COVID-19 tới 6 giờ sáng 6/3: Thế giới xấp xỉ 2,6 triệu người tử vong; EU ‘thích’ vaccine Nga
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 407.923 trường hợp mắc COVID-19 và 7.813 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên trên 116,6 triệu ca bệnh, trong đó xấp xỉ 2,6 triệu người không qua khỏi.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 6/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 116.621.058 ca, trong đó có 2.590.260 người tử vong.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 92.196.922 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 21.833.876 ca và 89.785 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 5/3, thế giới có tới 116 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về gói cứu trợ dịch COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 27/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ tiếp tục là nước ghi nhận số ca nhiễm cao nhất với 29.585.601 ca và số ca tử vong cao nhất với 535.324 ca. Ấn Độ có số ca nhiễm cao thứ hai với 11.190.651 ca nhưng nếu tính về số ca tử vong thì Brazil đứng thứ hai với 261.188 ca.
Tại Mỹ, lần đầu tiên trong 5 tháng qua, nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày có xu thế giảm. Trước đó, Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất vào ngày 8/1 vừa qua với gần 300.000 ca.
Hiện số ca nhiễm mới hằng ngày ở Mỹ đã trở lại mức như trước dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh, thời điểm người dân gia tăng hoạt động đi lại và tập trung đông người bất chấp cảnh báo – được xem là nguyên nhân khiến virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn. Bên cạnh đó, số ca nhập viện và tử vong hằng ngày do dịch bệnh này cũng giảm.
Cảnh sát Đức kiểm tra các phương tiện tại Huningue, khu vực biên giới Pháp – Đức nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 16/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Âu, Chính phủ Pháp đang cố gắng tránh áp đặt lệnh phong tỏa thứ ba trên toàn quốc. Theo đó, chính phủ đã ban bố lệnh phong tỏa 2 ngày cuối tuần tại khu vực Pas-de-Calais, miền Nam nước này, do số ca lây nhiễm mới tăng nhanh.
Đây là khu vực thứ ba tại Pháp buộc phải siết chặt kiểm soát phòng dịch. Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực từ 8h ngày 6/3 đến 18h ngày 7/3. Trong khi lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 18h vẫn có hiệu lực trên cả nước.
Tại Nga, ngày 5/3, Thị trưởng thủ đô Moskva của Nga, ông Sergei Sobyanin, đã chấm dứt lệnh ở nhà bắt buộc đối với những người từ 65 tuổi trở lên và những người mắc bệnh mãn tính do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang dần được cải thiện.
Với quyết định trên, một trong những biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan tại Moskva đã được dỡ bỏ. Theo Thị trưởng Sobyanin, biện pháp này vốn được áp đặt hồi tháng 9/2020 khi làn sóng dịch bệnh thứ hai bắt đầu xuất hiện, là một bước đi tiếp theo nhằm đưa cuộc sống nơi đây nhanh chóng trở lại bình thường.
Video đang HOT
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại siêu thị ở Auckland, New Zealand, ngày 28/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tuy nhiên, ông cũng đồng thời lưu ý rằng nhóm độ tuổi này và những người bệnh mãn tính vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Thị trưởng kêu gọi người dân hạn chế đi lại khi mỗi ngày vẫn có từ 700-800 người nhập viện do mắc COVID-19 thể nặng.
Trong ngày 5/3, Moskva ghi nhận 1.757 ca nhiễm mới. Chính quyền thành phố vẫn duy trì lệnh cấm tổ chức các sự kiện đông người và bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Trên toàn nước Nga nói chung, làn sóng dịch bệnh thứ hai đã giảm, song nước này vẫn ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm mới/ngày và đang nỗ lực khuyến khích người dân đi tiêm phòng.
Cùng ngày, Bộ trưởng Du lịch Cyprus Savvas Perdios cho biết từ ngày 1/5 tới, nước này sẽ mở cửa cho du khách Anh đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
Hãng thông tấn Cyprus dẫn lời Bộ trưởng Perdios nêu rõ: “Chúng tôi đã thông báo với Chính phủ Anh rằng từ ngày 1/5, chúng tôi sẽ tạo thuận lợi cho công dân Anh đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhập cảnh mà không cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 cũng như không cần phải cách ly”.
Lễ tang của cụ ông Tom Moore tại Bedford, miền Trung xứ England, ngày 27/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch trên, công dân Anh đã tiêm mũi vaccine thứ hai vào thời điểm ít nhất là 7 ngày trước khi bay sang Cyprus sẽ được nhập cảnh vào nước này, nhưng có thể sẽ bị xét nghiệm ngẫu nhiên tại các sân bay. Ngoài ra, công dân Anh cũng sẽ phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch của Cyprus như đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
Cyprus đưa ra thông báo trên sau khi tháng trước, nước này và Israel đã ký một thỏa thuận cho phép công dân hai nước đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhập cảnh mà không bị áp dụng biện pháp kiểm dịch khi các chuyến bay chở khách được nối lại hoạt động.
Trong khi đó, cùng ngày, cảnh sát thủ đô Paris của Pháp cảnh báo việc tiêu thụ rượu sẽ bị cấm trên khắp khu vực rộng lớn ở thủ đô vào cuối tuần này. Từ tháng trước, giới chức thành phố đã cấm uống rượu ngoài trời ở một số địa điểm nổi tiếng trong thành phố trong dịp cuối tuần. Tuy nhiên, việc uống rượu hiện nay cũng sẽ bị cấm ở hơn 10 con phố và quảng trường khác cũng như ở bên bờ sông Seine, nơi hàng trăm người đổ đến hồi cuối tuần trước để thưởng thức thời tiết mùa Xuân.
Cảnh sát cũng sẽ ra lệnh giải tán những khu vực, nơi các quy định giãn cách xã hội không được tuân thủ. Các lệnh cấm sẽ có hiệu lực ít nhất trong những ngày cuối tuần của 3 tuần tới sau khi giới chức quyết định không áp đặt lệnh phong tỏa mới tại vùng Paris bất chấp có dấu hiệu cho thấy dịch bệnh COVID-19 đang lây lan nhanh hơn tại đây.
Học sinh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 trong lớp học tại Johannesburg, Nam Phi ngày 15/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu lục này cho biết 21 nước ở châu Phi ghi nhận tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn so với tỷ lệ trung bình 2,2% trên toàn cầu. Trong đó, 5 nước có tỷ lệ tử vong cao nhất do COVID-19 gồm Sudan 6,2%, Ai Cập 5,9%, Mali và Liberia mỗi nước 4,2%, Zimbabwe 4,1%.
Tính đến sáng 5/3, số ca mắc COVID-19 ở châu Phi đã lên tới 3.937.028 ca, trong đó có 105.001 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại Nhật Bản, chính phủ của Thủ tướng Suga Yoshihide đã quyết định gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận thêm 2 tuần, tức đến ngày 21/3 tới, do tình hình dịch COVID-19 ở khu vực này chưa cải thiện như kỳ vọng. Đây là lần thứ hai liên tiếp tình trạng khẩn cấp được gia hạn ở khu vực này.
Theo Thủ tướng Suga, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là việc làm cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân. Ông nhấn mạnh nếu có sự hợp tác của người dân, việc gia hạn tình trạng khẩn cấp sẽ giúp giảm đáng kể số ca mắc mới và giúp khống chế dịch bệnh.
Tại Hàn Quốc, chính quyền thủ đô Seoul thông báo sẽ tăng cường biện pháp phòng dịch nhằm ngăn chặn các vụ lây nhiễm tập thể trong nhóm lao động người nước ngoài.
Thành phố Seoul cho biết nhiều người nước ngoài đang trốn tránh xét nghiệm do lo ngại sẽ gặp những rắc rối trong sinh hoạt, làm ăn hay bị phát hiện việc họ sinh sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Do đó, chính quyền thành phố đã quyết định sẽ miễn phí tiền xét nghiệm, hỗ trợ toàn bộ chi phí sinh hoạt và chi phí điều trị khi lao động người nước ngoài mắc COVID-19, miễn trừ nghĩa vụ khai báo đối với người cư trú bất hợp pháp. Các nội dung này sẽ được thông báo bằng 13 thứ tiếng.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/2/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Liên quan tới vaccine và chương trình tiêm chủng, Hàn Quốc đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của công ty dược phẩm Mỹ Pfizer Inc. trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng. Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ hai được Hàn Quốc cấp phép, sau vaccine của hãng AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford sản xuất. Theo thỏa thuận giữa Pfizer và Hàn Quốc, lô vaccine của Pfizer sẽ được vận chuyển tới Hàn Quốc trong tháng 3 này. Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) sẽ nhóm họp để quyết định có đưa nhóm người trẻ vào diện tiêm vaccine Pfizer hay không.
Moldova đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tiếp nhận vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế cung cấp vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đứng đầu. Lô hàng đầu tiên gồm 14.400 liều vaccine đã đến Moldova tối 4/3.
Còn Đan Mạch đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca cho những người từ 65 tuổi trở lên, khi viện dẫn kết quả nghiên cứu về vaccine này ở Scotland (Vương quốc Anh), theo đó, vaccine AstraZeneca làm giảm mạnh nguy cơ nhập viện của các bệnh nhân COVID-19 và cũng ở bệnh nhân lớn tuổi. Kết quả này đã được khẳng định trên quy mô lớn.
Trong khi đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã bắt đầu tiến trình xem xét cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga, trong bối cảnh có nhiều lo ngại về việc thiếu nguồn cung vaccine cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Vaccine Sputnik V do Trung tâm Dịch tễ và vi sinh học Nga phát triển. Đối tác của trung tâm này là R-Pharm Germany GmbH đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng loại vaccine nói trên. Tính đến thời điểm hiện tại, vaccine Sputnik V đã được cấp phép sử dụng tại 44 nước.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 28/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 5/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 12.295 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 53.960 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” chưa hề thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, bất chấp tình hình số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong giảm so với ngày trước nữa.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 2.154 ca bệnh mới, 6 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu diễn biến dịch COVID-19.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 5/3 ghi nhận thêm 79 ca bệnh mới, song không có ca tử vong. Thái Lan dù không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây, song tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao và diễn biến phức tạp.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 23 bệnh nhân mới trong ngày 5/3, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 53.960 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 154 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.497.898 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.224.607 trường hợp.
Lào trong ngày 5/3 đã khi nhận hai ca COVID-19 mới.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Timor-Leste không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
Các ca mắc biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại nhiều bang nước Mỹ
Số liệu thống kê chính thức công bố ngày 9/1 cho thấy biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã lây lan đến ít nhất 8 bang ở Mỹ. Biến thể này được ghi nhận lần đầu tiên ở Anh vào cuối năm 2020 và có nguy cơ lây nhiễm cao hơn từ 40 - 70% so với các biến thể từng xuất hiện trước đó.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/1/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh nước Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước đến nay. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 8/1 cho thấy biến thể này - được báo cáo lần đầu tiên ở Mỹ vào tuần trước - đã được phát hiện tại 8 bang, trong đó California và Florida là những bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ngoài ra, các bang Colorado, Texas, New York, Georgia, Connecticut và Pennsylvania cũng "góp mặt" trong danh sách 63 bệnh nhân mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Newsweek ngày 6/1, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về các bệnh truyền nhiễm - ông Anthony Fauci đã cảnh báo rằng: "Loại biến thể này có thể đã lây lan trên diện rộng tại Mỹ, rộng hơn so với những gì chúng ta đã phát hiện. Tôi chắc chắn biến thể này đã có mặt tại đây (nước Mỹ), chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra nó. Và tôi tin chắc rằng nếu biến thể này xuất hiện ở những nơi như California, New York và Colorado thì nó sẽ sớm có mặt ở một số bang khác nữa".
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ, ngày 4/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự lây lan của hai biến thể virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh và tại Nam Phi đã làm dấy lên lo ngại về việc những biến thể này xuất hiện ở Mỹ. Tuy nhiên, cho tới ngày 8/1, giới chức Mỹ vẫn phủ nhận những thông tin cho rằng nước này đã phát hiện trường hợp bệnh nhân nhiễm một trong số những biến thể virus SARS-CoV-2 nêu trên. Người phát ngôn của CDC - ông Jason McDonald cho biết: "Các nhà nghiên cứu đã theo dõi các chuỗi lây lan tại Mỹ kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó bao gồm 5.700 mẫu bệnh phẩm được thu thập trong tháng 11 và tháng 12 (năm 2020). Cho đến nay, cả các nhà nghiên cứu và nhà phân tích tại CDC đều không thấy sự xuất hiện của một biến thể cụ thể nào ở Mỹ như người ta đã từng phát hiện chúng ở Vương quốc Anh hoặc ở Nam Phi".
Theo số liệu thống kê của trường Đại học John Hopkins, trong vòng 24 giờ qua, nước Mỹ ghi nhận gần 290.000 trường hợp mắc COVID-19 mới. Trước đó, trong ngày 7/1, nước này cũng đã ghi nhận con số cao kỷ lục về số ca tử vong do COVID-19 trong vòng một ngày - gần 4.000 trường hợp.
Các hãng dược nỗ lực thử nghiệm vaccine với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Các hãng dược như BioNTech của Đức và Moderna của Mỹ đang nỗ lực thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 của mình với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, thách thức mới nhất trong cuộc đua nhằm kiểm soát dịch bệnh. Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ ngày...