COVID-19 tới 6 giờ sáng 3/5: Pháp dẫn đầu thế giới về ca tử vong; Châu Phi đối mặt nguy cơ ‘ế’ vaccine
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 231.682 trường hợp mắc COVID-19 và 1.124 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 513 triệu ca, trong đó trên 6,26 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Port Elizabeth, Nam Phi ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 3/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 513.786.354 ca, trong đó có tổng cộng 6.262.727 người tử vong.
Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh lưu hành.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 468 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 39 triệu ca và trên 41.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 2/5, thế giới có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 44 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế đi ngang.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Giang Tô, Trung Quốc ngày 30/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “ nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Trong 24 giờ qua, Australia là nước có số ca mắc mới cao nhất (với trên 31.000 ca), trong khi Pháp là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với 180 ca.
Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn, đồng thời chiến lược “Không COVID” áp dụng từ đầu dịch cũng chuyển thành “Không COVID linh hoạt”.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 2/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 196 ca tử vong. Trong ngày 2/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 9.300 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (84 ca).
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Semily, CH Séc ngày 18/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan.
Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.
Cụ thể, Israel thông báo các dịch vụ liên quan đến dịch COVID-19 như địa điểm xét nghiệm, phòng xét nghiệm, cơ chế truy vết để bẻ gãy chuỗi lây nhiễm sẽ được giảm quy mô nhưng có thể được tái kích hoạt bất cứ thời điểm nào nếu bùng phát dịch. Israel đang giảm bớt các biện pháp phòng, chống COVID-19 nhờ thực tế tỷ lệ lây nhiễm cũng như nhập viện đã xuống mức thấp.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 18/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù vậy, Bộ Y tế Israel vẫn nâng cao cảnh giác, cho biết những dịch vụ bị thu hẹp này có thể được mở rộng lại nhanh chóng trong trường hợp bùng phát làn sóng dịch mới hay một biến thể mới nguy hiểm hơn xuất hiện.
Quan chức trên cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu làn sóng dịch thứ 5 và cố gắng nâng cao sự sẵn sàng cho làn sóng dịch thứ 6. Cho đến giờ chúng ta đã phải ứng phó với những biến thể hoặc độc lực cao nhưng lây nhiễm thấp, hoặc độc lực thấp nhưng dễ lây nhiễm. Kịch bản mà chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng là các biến thể nguy hiểm hơn cả về độc lực lẫn độ lây nhiễm”.
Tuần trước, Israel đã phát hiện những ca nhiễm biến thể phụ mới BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron. Tháng 4 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã bắt đầu theo dõi cẩn trọng 2 biến thể phụ này sau khi chúng xuất hiện ở Nam Phi và châu Âu.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 15/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Hàn Quốc cũng bắt đầu bãi bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc ngoài trời. Tuy nhiên, hầu hết người dân ở thủ đô Seoul vẫn đeo khẩu trang do cảm giác chưa thật sự yên tâm và với nhiều người, khẩu trang đã trở thành “vật bất ly thân” từ lâu và đeo khẩu trang là vì lợi ích của cộng đồng.
Nhiều trường học tại Hàn Quốc cũng đã tổ chức các sự kiện thể thao lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, song hầu hết học sinh đều đeo khẩu trang. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết các trường học được quyền tự quyết định có cho phép học sinh bỏ khẩu trang trong các hoạt động thể thao hay các lớp học thể dục hay không. Theo quy định, các sự kiện tập hợp trên 50 người vẫn phải đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Hàn Quốc tiếp tục bãi bỏ dần các biện pháp phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới theo ngày tiếp tục giảm. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 2/5 được ghi nhận là 20.084 ca, mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua. Số ca nhiễm COVID-19 ngày 2/5 cũng giảm đáng kể so với mức 37.771 của 1 ngày trước đó.
KDCA cho biết nước này đã có thêm 83 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng tổng số người thiệt mạng vì COVID-19 lên 22.958 người. Tỷ lệ tử vong là 0,13%. Số bệnh nhân nặng đang điều trị tiếp tục giảm xuống mức 461 người, ít hơn 32 người so với mức 493 người của một ngày trước đó. KDCA dự báo số ca nhiễm COVID-19 sẽ tiếp tục xu hướng giảm ổn định và đây là cơ sở để Hàn Quốc tiếp tục xem xét nới lỏng các biện pháp phòng dịch còn lại.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson &Johnson cho người dân tại Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong khi đó, nhà máy sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của châu Phi, được ra mắt vào năm ngoái như một trung tâm tiên phong về sản xuất vaccine tại khu vực vốn có tỷ lệ tiêm chủng thấp vì sự chậm trễ trong việc bàn giao vaccine của các nước phương Tây, đang có nguy cơ phải đóng cửa vì ế ẩm.
ADVERTISING
X
Hồi tháng 11/2021, nhà máy Aspen Pharmacare ở Gqeberha, Eastern Cape của Nam Phi đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn Mỹ Johnson &Johnson để đóng gói và phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson &Johnson trên khắp thị trường châu Phi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi thỏa thuận này là một “thời khắc chuyển đổi” trong nỗ lực hướng tới việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng rõ rệt trong việc tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên kể từ đó cho đến nay, vaccine mang thương hiệu Aspenovax không nhận được đơn đặt hàng nào tại châu Phi, bất chấp thực tế mới chỉ có khoảng 16% người trưởng thành của lục địa này đã tiêm đủ liều cơ bản.
Theo giới chức Aspen, một trong những lý do khiến nhà máy này phải “đắp chiếu” là do khó khăn trong khâu vận chuyển, bảo quản và phân phối vaccine ở châu Phi. WHO và cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX từng nêu thực trạng châu Phi từ chối nhận thêm vaccine ngừa COVID-19 do không có đủ tủ đông lạnh, việc tiếp cận các điểm tiêm chủng và đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson &Johnson cho người dân tại Durban, Nam Phi. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngoài ra, nhà máy trên ra đời trong bối cảnh châu Phi không được cung cấp đầy đủ và nhanh chóng vaccine ngừa COVID-19 do nhu cầu lớn từ phương Tây. Tuy nhiên khi nhà máy đi vào hoạt động, thực tế đã thay đổi. Hiện nay châu Phi đang nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nước hơn so với giai đoạn đầu dịch bùng phát và nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 cho châu lục này cũng đã ổn định.
Tại Australia, Ủy ban Bầu cử Australia (AEC) ngày 2/5 cho biết các cử tri phải cách ly do mắc COVID-19 trong vòng ba ngày trước ngày bầu cử chính thức sẽ tham gia hệ thống bỏ phiếu qua điện thoại. Theo người phát ngôn của AEC, bất cứ ai có các triệu chứng hay xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ không được vào các phòng bỏ phiếu vào ngày 21/5 tới.
Những cử tri này có thể bỏ phiếu qua bưu điện, nhưng thời hạn chót cho việc đăng ký bỏ phiếu là 6 giờ chiều ngày 18/5. Theo quy định trên, những ai có kết quả dương tính từ thời điểm trên đến khi kết thúc bỏ phiếu vào ngày 21 tháng 5 không thể bỏ phiếu qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.
Với hơn 40.000 người Australia mắc COVID-19 mỗi ngày, có khả năng một số lượng khá lớn, hơn 120.000, cử tri Australia sẽ không thể thực hiện được quyền công dân của mình.
COVID-19 tới 6h sáng 28/4: WHO cảnh báo thế giới đang xem nhẹ lây nhiễm; Ca mắc mới ở Thượng Hải giảm
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 604.000 ca mắc COVID-19 và 2.395 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 511 triệu ca, trong đó trên 6,25 triệu ca tử vong.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (124.863 ca), Italy (87.940 ca) và Hàn Quốc (76.761 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (304 ca), Đức (245 ca) và Mỹ (216 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 82,8 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,01 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 522.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30 triệu ca mắc và trên 663.000 ca tử vong.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/4, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia duy trì giám sát các ca mắc COVID-19, cho rằng thế giới đang "xem nhẹ" cách thức virus lây lan do tỷ lệ xét nghiệm giảm.
Phát biểu họp báo tại trụ sở WHO ở Geneva, người đứng đầu WHO nêu rõ trong tuần qua, WHO nhận được báo cáo về hơn 15.000 ca bệnh không qua khỏi do COVID-19, mức theo tuần thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Dù đây là xu hướng đáng hoan nghênh, song khi mà nhiều nước giảm xét nghiệm, WHO sẽ ngày càng nhận được ít thông tin về cách thức lây lan và giải trình tự. Điều này khiến thế giới ngày càng khó nắm bắt được các mô hình lây truyền và tiến hóa của virus.
Trong khi đó, ông William Rodriguez, người đứng đầu liên minh chẩn đoán toàn cầu FIND, cũng phản ánh việc chính phủ nhiều nước giảm theo dõi các ca mắc COVID-19 trong những tháng gần đây.
Theo ông Rodriguez, trong 4 tháng qua, dù làn sóng dịch do biến thể Omicron lan mạnh, song tỷ lệ xét nghiệm đã giảm từ 70%-90% trên toàn cầu. Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ xét nghiệm giảm cho dù việc tiếp cận với xét nghiệm chính xác đã thuận lợi hơn nhiều so với trước. Ông Rodriguez cho rằng việc cắt giảm xét nghiệm COVID-19 sẽ khiến thế giới trở nên "mù mịt" trước những gì đang xảy ra với virus SARS-CoV-2.
COVID-19 đã khiến hơn 6 triệu người trên toàn cầu tử vong kể từ dịch bệnh này bùng phát vào cuối năm 2019. Trong khi nhiều nước đang dần dỡ bỏ những biện pháp phòng dịch và trở về cuộc sống như trước, WHO cho rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc. Tổng Giám đốc Ghebreyesus cảnh báo virus SARS-CoV-2 chưa biến mất. Ông nhấn mạnh loại virus này vẫn đang lây lan, biến đổi và gây ra các ca tử vong. Theo người đứng đầu WHO, mối đe dọa về một biến thể mới nguy hiểm là hiện hữu và dù số ca tử vong giảm, con người vẫn chưa hiểu rõ hết những hậu quả về lâu dài đối với những người đã khỏi bệnh này.
Số ca mắc COVID-19 tại Thượng Hải (Trung Quốc) có chiều hướng giảm
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 26/4, Chính quyền thành phố Thượng Hải thông báo đã ghi nhận thêm 11.956 ca mắc COVID-19 không triệu chứng, giảm nhẹ so với con số 15.319 ca của ngày trước đó.
Thượng Hải ghi nhận 48 ca bệnh không qua khỏi do COVID-19, giảm so với 52 ca của ngày trước đó. Số ca mắc có triệu chứng là 1.606 ca. Thượng Hải -thành phố đông dân nhất Trung Quốc- đang chứng kiến đợt dịch COVID-19 chưa từng có.
Trong khi đó, thủ đô Bắc Kinh ghi nhận 31 ca lây nhiễm có triệu chứng trong cộng đồng trong ngày 26/4 và 3 ca mắc không triệu chứng trong ngày 26/4.
Israel phát hiện thêm ca nhập cảnh nhiễm biến thể phụ của Omicron
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel ngày 1/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Israel thông báo đã phát hiện 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể phụ BA.5 của biến thể Omicron trong số những người nhập cảnh tại sân bay quốc tế Ben Gurion.
Thông báo của Bộ Y tế Israel cho hay hai du khách có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể phụ BA.5. Tuy nhiên, hiện chưa rõ các du khách này tới từ địa điểm nào, cũng như việc họ có cùng đi với nhau hay không.
Thông báo trên cũng cho biết Israel phát hiện thêm một ca nhiễm biến thể phụ BA.4, nâng tổng số người nhiễm biến thể này lên 4 người.
Philippines phát hiện ca đầu tiên nhiễm dòng phụ BA.2.12 của biến thể Omicron
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Quezon, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 27/4, Philippines thông báo phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể BA.2.12, dòng phụ của biến thể Omicron, ở một người nước ngoài đến nước này hồi đầu tháng 4.
Thông báo của Bộ Y tế Philippines (DOH) nêu rõ bệnh nhân là người Phần Lan, đã hồi phục và về nước ngày 21/4. Người này cũng không được chỉ định cách ly khi đến vì đã được tiêm đủ các mũi cơ bản vaccine phòng COVID-19 và không có triệu chứng. Chín ngày sau khi đến Philippines, người này mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ như đau đầu và đau họng. Trước đó, bà đã đến một trường đại học ở thủ đô Manila và thành phố Baguio ở miền Bắc Philippines để tham dự các buổi hội thảo. Sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên nhiễm BA.2.12, DOH yêu cầu các cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của các địa phương nêu trên tiến hành truy vết tiếp xúc và phát hiện 9 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân nhưng chưa thấy có triệu chứng mắc bệnh, trong đó 2 người có kết quả xét nghiệm âm tính.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu dòng phụ BA.2.12 của biến thể Omicron được cho là dễ lây lan hơn và có thể gây bệnh nặng hơn. Philippines hiện ghi nhận hơn 3,68 triệu ca bệnh, trong đó có 60.125 ca tử vong.
Malaysia nới lỏng hầu hết các quy định phòng dịch
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 27/4, Bộ trưởng Y tế Malayisa Khairy Jamaluddin tổ chức họp báo về những quy định mới trong phòng chống dịch COVID-19. Những quy định này được dựa trên 3 tiêu chí: đeo khẩu trang, quét mã truy vết QR và xét nghiệm COVID-19.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Khairy cho biết sẽ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại những điểm công cộng ngoài trời. Tuy nhiên, đây vẫn là yêu cầu bắt buộc tại các điểm công cộng như sân bay, xe buýt, nhà thờ, lớp học...Ngoài ra, cơ quan y tế vẫn khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi tham dự các sự kiện đông người để đảm bảo an toàn, hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh COVID-19. Nhóm có nguy cơ cao như người cao tuổi, những người có bệnh lý nền, chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 và trẻ em tiếp tục phải sử dụng khẩu trang tại những nơi công cộng.
Đề cập đến quy định quét mã truy vết QR thông qua phầm mềm được cài đặt trên điện thoại di động MySejahtera trước khi vào nơi công cộng, Bộ trưởng Khairy cho biết quy định này cũng được dỡ bỏ.
Những điểm mới trong quy định về xét nghiệm COVID-19 gồm những người nhiễm COVID-19 sẽ chỉ phải cách ly thêm 4 ngày, thay vì 7 ngày như trước đây nếu họ có kết quả âm tính. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính sẽ tiếp tục cách ly 7 ngày. Những người đã hoàn thành tiêm chủng và trẻ em dưới 12 tuổi được miễn xét nghiệm trước khi lên máy bay, khi tham gia giao thông công cộng và khi nhập cảnh vào Malaysia. Những người chưa hoàn thành tiêm chủng sẽ bắt buộc phải xét nghiệm PCR trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành và xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ khi nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, du khách nhập cảnh sẽ buộc phải cách ly 5 ngày.
Việc bắt buộc mua bảo hiểm COVID-19 khi nhập cảnh sẽ được dỡ bỏ với tất cả du khách khi đến Malaysia. Mọi lĩnh vực kinh tế sẽ được hoạt động trở lại từ ngày 15/5, trong đó có các quán bar và vũ trường.
Từ ngày 1/5 tới, Malaysia sẽ đón kỳ nghỉ lễ Hari Raya Aidilfitri - tết lớn nhất của tín đồ Hồi giáo. Đây là dịp lễ tết đầu tiên người dân nước này được tự do đi lại, về thăm quê và vui chơi sau hai năm chính phủ thực thi lệnh phong tỏa để hạn chế sự lây lan của COVID-19.
Theo số liệu của Bộ Y tế công bố ngày 25/4, Malaysia chỉ ghi nhận 2.342 ca nhiễm mới COVID-19 - mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1/2022, trong đó 98,71% ở mức độ bệnh nhẹ.
Thủ tướng Ấn Độ chỉ thị nhanh chóng tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em đủ điều kiện
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 27/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng thách thức từ đại dịch COVID-19 vẫn chưa qua, đồng thời kêu gọi nhanh chóng tiêm phòng cho trẻ em đủ điều kiện tiêm tại quốc gia này.
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 đột ngột tăng trở lại những ngày gần đây, Thủ tướng Ấn Độ đã triệu tập cuộc họp trực tuyến với các quan chức phụ trách của tất cả các bang để đánh giá về tình hình dịch bệnh. Phát biểu tại cuộc họp, ông Modi cho rằng rõ ràng thách thức từ dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn qua đi. Ưu tiên hiện nay là nhanh chóng tiêm phòng cho tất cả trẻ em đủ điều kiện. Ông Modi cũng cảnh báo về các dòng phụ của các biến thể đã từng gây ra những làn sóng lớn ở châu Âu và một số nước khác.
ADVERTISING
X
Theo Thủ tướng Ấn Độ, dù nước này đã ứng phó hiệu quả với làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra nhưng vẫn cần cảnh giác khi trong 2 tuần qua, một số bang đã ghi nhận ca mắc mới tăng trở lại. Thủ hiến bang Delhi Arvind Kejriwal cho biết trong những ngày gần đây, thủ đô New Delhi đã ghi nhận tỷ lệ dương tính với virus cao và số ca mắc mới tăng. Trước tình hình này, chính quyền đã khôi phục yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang để phòng dịch.
Đến ngày 27/4, Ấn Độ ghi nhận hơn 43 triệu ca mắc, sau khi có thêm 2.927 ca mắc mới trong 24 giờ qua.
Chuyên gia y tế New Zealand kêu gọi tăng cường xét nghiệm PCR
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia y tế cộng đồng tại New Zealand đã kêu gọi tăng cường xét nghiệm PCR, thay vì chỉ xét nghiệm nhanh kháng nguyên (RATs), để phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 như biến thể XE (một biến thể tái tổ hợp giữa biến thể phụ BA.1 và BA.2 của Omicron). Nước này vừa phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể XE là người nhập cảnh.
Phát biểu với báo giới, chuyên gia Michael Baker cho biết: "Hiện tại, người nhập cảnh New Zealand chỉ phải thực hiện 2 xét nghiệm RATs trong một tuần, nếu kết quả dương tính thì mới tiến hành xét nghiệm PCR". Chuyên gia Baker nhấn mạnh rằng đây chính là cách thức phát hiện ca bệnh đầu tiên nhiễm biến thể XE.
Theo Bộ Y tế New Zealand, ca nhiễm biến thể XE đầu tiên ở nước này là người vừa từ nước ngoài nhập cảnh, hiện đang tự cách ly tại nhà. Người này nhập cảnh ngày 19/4 và có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 20/4.
Chuyên gia Baker cảnh báo rằng tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có thể thay đổi với các biến thể mới xuất hiện dù không phải tất cả các ca mắc mới đều sẽ là do biến thể Omicron. Theo ông, tình hình dịch tễ sẽ phức tạp hơn khi ngày càng có nhiều người nhập cảnh vào cuối năm nay, khi biên giới được mở cửa hoàn toàn trở lại.
Về phần mình, chuyên gia dịch tễ Arindam Basu nêu rõ New Zealand chưa chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm biến thể mới nhờ tỷ lệ tiêm phòng vaccine cao. Hiện hơn 72% dân số đủ điều kiện tiêm chủng đã tiêm đủ 3 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Cuba ghi nhận số ca mắc mới thấp nhất trong năm nay
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế công cộng Cuba cho biết số ca mắc theo ngày tại nước này đã xuống mức thấp nhất trong năm nay với 191 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh tại đây lên 1.102.355 ca. Đảo quốc Caribe này cũng không ghi nhận ca bệnh tử vong nào do COVID-19, giữ nguyên số ca bệnh không qua khỏi ở mức 8.525 ca.
Thống kê của bộ trên cho thấy trong tổng số 11,2 triệu dân số Cuba, có 9,9 triệu người đã tiêm đủ liều gồm 3 mũi vaccine phòng COVID-19 do nước này sản xuất, gồm các loại Abdala, Soberana-02 và Soberana Plus, và hơn 6,5 triệu người đã tiêm mũi tăng cường.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 26/4: Thế giới còn 5 nước chưa ghi nhận ca tử vong; Israel phát hiện các ca biến thể phụ nguy hiểm Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 342.135 trường hợp mắc COVID-19 và 1.546 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 509 triệu ca, trong đó trên 6,24 triệu người không qua khỏi. Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo số liệu thống kê của trang...