COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.193.468 trường hợp mắc COVID-19 và 3.962 ca t.ử v.ong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 446 triệu ca, trong đó trên 6 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 1
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 5/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 7/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 446.301.528 ca, trong đó có 6.018.839 người t.ử v.ong.

Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh bắt đầu giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh “ nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới vẫn cao ở nhiều nước thuộc châu lục này. Song ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 243.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca t.ử v.ong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 800 ca.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 2
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 4/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 379 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 61 triệu ca và trên 71.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 6/3, thế giới có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 72 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca t.ử v.ong vì dịch bệnh.

Mỹ vẫn là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đến nay ghi nhận gần 81 triệu ca mắc và gần 983.500 ca t.ử v.ong. Ấn Độ ghi nhận số ca mắc nhiều thứ hai thế giới, gần 43 triệu ca, trong khi Brazil có số ca t.ử v.ong cao thứ hai thế giới – gần 652.000 ca.

Nhà Trắng mới đây cảnh báo Mỹ sẽ sớm hết nguồn tài chính đối phó với COVID-19 nếu Quốc hội không phê duyệt thêm ngân sách.

Hãng tin Fox News dẫn lời Phó điều phối viên về COVID-19 của chính phủ Mỹ Natalie Quillian cho biết: “Ngân sách dành cho đối phó với COVID-19 hiện trống rỗng. Chúng tôi hiện đang thảo luận với các nghị sĩ về cách cứu vãn nguồn quỹ này, và việc này vô cùng cấp bách”. Bà Quillian cho biết nước Mỹ sẽ cảm nhận được hậu quả của tình thế này ngay trong tháng 3, và các nỗ lực chống dịch có thể cần thêm ngân sách trong tương lai.

Trong cuộc họp báo ngày 4/3, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cũng khẳng định đây là “yêu cầu cấp bách vì cuộc chiến chống COVID-19 của nước Mỹ” và có thể còn cần thêm nhiều t.iền khi phát triển thêm các liệu pháp điều trị.

Theo kế hoạch, các nghị sĩ Mỹ sẽ phải thông qua một đạo luật chi tiêu tạm thời cho các cơ quan liên bang đến ngày 11/3 tới và phải thông qua một biện pháp khác để tránh nguy cơ chính phủ phải đóng cửa.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 5/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Video đang HOT

Hiện châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi biến thể Omicron lây lan mạnh. Số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận theo ngày ở Hàn Quốc đã 3 ngày liên tiếp ở mức trên 240.000 ca. Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 6/3 cho biết nước này ghi nhận 243.628 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca mắc lên 4.456.264 ca.

Số ca t.ử v.ong vì COVID-19 cũng tăng lên 8.957 ca sau khi ghi nhận thêm 161 bệnh nhân không qua khỏi. Tỷ lệ t.ử v.ong vì COVID-19 hiện là 0,20%. Giới chức y tế cho biết làn sóng dịch bệnh lần này dự kiến sẽ đạt đỉnh vào khoảng giữa tháng 3, ở mức khoảng 350.000 ca mắc/ngày.

Tại Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận 209 ca mắc mới COVID-19 không triệu chứng – vốn không được nước này đưa vào thống kê ca bệnh, tăng so với mức 166 ca ghi nhận 1 ngày trước đó.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 4
Người dân di chuyển trên đường phố tại Athens, Hy Lạp, ngày 5/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận tổng cộng 110.868 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 trường hợp t.ử v.ong, và 3.691 bệnh nhân đang được điều trị.

Cũng trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục có thêm 329 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 175 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, tăng 73 trường hợp so với 1 ngày trước đó. Đáng chú ý hơn 50% số ca lây nhiễm mới (82 ca) trong cộng đồng là ghi nhận ở Thanh Đảo (Qingdao), tỉnh Sơn Đông (Shandong), miền Đông nước này.

Cơ quan kiểm soát dược phẩm Ấn Độ (DCGI) ngày 6/3 đã đồng ý cho phép Viện Huyết thanh Ấn Độ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Covovax ngừa COVID-19 làm mũi tiêm tăng cường cho người trưởng thành.

Quyết định được đưa ra sau khi xem xét khuyến nghị của Ủy ban chuyên gia thuộc DCGI. Ủy ban này cũng đồng ý cho phép sử dụng vaccine này cho nhóm t.uổi từ 12 đến 17 và dự kiến sẽ sớm trình lên DCGI phê duyệt.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 5
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Ngày 4/3, Ủy ban trên cũng đề nghị Chính phủ cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 dùng vaccine đơn liều Sputnik Light của Nga làm mũi tiêm tăng cường.

Vaccine Covovax do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ từ công ty Novavax của Mỹ, nhằm sản xuất vaccine cho Ấn Độ cùng các nước thu nhập thấp và trung bình. Vaccine này đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu cấp phép có điều kiện và nằm trong danh sách vaccine được sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). DCGI cũng đã cấp phép sử dụng hạn chế vaccine này trong tình huống khẩn cấp ở người trưởng thành vào cuối tháng 12/2021. Hiện Covovax không chưa được dùng trong chương trình tiêm chủng đại trà của Ấn Độ.

Nga sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đối với liệu pháp kháng thể mới điều trị COVID-19 trong khoảng 3 tuần tới. Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya của Nga cho biết liệu pháp này sẽ có hiệu quả đối với phiên bản BA.2 của biến thể Omicron, còn được gọi là Omicron tàng hình.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 6
Một quán cà phê được mở cửa trở lại sau khi các biện pháp hạn chế về dịch COVID-19 được nới lỏng tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng tin Sputnik dẫn lời Giám đốc Viện Gamaleya, ông Alexander Gintsburg, giải thích: “Chúng tôi đã thử nghiệm liệu pháp này và thấy rằng chúng có hiệu quả đối với phiên bản BA.2 nhờ chứa kháng thể có thể xâm nhập rất sâu vào cấu trúc của protein S của virus SARS-CoV-2″.

Trước đó, Bộ Y tế Nga đã cấp phép cho Viện Gamaleya tiến hành thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 dựa trên kháng thể đơn dòng (mAbs). Ông Gintsburg cho biết, giai đoạn 1 được tiến hành với các tình nguyện viên khỏe mạnh, giai đoạn 2 sẽ là với những người mắc COVID-19. Sau giai đoạn 1, các nhà khoa học sẽ quyết định có tiếp tục tiến hành các giai đoạn tiếp theo hay không.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 6/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 141.077 ca mắc mới COVID-19 và 532 ca t.ử v.ong.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 7
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 5/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Tới hết ngày 6/3, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 19.573.472 trường hợp và 327.258 ca t.ử v.ong. Trong ngày 6/3, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 140.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Indonesia ghi nhận nhiều ca t.ử v.ong nhất (trên 240 ca).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca t.ử v.ong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Hiện đã có ít nhất 9 thành viên ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca t.ử v.ong không quá cao.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 8
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 28/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Xét về tổng số ca mắc và t.ử v.ong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Điểm nóng này hạ nhiệt nhanh chóng trong vài tháng trước, song những ngày qua dịch bệnh đang leo thang trở lại khi số ca mắc mới tăng vọt.

Malaysia, Singapore, Indonesia cũng đều ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao. Bộ Y tế Malaysia thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 342 ca nhiễm mới nhập cảnh và 33.064 ca lây nhiễm trong cộng đồng – mức cao chưa từng thấy kể từ đầu dịch, cùng 67 trường hợp t.ử v.ong.

Như vậy, tính đến nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 3.595.172 ca mắc COVID-19, trong đó có 33.173 trường hợp t.ử v.ong. Hiện nước này vẫn còn 311.206 bệnh nhân đang phải điều trị, trong đó 371 trường hợp phải chăm sóc đặc biệt. Khoảng 83,1% dân số Malaysia đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, 78,9% dân số đã tiêm đủ liều cơ bản và 45,9% dân số đã tiêm mũi tăng cường.

Indonesia thông báo có 24.867 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu dịch đến nay lên 5.748.725 ca. Hiện Chính phủ nước này đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Chính phủ Indonesia đặt quyết tâm cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân số thuộc diện tiêm chủng vào cuối tháng 3 này.

Phóng viên TTTXVN tại Jakarta dẫn số liệu của chính phủ Indonesia cho biết, tính đến ngày 5/3, ít nhất 92% trong tổng số hơn 208 triệu dân trong diện tiêm chủng ở nước này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19. Ngoài ra, 70,7% dân số mục tiêu cũng đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 7/3: Thế giới trên 446 triệu ca bệnh; Nga thử nghiệm lâm sàng liệu pháp mới điều trị COVID-19 - Hình 9
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho t.rẻ e.m tại Quezon, Philippines, ngày 7/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Người phát ngôn Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi nhấn mạnh rằng, mục tiêu cuối cùng của chính phủ Indonesia là hoàn tất tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số, cũng như tiến hành tiêm liều tăng cường cho các đối tượng trong vòng 3 tháng sau mũi tiêm thứ hai.

Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư thế giới với hơn 273 triệu người. Cuối năm ngoái, chính phủ nước này đã mở rộng chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 6-11 t.uổi và tin rằng sẽ đạt miễn dịch cộng đồng khi 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 6/3, Indonesia ghi nhận tổng cộng 5.748.725 ca mắc COVID-19, trong đó có 150.172 trường hợp t.ử v.ong và 5.122.602 bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn.

Singapore tiếp nhận lô thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 đầu tiên

Singapore đã tiếp nhận lô thuốc uống Paxlovid kháng virus đầu tiên của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer.

Đây là loại thuốc uống chống virus đầu tiên được Cơ quan Khoa học y tế (HSA) Singapore phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong nước.

Singapore tiếp nhận lô thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 đầu tiên - Hình 1
Paxlovid - một loại thuốc điều trị COVID-19 do hãng Pfizer sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 12/2, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết loại thuốc này sẽ được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19 trưởng thành có nguy cơ cao bệnh diễn tiến nặng nhằm giảm nguy cơ nhập viện và t.ử v.ong. Thuốc được dùng hai lần/ngày trong 5 ngày và nên dùng càng sớm càng tốt kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng COVID-19.

Paxlovid đã được HSA cấp phép tạm thời vào ngày 3/2 vừa qua theo Lộ trình Tiếp cận đặc biệt của đại dịch. Các chuyên gia của HSA đã đ.ánh giá dữ liệu lâm sàng hiện có đối với loại thuốc này và nhận thấy nó có thể giảm 88,9% tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện hoặc t.ử v.ong ở bệnh nhân COVID-19 khi được sử dụng trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tỷ lệ hiệu quả là 87,8% khi được sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.

Bên cạnh đó, HAS cũng lưu ý các tác dụng phụ thường gặp được báo cáo từ nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như thay đổi vị giác, tiêu chảy, nôn mửa, tăng huyết áp, đau cơ và ớn lạnh. Tuy nhiên, Paxlovid có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, ví dự như thuốc điều trị nhịp tim không đều, đau nửa đầu và mỡ m.áu...dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài ra, HAS còn cho biết một số loại thuốc như thuốc điều trị động kinh cũng có thể làm giảm mức độ của Paxlovid và giảm hiệu quả kháng virus.

Các nước như Hàn Quốc, Anh và Israel đã bắt đầu sử dụng Paxlovid cho bệnh nhân COVID-19 từ tháng này. Trung Quốc cũng đã cấp phép khẩn cấp cho loại thuốc này. Trong khi đó, Paxlovid cũng đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê duyệt.

HSA hiện cũng đang xem xét một loại thuốc kháng virus khác là Molnupiravir. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Molnupiravir có thể giảm 50% nguy cơ t.ử v.ong hoặc phải nhập viện đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024

Tin đang nóng

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục
13:00:39 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024
Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi
12:45:21 05/07/2024
Dắt bố đẻ đi bắt ghen vợ ngoại tình, nào ngờ vừa thấy người phụ nữ trong phòng khách sạn ông 'ngưng tim' ngã quỵ, tôi bàng hoàng khó tả
12:00:01 05/07/2024
Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng
12:57:28 05/07/2024
Tôi 'mờ mắt' trước công danh, vô tình hai tay 'dâng' chồng cho chính cô bạn thân quý hóa của mình
11:36:33 05/07/2024

Tin mới nhất

Công đảng Anh giành chiến thắng lịch sử, Thủ tướng Sunak thừa nhận thất bại

14:45:30 05/07/2024
Công đảng Anh đã giành được 326 ghế hạ viện, giành quyền đa số trong quốc hội và đảm bảo ông Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng Anh nhiệm kỳ tới.

Chủ tịch Trung Quốc: Bắc Kinh và Ankara có quan điểm tương đồng về khủng hoảng Ukraine

14:43:06 05/07/2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận định Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm tương đồng về tình hình tại Ukraine và cần duy trì liên lạc chặt chẽ quanh vấn đề này.

Đức: Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm hiếm gặp do chủng virus H7N5 độc lực cao

13:35:10 05/07/2024
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H7N5 đầu tiên trên thế giới được phát hiện kể từ khi WOAH bắt đầu theo dõi các dịch bệnh ở động vật trên thế giới từ năm 2005.

Tổng thống Putin nêu điều kiện cho lệnh ngừng b.ắn ở Ukraine

13:30:56 05/07/2024
Kiev đã từ chối đàm phán với Moskva kể từ mùa thu năm 2022, sau khi bốn vùng lãnh thổ nước này sáp nhập Nga. Tuy nhiên, tháng 6 vừa qua, ông Zelensky cho biết hai bên có thể đàm phán thông qua trung gian.

Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

13:29:24 05/07/2024
Tháng trước, Meta cho biết hãng đã dừng sử dụng dữ liệu của người dùng để đào tạo dịch vụ AI tạo sinh của hãng ở Liên minh châu Âu (EU), sau khi có các khiếu nại ở 11 quốc gia.

Hành động bất ngờ của Tổng thống Pháp giữa cuộc khủng hoảng bầu cử

13:21:06 05/07/2024
Và thực tế là các đồng minh của Tổng thống Macron không muốn ông tham gia chiến dịch tranh cử: thậm chí hình ảnh của Tổng thống Macron còn bị xóa khỏi các áp phích vận động tranh cử.

Tổng thống Putin ra tuyên bố mới về sản xuất tên lửa từng bị cấm

13:15:36 05/07/2024
Tổng thống Nga Putin đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước INF. Nga tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp quân sự đáp trả những mối đe dọa từ NATO liên quan đến việc Moskva đình chỉ thực thi INF.

Tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng lan rộng trên thế giới

12:48:57 05/07/2024
Hai tổ chức này nhấn mạnh rằng lũ lụt trầm trọng hơn do ảnh hưởng kéo dài của những đợt hạn hán trước đó, là một trong những nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực ở khu vực Sừng lớn châu Phi.

Panama đóng 3 cửa khẩu nhằm giảm bớt làn sóng di cư

12:45:16 05/07/2024
Trước đó, phát biểu tại lễ nhậm chức hôm 1/7, tân Tổng thống José Raúl Mulino tuyên bố Panama sẽ không còn là quốc gia quá cảnh và con đường mở của hàng chục nghìn người di cư trái phép bị các tổ chức buôn bán m.a t.úy và buôn người lợi d...

Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở trung tâm công nghệ sôi động nhất Trung Quốc

12:36:56 05/07/2024
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở Thâm Quyến đã làm dấy lên những lo ngại mới về thị trường lao động của Trung Quốc mà các khu vực kinh tế lớn nhất của quốc gia này đang phải đối mặt.

Dự báo Nhật Bản trải qua mùa Hè nắng nóng kỷ lục

12:34:51 05/07/2024
Theo số liệu của Bộ Môi trường Nhật Bản, năm 2023, cả nước đã ghi nhận 1.308 trường hợp t.ử v.ong vì sốc nhiệt, cao gấp 5 lần so với thời điểm 20 năm trước, trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người cao t.uổi và t.rẻ e.m.

Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen

12:25:57 05/07/2024
Lực lượng Houthi ở Yemen cho biết các máy bay chiến đấu của Mỹ và Anh đã tiến hành hai cuộc không kích vào tỉnh Hajjah ở phía Tây Bắc Yemen ngày 4/7.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm 6/7 - Âm lịch ngày 6 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

14:54:08 05/07/2024
Xem lịch âm ngày 6/7/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 6/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 6/7/2024.

Thuý Ngân muốn có con

Sao việt

14:50:59 05/07/2024
Vừa qua, Thuý Ngân đã gây xôn xao với hình ảnh xuất hiện bên một em bé sơ sinh. Khoảnh khắc này khiến cô vướng nghi vấn bí mật sinh con đầu lòng.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Đức Anh tranh thủ thơm Hân mọi lúc

Phim việt

14:44:41 05/07/2024
Sau khi 2 vợ chồng hàn gắn tình cảm, có vẻ như cả Đức Anh và Hân không ngại che đậy việc thể hiện tình cảm với nhau.

Daesung (BIGBANG) đổ bộ Tân Sơn Nhất, ghi điểm cực mạnh sau 12 năm trở lại Việt Nam

Sao châu á

14:37:42 05/07/2024
Lần này trở lại Việt Nam biểu diễn, Daesung (BIGBANG) đã nhận được sự chào đón vô cùng nồng nhiệt từ người hâm mộ.

Nhà tắm có nên dán giấy dán tường?

Sáng tạo

14:34:29 05/07/2024
Chất liệu giấy dán tường: Do một số loại giấy và rèm vải thường có đặc điểm hút âm nên khi sử dụng giấy dán tường nhà tắm bạn nên lưu ý sử dụng các loại giấy dán có đặc tính chống ẩm để tăng độ bền cho giấy

10 kẻ phản diện 'm.áu mặt' của chuỗi hoạt hình bom tấn 'Kẻ cắp mặt trăng' (P2)

Phim âu mỹ

14:30:55 05/07/2024
Chỉ còn vài ngày nữa, biệt đội Minions sẽ xâm chiếm rạp Việt với giao diện cực chất, hứa hẹn sẽ siêu lầy, không quên ăn hại cùng những trò giải trí bất đắc dĩ.

Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí

Tv show

14:30:22 05/07/2024
Tập số 34 của chương trình Hoa vui ca phát sóng trên VTV3 lúc 18h50 ngày 4/7 giới thiệu nhiều clip ấn tượng từ các bạn nhỏ gửi về cho chương trình.

Những thác nước đẹp dưới chân núi Fansipan, Lào Cai

Du lịch

14:30:21 05/07/2024
Nếu có dịp đến Tây Bắc vào mùa hè, du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú, nguyên sơ của những thác nước nổi tiếng dưới chân đỉnh núi Fansipan hùng vỹ.

"Nếu nghĩ ra rạp chỉ để giải trí, các nhà làm phim đang coi thường khán giả Việt"

Hậu trường phim

12:52:59 05/07/2024
Nhìn nhận về thị trường, đạo diễn Đào, Phở Và Piano cho rằng hiện các tác phẩm ra rạp hiện nay chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.