COVID-19 tới 6 giờ ngày 21/10: Thế giới xấp xỉ 243 triệu ca bệnh; Dịch nóng trở lại ở châu Âu
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 422.749 trường hợp mắc COVID-19 và 6.816 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 243 triệu ca, trong đó trên 4,93 triệu người không qua khỏi.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ nhỏ tại Tel Aviv, ngày 19/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 21/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 242.738.214 ca, trong đó có 4.936.304 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “ nóng nhất” ở châu Á đều chứng kiến số ca tử vong và mắc mới có xu thế giảm. Dịch bệnh đang nóng trở lại ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này.
Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất thế giới với trên 58.000 trường hợp. Trong khi, số ca tử vong ở Mỹ cũng cao nhất với trên 1.500 ca.
Nhân viên Bộ tình trạng khẩn cấp Nga phun thuốc khử trùng tại một nhà ga ở Moskva, nhằm ngăn chăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 219 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 17 triệu ca và trên 77.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 20/10, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19″, trong đó một số nước sự kiến sẽ thông quan từ tháng 11 tới.
Tại châu Á,theo chỉ thị của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa, nước này đã gia hạn lệnh cấm đi lại liên tỉnh đến ngày 31/10 tới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Theo nhà chức trách Sri Lanka, quyết định này được đưa ra dựa trên tình hình thực tế khi một số người đang hành động thiếu trách nhiệm.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho người dân tại Colombo, Sri Lanka ngày 15/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đầu tháng này, Sri Lanka đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 42 ngày sau khi nước này đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 3 do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao gây ra. Giới chuyên gia y tế cho rằng tốc độ lây lan đã giảm mạnh nhưng lệnh cấm đi lại giữa các tỉnh vẫn được duy trì. Đến nay, Sri Lanka ghi nhận tổng cộng 532.766 ca bệnh, trong đó 13.525 ca tử vong.
Trong khi đó, Australia nới lỏng quy định đi lại giữa 2 thành phố lớn nhất là Sydney và Melbourne khi bang Victoria mở cửa biên giới với những người đã tiêm vaccine đầy đủ từ bang New South Wales (NSW).
Tại châu Âu, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Âu. Các nước Nga, CH Séc và Ba Lan đều ghi nhận những số liệu đáng báo động về số ca mắc mới và số ca tử vong. Nga thông báo có thêm 1.028 ca tử vong trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số người không qua khỏi lên 226.353 ca, cao nhất ở châu Âu. Số ca mắc mới cũng tăng thêm 34.074 ca, đưa tổng số ca mắc lên hơn 7,94 triệu ca. Trước tình hình này, Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua đề xuất “những ngày không làm việc” nhưng vẫn được hưởng lương kể từ ngày 30/10 đến ngày 7/11 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại CH Séc, lần đầu tiên số ca mắc mới ở mức trên 3.000 ca kể từ cuối tháng 4. Với 3.246 ca mắc mới ghi nhận ngày 20/10, hiện tổng số ca bệnh ở nước này đã tăng lên 1,71 triệu ca. Đáng chú ý, số ca mắc mới trong ngày 19/10 cao gấp hai lần số ca ghi nhận trước đó một tuần. Số ca nhập viện cũng tăng lên 620 ca tính đến ngày 19/10, so với 249 ca vào thời điểm đầu tháng. Giới chức y tế cho biết phần lớn số ca mắc mới ở CH Séc là những người chưa tiêm phòng.
Trong khi đó, Ba Lan cũng lần đầu tiên kể từ tháng 5 ghi nhận số ca mắc mới ở mức trên 5.000 ca. Cụ thể, với thêm 5.559 ca phát hiện ngày 20/10, tổng số ca bệnh ở Ba Lan đã tăng lên 2.950.616 ca, trong đó có 76.254 ca tử vong, tăng 75 ca trong 24 giờ qua. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, Ba Lan đang cân nhắc áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn.
Ở Anh, các lãnh đạo ngành y tế đã kêu gọi chính phủ tái áp đặt một số biện pháp hạn chế để giảm tải sức ép cho các cơ sở y tế trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng. Tuy nhiên, các bộ trưởng đã phản đối ý kiến này vì cho rằng tình hình dịch COVID-19 hiện nay cải thiện hơn so với năm ngoái và nước Anh cần tìm cách sống chung với dịch bệnh.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Anh đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ tháng 7 và khẳng định vẫn theo dõi chặt chẽ thống kê số ca mắc COVID-19 trong nước. Anh có tỷ lệ mắc COVID-19 khá cao so với các nước Liên minh châu Âu (EU) dù bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng từ sớm. Ngày 19/10, nước này ghi nhận 223 ca tử vong vì COVID-19, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Số ca mắc mới cũng duy trì ở mức trung bình 40.000 ca/ngày kể từ mùa Hè, trong khi số ca nhập viện cũng đang tăng.
Sau một thời gian dài dịch bệnh ổn định tại Bỉ, số ca mắc mới đã có dấu hiệu gia tăng trở lại. Số liệu của Viện Y tế Công cộng Sciensano cho thấy, từ ngày 10-16/10, trung bình mỗi ngày tại Bỉ có 3.151 ca mắc mới, tăng 50% so với tuần trước đó. Ngoài ra, trung bình mỗi ngày có 11 ca tử vong, tăng 13%. Hiện tổng số ca tử vong kể từ đầu đại dịch ở Bỉ đã tăng lên 25.797 ca trong số 1.292.887 ca mắc.
Chính phủ Ireland thông báo các quy định mới đối với du khách quốc tế, có hiệu lực từ ngày 22/10 tới. Theo các quy định mới, du khách nước ngoài đến Ireland sẽ phải trình kết quả xét nghiệm PCR được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi đến, nếu chưa tiêm vaccine đầy đủ hoặc đã bình phục trong vòng 6 tháng hoặc dưới 12 tuổi. Các hãng hàng không sẽ buộc phải kiểm tra xét nghiệm PCR và không cho hành khách lên máy bay nếu không xuất trình giấy tờ chứng minh.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người không có kết quả xét nghiệm PCR sẽ phải làm xét nghiệm trong vòng 36 giờ sau khi đến và phải trình kết quả với cảnh sát địa phương. Ireland cũng sẽ hủy bỏ hệ thống cách ly bắt buộc tại khách sạn cũng như cách ly bắt buộc tại nhà đối với du khách quốc tế. Cũng từ ngày 22/10, hầu hết các hạn chế phòng, chống COVID-19 tại Ireland sẽ được dỡ bỏ.
Tại Italy, kết quả một nghiên cứu ở Italy, được công bố ngày 20/10, cho thấy những người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 ít có khả năng tử vong khi bị lây nhiễm, trừ trường hợp rất cao tuổi và đã bị bệnh nặng trước đó.
Nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Italy (ISS), nằm trong một báo cáo thường xuyên của ISS về các ca tử vong do COVID-19, cho thấy độ tuổi trung bình của những ca tử vong đã tiêm đủ vaccine là 85 và trung bình mắc 5 bệnh mãn tính. Tuổi tử vong trung bình do COVID-19 của những ca không tiêm vaccine là 78, với 4 bệnh mãn tính. Trong số những người đã tiêm vaccine, các trường hợp mắc các bệnh về tim, sa sút trí tuệ và ung thư đều có tỷ lệ tử vong cao hơn những người khác.
Video đang HOT
Thanh niên vui chơi ở Prado, thủ đô La Habana, ngày 29/9/2021, thời điểm Cuba quyết định mở cửa lại. Ảnh: AFP/TTXVN
Ở khu vực Mỹ Latinh, ngày 20/10, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đã cảnh báo về sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới tại Bolivia và Venezuela trong bối cảnh tại phần còn lại ở Nam Mỹ và Trung Mỹ đều có xu hướng giảm.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc PAHO Carissa Etienne cho biết số liệu thống kê chính thức ghi nhận xu hướng giảm về số ca mắc bệnh mới và tử vong vì COVID-19 ở hầu hết các nước Nam Mỹ, trừ Bolivia và Venezuela đi theo chiều ngược lại.
Tại khu vực Caribe, tình hình có vẻ nghiêm trọng hơn khi Cộng hòa Dominicana và Barbados có số ca mắc COVID-19 mới tăng tới 40% trong tuần qua. Riêng tại Barbados, một nửa số ca mắc COVID-19 của nước này từ đầu đại dịch đến nay được ghi nhận trong vòng một tháng trở lại đây.
Liên quan tới chiến dịch tiêm chủng, đến nay đã có khoảng 41% người dân ở Mỹ Latinh hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19, song tỷ lệ này có sự khác biệt lớn giữa các nước. Thông qua cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX, PAHO sẽ tiếp tục phân phối thêm cho các nước Mỹ Latinh và Caribe khoảng 4,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong tuần này.
Hành khách tại sân bay quốc tế Dulles Washington, bang Virginia, Mỹ ngày 14/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Mỹ, ngày 20/10, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẵn sàng triển khai chương trình tiêm phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi trong tháng tới, theo đó sẽ có thêm 28 triệu người dân nước này đủ điều kiện tiêm phòng.
Thông báo của Nhà Trắng nêu rõ chính phủ đã chuẩn bị để sẵn sàng triển khai tiêm phòng ngay sau khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của nước này đưa ra khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi. Theo đó, chính phủ đã chỉ đạo thiết lập điểm tiêm chủng ở hơn 100 hệ thống bệnh viện nhi trên toàn quốc, cũng như các phòng khám, nhà thuốc và các trường học.
Trước đó, hồi đầu tháng này, hãng dược Pfizer đã xin cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19, do hãng và đối tác BioNTech (Đức) phối hợp phát triển, cho nhóm trẻ từ 5-11 tuổi ở Mỹ.
Trong thử nghiệm lâm sàng, một nhóm trẻ từ 5-11 tuổi đã được tiêm 2 mũi vaccine của Pfizer/BioNTech với liều lượng là 10 microgram, thấp hơn so với mức 30 microgram dành cho nhóm tuổi lớn hơn. Hai mũi tiêm cách nhau 21 ngày. Vaccine của Pfizer/BioNTech đã được FDA cấp phép chính thức cho trẻ từ 16 tuổi trở lên và hồi tháng 5 vừa qua, FDA cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine này cho trẻ trong độ tuổi 12-15.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 20/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 24.510 ca bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước; Trong khi tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 273.600 người.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt, số ca mắc mới tại các nước đi ngang trong mấy ngày gần đây, ca tử vong nhìn chung đang giảm. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tạp một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Brunei, Lào, Malaysia và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” chỉ ghi nhận 914 ca bệnh mới và chỉ có 28 ca tử vong.
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 8/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Diễn biến dịch cũng bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 20/10, Philippines ghi nhận số ca tử vong giảm sâu, chỉ còn 5 trường hợp. Malaysia từng là điểm nóng, song 1 ngày qua chỉ ghi nhận 5,516 ca mắc mới và 76 ca tử vong. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 893 ca bệnh và 28 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Ngày 20/10, Chính phủ Singapore thông báo kéo dài lệnh giãn cách xã hội tại nước này thêm một tháng để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan và giảm áp lực lên hệ thống y tế.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, Singapore đã tái áp dụng các biện pháp phòng dịch trong đó có hạn chế tiếp xúc xã hội và giới hạn số người được phép ăn cùng nhau tại các nhà hàng ở mức 2 người, để làm giảm tốc độ lây nhiễm virus. Tuy nhiên, số ca mắc mới mỗi ngày tại quốc gia này thời gian qua vẫn tiếp tục tăng và đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 3.994 ca vào ngày 19/10.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan ngày 8/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Thái Lan nổi lên thành điểm dịch nóng nhất Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 20/10 ghi nhận thêm trên 8.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 79 người, cũng đứng đầu khối ASEAN.
Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 166 bệnh nhân mới và 12 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Hành khách tại sân bay quốc tế ở Tuban trên đảo Bali, Indonesia, ngày 14/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 273.602 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 303 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,8 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 12 triệu trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 19/10: Thế giới trên 241 triệu ca bệnh; Dịch lại nóng ở Anh và Nga
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 306.805 trường hợp mắc COVID-19 và 4.401 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 241 triệu ca, trong đó trên 4,9 triệu người không qua khỏi.
Một tuyến phố ở Auckland, New Zealand ngày 19/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 19/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 241.795.950 ca, trong đó có 4.918.900 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu đều chứng kiến số ca tử vong và mắc mới có xu thế giảm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jerusalem ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới ca nhất thế giới với trên 49.000 trường hợp. Trong khi, Nga ghi nhận số ca tử vong cao nhất với 998 ca.
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 219 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 17 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 18/10, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 91 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19", trong đó một số nước sự kiến sẽ thông quan từ tháng 11 tới.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho khách hàng tại một quán trò chơi điện tử tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, từ tháng sau, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ dỡ bỏ hoàn toàn quy định yêu cầu các nhà hàng và quán bar rút ngắn thời gian hoạt động tới trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đã được kiểm soát.
Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Daishiro Yamagiwa cho biết thêm Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị để nới lỏng hơn nữa quy định cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh vào nước này có chứng chỉ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trong gần hai tuần qua, nhiều dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 đã lắng dịu ở Nhật Bản. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến số ca mắc mới ở Nhật Bản giảm mạnh từ mức đỉnh 25.892 ca được ghi nhận vào ngày 20/8 là do đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 ở nước này.
Theo thống kê của Văn phòng Nội các Nhật Bản, tính đến ngày 14/10, có gần 94,6 triệu người đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, chiếm 74,96% dân số nước này, trong đó 83,66 triệu người đã tiêm đủ hai mũi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu tính riêng nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên, tỷ lệ tiêm chủng ở Nhật Bản còn cao hơn nhiều. Đáng chú ý, tỷ lệ tiêm chủng đối với người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), chiếm khoảng 29,1% dân số Nhật Bản, lên tới 90% đối với những người tiêm đủ 2 mũi và 91,1% đối với người đã tiêm ít nhất một mũi.
Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 cho tất cả những người đủ điều kiện tiêm chủng muộn nhất là vào đầu tháng 11. Sau đó, Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine bổ sung vào tháng 12.
Bên cạnh một số nước thực hiện việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, một số nước châu Á khá thận trọng khi quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp để bảo vệ thành quả đạt được trong công tác phòng chống dịch thời gian qua.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Kommunarka, Nga, ngày 17/10/2021. Ảnh: TASS/TTXVN
Tại châu Âu, Anh và Nga đang là điểm nóng của dịch COVID-19. Tình hình dịch bệnh tại Anh đang có dấu hiệu phức tạp khi nước liên tục ghi nhận số ca mắc mới tăng cao. Ngày 17/10, Anh ghi nhận 45.140 ca mắc mới, 57 ca tử vong và 915 ca nhập viện. Trong vòng 7 ngày qua, tỷ lệ ca mắc mới ở nước này đã tăng 15% lên gần 300.100 ca, trong khi số ca tử vong và nhập viện tăng lần lượt 8,5% và gần 7% lên 852 ca và 5.559 ca. So với các nước châu Âu, Anh ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm theo ngày cao hơn đáng kể, với 495 ca/1 triệu người, so với 137 ca/1 triệu người tại 27 nước Liên minh châu Âu (EU).
Giới chuyên gia nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc COVID-19 cao tại Anh. Thứ nhất, Anh là quốc gia đầu tiên dỡ bỏ mọi biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 từ ngày 19/7, sớm hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác.
Cùng ngày 18/10, Nga ghi nhận số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 34.325 ca - cao nhất từ trước tới nay. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này đã lên tới 8.027.012 ca, trong khi số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi lên tới 224.310 ca sau khi ghi nhận thêm 998 ca trong 24h qua.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Milan,Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Giám đốc Cơ quan Dược phẩm Italy Nicola Magrini cho biết nước này đang tìm kiếm sự công nhận đối ứng đối với các loại vaccine phòng COVID-19 của Nga và Trung Quốc để mở rộng quyền tự do đi lại cho những người đã được tiêm những loại vaccine không được EU phê chuẩn.
Hiện tại, những người đã tiêm vaccine Sputnik V của Nga hoặc vaccine của Trung Quốc không có quyền nhận thẻ xanh COVID-19 tại Italy, điều gây ra vô số khó khăn cho những người nước ngoài làm việc tại nước này, nhất là sau khi thẻ xanh, chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số cho thấy người sở hữu đã được tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc hồi phục từ COVID-19 trong vòng 6 tháng, trở thành điều kiện bắt buộc để họ được đến nơi làm việc từ 15/10. Đại diện của các cơ quan y tế Italy đã nhiều lần hứa sẽ giải quyết vấn đề này.
Tuần trước, Đại sứ Italy tại Moskva Giorgio Starace nói rằng Italy sẽ không công nhận Sputnik V ở cấp quốc gia nếu không có sự đồng ý của Liên minh châu Âu, nhưng sẽ làm mọi thứ có thể để đẩy nhanh các thủ tục công nhận vaccine của Nga trong các tổ chức châu Âu.
Chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Phi, một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy khoảng 7 ca mắc COVID-19 tại châu lục này thì chỉ có 1 ca được phát hiện. Điều này cho thấy số ca mắc trên thực tế cao hơn nhiều và nguyên nhân là năng lực xét nghiệm tại lục địa này còn hạn chế.
Theo phân tích của WHO, số ca mắc COVID-19 trên thực tế tại châu Phi có thể lên tới 60 triệu ca. Theo thống kê hiện nay, kể từ khi đại dịch bùng phát, châu Phi ghi nhận 8,4 triệu ca mắc, trong đó có 214.000 ca tử vong. Tuy vậy, tỷ lệ xét nghiệm tại lục địa này ở mức thấp so với các khu vực khác trên thế giới.
Báo cáo cho thấy kể từ khi đại dịch bùng phát, 70 triệu xét nghiệm COVID-19 đã được ghi nhận tại các nước châu Phi. chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 1,3 tỷ dân. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian trên, khoảng 550 triệu xét nghiệm đã được tiến hành tại Mỹ, còn tại Anh số lượng xét nghiệm còn cao hơn khi cứ 1 người thì có hơn 4 xét nghiệm được tiến hành.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Sale, Maroc, ngày 9/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO tại châu Phi, chỉ rõ hầu hết các xét nghiệm COVID-19 đều được thực hiện ở những người có triệu chứng, song phần lớn các ca lây nhiễm là đều không có triệu chứng, do vậy những gì đang diễn ra mới chỉ phần nổi của tảng băng chìm. Theo ông, số ca tử vong tại châu Phi cũng không được thống kê đầy đủ. Báo cáo của WHO ước tính cứ 3 ca tử vong trên thực tế thì có 1 ca được thống kê chính thức.
Để khắc phục tình trạng này, WHO đã tiến hành một chương trình thí điểm nhằm năng cao năng lực giám sát dịch COVID-19. Chương trình này sẽ được triển khai tại 8 quốc gia và sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhằm phát hiện các ca mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Một khi phát hiện các ca dương tính, các nhà chức trách sẽ thực hiện "cách tiếp cận vòng tròn", tức là triển khai xét nghiệm đối với những người sinh sống trong vòng bán kính 100 m xung quanh ca mắc mới, nhờ đó có thể ngăn chặn dịch lan rộng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Bangkok, Thái Lan, ngày 8/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 18/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 27.648 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước; Trong khi tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 272.600 người.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á đang tiếp tục xu thế hạ nhiệt, số ca mắc mới tại các nước đi ngang trong mấy ngày gần đây, ca tử vong nhìn chung giảm mạnh. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Brunei và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, "quốc gia vạn đảo" chỉ ghi nhận trên 6.00 ca bệnh mới và có 47 ca tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt cho học sinh để phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Sittwe, bang Rakhine, Myanmar, ngày 1/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Diễn biến dịch cũng bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 18/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới cao thứ hai và ca tử vong cao nhất Đông Nam Á. Malaysia từng là điểm nóng, song 1 ngày qua chỉ ghi nhận 6,133 ca mắc mới và 63 ca tử vong. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Chỉ còn Thái Lan là vẫn đáng ngại, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 18/10 ghi nhận thêm trên 10.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 63 người, đứng thứ ba toàn khối.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 195 bệnh nhân mới và 12 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 272.648 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 349 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,8 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 12 triệu trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới, trong khi 3 nước không công khai số liệu.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại East London, Nam Phi ngày 8/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi (Sahpra) đã quyết định chưa phê duyệt vaccine Sputnik V do Nga phát triển để sử dụng ở đất nước Cầu Vồng, với lý do quan ngại về an toàn do tỷ lệ nhiễm HIV của Nam Phi.
Ngày 18/10 của Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi cho biết Sahpra tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V ngày 23/02/2021. Vaccine Sputnik V kết hợp hai cấu trúc véctơ virus gây bệnh đường hô hấp (Adenovirus) riêng biệt, một cấu trúc dựa trên Adenovirus Loại 26 (Ad26) và cấu trúc còn lại dựa trên Adenovirus Loại 5 (Ad5), đóng vai trò thúc đẩy hình thành kháng nguyên.
Đáp lại tuyên bố của Sahpra, Trung tâm Dịch tễ học và vi sinh vật Gamaleya của Nga cho biết những lo ngại về mối liên quan giữa vaccine Sputnik V và sự lây nhiễm HIV là không có cơ sở. Theo đại diện của Trung tâm Gamaleya, Sahpra đã xác nhận rằng việc xem xét phê chuẩn Sputnik V vẫn tiếp tục.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/10: Mỹ, Nga ca tử vong cao nhất thế giới; Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu vaccine Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 399.100 trường hợp mắc COVID-19 và 6.721 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 240 triệu ca, trong đó trên 4,88 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế Israel chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Jerusalem ngày 15/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo số liệu...