COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 592.894 trường hợp mắc COVID-19 và 5.717 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 273,8 triệu ca, trong đó trên 5,3 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 1
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới điều trị tại bệnh viện ở Warsaw, Ba Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 18/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu trên 273.811.999 ca, trong đó có 5.358.891 người tử vong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch tái bùng phát dịch bệnh với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Đây chính là tâm dịch hiện nay của thế giới, biến thể Omicron dự kiến sẽ chiếm chủ đạo số ca mắc tại châu Âu trong tháng tới.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 2
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 93.000 ca), trong khi Nga có có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 245.700.000 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 22 triệu ca và trên 89.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 17/12, thế giới có 121 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 101 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước và khiến thế giới đối mặt với nguy cơ một “trận sóng thần” COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 3
Vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 17/12, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đã công bố nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Gamaleya về hiệu quả của vaccine Sputnik V đối với biến thể Omicron.

Nghiên cứu cho thấy Sputnik V có khả năng vô hiệu hóa cao biến thể Omicron và có khả năng bảo vệ mạnh mẽ tránh các trường hợp “bệnh diễn biến nặng và nhập viện”. Thêm vào đó, Sputnik V cho thấy mức giảm khả năng vô hiệu hóa virus ít hơn nhiều so với các loại vaccine phòng COVID-19 hàng đầu khác: mức giảm ít hơn từ 3-7 lần so với vaccine sử dụng công nghệ mRNA. Ngoài ra, theo ông Alexander Gintsburg – Giám đốc Trung tâm Gamaleya, tiêm chủng vaccine Sputnik V và tái chủng ngừa sau 6 tháng giúp bảo vệ đầy đủ trước biến thể Omicron.

Biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Botswana và Nam Phi vào giữa tháng 11. Biến thể chứa hàng chục đột biến trong protein S, cần thiết để mầm bệnh lây nhiễm sang tế bào, một số ý kiến cho rằng ban đầu biến thể này phát triển ở một người bị suy giảm hệ miễn dịch – có thể là người nhiễm HIV. Các chuyên gia cho rằng ngay cả những người đã khỏi bệnh và được tiêm phòng cũng có thể tái nhiễm Omicron, với các triệu chứng từ mệt mỏi đến nhức đầu và đau nhức cơ thể.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Ljubljana, Slovenia, ngày 14/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Châu Âu đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với gần 60% số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày trên toàn cầu tập trung tại châu lục này. Trong khi đó, sự lây lan của biến thể Omicron virus SARS-CoV-2 đang đặt ra những thách thức lớn cho khu vực này.

Trong bối cảnh đó, một loạt nước châu Âu đã quyết định tăng cường biện pháp phòng dịch, kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc để phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2, nhất là tại thời điểm Giáng sinh và Năm mới đang đến gần.

Nhà chức trách Phần Lan đã yêu cầu tiến hành xét nghiệm PCR bắt buộc đối với những người đến từ các khu vực có nguy cơ cao để hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron. Theo đó, từ ngày 21/12, những người đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) hoặc khu vực tự do đi lại Schengen phải xuất trình cả giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 48 giờ trước khi đến và chứng nhận tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng đối với công dân Phần Lan, người nước ngoài cư trú tại Phần Lan, hoặc hành khách quá cảnh Phần Lan nhưng không rời khỏi khu vực sân bay.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Carson, bang California, Mỹ ngày 4/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Hy Lạp đã điều chỉnh quy định phòng dịch đối với hành khách nước ngoài nhập cảnh nước này, theo đó họ có thể lựa chọn xuất trình chứng nhận xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR khi đến Hy Lạp.

Tại Italy, cơ quan y tế nước này đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Italy sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi, với liều dùng bằng 1/3 liều của người lớn. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 3 tuần. Tính đến ngày 16/12, hơn 46 triệu người trên 12 tuổi tại Italy đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

Nhằm giảm tốc độ lây lan của biến thể Omicron, Giám đốc Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh quốc gia của Đức, ông Lothar Wieler đã kêu gọi người dân giảm tối đa việc tiếp xúc xã hội trong dịp đón Giáng sinh sắp tới. Ông gợi ý nên tổ chức đón Năm mới theo từng nhóm nhỏ trong gia đình và bạn bè thân. Chuyên gia này cũng khuyến cáo mọi người nên làm xét nghiệm COVID-19 ngay cả khi đã tiêm chủng đầy đủ nếu tiếp xúc với những người thuộc các nhóm có nguy cơ cao.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại hội chợ Giáng Sinh ở Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Karl Lauterbach đã đưa ra cảnh báo biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 sẽ gây ra đợt dịch thứ 5 tại nước này, do đó, Đức phải chuẩn bị nền tảng y tế tốt để đối phó với thách thức có thể chưa từng xảy ra trước đây.

Video đang HOT

Tại Mỹ – nước có số ca nhiễm SARS-CoV-2 và số ca tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới, số ca nhập viện do mắc COVID-19 đang gia tăng. Trước thực tế này, giới chuyên gia kêu gọi người dân thực hiện đầy đủ mọi biện pháp phòng ngừa.

Ông Michael Osterholm – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm thuộc trường Đại học Minnesota – cho biết tuy Delta vẫn đang là biến thể đáng lo ngại tại Mỹ, nhưng trong vòng vài tuần tới, rất có thể sẽ có thêm hàng triệu người Mỹ bị mắc COVID-19 do nhiễm biến thể Omicron.

Trong khi đó, ông Andy Slavitt, cựu cố vấn cấp cao về đại dịch COVID-19 của Tổng thống Mỹ Joe Biden – cho rằng ngay cả khi các công cụ phòng dịch như vaccine hiện đã sẵn có thay vì phải chờ đợi trong đợt bùng phát dịch bệnh mùa Đông, Mỹ vẫn có nguy cơ đối mặt với một “tháng 1 khốc liệt ” cùng sự thống trị của Omicron.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 7
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Không chỉ riêng với ngành y tế, nhiều lĩnh vực khác trong đời sống của người Mỹ cũng đã có dấu hiệu căng thẳng do dịch bệnh. Một số trường cao đẳng và đại học đã quay trở lại với việc học trực tuyến. Các liên đoàn thể thao buộc phải hoãn các trận đấu do vận động viên mắc COVID-19, trong khi các show diễn theo hình thức trực tiếp một lần nữa phải thông báo hủy bỏ.

Tại các ga tàu điện ngầm ở New York, Boston và Miami, người dân xếp hàng dài để chờ xét nghiệm COVID-19. Trong bối cảnh lễ Giáng sinh và đêm giao thừa đang đến gần, mong muốn đến thăm bạn bè và những người thân trong gia đình trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày tại nước này hiện đã tăng khoảng 22% so với một tháng trước, trong đó hơn 50% số trường hợp tiêm phòng là tiêm mũi tăng cường.

Trước những nghi ngại về Omicron và tình trạng lây lan của biến thể này tại nước trên thế giới hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm khác nhau để tiêm liều thứ 2 và thứ 3.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 8
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo WHO, tùy thuộc vào số vaccine sẵn có, các loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA như vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna có thể được sử dụng để tiêm liều thứ 2 sau khi tiêm mũi 1 là vaccine theo công nghệ vector của hãng AstraZeneca và ngược lại. WHO cho biết vaccine của hãng AstraZeneca và bất kỳ loại vaccine nào được sản xuất theo công nghệ mRNA cũng có thể dùng để tiêm liều thứ 2 sau khi đã tiêm mũi đầu tiên là vaccine bất hoạt của hãng Sinopharm.

WHO đưa ra hướng dẫn trên dựa trên khuyến nghị của Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về vaccine của tổ chức này và một nghiên cứu lớn công bố tuần trước cho thấy việc tiêm liều thứ nhất là vaccine của hãng AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech và sau đó 9 tuần tiêm liều thứ 2 là vaccine của hãng Moderna đã cho thấy phản ứng miễn dịch tốt hơn. Tuy nhiên, WHO cho rằng việc tiêm kết hợp các loại vaccine như vậy cần tính đến nguồn cung vaccine, khả năng tiếp cận cũng như lợi ích và rủi ro của các loại vaccine được sử dụng.

WHO cho biết khuyến nghị trên sẽ được xem xét lại nếu có thêm các dữ liệu. Trước khi WHO đưa ra khuyến nghị trên, nhiều quốc gia đã tiến hành tiêm kết hợp các loại vaccine khi phải đối mặt với số ca nhiễm mới tăng vọt trong khi nguồn cung thấp.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 9
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 29/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 13/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 24.455 ca mắc mới COVID-19 và 389 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.532.122 trường hợp và 299.356 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 4 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.

Việt Nam ngày 17/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 15.000 ca mắc mới và 246 ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 18/12: Vaccine Sputnik-V có thể vô hiệu hóa Omicron; Nhiều nước siết chặt phòng chống dịch - Hình 10
Bệnh nhân COVID-19 chờ được tiếp nhận tại bệnh viện ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 17/12 ghi nhận thêm trên 3.500 ca bệnh mới và 41 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 8 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.

Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua. Singapore cũng ghi nhận hàng trăm ca bệnh và 1 ca tử vong vì COVID-19. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 651.163 trường hợp mắc COVID-19 và 7.110 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 272 triệu ca, trong đó trên 5,3 triệu người không qua khỏi.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 6/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 16/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu trên 272.385.927 ca, trong đó có 5.344.167 người tử vong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch tái bùng phát dịch bệnh với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Đây chính là tâm dịch hiện nay của thế giới, biến thể Omicron dự kiến sẽ chiếm chủ đạo số ca mắc tại châu Âu trong tháng tới.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sonthofen, Đức ngày 30/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 100.000 ca), đồng thời cũng có có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.300 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 244 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 22 triệu ca và trên 89.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 15/12, thế giới có 122 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 102 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Ljubljana, Slovenia, ngày 14/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Châu Âu đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với hơn 50% số ca mắc COVID-19 toàn cầu tập trung tại châu lục này. Cùng với đó, sự lây lan của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang trở thành thách thức lớn đối với khu vực này, đặc biệt tại Anh. Số ca mắc biến thể mới tại châu Á cũng đang tăng nhanh.

Tại Trung Quốc, trong đợt bùng phát dịch mới nhất, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, từ ngày 7/12 đến tối 14/12 đã ghi nhận 171 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng và một ca không có triệu chứng. Giới chức sở tại đã truy vết được 9.419 trường hợp tiếp xúc gần (F1) và 10.254 trường hợp F2 (những người tiếp xúc với F1). Tất cả các trường hợp này đều đã được cách ly nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hàn Quốc ngày 15/12 ghi nhận số ca mắc mới (7.850 ca) và số ca nguy kịch (964 ca) cao chưa từng thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca mắc mới hằng ngày tại Hàn Quốc dao động trong khoảng 4.000-7.000 ca kể từ đầu tháng 12 này, sau khi nước này bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 1/11. Ngoài ra, với thêm 70 ca không qua khỏi, tổng số ca tử vong tại Hàn Quốc hiện tăng lên 4.456 ca trong tổng số 536.495 ca mắc. Hàn Quốc ghi nhận thêm 9 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca mắc biến thể này tại Hàn Quốc lên là 128 ca.Trước tình hình trên, giới chức y tế đang cân nhắc giảm số người tối đa trong các cuộc tụ tập cá nhân và khôi phục lệnh giới nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 4
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/ TTXVN

Chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai cấp chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 từ ngày 20/12. Có hai loại chứng nhận, một loại sử dụng trong nước và một loại sử dụng ở nước ngoài. Chứng nhận này sẽ bao gồm các thông tin tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp chứng nhận, loại vaccine đã tiêm và ngày tiêm.

Các chứng nhận tiêm chủng chủ yếu được sử dụng để làm thủ tục xuất nhập cảnh trong và ngoài nước, hoặc khi tham gia các sự kiện, đến nhà hàng, quán bar trong trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp.

Australia đã mở cửa biên giới đối với người lao động nhập cư có tay nghề cao và sinh viên nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19, sau gần 2 năm áp dụng lệnh cấm nhập cảnh. Kế hoạch mở cửa biên giới trở lại nói trên của Australia đã bị hoãn 2 tuần sau khi giới chức y tế nước này cho rằng cần thời gian để tìm hiểu thêm về biến thể mới Omicron.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 5
Người dân di chuyển trên phố ở Seoul, Hàn Quốc ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Australia cũng đã bãi bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với người đến từ 8 quốc gia miền Nam châu Phi, bao gồm Nam Phi, Lesotho, Zimbabwe, Botswana, Namibia, Mozambique, Malawi và Eswatini sau khi nhận thấy lệnh cấm không còn cần thiết do biến thể Omicron đã được phát hiện tại hàng chục quốc gia trên thế giới. Đến nay Australia đã ghi nhận tổng cộng khoảng 235.500 ca mắc, trong đó 2.117 ca tử vong

WHO thông báo trong tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 tại châu Phi tăng ở mức cao nhất trong năm nay, ở mức 83%, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức thấp. Số ca mắc mới COVID-19 tại châu Phi đang tăng gấp đôi sau mỗi 5 ngày - khung thời gian ngắn nhất được báo cáo trong năm nay. Số ca mắc mới gia tăng đột biến chủ yếu là do sự lây lan của biến thể Delta và Omicron.

Theo WHO, tính đến ngày 13/12, chỉ có 20 quốc gia châu Phi đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số. Với tốc độ tiêm chủng hiện nay, ước tính phải đến tháng 5/2022, châu Phi mới có thể đạt tỷ lệ bao phủ tiêm chủng 40% và đạt tỷ lệ tiêm chủng 70% dân số vào tháng 8/2024.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 6
Cảnh vắng vẻ tại một chợ ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc, ngày 1/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Âu, giới chức y tế liên bang và các vùng của Đức đã nhất trí miễn yêu cầu xét nghiệm trước khi vào các cơ sở giải trí đối với những người đã tiêm mũi tăng cường. Quyết định trên được cho là nhằm khuyến khích người dân tiêm liều tăng cường và giảm tải công tác xét nghiệm. Tuy nhiên, nhà chức trách sẽ vẫn yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính mới được vào bệnh viện và các nhà dưỡng lão, nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Khoảng 69,9% dân số Đức đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 23,8% đã tiêm mũi tăng cường.

Pháp bắt đầu áp đặt các quy định mới nhằm siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, trong đó có việc bắt buộc những người trên 65 tuổi sẽ phải tiêm liều vaccine tăng cường, nếu không muốn "thẻ y tế" của họ mất hiệu lực. Thẻ này thực chất là một mã QR được cài trên thiết bị di động, trong đó thể hiện các dữ liệu cho thấy chủ nhân của chúng đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa, có mắc COVID-19 thời gian gần đây hoặc kết quả xét nghiệm ra sao với virus SARS-CoV-2.

Người dân Pháp phải xuất trình thẻ này khi tới các nhà hàng, quán cà phê, đi tàu giữa các thành phố hoặc tới các địa điểm văn hóa như rạp chiếu phim hay viện bảo tàng. Hiện Pháp - một trong những quốc gia có biện pháp chống dịch mạnh mẽ nhất châu Âu - đã thực hiện gần 16 triệu mũi tiêm tăng cường và tự tin sẽ đạt mục tiêu 20 triệu mũi tiêm tăng cường vaccine trước lễ Giáng sinh sắp tới.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 7
Thực khách dùng bữa tại một nhà hàng ở Rome, Italy ngày 30/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Italy đã siết chặt quy định nhập cảnh đối với du khách từ các nước khác thuộc EU, theo đó yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh và yêu cầu cách ly 5 ngày đối với những người chưa tiêm chủng. Trước đó, các du khách từ EU tới Italy phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng, giấy chứng nhận âm tính hoặc đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 thời gian gần đây. Các quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12 đến ngày 31/1/2022.

Ngày 15/12, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cảnh báo, biến thể Omicron có khả năng làm tăng số ca nhập viên và tử vong tại châu Âu, đồng thời có thể là tác nhân chính gây ra các ca nhiễm mới tại châu Âu vào tháng 1 hoặc tháng 2/2022.

ECDC cho rằng, ngay cả khi biến thể Omicron gây ra bệnh lý ít nghiêm trọng hơn, nhưng nó sẽ nhanh chóng gây ra các ca bệnh theo cấp số nhân, từ đó dẫn tới mức độ nhập viện và tử vong cao hơn.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 8
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viên ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một cảnh báo nghiêm khắc đối với châu Âu, báo cáo đánh giá rủi ro nhanh mới nhất của ECDC đã hối thúc các chính phủ châu Âu thực hiện hành động khẩn cấp để làm chậm sự lây lan của chủng Omicron vốn rất dễ lây lan, lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi và Botswana vào tháng 11/2021. ECDC đánh giá xác suất lây lan của Omicron là "rất cao" và nguy cơ tổng thể mà nó gây ra cho sức khỏe cộng đồng ở châu Âu là "rất cao".
Giám đốc ECDC, bà Andrea Ammon nhấn mạnh tiêm chủng vẫn là chìa khóa để giảm tác động của biến thể Omicron và Delta, vốn là biến thể phổ biến trong khu vực.

Tại châu Mỹ, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã chạm dấu mốc buồn khi số ca tử vong tại nước này đã vượt ngưỡng 800.000 ca. Cụ thể, tính đến 18h22' ngày 14/12 theo giờ địa phương (6h22' sáng 15/12 theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn nước Mỹ đã vượt 50,2 triệu ca, trong khi tổng số ca tử vong là 800.266 ca.

ỹ hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới, lần lượt chiếm hơn 18% và 15% trong tổng số ca mắc và ca tử vong trên toàn cầu. Ít nhất 31 bang tại Mỹ đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron kể từ khi ca đầu tiên được phát hiện tại bang California hôm 1/12 vừa qua.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 9
Người dân trên phố ở Sao Paulo, Brazil ngày 10/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 15/12, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) bày tỏ lo ngại châu Mỹ có thể "bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến chống COVID-19, đồng thời kêu gọi các quốc gia và công ty trong khu vực hợp tác chặt chẽ để đảm bảo quyền tiếp cận các phương pháp điều trị mới cho châu lục này.

PAHO đã nhiều lần cảnh báo rằng các nước nghèo nhất ở Mỹ Latinh và Caribe sẽ tụt hậu so với các nước giàu nhất trong cuộc chiến chống COVID-19 và sự chậm trễ sẽ khiến những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất đối mặt rủi ro. Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, Giám đốc PAHO Carissa Etienne nhấn mạnh: "Khi các phương pháp điều trị mới đạt được sự chấp thuận cuối cùng, các quốc gia và công ty phải làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng tất cả những người có thể hưởng lợi từ những phương pháp này đều có thể được tiếp cận kịp thời, với mức giá mà các quốc gia của chúng ta có thể chi trả". Giám đốc PAHO kêu gọi các công ty dược phẩm thiện chí và chia sẻ công khai những công nghệ và nguồn lực liên quan với tất cả các quốc gia để châu Mỹ không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống COVID-19.

Liên quan đến diễn biến của đại dịch COVID-19 trong khu vực, bà Etienne đánh giá tình hình dịch bệnh năm 2021 đang tồi tệ hơn với số ca mắc mới và tử vong do virus SARS-CoV-2 cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 10
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 21.304 ca mắc mới COVID-19 và 437 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.464.100 trường hợp và 298.239 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Trước sự xuất hiện của biến thể virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện biến thể này cũng đã xuất hiện tại một số nước ASEAN như Campuchia.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này tiếp tục hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm xuống mức 1 con số.

Việt Nam ngày 15/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 15.500 ca mắc mới và 283 ca tử vong. Số ca tử vong trong ngày của Việt Nam cũng ở mức đứng đầu châu Á trong 24 giờ qua.

­­COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/12: Nhiều nước tiêm mũi tăng cường, siết phòng dịch; Biến thể Omircon đe dọa làm tăng ca tử vong ở châu Âu - Hình 11
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 15/12 ghi nhận thêm trên 3.300 ca bệnh mới và 29 người tử vong.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 8 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đã mở cửa lại đất nước, song sự xuất hiện của ca nhiễm Omicron đầu tiên đang khiến nhà chức trách nước này quan ngại.

Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với trên 1.200 trường hợp trong ngày 15/12 và 6 ca tử vong. Singapore cũng ghi nhận hàng trăm ca bệnh và 3 ca tử vong vì COVID-19. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khaiTổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai
07:19:53 19/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024

Tin đang nóng

Nhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafeNhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafe
15:51:56 19/12/2024
HOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổiHOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổi
15:01:10 19/12/2024
Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?
14:58:46 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tênSao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên
15:09:08 19/12/2024
Phản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXHPhản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXH
18:43:52 19/12/2024
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)
18:06:28 19/12/2024
Nhan sắc xuống cấp trầm trọng của Trịnh Sảng sau 3 năm bị "trục xuất" khỏi showbizNhan sắc xuống cấp trầm trọng của Trịnh Sảng sau 3 năm bị "trục xuất" khỏi showbiz
15:03:57 19/12/2024

Tin mới nhất

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

20:13:08 19/12/2024
Ông Sarkozy là cựu Tổng thống Pháp đầu tiên bị kết án tham nhũng và phạt tù tại nước này.
Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

20:04:56 19/12/2024
Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới.
Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

20:02:29 19/12/2024
Do đó theo báo cáo, cần những thay đổi cơ bản sâu sắc trên toàn hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng đang cùng xảy ra này và ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ sinh thái.
Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

19:58:37 19/12/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump.
Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấn công trái đất

Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấn công trái đất

19:36:12 19/12/2024
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck (Đức), các nhà khoa học cảnh báo trái đất đang đối mặt với một siêu bão mặt trời có sức tàn phá hơn hàng tỉ quả bom nguyên tử, đe dọa sự sống còn của nhân loại.
Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

19:30:41 19/12/2024
Yonhap ngày 17.12 đưa tin ông Park An-su bị bắt theo lệnh tòa án, với cáo buộc có vai trò then chốt trong cuộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực.
Sôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông Trump

Sôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông Trump

19:21:29 19/12/2024
Đường về Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã liên tục nhận sự ủng hộ từ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, đặc biệt ở giới công nghệ.
Triều Tiên: Hợp tác với Nga nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực toàn cầu

Triều Tiên: Hợp tác với Nga nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực toàn cầu

19:16:20 19/12/2024
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đồng thời lên án tuyên bố gần đây của Washington và các đồng minh chống lại mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Bình Nhưỡng và Moskva.
Đan Mạch cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Bắc Cực

Đan Mạch cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Bắc Cực

19:12:26 19/12/2024
Ngoài ra, Bắc Cực cũng có tầm quan trọng chiến lược về quân sự vì đây là khu vực triển khai tàu ngầm hạt nhân, có thể ẩn dưới băng và trong trường hợp xảy ra xung đột, có thể tấn công hầu hết Bắc Mỹ và châu Âu.
Lý do Tổng tham mưu trưởng Nga đánh giá không thể sớm 'giải phóng' Kursk

Lý do Tổng tham mưu trưởng Nga đánh giá không thể sớm 'giải phóng' Kursk

19:08:03 19/12/2024
Tuy nhiên, bất chấp những tổn thất của Nga, quân đội Ukraine ở Kursk dường như ngày càng ở thế yếu trước lợi thế của Nga về nhân lực và trang thiết bị.
Lại xuất hiện ảnh vệ tinh mới cho thấy Nga thu dọn thiết bị tại căn cứ ở Syria

Lại xuất hiện ảnh vệ tinh mới cho thấy Nga thu dọn thiết bị tại căn cứ ở Syria

18:54:18 19/12/2024
Đây là dấu hiệu Nga đang giảm bớt hiện diện quân sự ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ bất ngờ hồi đầu tháng này.
Trung Quốc và Ấn Độ đạt được đồng thuận về vấn đề biên giới

Trung Quốc và Ấn Độ đạt được đồng thuận về vấn đề biên giới

18:43:08 19/12/2024
Trong cuộc gặp, cả hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, có lợi cho hòa bình và ổn định quốc tế và khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê

Pháp luật

20:22:09 19/12/2024
Cơ quan chức năng đã xác định được danh tính của toàn bộ 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội.
Album Trần Thế của Thể Thiên mau chóng lọt trending

Album Trần Thế của Thể Thiên mau chóng lọt trending

Nhạc việt

20:02:18 19/12/2024
Không chỉ có thành tích đáng chú ý trên các nền tảng trực tuyến, Thể Thiên cũng chứng minh thực lực với khả năng hát live đáng khen.
Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

19:58:55 19/12/2024
Tối 18/12, cộng đồng Army - fandom BTS có phen nức nở khi Jung Kook bất ngờ lộ diện sau thời gian dài nhập ngũ.
Vũ Khắc Tiệp và Ngọc Trinh trước khi nghỉ chơi: Từng vướng tin hẹn hò, gây sốc khi lộ ảnh hôn thắm thiết

Vũ Khắc Tiệp và Ngọc Trinh trước khi nghỉ chơi: Từng vướng tin hẹn hò, gây sốc khi lộ ảnh hôn thắm thiết

Sao việt

19:54:30 19/12/2024
Một trong những cặp đôi nổi tiếng thân thiết, gắn bó bên nhau cả thập kỷ trong showbiz Việt phải kể tới Vũ Khắc Tiệp và Ngọc Trinh.
Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng

Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng

Sao châu á

19:49:38 19/12/2024
Anh có sự nghiệp lẫy lừng, được mệnh danh là Ca thần của showbiz Hoa ngữ nhưng giờ đây anh đang phải còng lưng trả nợ cho vợ
Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Lạ vui

19:45:16 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ

Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ

Tv show

19:40:22 19/12/2024
Nhiều khán giả đặt câu hỏi vì sao Châu Tuyết Vân lại chia sẻ đoạn clip hành trình, trong khi chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 chỉ mới đi đến công diễn 3 và vẫn còn đang tiếp tục ghi hình.
Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

18:26:34 19/12/2024
CDC cho biết, trong thời gian gần đây, virus bắt đầu lây lan sang người với tổng cộng 61 trường hợp đã được ghi nhận tại 8 bang của Mỹ. Trong đó, 37 trường hợp đã tiếp xúc với gia súc bị nhiễm bệnh.
C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

Sao thể thao

18:21:35 19/12/2024
Cristiano Ronaldo, một trong những huyền thoại của bóng đá thế giới, vẫn liên tục ghi bàn dù đã bước 39 khiến cho cả thế giới phải ngả mũ ngưỡng mộ.
Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Phim việt

16:19:49 19/12/2024
Trong lúc tìm kiếm học sinh bị mất tích, trung tá Đại và mọi người phát hiện ra có một nhóm người ẩn náu trong rừng và có vũ khí.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Ẩm thực

16:17:06 19/12/2024
Thực đơn bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu. Không cần nhiều món, bữa ăn này cũng đủ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.