COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 660.805 trường hợp mắc COVID-19 và 7.030 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 265 triệu ca, trong đó trên 5,25 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 1
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Colombo, Sri Lanka. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 4/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 265.115.695 ca, trong đó có 5.257.124 người tử vong.

Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 2
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Melbourne, Australia ngày 11/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 120.000 ca), trong khi Nga có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.200 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 238 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 3/12, thế giới có 119 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 101 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viên ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 4/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Sự xuất hiện của biến thể Omicron đang ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị các nước châu Á- Thái Bình Dương cần củng cố năng lực của hệ thống y tế và tiêm phòng đầy đủ cho người dân để chuẩn bị ứng phó với đợt dịch mới do biến thể Omicron gây ra.

Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Á- Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho rằng các biện pháp kiểm soát biên giới có thể giúp kéo dài thời gian, nhưng mỗi quốc gia và mỗi cộng đồng cần chủ động chuẩn bị ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới.

Ông Kasai nhấn mạnh các nước không nên chỉ dựa vào các biện pháp kiểm soát biên giới mà quan trọng nhất là chuẩn bị để ứng phó với khả năng lây lan nhanh của biến thể. Các thông tin nghiên cứu về Omicron đến nay cho thấy chưa cần thay đổi cách tiếp cận phòng chống dịch hiện nay. Vì vậy, các nước cần tận dụng các bài học kinh nghiệm rút ra từ các đợt bùng phát dịch trước đó, đặc biệt là đợt bùng phát do biến thể Delta. Theo đó, các nước đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho các nhóm dễ tổn thương và triển khai các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 4
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 1/12/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Trước những diễn biến của tình hình dịch bệnh, các quan chức Hàn Quốc quyết định hủy bỏ việc nới lỏng các quy tắc về giãn cách xã hội đã được thông qua trong khuôn khổ Kế hoạch sống chung với COVID-19.

Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum khẳng định chính phủ sẽ thường xuyên đánh giá tình hình dịch bệnh và nếu cần thiết, sẽ nhanh chóng áp dụng các biện pháp tăng cường. 4 tuần kể từ ngày 3/12 sẽ được coi là “thời kỳ phòng chống dịch đặc biệt”.

Quy định mới sẽ giới hạn các cuộc tụ tập riêng tư xuống 6 người ở thủ đô và 8 người ở các khu vực khác. Nhà hàng, quán cà phê sẽ được thêm vào danh sách các cơ sở yêu cầu phải có “Thẻ thông hành phòng dịch”, chứng nhận đã tiêm phòng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính khi vào cửa. Tính đến nay, số người tiếp xúc với các ca nhiễm biến thể Omicron được xác nhận ở Hàn Quốc đã tăng lên khoảng 1.000 người chỉ trong một ngày.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 5
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel, ngày 25/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Israel cũng đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn biến thể Omicron, theo đó, sẽ ban hành một số quy định mới, trong đó có việc phạt tới 2.500 NIS (gần 800 USD) đối với những người nhập cảnh không thực hiện xét nghiệm PCR. Đến nay, Israel đã ghi nhận 7 ca nhiễm biến thể nói trên. Ngoài ra, 27 trường hợp nghi nhiễm khác đang đợi kết quả xét nghiệm chính thức.

Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla cảnh báo nước này đang bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ tư bùng phát do biến thể Omicron. Tính đến nay, các ca mắc biến thể mới đã được ghi nhận tại 7 trong tổng số 9 tỉnh ở Nam Phi. Tuy nhiên, ông khẳng định hệ thống y tế và bệnh viện hiện vẫn hoạt động bình thường.

Tại châu Âu, hai bang Geneva và Vaud của Thụy Sĩ đã tiến hành cách ly 2.000 người, phần lớn là trẻ em, sau khi phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Omicron tại một trường quốc tế. Hiện nhà chức trách đang tiến hành xét nghiệm tất cả những người cách ly để rà soát có thêm trường hợp nào nhiễm biến thể Omicron hay không. Ngay sau đó, Thụy Sĩ đã thông báo siết chặt các biện pháp phòng dịch, trong đó có yêu cầu người dân đeo khẩu trang bắt buộc. Chỉ người dân đã tiêm phòng hoặc đã khỏi bệnh mới được phép tham gia các sự kiện hoặc đến địa điểm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 6/12 đến ngày 24/1/2022.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 6
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Oslo, Na Uy ngày 27/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Na Uy đang có nguy cơ trở thành ổ dịch biến thể Omicron lớn nhất khu vực châu Âu khi đã ghi nhận 5 trường hợp nhiễm biến thể này trong một ổ dịch COVID-19 gồm khoảng 50 người. Bên cạnh đó, ít nhất 17 người nghi nhiễm biến thể Omicron sau khi dự một bữa tiệc với hơn 100 người vào tuần trước. Trong số những người dự tiệc này có một người từng tới miền Nam châu Phi ít ngày trước đó.

Trước đó, Na Uy đã quyết định tái áp đặt các biện pháp phòng dịch, bắt buộc người nhập cảnh, cả người đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng, đều phải tiến hành xét nghiệm với COVID-19 trong 24 giờ sau khi nhập cảnh.

Video đang HOT

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ Bỉ đã tiến hành phiên họp khẩn cấp hôm 3/12 để quyết định về các biện pháp cần thiết mới nhằm ngăn chặn dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơn.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 7
Người dân giữ khoảng cách an toàn khi vào mua sắm tại một cửa hàng trên phố Kalverstraat, Amsterdam, Hà Lan nhằm phòng dịch COVID-19 lây lan, ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Bỉ, một trong những biện pháp mới được Chính phủ của Thủ tướng Alexander De Croo đưa ra là yêu cầu tất cả các học sinh từ 6 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang tại lớp học, do tốc độ lây nhiễm bệnh ở nhóm đối tượng ngày càng tăng cao.

Ngoài ra, chính phủ cũng quy định các lớp học phải trang bị thiết bị đo lượng khí CO2 và phải dừng hoạt động nếu có từ 2 trường hợp nhiễm bệnh trở lên. Các biện pháp này sẽ được áp dụng kể từ ngày 6/12.

Trong khi đó, toàn bộ các trường mẫu giáo và tiểu học sẽ nghỉ lễ từ ngày 20/12, sớm hơn 5 ngày so với lịch ban đầu. Đối với bậc trung học, các trường phải tổ chức dạy học theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, riêng các kỳ thi diễn ra trực tiếp. Đối với các trường đại học, Chính phủ Bỉ phân quyền cho Bộ trưởng Giáo dục Đại học của các vùng tự đưa ra các biện pháp phù hợp dựa trên cơ sở tham vấn các trường.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 4/12: Thế giới thêm 7.000 ca tử vong; WHO khuyến nghị cập nhật vaccine - Hình 8
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Biarritz, Tây Nam Pháp ngày 27/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Pháp thông báo hiện có 9 ca được xác định nhiễm biến thể Omicron. Trước đó, cố vấn khoa học hàng đầu của Chính phủ Pháp nhận định Omicron có thể trở thành một biến thể chủ đạo ở nước này vào cuối tháng 1/2022.

Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtěch thông báo kể từ tháng 1/2022, chứng chỉ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của nước này chỉ có thời hạn trong vòng 9 tháng. Để gia hạn hiệu lực, người dân cần được tiêm mũi nhắc lại. Quy định về thời hạn giấy chứng nhận tiêm chủng sẽ được áp dụng cho tất cả những người đã được tiêm chủng, bao gồm cả những người đã được tiêm trong năm nay.

Trước nguy cơ biến thể Omicron có thể trở thành chủng virus phổ biến trong các ca nhiễm mới tại châu Âu trong vòng vài tháng tới, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), bà Andrea Ammon, mới đây đã đưa ra khuyến nghị về cách “tiếp cận đa tầng”, bao gồm vaccine, giữ khoảng cách và thông gió đầy đủ cùng với việc xét nghiệm COVID-19 và cách ly những người trở về từ các nước đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể này. Trước đó, ECDC đã cảnh báo biến thể Omicron có thể chiếm hơn 50% số ca mắc COVID-19 ở các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) trong những tháng tới.

Australia cũng thông báo ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên biến thể Omicron trong cộng đồng tại một trường học ở thành phố Sydney. Cơ quan Y tế bang New South Wales cho biết những ca nhiễm nói trên không có lịch sử di chuyển ra nước ngoài, cũng như không tiếp xúc với người nào từng đi nước ngoài.

Australia đã áp dụng lệnh cấm nhập cảnh và hạn chế các chuyến bay từ Nam Phi, sau khi nước này thông báo ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron hôm 25/11 vừa qua. Trong những ngày gần đây, Australia đã phát hiện một số ca nhiễm biến thể Omicron, nhưng đều là các trường hợp nhập cảnh và đã được cách ly.

Trước những quan ngại về biến thể mới Omicron, người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier cho rằng các hãng dược phẩm nên chuẩn bị cho “kịch bản” phải điều chỉnh công thức bào chế các loại vaccine ngừa COVID-19. Ông cho biết WHO vẫn đang nghiên cứu khả năng lây nhiễm và mức độ nghiêm trọng của biến thể mới Omicron. Tính đến ngày 3/12, thế giới chưa có ca tử vong nào liên quan Omicron, mặc dù số ca nhiễm biến thể này ngày càng gia tăng tại nhiều nước.

Nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan cũng cho biết Omicron rất dễ lây truyền, nhưng mọi người không nên hoảng sợ. Theo bà, các nước nên có những biện pháp ứng phó “phù hợp và thận trọng”, không nên lo lắng thái quá khi đối mặt biến thể mới, do “chúng ta đang ở trong một tình huống khác với năm trước” và thế giới hiện đã được phòng vệ tốt hơn nhiều với sự ra đời của vaccine ngừa COVID-19.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 25.578 ca mắc mới COVID-19 và 407 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.166.000 trường hợp và 293.177 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Singapore, Lào và Việt Nam.

Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi, ngày 3/12, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 3/12, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 20 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 521, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 3/12 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 13.000 ca mắc mới và 200 ca tử vong.

Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 3/12 ghi nhận thêm trên 4.900 ca bệnh mới và 33 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 23 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.

Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 686.829 trường hợp mắc COVID-19 và 10.744 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 213 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,47 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka, ngày 24/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 26/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 214.669.534 ca, trong đó có 4.474.991 người tử vong.

Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu. Hàng loạt nước tại châu Á mấy ngày qua đã quyết định kéo dài hoặc tái phong tỏa nghiêm ngặt để đối phó với làn sóng dịch mới.

Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Iran, Anh và Nhật Bản số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với 160.511 trường hợp trong 24 giờ qua.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 190 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 18 triệu ca và 112.055 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 25/8, thế giới có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 75 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với trên 39.000.000 ca, trong đó có 649.617 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 576.645 ca trong tổng số trên 20,6 triệu ca nhiễm. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm với 32.358.829 ca, trong đó có 436.396 ca tử vong.

Xét về khu vực, châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi những nước có số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày 25/8, tập trung phần lớn tại đây. Cụ thể, Iran có 39.983 ca nhiễm mới, Malaysia có 22.642 ca, Nhật Bản có 21.570 ca, Indonesia có 18.671 ca, Thái Lan có 18.417 ca,... Đến nay, khu vực châu Á ghi nhận tổng cộng 68,48 triệu ca nhiễm - cao nhất thế giới, sau khi ghi nhận hơn 178.000 ca mắc mới trong ngày 25/8.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố ở Tokyo, Nhật Bản ngày 25/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại "điểm nóng" Nhật Bản - nơi đang diễn ra Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa thêm 8 tỉnh vào danh sách áp dụng tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm lớn nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát đầu năm 2020.

Đây là lần thứ 3 Chính phủ Nhật Bản mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp kể từ đầu tháng 7. Các tỉnh được đưa vào danh sách áp dụng tình trạng khẩn cấp lần này gồm Hokkaido ở phía Bắc, Miyagi, Gifu, Aichi ở miền Trung và Mie, Shiga, Okayama, Hiroshima ở phía Tây. Tình trạng khẩn cấp ở 8 tỉnh này sẽ có hiệu lực đến ngày 12/9 giống như 13 tỉnh, thành khác đang áp dụng, trong đó có thủ đô Tokyo.

Cùng với việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa thêm 4 tỉnh khác vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm, gồm Kochi, Saga, Nagasaki và Miyazaki.

Điều đáng lo ngại là Lambda, một biến thể nguy hiểm khác của virus SARS-CoV-2, đã xuất hiện ở Nhật Bản. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), tính tới ngày 24/8, nước này đã phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Lambda, trong đó 2 ca mới nhất được phát hiện vào giữa tháng này đến từ Peru. Cả hai đều nhập cảnh vào Nhật Bản vào ngày 12/8 tại sân bay Haneda và không có bất cứ triệu chứng nào.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 4
Nhân viên an ninh kiểm tra chứng nhận COVID-19 của khách tham quan tại Rome, Italy, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong khi đó, sự lây lan của biến thể Delta đang là mối đe dọa với nhiều nước thế giới khi số ca nhiễm mới vẫn không ngừng gia tăng. Hiện hầu hết các nước đều mong muốn đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, trước khi các biến thể mới có khả năng xuất hiện và gây ra làn sóng dịch bệnh mới, trong nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới.

Ngoài việc tìm kiếm các nguồn cung vaccine, các nước cũng đang chạy đua với thời gian tiến hành thử nghiệm và phát triển các loại vaccine mới đạt hiệu quả cao phòng ngừa COVID-19. Hãng dược Pfizer thông báo công ty đang phát triển một loại vaccine ngừa COVID-19 được nghiên cứu đặc biệt để đối phó với biến thể Delta.

Hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ thông báo mũi tăng cường của vaccine đơn liều do hãng này sản xuất có thể giúp cơ thể người được tiêm sản sinh lượng kháng thể cao hơn gấp 9 lần so với mức độ kháng thể được ghi nhận sau khi tiêm mũi thứ nhất 28 ngày sau khi đánh giá dữ liệu từ hai giai đoạn thử nghiệm ban đầu đối với vaccine ngừa COVID-19 của J&J.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 5
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ngay tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nhất của dịch COVID-19 trên thế giới và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất hiện nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đang tìm cách khuyến khích người dân tham gia tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng khi biến thể Delta đang lây lan tại nhiều bang của nước này, đặc biệt tại những bang có tỷ lệ người tiêm chủng thấp.

Đến nay, tại Mỹ mới chỉ có hơn 51% người đủ điều kiện tiêm chủng đã hoàn thành tiêm chủng vaccine. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ cảnh báo những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 có nguy cơ nhập viện cao gấp gần 30 lần người đã tiêm đủ liều.

Việc chậm trễ trong tiêm chủng vaccine không chỉ không thể bảo vệ sức khỏe của người dân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của các nước. The Economist công bố báo cáo cho biết kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 2.300 tỷ USD bởi sự chậm trễ này. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương được cho là sẽ chịu thiệt hại nặng nhất khi chiếm 3/4 tổng số tiền thiệt hại trên.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 6
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại Tokyo, Nhật Bản ngày 24/5/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khu vực phía Nam sa mạc Sahara châu Phi chịu tổn thất nặng nề nhất. Tốc độ tiêm chủng tại các nền kinh tế thu nhập thấp là chậm chạp.

Tính đến cuối tháng 8, khoảng 60% dân số của các nước thu nhập cao hơn đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi tỷ lệ này chỉ là 1% tại các nước thu nhập thấp hơn.

Theo worldometers.info, sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 54,48 triệu ca nhiễm, trong đó Nga bị ảnh hưởng nhiều nhất với 6,8 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (46,72 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (36,67 triệu ca nhiễm), châu Phi (7,66 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (153.000 ca nhiễm).

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Đông Java, Indonesia, ngày 12/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 25/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 89.557 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên xấp xỉ 212.600 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines, Brunei, Myanmar và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang có dấu hiệu chững lại, khi số ca mắc và tử vong đều đi ngang hoặc không tăng mạnh.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Video Player is loading.

PauseUnmute

Remaining Time 7:58

Loaded: 7.01%

X

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 228 trường hợp.

Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia. Ngày 25/8, Malaysia ghi nhận ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.

Ngày 25/8, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 265 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một bến tàu ở Bangkok, Thái Lan ngày 26/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận trên 2.500 ca bệnh và 115 trường hợp tử vong. Tình hình dịch COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 25/8 ghi nhận thêm trên 18.400 ca bệnh mới (nhiều thứ ba khu vực), trong khi số ca tử vong là 297 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.

Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc gần 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 10
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện để phòng dịch COVID-19 tại Quezon, Philippines, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Campuchia dịch bệnh đang bớt nghiêm trọng và đáng ngại hơn khi nước này chỉ có 428 bệnh nhân mới và 14 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Singapore ngày 25/8 cũng ghi nhận tới 120 ca COVID-19 mới, song không có ca tử vong.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 212.676 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.296 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 9.564.194 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 8.241.802 trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/10 nước thành viên trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6 giờ 26/8: Mỹ trên 160.000 ca mắc/ngày; Châu Á vẫn là tâm dịch - Hình 11
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ ngày 25/8 cho biết đã hoàn tất các thủ tục đề nghị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng chính thức đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng này.

Thông cáo báo chí của Moderna nêu rõ: "Moderna, công ty công nghệ sinh học tiên phong trong liệu pháp bào chế vaccine dựa trên công nghệ mRNA, thông báo rằng công ty đã hoàn thành quy trình đề nghị FDA cấp phép sử dụng chính thức đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng". Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stéphane Bancel nhấn mạnh hãng rất phấn khởi với việc vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho thấy hiệu quả bền vững ở mức 93% trong 6 tháng qua sau liều tiêm chủng thứ 2.

Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ từ ngày 18/12/2020 đối với những người từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, hãng Moderna đã cung cấp hơn 300 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Chính phủ Mỹ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịchVatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
23:43:14 23/02/2025
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sựChính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự
22:49:11 23/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trườngTiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường
22:31:05 23/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025

Tin đang nóng

Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?
06:16:21 24/02/2025
Đoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khócĐoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khóc
08:17:15 24/02/2025
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến bodyPhim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến body
06:53:42 24/02/2025
Ngày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngượcNgày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngược
05:47:34 24/02/2025
Công chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chêCông chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chê
06:48:29 24/02/2025
Mỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộMỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộ
06:21:23 24/02/2025
Bố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tôngBố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tông
05:54:39 24/02/2025
Đẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xaĐẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xa
05:57:43 24/02/2025

Tin mới nhất

Indonesia: Ngăn chặn đường dây buôn bán cần sa số lượng lớn

Indonesia: Ngăn chặn đường dây buôn bán cần sa số lượng lớn

09:10:45 24/02/2025
Các đối tượng sẽ bị khởi tố theo Luật số 35 năm 2009 liên quan đến ma túy và Luật số 5 năm 1997 liên quan đến thuốc hướng thần. Những tội danh này có hình phạt tối đa là tử hình, tù chung thân hoặc 20 năm tù, cùng mức phạt lên tới 10 tỷ...
Triển vọng Qatar và Iran xây đường hầm dưới biển dài nhất thế giới

Triển vọng Qatar và Iran xây đường hầm dưới biển dài nhất thế giới

09:07:11 24/02/2025
Ngày 19/2 vừa qua, trong cuộc gặp với Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamene, Quốc vương Sheikh Tamim Bin Hamad Al-Thani tuyên bố rằng ủy ban về dự án sẽ sớm được thành lập.
Lũ lụt làm ngập hàng nghìn ngôi nhà ở Indonesia

Lũ lụt làm ngập hàng nghìn ngôi nhà ở Indonesia

08:52:17 24/02/2025
Bộ trưởng Yusuf nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho các gia đình bị thiệt hại tài sản để ổn định cuộc sống. Tất cả các hình thức hỗ trợ đều là minh chứng cho sự quan tâm của chính phủ đối với người dân bị thiên tai.
Tổng tham mưu trưởng Nga đến Donetsk, Madrid bác chuyện 'áp đặt' hòa bình ở Ukraine

Tổng tham mưu trưởng Nga đến Donetsk, Madrid bác chuyện 'áp đặt' hòa bình ở Ukraine

08:42:27 24/02/2025
Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov đã đến thị sát mặt trận Donetsk ở miền đông Ukraine trong bối cảnh quân đội chính quyền Moscow đang tiến quân tại khu vực.
Tổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chức

Tổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chức

08:29:07 24/02/2025
Bên cạnh đó, Ukraine vẫn đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ, Anh và nhiều nước phương Tây khác trong việc giải quyết cuộc xung đột với Nga thông qua các giải pháp có lợi cho Kiev.
Nhà sáng lập Huawei: Trung Quốc đã bớt lo thiếu chip

Nhà sáng lập Huawei: Trung Quốc đã bớt lo thiếu chip

08:09:45 24/02/2025
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi khẳng định mối lo ngại của Trung Quốc về việc thiếu chip hoặc hệ điều hành trong nước đã giảm bớt.
Campuchia bắt 2 nghi phạm dùng tên ông Hun Sen để lừa đảo

Campuchia bắt 2 nghi phạm dùng tên ông Hun Sen để lừa đảo

08:03:26 24/02/2025
Giới chức Campuchia đã bắt giữ 2 nghi phạm trong vụ dùng tên của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen để lừa đảo thông qua mạng xã hội Telegram, chiếm đoạt 180.000 USD từ nhiều nạn nhân, theo Khmer Times.
Trộm thẻ tín dụng mua vé số, hai tên trộm chưa dám nhận thưởng 13 tỉ đồng

Trộm thẻ tín dụng mua vé số, hai tên trộm chưa dám nhận thưởng 13 tỉ đồng

08:00:54 24/02/2025
Hai người vô gia cư tại thành phố Toulouse ở Pháp đã lấy thẻ tín dụng đánh cắp để mua vé số và trúng 500.000 euro nhưng công ty vé số đang phân vân không biết nên trả thưởng cho ai.
Ông Putin: Đầu đạn tên lửa Oreshnik chịu được nhiệt độ trên mặt trời

Ông Putin: Đầu đạn tên lửa Oreshnik chịu được nhiệt độ trên mặt trời

07:47:57 24/02/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21.2 nói rằng cả thế giới đang nói về Oreshnik , tên lửa đạn đạo bội siêu thanh mới nhất đã được Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Mỹ tung con bài kết nối Starlink để ép Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản?

Mỹ tung con bài kết nối Starlink để ép Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản?

07:28:36 24/02/2025
Các nhà đàm phán Mỹ hiện gây sức ép với Ukraine bằng cảnh báo có thể cắt quyền truy cập internet vệ tinh Starlink của tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ) nếu không đạt được thỏa thuận về khoáng sản quan trọng.
Trung Quốc phát triển camera do thám mạnh nhất thế giới?

Trung Quốc phát triển camera do thám mạnh nhất thế giới?

07:25:46 24/02/2025
Hệ thống dựa trên laser do một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát triển có khả năng cho phép nước này giám sát các vệ tinh quân sự nước ngoài với độ chính xác vô song, theo South China Morning Post.
Ông Trump ra lệnh hạn chế Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực chiến lược tại Mỹ

Ông Trump ra lệnh hạn chế Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực chiến lược tại Mỹ

07:00:33 24/02/2025
Một quan chức Nhà Trắng ngày 21.2 cho biết Tổng thống Trump đã ký biên bản ghi nhớ chỉ thị Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hạn chế nguồn đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ, theo Reuters.

Có thể bạn quan tâm

Vẻ cổ kính, rêu phong của ngôi chùa cổ nghìn năm trên núi Long Đọi

Vẻ cổ kính, rêu phong của ngôi chùa cổ nghìn năm trên núi Long Đọi

Du lịch

09:23:47 24/02/2025
Ngôi chùa cổ gần một nghìn năm tuổi trên núi Long Đọi - Hà Nam, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.
Trở lại sau 10 năm dừng đóng phim, Đỗ Thị Hải Yến được chồng và 3 con ủng hộ

Trở lại sau 10 năm dừng đóng phim, Đỗ Thị Hải Yến được chồng và 3 con ủng hộ

Hậu trường phim

09:19:47 24/02/2025
Đỗ Thị Hải Yến đóng chính kiêm nhà sản xuất phim 1982 do Nguyễn Hoàng Điệp đạo diễn, đánh dấu sự trở lại của cô trên màn bạc sau 1 thập kỷ vắng bóng.
Khủng khiếp trái sầu riêng to bằng nửa thân trên của người lớn: Chủ nhà khóc thét, dân chụp kêu trời

Khủng khiếp trái sầu riêng to bằng nửa thân trên của người lớn: Chủ nhà khóc thét, dân chụp kêu trời

Lạ vui

09:19:10 24/02/2025
Sầu riêng là loại trái cây phổ biến, ai cũng biết rõ nó có nhiều gai nhọn và thường nặng khoảng 1 - 3kg. Thế nhưng mới đây, mạng xã hội xuất hiện trái sầu riêng cực khủng, có kích cỡ to bằng nửa thân trên người lớn khiến dân tình xôn xa...
8 bến đỗ tiềm năng cho Pogba

8 bến đỗ tiềm năng cho Pogba

Sao thể thao

09:18:17 24/02/2025
Tháng trước, Pogba khiến CĐV Quỷ đỏ dậy sóng khi đăng bức ảnh hoạt hình khoác áo MU lên Instagram kèm dòng trạng thái ẩn ý: Hãy chờ xem điều gì sắp tới .
1001 mánh khoé lừa đảo trên mạng xã hội (bài 1)

1001 mánh khoé lừa đảo trên mạng xã hội (bài 1)

Pháp luật

09:17:05 24/02/2025
Công tác đấu tranh, phòng và chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội vì thế đặt ra ngày càng cấp thiết.
Vì sao 'hoa hậu 6 con' sở hữu 80.000m2 đất phải xin điện nước nhà hàng xóm?

Vì sao 'hoa hậu 6 con' sở hữu 80.000m2 đất phải xin điện nước nhà hàng xóm?

Sao việt

09:16:43 24/02/2025
Cuộc sống tự tại, gần gũi thiên nhiên nhưng khá bất tiện vì thiếu điện, nước. Oanh Yến phải xin câu điện từ hàng xóm, chỉ đủ thắp sáng 1-2 bóng đèn.
Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao châu á

08:50:52 24/02/2025
Uông Phong lần đầu tiết lộ sự thật về cuộc hôn nhân với Chương Tử Di; Triệu Kim Mạch bị yêu cầu rời làng giải trí khi diễn viên đóng thế cô suýt bị ô tô cán qua đầu.
Ngoại hình không ai nhận ra của "em gái quốc dân" IU

Ngoại hình không ai nhận ra của "em gái quốc dân" IU

Phim châu á

08:40:18 24/02/2025
Mới đây, nhà sản xuất bộ phim When Life Gives You Tangerines (tạm dịch: Khi cuộc đời cho bạn quả quýt) đã hé lộ loạt tạo hình của hai diễn viên chính IU và Park Bo Gum.
Phim Việt mới chiếu đã bị tố đạo nhái một loạt bom tấn, Son Ye Jin cũng bất ngờ thành "nạn nhân"

Phim Việt mới chiếu đã bị tố đạo nhái một loạt bom tấn, Son Ye Jin cũng bất ngờ thành "nạn nhân"

Phim việt

07:02:40 24/02/2025
Việc có cốt truyện tương tự những tác phẩm nổi tiếng của ngành phim châu Á khiến Yêu Lần Nữa đang nhận về nhiều phản ứng gay gắt.
Xuất hiện game iOS mới có giá cực "chát", nhưng game thủ không phải "muốn mua là được"

Xuất hiện game iOS mới có giá cực "chát", nhưng game thủ không phải "muốn mua là được"

Mọt game

06:52:14 24/02/2025
Nếu là fan hâm mộ của những tác phẩm kinh điển như Chrono Trigger hay Final Fantasy VI, game thủ chắc chắn không thể bỏ qua Starlight Legacy ở thời điểm hiện tại.