các bệnh viện tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ) bằng bơm tiêm insulin. Bằng cách này, một lọ vaccine có thể tiêm cho 7 người so với 5 người nếu dùng bơm tiêm mà Nhật Bản hiện có, trong bối cảnh nhiều người lo ngại tình trạng thiếu nguồn cung từ Pfizer và Liên minh châu Âu (EU) hạn chế xuất khẩu vaccine.
Campuchia nguy cơ dịch vượt tầm kiểm soát
Cảnh sát phong tỏa một cây cầu để phòng dịch COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 20/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong ngày 9/3, Campuchia ghi nhận thêm 49 ca bệnh – số ca mắc mới cao nhất ghi nhận theo ngày kể từ khi dịch bùng phát hồi đầu năm 2020. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này là 1.060 trường hợp. Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã yêu cầu các cơ quan dân sự nhà nước tạm thời đóng cửa trong ít nhất 1 tuần, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân giảm số nhân viên làm việc tại công sở nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm. Nước này cũng đã đóng cửa toàn bộ trường học, trung tâm thể thao, bảo tàng, rạp chiếu phim và trung tâm giải trí tại những tỉnh thành có người mắc bệnh.
Cùng ngày, Thái Lan đã ghi nhận 60 ca mắc mới COVID-19, hầu hết là các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cho tới nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 26.501 ca mắc, trong đó đa phần là các ca lây nhiễm trong công đồng, và 85 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 26/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Hàn Quốc phát hiện ổ dịch ở chợ gia súc
Hàn Quốc thông báo có thêm 13 ca mắc COVID-19 liên quan chợ thịt gia súc – gia cầm ở thành phố Anseong, cách thủ đô Seoul 80 km về phía Nam, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 90 ca. Các địa điểm công cộng của Anseong sẽ bị đóng cửa cho đến ngày 14/3 nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan từ ổ dịch nói trên. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng xác định một chuỗi lây nhiễm tập thể tại chợ cá Busan. Đây chợ cá lớn nhất Hàn Quốc, chiếm hơn 30% tổng lượng hải sản được phân phối trên cả nước. Hiện đã có 11 người mắc COVID-19 từ ổ dịch này, trong khi hơn 360 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân. Khoảng 1/4 lao động trong chợ phải nghỉ việc.
Trung Quốc cấp “hộ chiếu vaccine” đầu tiên trên thế giới
Trung Quốc đã chính thức triển khai chương trình cấp chứng nhận y tế điện tử cho người dân trong nước. Chứng nhận điện tử này thể hiện hồ sơ tiêm chủng và kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2, bắt đầu hoạt động từ ngày 8/3 trên nền tảng mạng xã hội WeChat. Bên cạnh hình thức số hóa, loại chứng nhận này cũng được cấp dưới bản cứng và được cho là hình thức “hộ chiếu vaccine” đầu tiên được triển khai trên thế giới.
Tại Trung Quốc hiện nay, người dân cũng được yêu cầu xuất trình “các mã sức khỏe QR” trên ứng dụng WeChat và trên các ứng dụng điện thoại thông minh khác khi họ sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng như tới nhiều địa điểm công cộng. Những ứng dụng này theo dõi địa điểm của người dùng và tạo ra một mã “xanh” – đồng nghĩa sức khỏe tốt – nếu người đó không tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 hay đi tới các điểm nóng dịch bệnh.
Người dân ra khỏi nhà sau khi lệnh hạn chế do dịch COVID-19 được nới lỏng tại Tel Aviv, Israel, ngày 6/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ phủ nhận tình trạng thiếu vaccine
Chính phủ liên bang Ấn Độ ngày 9/3 đã phủ nhận tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19 ở một bang Tây Bắc nước này, cho biết sẽ phân phối vaccine đến khắp cả nước dựa trên nhu cầu và mức tiêu thụ.
Tới nay, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã cung cấp 23 triệu liều để chủng ngừa cho khoảng 17 triệu người. Tốc độ tiêm chủng đã tăng lên đáng kể trong tuần trước sau thời gian ban đầu diễn ra chậm chạp và nhiều người dân còn hoài nghi về hiệu quả tiêm chủng.
Ấn Độ đã đặt mục tiêu chủng ngừa cho 300 triệu dân trong tổng số 1,35 tỷ dân vào tháng 8 tới. Nước này đã triển khai chiến dịch tiêm chủng từ hồi giữa tháng 1 với vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và vaccine do công ty dược phẩm trong nước Bharat sản xuất.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ ngày 23/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Phi: Gần 4 triệu ca bệnh, trên 106.000 ca tử vong
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết tính đến ngày 9/3, số ca mắc COVID-19 tại châu lục này là 3.975.045 ca và 106.095 ca tử vong, trong khi 3.552.813 bệnh nhân đã phục hồi. Xét về số ca mắc, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại châu Phi. Nam Phi cũng đứng đầu về số ca tử vong với 50.803 ca, tiếp theo là Ai Cập với 11.038 ca và Maroc là 8.683 ca. Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong cho biết đang có nhiều thách thức trong bối cảnh châu lục này gặp khó khăn trong việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19. Bên cạnh đó, người dân đang phải đối mặt với cái gọi là “sự mệt mỏi do đại dịch” bởi các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt được thực hiện trong 1 năm qua.
Iran mua gần 17 triệu liều vaccine từ COVAX
Ngày 17/1, giới chức Iran cho biết nước này đã mua 16,8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng nhằm phân phối vaccine cho các nước nghèo.
Một loại vaccine phòng COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Cơ quan Quốc gia chống COVID-19 của Iran, ông Alireza Raisi cho biết Tehran đã chi 52 triệu USD mua 16,8 triều liều vaccine từ chương trình COVAX để tiêm phòng cho 8,4 triệu người.
Theo kế hoạch, số vaccine này sẽ đến Iran trong vòng 2 tháng tới, giúp đáp ứng nhu cầu tiêm phòng trước khi nước này bắt đầu tự sản xuất vaccine. Bên cạnh đó, Iran có thể nhận được 2,6 triều liều vaccine từ Nga và Trung Quốc.
Iran đã bắt đầu thử nghiệm ở người loại vaccine nội địa vào ngày 29/12/2020. Tính đến ngày 17/1, Iran có tổng cộng 1.330.411 ca nhiễm và 56.803 ca tử vong do COVID-19.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo sẽ hạ độ tuổi tối thiểu tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ 18 tuổi xuống 16 tuổi.
UAE đang cấp miễn phí vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) cho công dân và người sinh sống tại nước này. Riêng tiểu vương quốc Dubai cho phép người dân lựa chọn giữa vaccine của Sinopharm và vaccine do Pfizer-BioNTech sản xuất. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý khủng hoảng và thảm họa khẩn cấp quốc gia UAE không nêu rõ độ tuổi tối thiểu tiêm phòng đối với mỗi loại vaccine.
* Trong khi đó, Israel thông báo bắt đầu tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho các tù nhân, bao gồm cả tù nhân người Palestine.
Thông báo nêu rõ sau khi tiêm phòng cho các nhân viên nhà tù, nhà chức trách sẽ bắt đầu tiêm phòng cho tất cả các tù nhân theo đúng quy trình y tế. Hiện có 20 tù nhân đã được tiêm phòng mũi đầu tiên.
Trước đó, các nhóm hoạt động, Bộ trưởng Tư pháp Israel Avichai Mandelblit và Tổ chức Giải phóng Palestine đã kêu gọi Israel tiêm phòng cho khoảng 4.400 tù nhân Palestine. Theo thống kê, khoảng 250 tù nhân Palestine tại Israel đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây COVID-19.
Về phần mình, Chính quyền Palestine (PA) xác nhận đã ký hợp đồng mua vaccine với 4 nhà cung cấp, trong đó có vaccine Sputnik V của Nga. PA dự kiến sẽ nhận được đủ vaccine cho 70% người Palestine, bao gồm ở Bờ Tây và Dải Gaza, vào giữa tháng 3 tới.
* Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 18/1, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun thông báo loại thuốc nội địa đầu tiên của Hàn Quốc điều trị COVID-19 dự kiến sẽ được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở nước này bắt đầu từ đầu tháng 2 tới.
Phát biểu trong cuộc họp liên ngành về ứng phó dịch COVID-19 được tổ chức tại tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Seoul, Thủ tướng Chung Sye-kyun nêu rõ các cơ quan y tế đã triệu tập Hội đồng chuyên gia để xem xét tính an toàn và hiệu quả của loại thuốc nội địa do hãng dược phẩm Celltrion sản xuất. Theo ông Chung Sye-kyun, chính phủ sẽ công bố kết quả cuộc họp vào cuối ngày 18/1. Nếu quá trình đánh giá thuận lợi, Chính phủ Hàn Quốc hy vọng loại thuốc này sẽ được sử dụng từ đầu tháng tới.
Tuần trước, Celltrion thông báo đã tiến hành thử nghiệm ở 327 bệnh nhân COVID-19 để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của CT-P59, còn được gọi là thuốc Regdanvimab. Công ty này khẳng định CT-P59 làm giảm tới 54% số bệnh nhân COVID-19 trở nặng và cần được chăm sóc tại bệnh viện. Trước đó, Celltrion đã nộp đơn xin cấp phép lưu hành thuốc lên Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc.
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 389 ca COVID-19, trong đó có 366 ca lây nhiễm trong nước. Thủ tướng Chung Sye-kyun nhấn mạnh đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong ngày tại Hàn Quốc giảm xuống mức trên 300 ca kể từ tháng 11 năm ngoái.
Tính đến ngày 18/1, Hàn Quốc có tổng cộng 72.729 ca nhiễm và 1.264 ca tử vong do COVID-19.
New Zealand đã mua đủ vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân Với việc mua thêm vaccine ngừa COVID-19 được hai công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech kết hợp phát triển, New Zealand đã có đủ liều lượng để tiêm chủng cho toàn bộ dân số. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reuters, Chính phủ New Zealand đã ký một hợp đồng mua thêm 8,5 triệu liều vaccine Pfizer,...