COVID-19 tới 6 giờ ngày 29/11: Siêu biến chủng Omicron tấn công châu Âu; Ấn Độ kêu gọi đánh giá hiệu quả của vaccine
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 491.378 trường hợp mắc COVID-19 và 6.028 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 261,8 triệu ca, trong đó trên 5,2 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 29/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 261.856.363 ca, trong đó có 5.218.368 người tử vong.
Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước. Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế đi ngang trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Á và Đông Âu.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm ở Nam Phi với tên gọi Omicron đã khiến hàng loạt nước châu Âu và châu Á đã quyết định cấm nhập cảnh du khách từ các nước phía Nam châu Phi này. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Brussels, Bỉ, ngày 26/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất, trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga (trên 1.200 ca).
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 231 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 28/11, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 87 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Iran. Ảnh: IRNA/ TTXVN
Do lo ngại sự lây lan của biến thể Omicron – được cho là có khả năng lây nhiễm và kháng kháng thể mạnh hơn các biến thể trước đây, nhiều nước trên thế giới đã siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ các nước thuộc khu vực miền Nam châu Phi.
Anh thông báo từ tuần tới, nước này sẽ áp dụng lại quy định đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng và tại các cửa hàng nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Tất cả người nhập cảnh vào Anh sẽ phải thực hiện xét nghiệm PCR vào cuối ngày thứ 2 sau khi đến Anh và phải tự cách ly cho đến khi nhận được kết quả âm tính. Trong khi đó, tất cả những người tiếp xúc với các ca nhiễm biến thể mới sẽ phải tự cách ly, ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Các quy định trên được đưa ra sau khi Anh ghi nhận 2 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. Các quy định mới sẽ được xem xét lại trong ba tuần tới, thời điểm mà các nhà khoa học sẽ có thông tin rõ hơn về hiệu quả liên tục của vaccine.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nhà chức trách Pháp và Maldives cũng quyết định gia hạn lệnh hạn chế đi lại đối với 7 quốc gia miền Nam châu Phi gồm Zimbabwe, Nam Phi, Namibia, Botswana, Lesotho, Eswatini và Mozambique. Bộ Nội vụ Saudi Arabia đã quyết định ngừng các chuyến bay đi và đến các nước gồm Malawi, Zambia, Madagascar, Angola, Seychelles, Mauritius và Quần đảo Comoros do lo ngại sự lây lan của biến thể Omicron. Trước đó, ngày 26/11, Saudi Arabia cũng đã ngừng các chuyến bay đi và đến Nam Phi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Lesotho và Eswatini.
Trong khi đó, giới chức Israel thông báo trong ngày 28/11, nước này sẽ đóng cửa biên giới với toàn bộ du khách nước ngoài nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Thông báo của văn phòng Thủ tướng Israel nêu rõ: “Việc nhập cảnh của các công dân nước ngoài vào Israel sẽ bị cấm, trừ các trường hợp do một ủy ban đặc biệt chấp thuận”, đồng thời khẳng định biện pháp này sẽ có hiệu lực ngay trong tối 28/11.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tarzana, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Mỹ, Colombia thông báo sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp để ứng phó với dịch COVID-19 do sự xuất hiện của biến thể Omicron.Theo đó, tình trạng khẩn cấp ứng phó với COVID-19 tại quốc gia Nam Mỹ này sẽ kéo dài đến ngày 28/2/2022. Colombia trước đó có kế hoạch dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 11 này.
Cơ quan quản lý y tế của Brazil Anvisa cũng quyết định bổ sung 4 nước châu Phi gồm Angola, Malawi, Mozambique và Zambia vào danh sách các nước cấm nhập cảnh vào nước này để ngăn chặn nguy cơ lây lan của Omicron – biến thể được cho có khả năng nguy hiểm hơn biến thể Delta. Trước đó, Brazil thông báo đóng cửa biên giới đối với du khách nhập cảnh từ Nam Phi, Eswatini, Lesotho, Namibia, Botswana và Zimbabwe.
Video đang HOT
Sau các trường hợp đầu tiên mắc biến thể Omicron được ghi nhận ở Botswana và Nam Phi vào tuần trước, biến thể này đã nhanh chóng xuất hiện tại các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, Australia đã xác nhận 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Hai trường hợp này đến từ khu vực miền Nam châu Phi, nhập cảnh Sydney vào tối 27/11. Cả hai đều có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Omicron và đều không biểu hiện bệnh. Hai trường hợp này đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 và đang trong thời gian cách ly. 12 hành khách đến từ khu vực miền Nam châu Phi trên cùng chuyến bay cũng đang cách ly 14 ngày tại khách sạn, trong khi khoảng 260 hành khách và phi hành đoàn đã được hướng dẫn cách ly.
Nhiều nước châu Âu, trong đó có Italy, Đan Mạch, Đức và Hà Lan, cũng ghi nhận sự xuất hiện của biến thể Omicron. Tại Italy, một nhân viên làm việc cho công ty quốc tế ở khu vực Campania, miền Nam nước này, đã nhiễm biến thể Omicron. Người này đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và đã trở về Italy từ Mozambique, vài ngày trước đó.
Cả 5 người trong gia đình của trường hợp này cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Các trường hợp tiếp xúc với ca nhiễm này đã được yêu cầu cách ly ngay lập tức. Hiện ca nhiễm biến thể Omicron cùng gia đình đều trong tình trạng sức khỏe tốt.
Người dân chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Frankfurt, Đức ngày 25/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, ngày 26/11, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza đã ban hành lệnh cấm đi lại đối với những người trở về từ 7 nước châu Phi gồm Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia, Eswatini và Malawi trong 14 ngày trước đó.
Cùng ngày, Đan Mạch thông báo ghi nhận 2 ca nhiễm biến thể Omicron từ những người đến từ Nam Phi. Hai trường hợp trên đến Đan Mạch bằng máy bay, đã được cách ly. Hiện nhà chức trách Đan Mạch đang tăng cường giám sát các ca nhiễm ở nước này cũng như truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với 2 ca nhiễm trên.
Trong khi đó, giới chức y tế Hà Lan cho biết đã phát hiện ít nhất 13 ca nhiễm biến thể Omicron trong số 61 người đến từ Nam Phi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và đã được cách ly. Theo Viện Y tế công cộng quốc gia Hà Lan (RIVM), điều tra dịch tễ vẫn chưa hoàn thành, vì vậy, còn có thể có thêm các ca nhiễm biến thể Omicron. Hà Lan đã bắt đầu xét nghiệm biến thể Omicron sau khi 61 trong tổng số 600 hành khách trên 2 chuyến bay từ Nam Phi tới Amsterdam hôm 26/11 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Người dân chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Berlin, Đức ngày 25/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đức cũng xác nhận ca nghi nhiễm biến thể Omicron ở bang miền Tây Hesse đã có kết quả dương tính với biến thể này. Người này vừa đến từ Nam Phi. Như vậy, số ca nhiễm biến thể Omicron ghi nhận được tại Đức đến nay là 3 ca.
Đức hiện đã ban bố hạn chế đi lại bằng đường hàng không với Nam Phi từ ngày 28/11, theo đó chỉ công dân Đức từ Nam Phi trở về được phép nhận cảnh và sẽ phải cách ly 14 ngày, kể cả những người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi khoa Bambino Gesu tại thủ đô Rome của Italy đã công bố hình ảnh đầu tiên của Omicron. Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy hình ảnh khoa học chứng minh biến thể Omicron có nhiều gai protein đột biến hơn, vùng tiếp xúc với tế bào trước khi xâm nhập có diện tích rộng hơn, chứng minh khả năng lây nhiễm cao hơn so với biến thế Delta hiện nay. Theo đó, số lượng đột biến của biến thể Omicron là 43, lớn hơn nhiều so với số lượng đột biến của biến thể Delta là 18.
Các nhà khoa học lưu ý rằng những thay đổi này cho thấy virus có thể đã thích nghi tốt hơn với con người. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với các biến thể trước đó của SARS-CoV-2 hay không. Những nghiên cứu mới nhất chỉ mới chứng minh được tốc độ lây lan nhanh của biến thể mới, chứ chưa thể xác định mức độ kháng vaccine của biến thể này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thị trấn Bhambayi, phía Bắc Durban, Nam Phi ngày 24/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla, chính phủ nước này chưa ra quyết định nào liên quan đến việc thắt chặt hơn các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 sau sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 mang tên Omicron vào tuần trước.
Ông Phaahla khẳng định Chính phủ Nam Phi không hề xem nhẹ vấn đề này, đồng thời cũng biết rõ tác động của việc thắt chặt hơn những quy định phòng dịch có thể gây ra đối với đất nước và nền kinh tế. Theo ông, bất kỳ quy định nào trước khi được đưa ra đều sẽ phải được tham vấn rất kỹ lưỡng với các bên liên quan.
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 28/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 22.458 ca mắc COVID-19 và 446 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch hiện vượt 14.007.000 ca, trong đó trên 290.900 người tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm ở Nam Phi, ngày 28/11, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt, với chỉ 1 ca tử vong trong ngày 28/11.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangalore, Ấn Độ, ngày 27/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao. Ngày 28/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 156 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ quan không công bố số liệu dịch, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Về số ca mắc mới, Việt Nam ngày 28/11 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 12.000 ca.
Trong khi đó, Thái Lan vẫn là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 28/11 ghi nhận thêm trên 5.500 ca bệnh mới và 30 người tử vong.
Người dân xếp hàng chờ tới lượt vào chợ để phòng lây nhiễm COVID-19 tại Singapore, ngày 9/10/2021. Ảnh: ÀPF/ TTXVN
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 23 bệnh nhân mới và 4 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 7/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Ngày đầu TPHCM cho phục vụ khách tại chỗ, hàng quán nhộn nhịp từ sáng sớm
Từ sáng sớm nhiều hàng quán đã sáng đèn, tất bật lau dọn, bày biện bàn ghế để đón khách vào quán ngồi ăn, uống cà phê...
Sáng 28/10, quán ăn, quán cà phê ở TPHCM được phép phục vụ khách tại chỗ trở lại, hoạt động với 50% công suất để đảm bảo giãn cách.
Ghi nhận tại một quán phở trên đường Cao Thắng (Quận 3), từ sáng sớm quán đã tất bật chuẩn bị, đón những vị khách đầu tiên tới ăn tại quán sau 4 tháng đóng cửa.
Chị Nguyễn Tiêu Bích Trân, chủ quán phở này cho biết, gần một tháng nay quán mở bán mang đi, hôm nay là ngày đầu tiên quán bán phục vụ tại chỗ sau nhiều tháng không nhận khách.
"Sau nhiều tháng đóng cửa thì hôm nay cũng được phục vụ khách tại quán. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan khi dịch chưa hết, phải luôn giữ khoảng cách và giới hạn lượng khách ngồi tại quán để đảm bảo an toàn phòng chống dịch", chị Trân nói.
Theo chị Trân, quán chỉ giới hạn khoảng 10 khách vào ngồi một lần, giữ khoảng cách giữa các bàn. Nhân viên quán cũng luôn mang khẩu trang, kính chống giọt bắn, găng tay để đảm bảo an toàn.
Tại khu vực Quận 1, nhiều quán cà phê cũng được mở bán, phục vụ khách tại chỗ. Trong sáng đầu tiên, lượng khách khá đông, nhiều quán hoạt động với lượng khách đảm bảo dưới 50% chỗ ngồi.
Phương Như, nhân viên phục vụ tại một quán cà phê trên đường Phạm Ngọc Thạch (Quận 3) cho biết, sau nhiều tháng đóng cửa, hôm nay quán được phục vụ tại chỗ cho khách, với số lượng giới hạn khoảng 40 người so với không gian quán.
Phương cho biết, so với trước dịch, lượng khách hiện tại chiếm khoảng 50%, đa số là khách quen trước đây, chủ yếu là nhân viên văn phòng ngồi vào thời điểm sáng sớm.
Anh Trịnh Anh Thư (bên trái) cùng bạn của mình ngồi cà phê từ sớm trong ngày đầu tiên TPHCM cho "mở cửa" hàng quán tại chỗ. Hai anh thường xuyên phải đeo khẩu trang phòng dịch, chỉ lúc nào uống cà phê mới tháo ra trong chốc lát.
"Đã 5 tháng rồi mới có cơ hội được ra quán cà phê để ngồi với bạn bè, không khí nó thoải mái hẳn, không còn bí bách như những ngày quanh quẩn ở nhà vì dịch bệnh nữa", anh Thư chia sẻ.
Chị Bích Nga, quản lý quán cà phê Highlands (đối diện hồ con Rùa) cho biết, quán chỉ Giới hạn dưới 30 người. Trước khi vào quán ngồi, khách phải quét mã QR để khai báo y tế ở cửa, rửa tay sát khuẩn.
Một số quán cà phê yêu cầu khách phải khai báo y tế trước khi vào quán ngồi.
Nhiều quán cà phê khu vực trung tâm TPHCM đông đúc, nhộn nhịp trở lại trong sáng đầu tiên mở bán tại chỗ.
Ngoài những quán có không gian khép kín, có máy lạnh, nhiều quán vỉa hè khu vực trung tâm TPHCM cũng nhộn nhịp hẳn.
Nhân tố chính giúp kinh tế Italy phục hồi Ngày 29/9, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố rằng chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 là nhân tố chính đằng sau sự phục hồi kinh tế của nước này từ đại dịch. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Rome, phát biểu với báo giới sau khi ký Tài liệu kinh...