COVID-19 tới 6 giờ sáng 17/7: Thế giới trên 190 triệu ca bệnh; Thử nghiệm thuốc uống Molnupiravir mang lại kết quả hứa hẹn
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 490.407 trường hợp mắc COVID-19 và 6.851 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt mức 190,1 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,08 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 190.197.767 ca, trong đó có 4.089.588 người tử vong.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 173.387.681bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 12.720.498 ca và 79.348 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 16/7, thế giới có tới 109 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 88 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Indonesia, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Dhaka, Bangladesh, ngày 7/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 624.238 ca tử vong trong tổng số 34.919.774 ca nhiễm. Trong bối cảnh số ca mắc mới có dấu hiệu gia tăng trở lại, nhiều thành phố lớn ở nước này, trong đó có Los Angeles, đã siết chặt các quy định phòng dịch.
Theo đó Los Angeles đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang trong cửa hàng, nhà hàng và nơi công sở từ 0h ngày 18/7 (giờ địa phương) và quy định này sẽ có hiệu lực với cả những người đã tiêm chủng đủ liều. Trong 24 giờ qua, thành phố này đã ghi nhận 1.537 ca mắc mới COVID-19 – mức cao nhất theo ngày kể từ đầu tháng 3 vừa qua và là ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc mới trên mốc 1.000 ca.
Hàn Quốc cũng đang tiến tới mùa Hè đại dịch COVID-19 thứ hai khi số ca nhiễm mới hằng ngày luôn ở mức cao trong suốt tuần qua. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.536 ca nhiễm mới COVID-19 mới, bao gồm 1.476 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp số ca nhiễm mới hằng ngày ở Hàn Quốc trên ngưỡng 1.000 ca và gần 70% trong số đó ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ 4 lan ra toàn quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thực hiện “bán phong tỏa” khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận khi áp dụng giãn cách xã hội cấp độ 4 (mức cảnh báo cao nhất), có hiệu lực trong 2 tuần kể từ ngày 12/7 vừa qua.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản ngày 21/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa Olympic Tokyo 2020 sẽ khai mạc, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo phạt thành viên các đoàn thể thao nước ngoài, bao gồm các vận động viên (VĐV) và quan chức thể thao, không tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19. Hiện tình hình dịch bệnh tại Tokyo đang diễn biến phức tạp. Trong 24 giờ qua, thành phố này đã ghi nhận thêm 1.308 ca mắc mới. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 21/1 vừa qua, số ca mắc mới COVID-19 ở Tokyo vượt ngưỡng 1.300 ca/ngày và là ngày thứ 26 liên tiếp số ca mắc mới ở đây tăng so với tuần trước đó.
Tại châu Âu, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo số ca mắc mới COVID-19 sẽ tăng mạnh vào ngày 1/8 tới, do sự lây lan của biến thể Delta trong khi nhiều nước châu Âu nới lỏng các biện pháp. Trong báo cáo hằng tuần, ECDC dự báo số ca mắc mới COVID-19 tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Na Uy và Iceland trong tuần (kết thúc vào ngày 1/8 tới) sẽ ở mức 420 ca/100.000 người dân, tăng gần gấp 5 lần so với mức chỉ dưới 90 ca/100.000 người dân của tuần trước.
ECDC cũng dự báo trong tuần tiếp theo, bắt đầu từ ngày 2/8 tới, số ca mắc mới có thể vọt lên mức trên 620 ca/100.000 người dân. Báo cáo của ECDC nêu rõ tình hình dịch bệnh đang xấu đi ở nhiều nước dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn do sự lây lan mạnh của biến thể Delta. Không chỉ vậy, số ca phải nhập viện và tử vong do COVID-19 cũng có thể gia tăng, dù với tốc độ chậm hơn nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên quy mô lớn.
Tháp Eiffel tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 13/6/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cùng ngày, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) thông báo số ca mắc COVID-19 ở vùng England trong tuần (kết thúc vào ngày 10/7), ước tính tăng lên 1 ca/95 người dân, tăng mạnh so với mức 1 ca/160 người dân ghi nhận vào tuần trước đó. ONS ước tính trong tuần kết thúc vào ngày 10/7 có tổng cộng 577.700 người ở England mắc COVID-19.
Theo số liệu cập nhật mới nhất, trong 24 giờ qua, số ca mắc mới tại Anh là 51.870 ca và số bệnh nhân tử vong do COVID-19 là 49 người.
Trong khi đó, Nga ghi nhận thêm 799 ca tử vong do COVID-19 – mức trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này và là ngày thứ 4 liên tiếp ở mức cao nhất. Cũng trong 24 giờ qua, Nga cũng có thêm 25.704 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh lên 5.907.999 ca, trong đó có có 146.868 ca tử vong. Nga hiện đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng mà theo giới chức nước này, nguyên nhân là do biến thể Delta gây ra và tiêm chủng chậm chạp.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở New York City, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Pháp, mặc dù tháp Eiffel tại thủ đô Paris đã mở cửa trở lại đón du khách, sau 9 tháng dừng hoạt động do các biện pháp phòng dịch COVID-19, nhưng nước này đã buộc phải áp đặt trở lại quy định đeo khẩu trang ở bên trong hoặc bên ngoài tất cả các địa điểm công cộng ở vùng Pyrenees-Orientales, miền Nam nước này, tiếp giáp với tỉnh Catalonia của Tây Ban Nha. Tỉnh Pyrenees-Orientales, nơi cũng chứng kiến số ca mắc biến thể Delta gia tăng, hiện có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất ở Pháp với 257 ca/100.000 người, tăng so 130 ca/100.000 người vào ngày 12/7.
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti, quan ngại bạo loạn tại một số khu vực ở Nam Phi trong 3 ngày qua có thể khiến tình hình dịch COVID-19 thêm tồi tệ và số ca mắc mới sẽ gia tăng trở lại ở nước này. Tình trạng bạo lực gần đây ở Nam Phi đã khiến ít nhất 117 người thiệt mạng. Trong khi đó, nước này hiện có số ca mắc và tử vong do mắc COVID-19 cao nhất ở châu Phi, với hơn 2,2 triệu ca mắc và gần 66.000 ca tử vong.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy cứ hai người phải nhập viện vì mắc COVID-19 nặng thì có một người sẽ phát sinh biến chứng. Biến chứng phổ biến nhất là phổi và thận, các vấn đề về thần kinh cũng như tim mạch. Tỷ lệ biến chứng cao ở cả những bệnh nhân trẻ tuổi và không có tiền sử bệnh nền, với 27% bệnh nhân ở độ tuổi 19-29 và 37% ở độ tuổi 30-39 phát sinh ít nhất một biến chứng sau khi phải nhập viện vì COVID-19.
Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh phát hiện trên cho thấy tác động “nghiêm trọng” đến sức khỏe của bệnh nhân COVID-19 trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như đối với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu cũng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về việc cần phải lên kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho những người sống sót sau khi mắc COVID-19.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 16/7, tám quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 85.761 ca mắc COVID-19 và trên 1.200 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 5.940.337 ca, trong đó trên 112.480 người tử vong.
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo số ca mắc mới COVID-19 sẽ tăng mạnh vào ngày 1/8 tới, do sự lây lan của biến thể Delta trong khi nhiều nước châu Âu nới lỏng các biện pháp.
Trong báo cáo hằng tuần công bố ngày 16/7, ECDC dự báo số ca mắc mới COVID-19 tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Na Uy và Iceland trong tuần (kết thúc vào ngày 1/8 tới) sẽ ở mức 420 ca/100.000 người dân, tăng gần gấp 5 lần so với mức chỉ dưới 90 ca/100.000 người dân của tuần trước. ECDC cũng dự báo trong tuần tiếp theo, bắt đầu từ ngày 2/8 tới, số ca mắc mới có thể vọt lên mức trên 620 ca/100.000 người dân.
Báo cáo của ECDC nêu rõ tình hình dịch bệnh đang xấu đi ở nhiều nước dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn do sự lây lan mạnh của biến thể Delta. Không chỉ vậy, số ca phải nhập viện và tử vong do COVID-19 cũng có thể gia tăng, dù với tốc độ chậm hơn nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên quy mô lớn.
Hiện số ca mắc COVID-19 phải nhập viện vẫn ổn định ở hầu hết các nước, song số ca tử vong dự kiến sẽ lại ở mức 10 ca/1 triệu dân, so với mức 6,8 hồi tuần trước.
Bên cạnh đó, ECDC cũng dự báo số ca nhiễm sẽ tăng tại 20 nước, trong khi số ca tử vong sẽ tăng ở 9 nước, trong đó có Cyprus, Hy Lạp, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha. Ở các quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất, mức tăng mạnh nhất và cao nhất được ghi nhận ở những người trong độ tuổi từ 15-24.
Cùng ngày, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) thông báo số ca mắc COVID-19 ở vùng England trong tuần (kết thúc vào ngày 10/7), ước tính tăng lên 1 ca/95 người dân, tăng mạnh so với mức 1 ca/160 người dân ghi nhận vào tuần trước đó. ONS ước tính trong tuần kết thúc vào ngày 10/7 có tổng cộng 577.700 người ở England mắc COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 8/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, giới chuyên gia y tế Nam Phi cũng cho rằng tình trạng bạo lực và cướp bóc đang xảy ra ở nước này có thể làm trầm trọng hơn nữa dịch COVID-19.
Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Phi, bà Matshidiso Moeti, quan ngại bạo loạn tại một số khu vực ở Nam Phi trong 3 ngày qua có thể khiến tình hình dịch COVID-19 thêm tồi tệ và số ca mắc mới sẽ gia tăng trở lại ở nước này.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Tại ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục đà hạ nhiệt so với 1 tháng trước đây, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm và số ca tử vong không quá cao như cách đây 1 tháng. Song trong 1 ngày qua, Indonesia vẫn là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á, thậm chí số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay.
Trong khi đó, diễn biến dịch bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành một trong những ổ dịch nóng của khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao nhiều ngày liên tiếp và cao thứ ba trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong trong ngày 16/7 cũng đứng thứ hai toàn khối. Số ca tử vong đang giảm dần ở nước này mấy ngày qua.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Yangon, Myanmar ngày 27/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện là một trong những điểm dịch nóng nhất khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.
Ngày 16/7, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 115 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 2 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc trong hơn 1 tuần qua với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 6.194 và 190 ca tử vong COVID-19.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 16/7 ghi nhận thêm trên 9.692 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 67 người, tăng mạnh so với mấy ngày qua. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng trở lại, số ca tử vong cũng tăng một cách đáng ngại.
Một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 8/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia dịch bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 587 bệnh nhân mới và 16 ca tử vong trong một ngày qua. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 112.489 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.229 ca so với 1 ngày trước. Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Ngoài Brunei, trong 24 giờ qua, có 9/11 các nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Campuchia tiêm vắc xin cho 2 triệu học sinh trung học
Campuchia sẽ tiêm vắc xin cho học sinh trung học trước khi năm học mới khai giảng sắp tới.
Học sinh tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh REUTERS
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 16.7 thông báo nước này sẽ tiêm vắc xin Covid-19 cho 2 triệu học sinh từ 12-17 tuổi.
Tờ Khmer Times dẫn thông báo cho biết các địa điểm tiêm đầu tiên là thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal, sau đó là Sihanoukville và các tỉnh khác.
Thủ tướng Hun Sen kêu gọi phụ huynh đưa con em đi tiêm vắc xin nhằm đưa xã hội trở lại như cũ tại những nơi tái mở cửa, đặc biệt là các trường học đã bị đóng cửa trong thời gian dài. "Đây là mất mát cho chúng ta. Nếu chúng ta tiêm vắc xin cho trẻ em, ít nhất chúng ta đã có thể mở cửa trường từ cấp hai trở lên", Thủ tướng Hun Sen nói.
Kế hoạch này đã được hé lộ từ hồi cuối tháng 6 và là một phần của chiến lược tiêm vắc xin "nở hoa" của chính quyền Campuchia.
Campuchia cần phải có thêm 4 triệu liều vắc xin để thực hiện kế hoạch tham vọng của Thủ tướng Hun Sen, trong khi mục tiêu tiêm chủng cho 10 triệu dân chỉ tính đến nhóm người trên 18 tuổi.
Thủ đô Campuchia hoàn tất chủng ngừa Covid-19, 2,1 triệu người được tiêm vắc xin
Tính đến nay, Phnom Penh đã tiêm cho 99,6% người trên 18 tuổi và kế hoạch tiêm cho người nhỏ tuổi hơn được kỳ vọng sẽ mở đường để mở cửa trường học, cải thiện khả năng phục hồi của đất nước.
Tính đến ngày 15.7, Campuchia có tổng cộng 64.611 ca nhiễm Covid-19, trong đó 1.025 ca tử vong, 56.178 ca hồi phục. Hơn 9 triệu liều vắc xin đã được tiêm, trong đó 5,1 triệu người được tiêm ít nhất một liều và số người tiêm đủ liều là hơn 3,9 triệu.
Người Việt ấn tượng với chiến dịch tiêm vaccine ở Campuchia Nhanh, liên tục và thuận lợi với người nước ngoài là những cảm nhận của người Việt về chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Campuchia thời gian qua. Anh Nguyễn Tiến, nhân viên viễn thông ở Phnom Penh, là một trong nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc tại Campuchia hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19. "Tôi đã...