COVID-19 tới 6 giờ ngày 17/8: Thế giới 208 triệu người mắc bệnh; Đức giới thiệu vaccine thế hệ mới
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 471.930 trường hợp mắc COVID-19 và 7.325 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 208,5 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,38 triệu người không qua khỏi.
Chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại một nghĩa địa ở Selangor, Malaysia ngày 13/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 208.533.654 ca, trong đó có 4.382.087 người tử vong.
Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “ nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.
Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với trên 67.000 trường hợp trong 24 giờ qua.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Pointe-a-Pitre, Pháp ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 187.015.616 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 17.135.394 ca và 106.922 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 16/8, thế giới có 148 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 102 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ vẫn đứng đầu thế giới khi ghi nhận trên 37,6 triệu ca mắc và 638.132 ca tử vong, tiếp theo là Ấn Độ với trên 32 triệu ca mắc, trong đó có 431.900 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với 569.492 ca tử vong trong tổng số 20.364.099 ca mắc.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai tại Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Mỹ, Giám đốc Viện Y tế quốc gia Francis Collins cảnh báo do sự lây lan của biến thể Delta, số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận hằng ngày có thể vượt 200.000 ca trong vài tuần tới. Theo ông Collins, Mỹ đang lâm vào khủng hoảng khi có tới 90 triệu người vẫn chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 và việc số ca nhiễm mới quay trở lại mốc 200.000 ca/ngày mặc dù là điều không mong đợi, song là hiện thực phải đối mặt. Ông cho rằng “cần làm mọi thứ có thể” ở thời điểm hiện tại để xoay chuyển tình thế.
Giám đốc Collins bày tỏ quan ngại về thực trạng số bệnh nhi COVID-19 nhập viện điều trị tăng mạnh, hiện đã lên tới gần 2.000 ca, trong đó có nhiều ca đang phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Đáng báo động, trong đó có cả những bệnh nhi dưới 4 tuổi. Ông cho biết thêm đã có ít nhất 400 trẻ em tử vong tại Mỹ trong đại dịch COVID-19.
Nhân viên y tế phun khử trùng cho một đồng nghiệp tại một trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Á, chính quyền khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã đưa 15 nước, gồm Bangladesh, Campuchia, Pháp, Hy Lạp, Iran, Malaysia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Thụy Sĩ, Tanzania, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Mỹ, từ nhóm có nguy cơ trung bình lên nhóm có nguy cơ cao về dịch COVID-19 từ ngày 20/8. Đây đều là những nước có số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại, do đó người nước ngoài từ các nước này nhập cảnh vảo Hong Kong sẽ phải cách ly lâu hơn trước đây.
Theo danh sách các nước có nguy cơ trung bình của Hong Kong có thêm Australia, vốn trước đó được xếp ở mức nguy cơ thấp. Theo đó, từ ngày 20/8, ngay cả những người đã tiêm vaccine đến từ Australia sẽ phải cách ly 14 ngày, trừ khi kết quả xét nghiệm sau khi nhập cảnh cho thấy có kháng thể sẽ được giảm thời gian xuống còn 7 ngày.
Các nước gồm Brazil, Ấn Độ và Anh vẫn giữ nguyên xếp hạng nguy cơ cao, tuy nhiên chính quyền Hong Kong nới lỏng các biện pháp đối với những người đến từ phần lớn các nước khác, với hi vọng sẽ gia tăng đi lại quốc tế của người dân Hong Kong cũng như đón thêm nhiều du khách nước ngoài.
Video đang HOT
Cư dân đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách tại Hong Kong, Trung Quốc khi dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: THX/TTXVN
Hong Kong nhìn chung kiểm soát được dịch với hầu như không có ca lây nhiễm cộng đồng, tuy nhiên số ca nhập cảnh đã tăng trong 2 tháng qua. Đến nay, đặc khu này ghi nhận khoảng 12.000 ca bệnh.
Trong khi đó, Chính quyền Khu Hành chính Đặc biệt Macau (SAR) thuộc Trung Quốc, thông báo sẽ mở cửa trở lại một số cơ sở giải trí vào ngày 18/8 tới trong bối cảnh tình hình COVID-19 nơi đây thuyên giảm.
Tuy nhiên, chính quyền Macau cũng kêu gọi các cơ sở giải trí tiến hành tẩy trùng trước khi mở cửa đón khách và kiểm tra chặt chẽ hồ sơ sức khoẻ của khách hàng. Ngày 16/8 là ngày thứ 13 liên tiếp, Macau không ghi nhận ca mắc mới nào.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông tại nhà ga tàu ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nhật Bản, đài truyền hình NHK đưa tin chính phủ nước này sẽ tiếp tục ban bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh nữa, ngoài Tokyo và 5 khu vực khác, trong giai đoạn từ ngày 20/8-12/9. Các tỉnh trong danh sách này gồm Ibaraki, Tochigi, Gunma, Shizuoka, Kyoto, Hyogo và Fukuoka, quyết định trên dự kiến sẽ được công bố vào ngày 17/8. Ngoài ra, tình trạng khẩn cấp áp dụng đến ngày 31/8 đối với thủ đô Tokyo và các tỉnh Kanagawa, Chiba, Saitama, Osaka và Okinawa cũng sẽ được gia hạn đến ngày 12/9.
Israel ngày 16/8 đã dỡ bỏ lệnh cấm đi lại tới 8 nước là Uzbekistan, Argentina, Belarus, Nam Phi, Vương quốc Anh, Kyrgyzstan, CH Cyprus và Nga. Tuy nhiên, nước này sẽ vẫn duy trì lệnh cấm người dân nước này tới Brazil, Gruzia, Mexico, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và bổ sung thêm Bulgaria vào danh sách do số ca mắc COVID-19 ở nước này tăng mạnh trong thời gian gần đây. Công dân Israel và thường trú nhân ở Israel muốn tới 6 nước trên phải nộp đơn lên một ủy ban xem xét các trường hợp ngoại lệ.
Quang cảnh đường phố tại Sydney, Australia, ngày 4/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Cùng ngày, Melbourne – thành phố lớn thứ hai của Australia – đã ban bố lệnh giới nghiêm phòng ngừa COVID-19 trong nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát dịch bệnh do biến thể Delta gây ra.
Theo quyết định, người dân không được ra khỏi nhà từ 21h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, bắt đầu áp dụng từ tối 16/8 đến ngày 2/9. Những người làm các công việc thiết yếu phải có giấy phép đi đường.
Bộ trưởng Lao động Serbia – bà Darija Kisic Tepavcevic thông báo các cơ quan y tế nước này đã cho phép tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch yếu, đội ngũ nhân viên y tế và những người đã được tiêm vaccine ít nhất 6 tháng trước đây.
Theo đó, việc tiêm mũi tăng cường sẽ được triển khai từ ngày 17/8. Serbia đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng đột biến số ca COVID-19 mới, với mức độ bình quân 900 ca/ngày trong tuần qua do biến thể Delta. Hiện quốc gia này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 50% trong tổng số dân khoảng 7 triệu người. Serbia đến nay đã ghi nhận tổng cộng 732.044 ca COVID-19, trong đó có 7.167 người tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Rishon Lezion, Israel, ngày 14/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau thất bại với vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên (vaccine CVnCoV), công ty công nghệ sinh học CureVac có trụ sở tại Tbingen của Đức đang tìm lại sự lạc quan trên thị trường chứng khoán với dữ liệu mới về vaccine thế hệ thứ hai, với sự hợp tác bào chế cùng công ty dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh.
Thông báo của CureVac ngày 16/8 cho biết, ứng cử viên vaccine thế hệ thứ hai có tên gọi CV2CoV đã cho thấy phản ứng miễn dịch và hiệu quả bảo vệ tốt hơn trong các thử nghiệm tiền lâm sàng với khỉ. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy vaccine thế hệ mới đạt khả năng trung hòa kháng thể mạnh hơn đối với các biến thể virus nghiên cứu (gồm cả biển thể Delta, Beta hay Lambda) so với thế hệ đầu tiên.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Subang, bang Selangor, Malaysia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dự kiến, nghiên cứu lâm sàng đầu tiên với các tình nguyện viên sẽ bắt đầu vào quý IV năm nay. Ngay sau thông tin trên, giá cổ phiếu của công ty trên sàn giao dịch công nghệ Mỹ Nasdaq tăng khoảng 10%.
Đối với nhà sản xuất CureVac, kết quả trên là thông tin tốt lành sau những thất bại với vaccine đầu tiên CVnCoV sử dụng công nghệ mRNA mà CureVac tự phát triển, khi hiệu quả kháng thể trung bình mọi lứa tuổi chỉ có 48%. Giám đốc điều hành CureVac, ông Franz-Werner Haas, cho biết công ty vẫn mong muốn Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) chấp thuận sử dụng đối với vaccine thế hệ đầu tiên, trong đó độ tuổi có hiệu quả tốt hơn là nhóm từ 18-60 tuổi (hiệu quả 53%). Hiện công ty đang trình EMA dữ liệu lâm sàng toàn diện hơn để làm cơ sở phê chuẩn vaccine này.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 16/8, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng lãnh đạo các nước Mỹ, Anh và Italy cần tổ chức hội nghị khẩn trước kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9 tới nhằm chấm dứt tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19.
X
Ông Brown giữ chức Thủ tướng Anh từ năm 2007 – 2010. Hiện ông đang tích cực thúc đẩy chính phủ các nước giàu chia sẻ hơn nữa vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại các nước đang phát triển, trong đó nhiều nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp và số ca mắc COVID-19 gia tăng.
Người dân xếp hàng chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 16/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 85.425 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 191.000 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines, Timor Leste và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á.
Mai táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại một nghĩa trang ở Bekasi, Indonesia, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines tiếp tục chứng kiến xu thế số ca tử vong giảm mạnh, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận 27 ca tử vong.
Malaysia tình hình vẫn rất đáng quan ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 16/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 274 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại bệnh viện ở tỉnh Pathum Thani, Thái Lan, ngày 4/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục ở mức cao, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 16/8 có tới 2.706 ca bệnh mới và 182 ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 16/8 ghi nhận thêm trên 21.150 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 182 người.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc trên 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm. Nhà chức trách Thái Lan đã gia hạn phong tỏa đến cuối tháng này đối với 29 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ 3.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại tỉnh Narathiwat, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 593 bệnh nhân mới và 21 ca tử vong trong một ngày qua. Tại Phnom Penh, số ca mắc COVID-19 tại Campuchia tăng ngày thứ ba liên tiếp sau khi biên giới Campuchia-Thái Lan mở cửa trở lại hôm 13/8 và điều này đồng nghĩa với việc chuỗi hai tuần giảm ca mắc COVID-19 trước đó đã chấm dứt.
Singapore ngày 16/8 cũng ghi nhận 53 ca COVID-19 mới.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 191.093 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.302 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 8.797.394 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 7.416.484 trường hợp.
Đức: Lạm phát tăng lên mức cao nhất từ năm 2008
Cơ quan Thống kê liên bang Đức ngày 29/7 cho biết giá hàng hoá, dịch vụ nước này đang ngày càng gia tăng và lần đầu tiên trong 13 năm qua, tỷ lệ lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã vượt 3%.
Người dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 tại một siêu thị ở Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Đức cho biết trong tháng 7 này, tỷ lệ lạm phát đã lần đầu vượt 3% kể từ tháng 8/2008, trong đó giá tiêu dùng cao hơn 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Lần gần đây nhất, tỷ lệ lạm phát vượt 3% là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 6 ở mức 2,3%. Nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ lạm phát tăng mạnh là hiệu ứng việc Chính phủ Đức giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2020 trong nỗ lực giảm thiểu tác động về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra và chính điều này đã giúp giá hàng hoá và dịch vụ thấp hơn.
Giờ đây, hiệu ứng đã bị đảo ngược khi mức thuế giá trị gia tăng cũ được áp đặt trở lại. Kể từ ngày 1/1/2021, hai biểu thuế giá trị gia tăng trước đây 19% và 7% đã được khôi phục sau giai đoạn 6 tháng giảm tương ứng xuống 16% và 5%.
Theo nhà kinh tế trưởng thuộc Ngân hàng Berenberg Holger Schmieding, lý do nữa là việc một số nhà cung cấp dịch vụ đã lợi dụng việc mở cửa trở lại để nâng giá do nhu cầu cao, khi tâm lý người dân muốn "xả stress" sau giai đoạn phong toả bằng cách tăng cường sử dụng các dịch vụ như nhà hàng, quán bar. Ngoài ra, nhân tố khiến giá cả gia tăng còn nằm ở giá nhiên liệu khi giá xăng và dầu đắt đỏ hơn do sự phục hồi kinh tế thế giới sau thời kỳ dài phong toả vì đại dịch. Từ tháng 6 đến tháng 7, giá tiêu dùng đã tăng 0,9%. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định dù giá cả gia tăng mạnh song vẫn chưa chạm đỉnh.
Chuyên gia Schmieding cho rằng trong vài tháng tới, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, thậm chí còn gia tăng mạnh hơn nữa. Theo Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Jens Weidmann, tỷ lệ lạm phát ở Đức vào cuối năm nay có thể hướng tới ngưỡng 5%
Trong chiến lược chính sách tiền tệ mới đưa ra ngày 7/7 vừa qua, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã cho phép lạm phát vượt mức mục tiêu 2% "trong một khoảng thời gian" nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đặc biệt là hỗ trợ các nước nợ nần nhiều như Italy. Tuy nhiên, đối với người lao động, lạm phát gia tăng đồng nghĩa với việc sụt giảm sức mua.
Viện Khoa học kinh tế và xã hội (WSI) cho biết lần đầu tiên sau một thập kỷ, tiền lương của hàng triệu người lao động có thỏa thuận thương lượng tập thể sẽ tăng chậm hơn giá tiêu dùng trong năm 2021.
Bỉ mở cuộc điều tra hình sự liên quan đến trận lũ khiến nhiều người thiệt mạng Văn phòng công tố tỉnh Liege (miền Nam nước Bỉ) ngày 28/7 thông báo một thẩm phán nước này đã mở cuộc điều tra khả năng các trận lũ lụt xảy ra gần đây tại tỉnh này khiến 38 người thiệt mạng là do ngộ sát. Các phương tiện bị phá hủy trong nước lũ tại thành phố Liège, Bỉ ngày 15/7/2021. Ảnh:...