COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000

Theo dõi VGT trên

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.100 ca tử vong.

Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 307,6 triệu ca, trong đó trên 5,5 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 1
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động trên Quảng trường Thời Đại ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Pháp (296.097 ca), Mỹ (trên 235.000 ca) và Ấn Độ (180.438 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (763 ca), Mỹ (250 ca) và Mexico (202 ca).

Mỹ và châu Âu là hai khu vực đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt do biến thể Omicron lây lan nhanh. Trong số trên 1,7 triệu ca mắc trong 24 giờ qua thì có tới trên 1 triệu ca tại hai khu vực này. Tuy nhiên, diễn biến trong 2 ngày qua cho thấy dịch bệnh cũng đang có chiều hướng gia tăng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ.

CH Cyprus phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Nicosia, CH Cyprus ngày 2/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ trưởng Y tế CH Cyprus Michalis Hadjipantelas thông báo một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được đặt tên là Deltacron đã được phát hiện ở nước này, nhưng hiện biến thể này không đáng quan ngại.

Một nhóm nghiên cứu do Leondios Kostrikis, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và virus học phân tử tại Đại học Cyprus dẫn đầu, đã phát hiện ra biến thể trên.

Phát biểu với truyền thông địa phương, ông Kostrikis cho biết biến thể mới của SARS-CoV-2 có chung nền tảng di truyền của biến thể Delta cùng với một số đột biến của Omicron, do đó nó được đặt tên là Deltacron.

Ông cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện biến thể này ở 25 mẫu bệnh phẩm được lấy ở CH Cyprus, sau khi giải trình tự gene của 1.377 mẫu bệnh phẩm trong khuôn khổ chương trình truy tìm các đột biến có thể có của virus SARS-CoV-2 ở Cyprus. Ông nói: “Tần suất phát hiện biến thể cao hơn ở những người nằm viện, điều đó có nghĩa là có mối tương quan giữa Deltacron và tỷ lệ nhập viện”. Theo Bộ trưởng Y tế Hadipantelas, hiện biến thể mới này không đáng quan ngại.

CH Cyprus đang trải qua làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ năm, với số ca mắc mới tăng vọt. Báo cáo giám sát quốc gia Cyprus về dịch COVID-19 được công bố hôm 7/1 cho thấy độ tuổi trung bình của những người bị mắc COVID-19 là 28 tuổi, phản ánh tốc độ lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2 trong giới trẻ.

Số ca tử vong vì COVID-19 tại Anh vượt ngưỡng 150.000 ca

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 3
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới có trên 150.000 người tử vong vì dịch COVID-19, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga, Mexico và Peru.

Trong 7 ngày qua, số ca tử vong trong vòng 28 ngày kể từ khi được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2 tăng 38,3% so với tuần trước lên 1.271 người. Các bệnh viện tại Anh đang đối mặt với sức ép do số người nhập viện vì COVID-19 tăng cao và tình trạng thiếu nhân viên y tế. Tại vùng Scotland, số người nhập viện do COVID-19 đã tăng hơn 50% trong tuần trước.

Thủ tướng Boris Johnson cho biết dịch COVID-19 đang gây ra “thiệt hại khủng khiếp cho đất nước” và cách để thoát khỏi đại dịch là tất cả mọi người đều hoàn thành liều vaccine cơ bản hoặc tiêm mũi tăng cường. Thủ tướng Johnson hy vọng nước Anh có thể vượt qua làn sóng dịch hiện tại mà không phải áp dụng thêm các biện pháp hạn chế.

Tháng 1/2021, Anh là quốc gia châu Âu đầu tiên và là quốc gia thứ 5 trên thế giới vượt ngưỡng 100.000 ca tử vong do COVID-19. Sáu tuần sau, Anh chứng kiến thêm 25.000 ca tử vong. Sau đó, số ca tử vong bắt đầu giảm nhờ chương trình tiêm phòng COVID-19 và Chính phủ áp lệnh phong tỏa.

Theo Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI), hầu hết mọi người chưa cần đến mũi vaccine thứ tư bởi dữ liệu cho thấy 3 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường, 90% số người từ 65 tuổi trở lên đã tránh được nguy cơ nhập viện.

Anh đang áp dụng Kế hoạch B ngừa COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang tại các không gian công cộng trong nhà, áp dụng hộ chiếu vaccine tại một số địa điểm tổ chức các sự kiện lớn, và làm việc tại nhà nếu có thể.

Đức khẳng định tiêm chủng bắt buộc là giải pháp để thoát COVID-19

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức ngày 13/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho rằng thật “ngây thơ” khi nghĩ rằng biến thể Omicron sẽ là dấu chấm hết cho đại dịch. Ông cảnh báo các biến thể mới của virus gây đại dịch COVID-19 vẫn có thể xuất hiện.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Die Welt, người đứng đầu ngành y tế Đức khẳng định tiêm vaccine bắt buộc là cách duy nhất để thoát khỏi đại dịch, trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lan rộng ở Đức và trên toàn thế giới. Theo ông Lauterbach, việc đạt miễn dịch cộng đồng thông qua quá trình lây nhiễm không phải là giải pháp.

Cho đến nay, biến thể Omicron được cho là có vẻ nhẹ hơn so với các biến thể trước đây, nhưng Bộ trưởng Y tế Đức cảnh báo rằng nhiều người có thể sẽ gặp biến chứng nặng với những tổn thương kéo dài nếu Omicron không được kiểm soát. Theo ông Lauterbach, người nhiễm biến thể Omicron không có nghĩa là sẽ tạo ra miễn dịch cần thiết với các biến thể tiếp theo của virus. Ông cũng cảnh báo khả năng một biến thể mới, nguy hiểm hơn có thể xuất hiện và lây lan.

Theo ông Lauterbach, việc bảo đảm đủ vaccine tiêm phòng vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới. Đức đã mua thêm 25 triệu liều vaccine của hãng Moderna, đủ để tiêm 50 triệu mũi nhắc lại trong quý đầu năm 2022.

Số liệu thống kê của Viện Robert Koch (KRI) cho biết Đức đã ghi nhận 30.812 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua và 60 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp tử vong do COVID-19 tại Đức lên 114.712 người.

Tỷ lệ tiêm chủng của Đức hiện vẫn thấp hơn so với một số nước châu Âu khác, với 71,5% dân số được tiêm đầy đủ và 40,9% đã tiêm mũi tăng cường. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng 80% dân số và hy vọng sẽ tiêm 30 triệu mũi tăng cường vào cuối tháng 1 này.

Philippines tiếp tục ghi nhận số mắc COVID-19 cao chưa từng thấy

Video đang HOT

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 5
Tiêm vaccine COVID-19 tại Pasay, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 9/1, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 ở mức cao mới với 28.707 ca sau con số kỷ lục 26.458 ca mắc mới một ngày trước đó.

Theo Bộ Y tế Philippines (DOH), tỷ lệ số ca dương tính với COVID-19 trên tổng số người tiến hành xét nghiệm cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục 44%. Kể từ đầu dịch đến nay, quốc gia Đông Nam Á này đã có tổng cộng 2.965.447 ca nhiễm, bao gồm 52.150 bệnh nhân không qua khỏi.

Vùng thủ đô Manila và các tỉnh phụ cận có số ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 tập trung đông nhất. Nhiều cơ quan nhà nước và văn phòng tư nhân phải ngừng hoạt động do có nhiều nhân viên xét nghiệm dương tính.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ Philippines đã chỉ đạo các bệnh viện tại vùng thủ đô Manila và khu vực lân cận tăng số giường bệnh và đảm bảo có sẵn các cơ sở điều trị tạm thời trong trường hợp bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị tăng đột biến.

Từ đầu dịch đến nay, Philippines đã tiến hành xét nghiệm hơn 24 triệu người trong tổng dân số 110 triệu người của nước này.

Israel nới lỏng hàng loạt quy định giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 6
Nhân viên y tế Israel chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới điều trị tại bệnh viện ở Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 9/1, Israel công bố số ca mắc COVID-19 mới tại nước này trong 24 giờ qua tiếp tục tăng cao kỷ lục lên 18.780 ca. Dù vậy, việc nới lỏng một loạt quy định phòng chống dịch vẫn được thực hiện như dự kiến.

Bộ Y tế Israel cho biết số bệnh nhân chuyển biến nặng đã tăng 30 ca so với ngày trước đó, lên 172 ca. Trong đó, 63 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng và 49 bệnh nhân phải thở máy. Có tới 50% số ca nặng là người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính cũng tăng lên 9,48%. Tuy nhiên, đây chỉ là con số được ghi nhận tại các điểm xét nghiệm chính thức. Trên thực tế, số xét nghiệm trong dân còn cao hơn nhiều, do từ ngày 7/1, Chính phủ Israel đã cho phép những ca F1 và F2 dưới 60 tuổi và không có bệnh nền được làm xét nghiệm nhanh, để dành xét nghiệm PCR cho các trường hợp cần thiết hơn.

Cũng trong sáng 9/1, Israel đã bãi bỏ lệnh cấm đi lại tới các nước có nguy cơ COVID-19 cao, được áp dụng từ cuối tháng 11/2021 sau khi phát hiện biến thể Omicron. Theo đó, người nước ngoài đã hoàn thành tiêm chủng cơ bản nếu 24 giờ sau khi nhập cảnh có kết quả xét nghiệm PCR âm tính sẽ không phải cách ly.

Đồng thời, kể từ ngày 9/1, Israel cũng bãi bỏ quy chế “đèn giao thông COVID-19″ trong trường học, cho phép học sinh tiếp tục đến trường bất kể tỷ lệ lây nhiễm ở địa phương cao hay thấp. Trong trường hợp phát hiện một học sinh hoặc giáo viên bị nhiễm, học sinh chỉ cần làm xét nghiệm nhanh và sẽ không phải nghỉ học nếu kết quả âm tính.

Số ca nhiễm mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 lần kể từ đầu Năm mới

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Patna, Ấn Độ ngày 6/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nước này ngày 9/1 thông báo ghi nhận 180.438 ca nhiễm, tăng gấp 5 lần kể từ đầu Năm mới. Omicron đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy tại nước này, và hiện có 27 bang của Ấn Độ đã ghi nhận ca nhiễm biến thể này.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giới chức nhiều bang như Delhi, Uttar Pradesh, Punjab, Tamil Nadu, West Bengal và Karnataka đã siết chặt các biện pháp phòng dịch như giới nghiêm ban đêm hoặc hạn chế số lượng người tập trung tại các sự kiện, đóng cửa các trung tâm thương mại và các khu vực giải trí.

Cùng ngày, truyền thông địa phương cho biết đã có hơn 400 nhân viên làm việc trong tòa nhà Quốc hội của Ấn Độ dương tính với COVID-19. Đối tượng xét nghiệm ngẫu nhiên và được lấy mẫu từ ngày 4 đến 8/1. Phần lớn số ca nhiễm này đều không có triệu chứng. Hiện cơ quan chức năng Ấn Độ đang tiến hành xét nghiệm bổ sung để xác định các ca này có nhiễm biến thể Omicron hay không.

Kể từ đầu dịch đến nay, Ấn Độ có tổng cộng trên 35,7 triệu ca nhiễm, đứng thứ 2 thế giới.

Trung Quốc xét nghiệm 14 triệu dân ở thành phố Thiên Tân vì ca nhiễm Omicron cộng đồng đầu tiên

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 8
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc ngày 9/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 9/1, Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch xét nghiệm 14 triệu dân thành phố Thiên Tân, gần thủ đô Bắc Kinh, sau khi phát hiện 20 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó có 2 ca cộng đồng đầu tiên nhiễm biến thể Omicron.

Dự kiến, thành phố Thiên Tân sẽ hoàn tất việc xét nghiệm cho người dân trong 2 ngày. Những người có kết quả âm tính sẽ được cấp mã y tế để được đi lại. Thành phố cũng khuyến cáo người dân không rời khỏi Thiên Tân nếu không có lý do chính đáng.

Ủy ban Giao thông vận tải thành phố Thiên Tân đã ban hành lệnh cấm các dịch vụ xe buýt liên tỉnh từ ngày 9/1.

Giới chức y tế lo ngại tình hình dịch bệnh ở Thiên Tân có thể gây rủi ro tới thủ đô Bắc Kinh do 2 thành phố nằm gần nhau và có lượng người di chuyển qua lại đông đúc. Ngoài ra, dịch bệnh lây lan cũng có thể đe dọa tới Thế vận hội mùa Đông 2022 dự kiến khai mạc ngày 4/2 tới ở thủ đô Bắc Kinh.

Trong ngày 8/1, Trung Quốc thông báo ghi nhận 165 ca nhiễm COVID, tăng so với 159 ca ghi nhận ngày hôm trước. Trong 165 ca có 92 ca là lây nhiễm cộng đồng. Hầu hết các ca cộng đồng mới ghi nhận ở Hà Nam và Thiểm Tây.

Trung Quốc là quốc gia hiếm hoi còn lại trên thế giới áp dụng chiến lược chống dịch “Zero Covid” thông qua các biện pháp truy vết, phong tỏa, xét nghiệm quyết liệt trên diện rộng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng siêu lây nhiễm Omicron với số đột biến nhiều chưa từng có được xem sẽ là thách thức không nhỏ với nỗ lực ngăn dịch lan rộng của Bắc Kinh trong bối cảnh các lệnh phong tỏa diện rộng đang gây ra những tổn hại nhất định về mặt kinh tế.

Tính đến ngày 8/1, hơn 1,21 tỷ người dân Trung Quốc đã được tiêm đủ các liều cơ bản. Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 103.619 ca mắc COVID-19, trong đó số ca tử vong là 4.636 trường hợp.

Mông Cổ bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ tư

Ngày 9/1, Bộ trưởng Y tế Mông Cổ Sereejav Enkhbold đã xác nhận 5 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Theo ông Enkhbold, trong những ngày gần đây, Mông Cổ ghi nhận trên 1.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày do người dân ăn mừng năm mới, đồng thời lưu ý rằng số ca mắc mới hàng ngày đang tăng lên.

Trước đó, Mông Cổ ngày 7/1 đã xác nhận 12 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron là những người nhập cảnh. Theo Bộ trưởng Enkhbold, việc phát hiện các ca nhiễm Omicron nhập cảnh và trong cộng đồng đã đánh dấu sự khởi đầu của đợt đại dịch COVID-19 thứ tư ở Mông Cổ, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh và tuân thủ các hướng dẫn y tế. Ông Enkhbold dự báo làn sóng thứ tư tại nước này sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 tới.

Đến nay Mông Cổ đã ghi nhận 394.480 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.072 trường hợp tử vong. Hiện 66,5% trong tổng dân số Mông Cổ gồm 3,4 triệu người đã được tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19, trong khi hơn 936.000 người trên 18 tuổi đã được tiêm liều thứ 3. Ngoài ra, hơn 2.000 người đã được tiêm liều thứ tư sau khi nhà chức trách nước này bắt đầu kêu gọi dân chúng đi tiêm trên cơ sở tự nguyện hôm 7/1 vừa qua.

Australia cảnh báo số ca mắc COVID-19 tăng cao trong những tuần tới

COVID-19 tới 6h sáng 10/1: Ca mắc mới tại Ấn Độ tăng gấp 5 từ đầu năm; Tổng ca tử vong ở Anh vượt 150.000 - Hình 9
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới điều trị tại bệnh viện ở Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chức y tế Australia cảnh báo trong những ngày tới sẽ có thêm nhiều ca mắc COVID-19, yêu cầu các gia đình chuẩn bị sẵn thuốc paracetamol cho việc điều trị tại nhà.

Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt ngày 9/1 cho biết số ca mắc mới COVID-19 trên hầu hết các địa phương ở Australia trong tuần qua tăng cao, tuy nhiên tình hình dịch bệnh ít nghiêm trọng hơn nhiều so với các đợt bùng phát trước do chủng Omicron gây bệnh nhẹ hơn. Hiện cả nước có 76 bệnh nhân đang phải thở máy.

Phó Giám đốc y tế liên bang Michael Kidd nhận định, nhiều người dân Australia có khả năng sẽ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong những ngày và tuần tới khi số ca bệnh tiếp tục tăng mạnh.

Giáo sư Kidd nhấn mạnh, điều quan trọng là phải bảo vệ những bệnh nhân có các triệu chứng vừa phải nói trên, người cao tuổi hoặc những người có bệnh mãn tính, do đó cần ngăn chặn lây nhiễm ở những nơi như nhà riêng.

Cảnh báo trên được đưa ra sau khi hai bang đông dân nhất ở Australia là New South Wales và Victoria lần lượt ghi nhận thêm 30.062 ca và 44.155 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, giảm so với một ngày trước đó.

Hiện gần 95% người dân Australia từ 16 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và hơn 90% tiêm đủ hai mũi.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 614.582 trường hợp mắc COVID-19 và 6.531 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 268 triệu ca, trong đó trên 5,29 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran,Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu là 268.016.831 ca, trong đó có 5.294.137 người tử vong.

Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 2
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Jerusalem ngày 11/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Đức là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 65.000 ca), trong khi Nga có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 1.200 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 239 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 8/12, thế giới có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 3
Một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 lưu động ở New York, Mỹ, ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Hàn Quốc, Thủ tướng Kim Boo-kyum đánh giá số ca nhiễm COVID-19 mới ở nước này lần đầu tiên đã vượt 7.000 ca, cho thấy tốc độ lây lan chóng mặt của virus. Thủ tướng Kim Boo-kyum cũng nhấn mạnh tình trạng thiếu giường điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng là "rất cấp bách". Theo đó, các cơ quan chức năng cần tích cực phối hợp với ngành y tế để bổ sung giường bệnh tại khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon), nơi hiện chiếm 80% số ca nhiễm mới trên cả nước.

Thủ tướng Kim Boo-kyum lưu ý thêm rằng vấn đề cấp bách hiện nay là cần nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người cao tuổi và tiêm đủ 2 mũi cho thanh thiếu niên (từ 12-17 tuổi) vì thực tế cho thấy số ca nhiễm mới là người trên 60 tuổi chiếm 35% và 84% bệnh nhân COVID-19 nặng cũng là những người trên 60 tuổi.

Các cơ quan y tế Hàn Quốc sẽ củng cố hệ thống điều trị tại nhà bằng cách mở rộng nhân sự hỗ trợ hành chính ở từng thành phố, quận, huyện cũng như mở rộng cơ sở y tế quản lý bệnh nhân điều trị tại nhà từ cấp bệnh viện đến các trung tâm y tế.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 4

Trung tâm xét nghiệm COVID-19 lưu động đặt tại Tòa thị chính phải làm việc hết công suất để phục vụ nhu cầu xét nghiệm của người dân Seoul. Ảnh chụp ngày 7/12/2021. Ảnh : Anh Nguyên, PV TTXVN tại Hàn Quốc.

Tại châu Âu, giới chức y tế Hà Lan cảnh báo Omicron có thể trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nước này trong thời gian tới, căn cứ trên những báo cáo về hiện trạng lây lan của biến thể này tại nhiều nước, trong đó có Nam Phi và Anh.

Hà Lan đã xác nhận có thêm 18 ca nhiễm Omicron. Vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh cùng ngày thông báo phát hiện 3 ca nhiễm Omicron đầu tiên. Cả 3 bệnh nhân đều có lịch sử đi lại phức tạp.

Vương quốc Anh đến thời điểm hiện tại xác nhận có tổng cộng hơn 560 ca nhiễm Omicron. Trước tình hình trên, các Bộ trưởng Y tế Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp nhằm gia tăng sự phối hợp giữa các nước thành viên trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Oslo, Na Uy ngày 27/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 8/12, Anh đánh dấu 1 năm kể từ khi người đầu tiên tại nước này và cũng là người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech trong chương trình tiêm chủng đại trà, đồng thời kêu gọi người dân tiêm mũi tăng cường ngay khi đủ điều kiện.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nêu bật thành công ban đầu mà nước này đạt được trong việc triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhấn mạnh đó là lý do tại sao Anh có thể mở cửa trở lại nền kinh tế vào tháng 7 vừa qua. Ông đồng thời kêu gọi tăng cường các nỗ lực để thúc đẩy chiến dịch tiêm mũi vaccine bổ sung với quy mô tương tự như chiến dịch tiêm chủng ban đầu vì lo ngại sự lây lan của biến thể Omicron.

Làn sóng dịch bệnh thứ 5, cùng với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, đang có nguy cơ tạo thêm gánh nặng cho các bệnh viện ở Pháp. Trong vài ngày qua, số ca mắc mới trung bình đã vượt quá 40.000 ca/ngày và hơn 11.000 người đã phải nhập viện vì mắc COVID-19 - con số thống kê cao chưa từng có kể từ cuối tháng 8 vừa qua.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 6
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại London, Anh, ngày 6/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Để đối phó với làn sóng dịch mới này, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát tại các khu vực công cộng, các quán cà phê, nhà hàng, hay kêu gọi duy trì việc tuân thủ các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, Chính phủ Pháp đã công bố một số biện pháp hạn chế mới bao gồm tăng cường quy trình kiểm soát y tế tại trường học và công sở, đóng cửa các câu lạc bộ đêm, hoãn các sự kiện lớn trong vòng 4 tuần và tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm chủng liều tăng cường vaccine phòng bệnh.

Chính phủ cũng quyết định quy trình y tế sẽ được nâng lên cấp độ 3 tại các trường tiểu học và kể từ ngày 9/12, việc đeo khẩu trang sẽ là quy định bắt buộc không chỉ trong lớp học mà cả tại các sân chơi. Các môn thể thao đồng đội cũng sẽ bị hạn chế, trong khi việc sử dụng đồ uống trong căngtin được khuyến cáo giới hạn.

Đức ngày 8/12 ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong một ngày kể từ tháng 2 trong bối cảnh nước này đang chật vật ứng phó với làn sóng dịch thứ 4. Viện Robert Koch cho biết có thêm 527 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca không qua khỏi vì đại dịch tại Đức lên 104.047 ca. Ngoài ra, với thêm 69.601 ca mắc COVID-19, nhiều hơn 2.415 ca so với một tuần trước, tổng số ca mắc hiện lên tới 6.270.761 ca. Tuy vậy, tỷ lệ số ca nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày qua đang tiếp tục giảm, từ mức 432 ca trong ngày 7/12 xuống 427 ca trong ngày 8/12.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 7
Người dân di chuyển trên phố ở Seoul, Hàn Quốc ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Các nước Na Uy, Thụy Điển, Ireland và Ba Lan đều công bố kế hoạch siết chặt các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Na Uy giới hạn về số lượng người được tham gia các sự kiện tập trung đông người.

Thụy Điển mở rộng phạm vi áp dụng "thẻ y tế xanh" đối với các nhà hàng và phòng tập thể dục-thể thao. Các câu lại bộ ban đêm tại Ireland một lần nữa phải đóng cửa trong khi các nhà hàng, quán bar và khách sạn tại Ba Lan chỉ được phép tiếp nhận số khách hàng ở mức 30% sức chứa, song có thể linh hoạt mở rộng hơn đối với những khách hàng thân thiết có chứng nhận đã hoàn tất phác đồ tiêm chủng ngừa COVID-19.

Trong khi đó các vũ trường và câu lạc bộ ban đêm sẽ phải đóng cửa hoàn toàn, trong khi các phương tiện giao thông công cộng chỉ hoạt động ở mức 75% công suất.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 8
Hình ảnh biến thể Omicron, vaccine và bơm tiêm. Ảnh: AFP/TTXVN

Về biến thể Omicron, ông Michael Ryan - giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - đánh giá biến thể này có thể không gây bệnh nặng hơn các biến thể trước và "ít khả năng" né được hoàn toàn phản ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine.

ADVERTISING

X

Trong báo cáo dịch tễ hàng tuần, WHO cũng cho biết đã ghi nhận biến thể Omicron tại 57 quốc gia, với số ca nhiễm tại miền Nam châu Phi, trong đó có Zimbabwe, đang có xu hướng tăng lên. WHO cho rằng số bệnh nhân cần nhập viện nhiều khả năng cũng sẽ tăng theo khi virus lây lan.

Các nhà khoa học và các nhà sản xuất vaccine đang gấp rút tìm hiểu nguy cơ, cũng như hiệu quả của các loại vaccine hiện có đối với biến thể này.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 6/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 25.109 ca mắc mới COVID-19 và 492 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.302.400 trường hợp và 295.622 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 10
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Budapest, Hungary ngày 27/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao dù số ca mắc mới không tăng mạnh. Ngày 8/12, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 171 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 8/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.500 ca mắc mới và 230 ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 9/12: Thế giới trên 268 triệu ca bệnh; Các nước siết chặt chống dịch vì lo ngại Omicron - Hình 11
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New York, Mỹ ngày 8/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 8/12 ghi nhận thêm trên 3.000 ca bệnh mới và 38 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 14 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.

Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với trên 1.200 trường hợp trong ngày 8/12 và 5 ca tử vong. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí giảm căng thẳng vì lợi ích quốc gia
04:52:35 17/11/2024

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024

Tin mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Iran bình luận về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

20:06:37 17/11/2024
Theo ông, kể từ khi cố Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền, các cuộc đàm phán Iran Mỹ đã được tổ chức thông qua trung gian Oman, nhưng quá trình này đã bị đình chỉ kể từ tháng 5.

Tanzania: 5 người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà ở Dar es Salaam

20:06:14 17/11/2024
Hàng trăm nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, khoan và búa để cố gắng giải cứu những người sống sót. Máy xúc cũng được điều động tới hiện trường.

Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập

19:58:17 17/11/2024
Về phía CH Séc có Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil, Phó Chủ tịch Hạ viện Karel Havlicek cùng lãnh đạo các bộ ban ngành của CH Séc.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Vụ tấn công bằng dao ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt được hung thủ ngay tại hiện trường

18:43:24 17/11/2024
Vụ tấn công kinh hoàng này đã làm 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương. Hiện các nhân viên y tế đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong khi cảnh sát tiếp tục điều tra vụ án.

Australia: Máy bay cỡ nhỏ lao xuống bãi chăn thả gia súc làm 3 người tử vong

18:07:58 17/11/2024
Cả ba người trên máy bay gồm phi công và hai hành khách đã tử vong ngay tại hiện trường. Các nạn nhân chưa được xác định danh tính chính thức.

Các hiệp định thương mại tự do là chìa khóa cho sự thịnh vượng của châu Á

17:35:21 17/11/2024
Bất kỳ động thái nào hướng tới sự tách rời đều có thể có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế châu Á, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.

Hang động Lascaux tại Pháp, nơi lưu giữ thông điệp của người tiền sử

17:33:31 17/11/2024
Hang nhân tạo này chỉ cách hang gốc hơn 200 m. Mọi chi tiết được tái tạo lại y hệt như nguyên bản và người Pháp đã phải mất mất 11 năm để tạo ra phiên bản II này. Thật là tuyệt vời!

Schengen - nơi ra đời thị thực quyền lực nhất thế giới

16:38:47 17/11/2024
Tuy nhiên, với đa số người dân châu Âu, lợi ích mà hiệp ước Schengen đem lại lớn hơn nhiều so với những phiền toái. Hiệp ước đã tác động đến đời sống hàng ngày của tất cả các quốc gia thành viên khối Schengen với tổng dân số khoảng 400 ...

Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore

08:36:44 17/11/2024
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (USCDC) cho hay có 55 khách và 15 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Coral Princess nhiễm norovirus, với các triệu chứng chính là nôn mửa và tiêu chảy.

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.