COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.568.899 trường hợp mắc COVID-19 và 4.335 ca t.ử v.ong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 477 triệu ca, trong đó trên 6,1 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Toronto, Canada, ngày 21/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 25/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 477.617.912 ca, trong đó có 6.132.088 người t.ử v.ong.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh đặc hữu. Dù vậy, diễn biến dịch vẫn khó lường khi số ca mắc mới tại một số nước có dấu hiệu tăng trở lại.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “ nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, ngày 22/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 412 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 58 triệu ca và trên 60.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 24/3, thế giới có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới.

Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 395.000 ca), đồng thời nước này cũng là quốc gia có số ca t.ử v.ong mới cao nhất thế giới với trên 470 ca. Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng mạnh, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 24/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số ca bệnh trên 24 triệu trường hợp và 397.407 ca t.ử v.ong. Trong ngày 24/3, Việt Nam có số ca mắc mới (120.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Philippines ghi nhận nhiều ca t.ử v.ong nhất (208 ca).

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 3
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Surakarta, Trung Java, Indonesia, ngày 22/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca t.ử v.ong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Tất cả các nước thành viên ASEAN đều ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca t.ử v.ong không quá cao.

Tại Đông Nam Á, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào thông báo đóng cửa các lớp học trực tiếp của các trường mầm non và tiểu học trên cả nước trong bối cảnh gia tăng mạnh số ca mắc mới do nhiễm biến thể Omicron trong những ngày qua. Theo đó, tất cả các trường công và tư thục ở bậc mầm non và tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4 trên cả nước sẽ phải chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Video đang HOT

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 4
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/ TTXVN

Bộ trên cũng yêu cầu không sử dụng chung đồ dùng tại trường học để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, các sở giáo dục và thể thao cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêm phòng cho học sinh đủ điều kiện trên cả nước. Ngày 24/3, Lào ghi nhận 2.819 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ đầu dịch. Chính phủ yêu cầu các cơ quan, ban, ngành không tổ chức tiệc Năm mới BounpiMay 2022 (13-15/4).

Hiện Chính phủ Lào đang nỗ lực kêu gọi người dân đi tiêm phòng. Tính tới nay đã có 75,72% dân số đủ điều kiện của Lào được tiêm mũi thứ nhất và 60,40% được tiêm mũi thứ 2.

Singapore thông báo nới lỏng thêm một số biện pháp phòng dịch COVID-19. Theo đó, chính quyền sở tại quyết định dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đối với du khách nhập cảnh đã tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản ngừa COVID-19 và bãi bỏ quy định phải đeo khẩu ở các địa điểm ngoài trời.

Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên chuyển sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19, song tốc độ triển khai các kế hoạch nới lỏng được tiến hành chậm lại do xuất hiện thêm nhiều đợt bùng phát dịch. Hiện làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron tại quốc gia Đông Nam Á này đã bắt đầu lắng dịu. Vào thời kỳ đỉnh điểm của làn sóng này hồi tháng 2 vừa qua, Singapore ghi nhận số ca mắc cao nhất trong một ngày với 26.000 ca. Tuy nhiên, ngày 23/3, số ca mắc mới tại đây đã giảm xuống còn khoảng 9.000 ca/ngày. Khoảng 92% trong tổng số 5,5 triệu dân tại Singapore đã được tiêm đủ các mũi cơ bản, 71% đã được tiêm một mũi tăng cường.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Singapore ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN

Indonesia cũng quyết định nới lỏng một số biện pháp hạn chế trong đó có việc hủy lệnh cấm du lịch nội địa trong thời gian diễn ra lễ ăn chay Ramadan và lễ Eid al-Fitr vào tháng 4-5 tới.

Theo đó, người dân Hồi giáo tại nước này sẽ được thực hiện các nghi thức truyền thống tập trung trong tháng ăn chay, có thể về quê đón lễ Eid al-Fitr cùng gia đình và cầu nguyện tập trung tại nhà thờ. Indonesia cũng dỡ bỏ thêm các quy định nhập cảnh đối với du khách nước ngoài như một phần nỗ lực nhằm tiến tới phục hồi kinh tế xã hội trong điều kiện bình thường mới.

Trong bối cảnh đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất trong 2 năm qua đang lan rộng ra 28 tỉnh, thành và khu vực, Trung Quốc đã sửa đổi hướng dẫn về xét nghiệm, không yêu cầu xét nghiệm trên toàn thành phố mà là xét nghiệm trong từng khu vực, để các biện pháp phòng chống dịch bệnh có trọng tâm hơn, theo chính sách “Không COVID”.

Các chuyên gia y tế Trung Quốc đ.ánh giá việc phát hiện một số lượng lớn nguồn lây nhiễm “âm thầm” do biến thể tàng hình Omicron gây ra làm gia tăng khó khăn trong việc tuân thủ chính sách “Không COVID”, vì vậy Bắc Kinh đang điều chỉnh các biện pháp phòng chống sao cho có mục tiêu và khoa học hơn. Trung Quốc ghi nhận hơn 41.000 ca mắc từ ngày 1/3-21/3, ở 28 tỉnh và thành phố.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 6
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Nhật Bản phê duyệt sử dụng vaccine của hãng Pfizer để tiêm mũi thứ 3 cho t.rẻ e.m trong độ t.uổi từ 12-17 t.uổi. Quyết định trên được đưa ra sau khi hội đồng xem xét các dữ liệu tiêm chủng ở những nước đã bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho t.rẻ e.m như Israel và Mỹ. Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho trẻ từ 12-17 t.uổi vào tháng 4 tới, với hy vọng việc tiêm mũi thứ 3 sẽ có hiệu quả giúp chống lại biến thể Omicron có khả năng lây lan cao. Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới ở Nhật Bản tiếp tục giảm cho dù còn khá chậm. Ngày 23/3, Nhật Bản ghi nhận 41.038 ca nhiễm mới, giảm 16.800 ca so với một tuần trước đó, và 122 ca t.ử v.ong.

Tại Mỹ, giới chức lo ngại dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại tại nhiều khu vực ở miền Đông Bắc trong bối cảnh dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron đang là biến thể chủ đạo gây bệnh tại nước này. Hiện trung bình mỗi ngày nước Mỹ ghi nhận 28.600 ca mắc mới, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh điểm lần gần đây nhất là hơn 800.000 ca/ngày trong tháng 1 vừa qua.

Số ca t.ử v.ong hiện ở mức trung bình khoảng 900 ca/ngày. Theo các nhà khoa học, BA.2 dường như không gây bệnh nặng hơn so với biến thể Omicron ban đầu cũng như dòng phụ BA.1 của biến thể này, nhưng dễ lây lan hơn. Số ca nhiễm BA.2 hiện chiếm 35% trong tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn nước Mỹ và nhiều khả năng đây sẽ sớm trở thành biến thể chủ đạo tại Mỹ.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 7
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo báo cáo cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu theo tuần mới nhất được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 23/3, số ca mắc mới trên toàn cầu tăng tuần thứ hai liên tiếp trong bối cảnh một số nước châu Á trở thành điểm nóng khi ghi nhận hàng loạt ca mắc mới.

Cụ thể, số ca mắc mới trên toàn cầu trong tuần qua tăng 7% so với tuần trước đó, với khoảng 12 triệu ca mắc mới. Số ca mắc tăng 21% ở khu vực Tây Thái Bình Dương – nơi có các nước ghi nhận sự tăng vọt số ca mắc mới, trong đó có Hàn Quốc. Khu vực châu Âu có số ca mắc duy trì ổn định, trong khi dịch bệnh có chiều hướng giảm ở các khu vực Đông Địa Trung Hải, châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ. Số ca t.ử v.ong nói chung giảm 23% so với tuần trước, mặc dù ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng 5%. Ngoài ra, có thêm 33.000 ca t.ử v.ong trên toàn cầu.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng đại dịch này vẫn chưa kết thúc, thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm gia tăng và các biến thể mới xuất hiện có thể né tránh vaccine cho đến khi tất cả các quốc gia đạt được tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

Kết quả giải trình tự gene trong tháng trước được đăng trên hệ thống dữ liệu GISAID cho thấy Omicron đang là biến thể trội nhất, chiếm 99,8% mẫu bệnh phẩm được giải trình tự gene. Trong đó, dòng phụ của Omicron là BA.2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, với 85,96%.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 8
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Melbourne, Australia, ngày 9/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Âu, Ba Lan ngày 24/3 thông báo sẽ dỡ bỏ phần lớn các qui định đeo khẩu trang và cách ly. Theo Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielsky, việc đeo khẩu trang sẽ không còn là yêu cầu bắt buộc khi đến các không gian kín, tất cả người nhập cảnh và những người ở cùng phòng với người mắc COVID-19 sẽ không bị yêu cầu tự cách ly tại nhà. Hai quy định này sẽ được áp dụng từ ngày 28/3, ngoại trừ đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Bộ trưởng Y tế cũng cho biết cuộc khủng hoảng người di cư liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine không làm gia tăng số ca mắc COVID-19 tại Ba Lan, dù rằng đến nay đã có hơn 2 triệu người sơ tán sang nước này kể từ ngày 24/2.

ADVERTISING

Chính phủ Bồ Đào Nha ngày 24/3 thông báo về việc gia hạn “tình trạng báo động” vì đại dịch COVID-19 đến ngày 18/4 tới.

Hội đồng Bộ trưởng Bồ Đào Nha đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết theo nghị quyết được thông qua cùng ngày, các biện pháp phòng dịch hiện hành vẫn tiếp tục được giữ nguyên.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 9
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh ngày 27/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong số các biện pháp này có quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian công cộng trong nhà, tại các cơ sở dịch vụ y tế và trên các phương tiện giao thông. Đối với những người chưa tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, điều kiện để được tới các địa điểm trong không gian kín và các cơ sở y tế là bắt buộc phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Giới chức sở tại trước đó đã lên kế hoạch gia hạn tình trạng báo động này vào ngày 30/3.

Tại Israel, Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 24/3 đã quyết định hoãn dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 thêm 1 tháng theo đề xuất của Bộ Y tế nước này trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu lây lan nhanh.

Trước đó, Nội các Israel đã dự định sẽ dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 kể từ ngày 1/4 tới. Theo quyết định mới, nước này sẽ tiếp tục kéo dài các biện pháp phòng dịch hiện hành đến ngày 1/5 tới.

Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Bennett đã họp với Bộ trưởng Y tế Nitzan Horowitz và lãnh đạo các trung tâm y tế lớn nhằm thảo luận về tình hình gia tăng số ca mắc COVID-19 gần đây, cũng như sự xuất hiện của biến thể phụ BA.2 của biến chủng Omicron.

Trong bài viết đăng ngày 24/3 trên báo điện tử Financial Express của Ấn Độ, người đứng đầu Hiệp hội Y tế công cộng Ấn Độ (PHFI) K Srinath Reddy cho rằng vẫn chưa thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu khi mà virus SARS-CoV-2 vẫn chưa đạt hình thái phát triển đủ ổn định để có thể dự đoán về khả năng lây nhiễm.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/3: Số ca mắc tại Mỹ tăng trở lại; Thêm nhiều nước tiếp tục mở cửa - Hình 10
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Pattani, Thái Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ông Reddy cho biết, năm 2020 có không ít ý kiến cho rằng vaccine có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 và virus này sẽ biến mất vào năm 2021. Tuy nhiên, diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay cho thấy Omicron đang là biến thể chủ đạo, trong khi sự xuất hiện biến thể Deltacron lai giữa Delta và Omicron đang gây quan ngại.

Số ca mắc mới COVID-19 ở Tây Âu và Đông Á đang gia tăng, Trung Quốc đã phải phong tỏa tỉnh Cát Lâm và thành phố Thâm Quyến nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19. Hàn Quốc cũng đang phải áp dụng các biện pháp phong tỏa và thực hiện nghiêm các quy định chống dịch. Tại Ấn Độ, Bộ Y tế nước này gần đây đã cảnh báo các bang cần tiếp tục thận trọng sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Theo tác giả bài viết, virus SARS-CoV-2 sẽ vẫn tồn tại, song COVID-19 đã trở thành một bệnh “đặc hữu” hay chưa thì cần thời gian để trả lời. Ông lấy trường hợp của Ấn Độ làm dẫn chứng. Một nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 8/2021 đã nhận định Ấn Độ có thể đang bước vào giai đoạn COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, sự bùng phát làn sóng lây nhiễm Omicron sau đó đã cho thấy rằng giai đoạn đó vẫn chưa đến.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada thừa nhận ‘cạn kiệt’ kho vũ khí vì gửi cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Canada cho biết họ đã cạn kiệt kho vũ khí trong nỗ lực hỗ trợ cho Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada thừa nhận 'cạn kiệt' kho vũ khí vì gửi cho Ukraine - Hình 1
Hàng viện trợ cho Ukraine được đưa lên máy bay tại sân bay Pearson, Toronto, Canada. Ảnh: AP

Trang RT (Nga) ngày 19/3 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand thừa nhận rằng Canada đã cạn kiệt kho vũ khí của mình sau khi viện trợ cho Ukraine đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.

"Tôi tin rằng chúng tôi đã cạn kiệt hàng trong kho của mình... đến mức chúng tôi khó có thể cung cấp nhiều vũ khí hơn", bà Anand nói khi xuất hiện trực tiếp trên kênh CBC ngày 18/3 (theo giờ địa phương).

Nữ Bộ trưởng Canada nói thêm: "Có những vấn đề về năng lực, chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu mục đích đảm bảo Các Lực lượng Vũ trang Canada có nguồn lực tốt".

Canada là một trong những quốc gia phương Tây đã cung cấp cho Kiev "viện trợ gây sát thương". Cho đến nay, họ đã hoặc đang gửi 4.500 bệ phóng tên lửa, 7.500 lựu đạn cầm tay, 100 bệ phóng chống tăng với 2.000 viên đạn, hai máy bay vận tải đa năng C-130J và nhiều bộ phụ kiện khác.

Nga đã đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2, với lý do bảo vệ hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk ở Donbass, mà Moskva đã công nhận độc lập, và thực hiện "phi quân sự hoá" Ukraine.

Hiện Nga đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.

Trong khi đó, Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ cáo buộc cho rằng Ukraine đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass bằng vũ lực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024
Serbia sẽ khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc
10:01:45 22/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ Kasim Hoàng Vũ bật khóc, cúi lạy vợ cũ Bằng Kiều: "Chị biết ơn em nhiều lắm"
20:41:31 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Phương Oanh - shark Bình lần đầu tiên làm điều này kể từ khi có cặp song sinh
19:30:24 22/09/2024
Drama căng ở Anh tài: Tăng Phúc bức xúc vì 1 hành động của Cường Seven, càng phân bua càng bị ném đá
19:34:31 22/09/2024
Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái
19:27:53 22/09/2024
Tôn Bằng tố bị Hằng Du Mục "gài bẫy", làm rõ lý do xông vào nhà
18:58:41 22/09/2024
Drama ngoài giờ hành chính: Lý Nhã Kỳ gọi thẳng tên ca sĩ Vbiz, "dằn mặt" cực căng vì bị nói xấu sau lưng
22:40:32 22/09/2024
Bạn bè, đồng nghiệp tưởng niệm sao võ thuật Từ Thiếu Cường và vợ
22:16:32 22/09/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Tổng thống Sri Lanka: Phải tiến hành vòng kiểm phiếu thứ hai

20:52:17 22/09/2024
Theo ông Rathnayake, Ủy ban Bầu cử Sri Lanka sẽ công bố người giành chiến thắng sau khi kiểm xong phiếu bầu tích lũy và phiếu bầu ưu tiên.

Sập nhà nghi do nổ khí gas tại Italy, 2 t.rẻ e.m t.ử v.ong

20:49:24 22/09/2024
Hình ảnh do lực lượng cứu hỏa đăng tải cho thấy phần tường của tầng 2 bị thổi bay, tạo ra một lỗ hổng lớn trên trần tầng 1. Nguyên nhân của vụ sập nhà có thể là do nổ khí gas.

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về sự 'chuyển trục' trong quan hệ giữa phương Tây và phương Đông

20:35:25 22/09/2024
Trong bối cảnh hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tham gia vào BRICS, nhóm được quảng bá là giải pháp thay thế cho các định chế tài chính phương Tây như Ngân hàng Thế giới và Quỹ T.iền tệ Quốc tế.

Quân đội Israel xác nhận 100 quả rocket được b.ắn từ Liban chỉ trong vài giờ

20:24:29 22/09/2024
Theo đó, IDF giới hạn các cuộc tụ tập ở mức 30 người tham gia trong không gian mở và 300 người tham gia với không gian kín. Các hoạt động giáo dục có thể tiếp tục và người dân có thể đi làm miễn nơi làm việc an toàn.

Nhóm Bộ tứ (Quad) kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

20:23:12 22/09/2024
Bộ tứ cũng nhấn mạnh rằng việc mở rộng số ghế thường trực nên bao gồm đại diện của các quốc gia mới từ châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Caribe trong Hội đồng Bảo an LHQ được cải tổ.

Lý do Nga tập trung tấn công đ.ánh chiếm thị trấn Pokrovsk ở Đông Ukraine

20:19:32 22/09/2024
Với vị trí địa lý thuận lợi, Pokrovsk nằm gần nhiều tuyến đường bộ và đường sắt giao nhau, cho phép dễ dàng di chuyển quân, lương thực và đạn dược đến các khu vực khác trên t.iền tuyến.

Mục đích của Trung Quốc và Nga khi tăng cường tập trận chung

20:17:47 22/09/2024
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố về cuộc tập trận lớn nhất trong 30 năm qua, Đại dương-2024 (Ocean-2024), với sự tham gia của khoảng 90.000 quân, hơn 500 tàu và máy bay.

Nổ mỏ than ở Iran, ít nhất 19 người t.ử v.ong

20:16:09 22/09/2024
Vào thời điểm xảy ra t.ai n.ạn, có khoảng 70 công nhân đang làm việc dưới hầm mỏ. Hiện còn khoảng 30 công nhân bị mắc kẹt.Mỏ than trên do công ty Madanjoo vận hành.

Cuba thúc đẩy đối thoại với kiều dân tại Mỹ

20:05:48 22/09/2024
Vụ trưởng Vụ Lãnh sự và Người Cuba ở nước ngoài, bà Ana Teresita González, nhấn mạnh rằng cuộc gặp khẳng định sức mạnh của mối quan hệ giữa Cuba với đồng bào ở nước ngoài.

Mực nước sông Danube của Hungary dâng cao kỷ lục sau bão Boris

20:00:43 22/09/2024
Mưa lớn và gió mạnh đã gây ra lũ lụt trên diện rộng ở khu vực Trung và Đông Âu kể từ tuần trước, khiến 24 người t.hiệt m.ạng và tàn phá nhiều thị trấn và làng mạc.

Mỹ sắp công bố đề xuất cấm sử dụng phần mềm của Trung Quốc trong xe kết nối

19:15:31 22/09/2024
Chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã quyết định áp mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm mức thuế 100% đối với xe điện và các khoản tăng thuế mới đối với pin xe điện và các khoáng sản quan trọng.

Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải

18:58:36 22/09/2024
Các nhà lãnh đạo Bộ tứ cũng nhất trí cho phép chia sẻ không gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không và đường biển nhằm mục đích hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Có thể bạn quan tâm

MC Tố Quyên xin lỗi vì gây tranh cãi khi dẫn show Tuấn Hưng - Duy Mạnh

Sao việt

23:05:35 22/09/2024
Gây tranh cãi vì cắt lời MC Phan Anh và người đấu giá từ thiện trong liveshow từ thiện của Tuấn Hưng - Duy Mạnh, MC Tố Quyên nhận sai sót.

Nam diễn viên phim 'Cô dâu hoàn hảo' qua đời ở t.uổi 39

Sao châu á

23:03:33 22/09/2024
Ngày 22/9, theo Thairath, Om Akapan vừa qua đời ở t.uổi 39 sau thời gian chống chọi bệnh tật. Nam diễn viên trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay bố mẹ, chị gái và bà xã ngoại quốc Daria Shevruk.

Xuất hiện phim Việt giờ vàng càng xem càng cuốn, nữ chính vừa đẹp vừa diễn hay bất ngờ

Phim việt

22:50:20 22/09/2024
Phim được khen ngợi có lời thoại chân thật, diễn xuất tự nhiên, kịch bản lôi cuốn. Cuộc đấu trí giữa phe cảnh sát và xã hội đen đầy bất ngờ khi không biết nhân vật nào là chính diện, ai là phản diện.

Khán giả bình phim Việt: Tôi không thể cảm nổi nữ chính 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

22:29:25 22/09/2024
Theo diễn biến của phim Đi giữa trời rực rỡ, Pu dần thể hiện những mặt tính cách khiến nhân vật này thực sự gây tranh cãi.

Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim 'Mai' hẹn hò DJ Singapore ở 'Đảo thiên đường'

Tv show

22:22:07 22/09/2024
Người đẹp n.óng b.ỏng trong phim Mai không giấu được sự vui mừng khi biết anh chàng DJ đến từ Singapore cũng muốn tìm hiểu mình

Angelina Jolie cuốn hút với tóc xoăn cá tính

Sao âu mỹ

22:19:32 22/09/2024
Thoát khỏi hình ảnh quen thuộc, minh tinh sinh năm 1975 làm mới bản thân với vẻ ngoài lấy cảm hứng từ thập niên 1980.

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Pháp luật

21:15:37 22/09/2024
Ra vườn kiểm tra, một hộ nông dân ở Lâm Đồng tá hỏa khi phát hiện hàng trăm gốc chanh dây đang cho kinh doanh của gia đình bị kẻ gian chặt phá.

Choáng váng trước concert lịch sử của nữ ca sĩ số 1 Hàn Quốc, G-Dragon và bạn trai Lee Jong Suk cổ vũ hết mình!

Nhạc quốc tế

21:13:21 22/09/2024
Tối 21/9, IU chính thức tiến vào World Cup Stadium, với đêm encore HEREH WORLD TOUR CONCERT đ.ánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Giá vé từ 800 nghìn đến 8 triệu đồng, các quyền lợi có đủ làm thoả mãn fan?

Nhạc việt

21:09:22 22/09/2024
Khán giả đang rất chờ đón vào concert đặc biệt của show truyền hình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào ngày 19/10

Nhóm học sinh cấp 3 dũng cảm đội mưa cứu người trong lũ

Tin nổi bật

21:05:52 22/09/2024
Một nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) giúp đỡ nhiều người đi qua đoạn đường ngập nước và kịp thời ứng cứu 2 n.ạn n.hân bị lũ cuốn trôi.

Biệt thự gạch đỏ, đá ong bên đồi ở ngoại thành Hà Nội

Sáng tạo

20:40:01 22/09/2024
Ngôi biệt thự phong cách hiện đại được xây dựng trên đồi ở Thạch Thất, là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần dành cho cả gia đình.