COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/8: Thế giới 4,3 triệu người tử vong; Mỹ trên 115.000 ca dương tính mỗi ngày
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 661.433 trường hợp mắc COVID-19 và 9.765 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 206,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,3 triệu người không qua khỏi.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Saint Petersburg , Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 206.850.509 ca, trong đó có 4.357.040 người tử vong.
Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “ nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.
Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với trên 110.000 trường hợp trong 24 giờ qua.
Người dân xếp hàng chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 185.523.275 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 16.970.194 ca và 103.316 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 13/8, thế giới có 148 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 102 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh với tổng số ca nhiễm trên 37 triệu ca, trong đó 637.079 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ và Brazil với số ca nhiễm tại 2 nước này lần lượt ở con số 32,07 triệu ca và 20,02 triệu ca. Trong khi đó, tổng số bệnh nhân không qua khỏi do COVID-19 tại Brazil là 564.890, cao hơn con số Ấn Độ ghị nhận được 485.056 ca.
Sau vài tháng số ca mắc mới chững lại trên thế giới, biến thể Delta lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ, có tốc độ siêu lây nhiễm đang là thủ phạm khiến làn sóng dịch tại nhiều nước bùng phát trở lại. Nhiều quốc gia đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước tới nay.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Long Beach, bang California, Mỹ, ngày 11/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 13/8, Tiến sĩ Rochelle Walensky – Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ – đã phê chuẩn việc sử dụng liều tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho những người bị suy giảm miễn dịch.
Tiến sĩ Walensky đã ký các khuyến nghị được Ủy ban cố vấn về thực hành tiêm chủng của CDC phê duyệt trước đó vài giờ. Tiến sĩ Walensky nhấn mạnh khuyến nghị chính thức này của CDC, cùng với quyết định trước đó của FDA về sửa đổi giấy phép sử dụng vaccine khẩn cấp, là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tất cả người dân Mỹ, kể cả những người dễ bị tổn thương nhất, có thể được bảo vệ tối đa từ việc tiêm phòng vaccine.
Tiến sĩ Walensky dẫn dữ liệu gần đây cho thấy những người có hệ miễn dịch yếu ở mức từ trung bình đến nghiêm trọng có độ miễn dịch thấp hơn những người khác và khi bị nhiễm virus SARS CoV-2, họ sẽ dễ lây sang cho những người xung quanh.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Pattani, Thái Lan ngày 19/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan và Mexico đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày tăng ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại hai nước này. Ngày 13/8, Thái Lan ghi nhận thêm 23.418 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ đầu dịch COVID-19.
Trong 24 giờ qua, Bộ Y tế Mexico cho biết nước này đã ghi nhận 24.975 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 3.045.571 ca. Đến nay, Mexico có tổng cộng 246.811 bệnh nhân tử vong do COVID-19 sau khi ghi nhận thêm 608 ca tử vong trong ngày 12/8.
Trong ngày 13/8, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt 20.000 ca/ngày. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc mới ở nước này tăng cao kỷ lục. Riêng thủ đô Tokyo ghi nhận thêm 5.773 ca mắc COVID-19, vượt qua mốc 5.042 ca mắc mới hôm 5/8.
Trong tuần từ 7-13/8, số ca mắc mới bình quân ở thành phố này là 4.155,7 ca/ngày, tăng 8,8% so với một tuần trước đó. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đợt bùng phát lần này là do biến thể Delta. Tỷ lệ biến thể Delta trong tổng số ca nhiễm ở hầu hết các địa phương đang tăng khá nhanh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia, ngày 4/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong khi đó, bang New South Wales của Australia thông báo có 390 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, đánh dấu ngày có số ca nhiễm mới tăng cao chưa từng thấy. Giới chức Australia cảnh báo con số này có thể tăng trong vài ngày tới, bất chấp chính quyền bang đã áp đặt các biện pháp phong tỏa.
Một đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn ở thành phố Sydney – thủ phủ bang New South Wales – đã thúc đẩy các vùng của Australia và bang lân cận thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại chưa từng có. Bang Western Australia trở thành bang mới nhất siết chặt các biện pháp hạn chế di chuyển từ bang New South Wales và thành phố Sydney – nơi ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với 390 ca trong ngày 13/8.
Thủ hiến bang Western Australia, Mark McGowan cho biết từ ngày 17/8 tới, để được vào bang này, người dân sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính, chứng nhận đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, trải qua 14 ngày cách ly tại nhà và cài đặt ứng dụng theo dõi trên điện thoại của họ.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/8/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Video đang HOT
Cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum kêu gọi người dân nước này giảm thiểu đi du lịch trong kỳ nghỉ và đề nghị các công ty linh động cho nhân viên làm việc tại nhà, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 4 đang trở nên nghiêm trọng và tình trạng thiếu vaccine ở nước này.
Liên quan tới vaccine ngừa COVID-19, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Mỹ thông báo đã cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer Inc và Moderna Inc làm liều tăng cường cho những người có hệ miễn dịch yếu.
Trước đó, hãng sản xuất vaccine Pfizer cho biết hiệu quả vaccine phòng chống COVID-19 của hãng giảm dần theo thời gian, từ mức 96% trong 4 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2, giảm còn 84% sau đó. Moderna cũng cho rằng cần tiêm mũi tăng cường để phòng bệnh, đặc biệt biến thể Delta đã “chọc thủng” hàng rào bảo vệ ở những người đã tiêm chủng vaccine đầy đủ 2 mũi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại huyện Đan Trại, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc ngày 12/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Trung Quốc, Uỷ ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết 777 triệu công dân nước này đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, tương đương hơn một nửa dân số nước này. Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc công bố thông tin về số người được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Chính phủ Canada sẽ yêu cầu các nhân viên liên bang, lao động trong các ngành do liên bang quản lý và một số nhóm đối tượng khác phải tiêm chủng bắt buộc vaccine phòng COVID-19. Động thái này ghi dấu sự thay đổi quan điểm của Chính phủ liên bang Canada về yêu cầu tiêm vaccine.
Phát biểu trước báo giới ngày 13/8, ông Dominic LeBlanc – người đứng đầu Hội đồng Cơ mật nhấn mạnh: “Đây là một bước tiến trong quan điểm của chính phủ về bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân Canada kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chúng tôi có dữ liệu khoa học, nhưng cũng có bằng chứng thực tế về hiệu quả đáng kể của các loại vaccine đã được Bộ Y tế Canada cho phép sử dụng”.
Ông LeBlanc cho biết, động thái này, vốn sẽ tác động đến khoảng 1,5 triệu lao động và những người chọn di chuyển bằng đường hàng không, tàu hỏa liên tỉnh và du thuyền, là cần thiết để bảo vệ người dân trước các biến thể nguy hiểm hơn của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại San Juan, Philippines, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 13/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 102.000 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 183.400 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines và Singapore. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á.
Nhân viên y tế tuyên truyền tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sungai Buloh , Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận 299 ca tử vong.
Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 13/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 277 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 13/8 có tới 3.456 ca bệnh mới và 212 ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 13/8 ghi nhận thêm trên 23.400 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 184 người.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc trên 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Người dân đeo khẩu trang đề phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố Bangkok, Thái Lan, ngày 26/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 423 bệnh nhân mới và 20 ca tử vong trong một ngày qua. Tuy nhiên, Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Singapore ngày 13/8 ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 sau nhiều tháng.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 102.148 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.425 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 8.521.229 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 7.141.602 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 858.542 trường hợp mắc COVID-19 và 13,236 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 146 triệu ca bệnh, trong đó trên 3 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 22/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 24/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 146.183.181 ca, trong đó có 3.097.923 người tử vong.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 124.299.278 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 18.785.980 ca và 109.913 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 23/4, thế giới có tới 114 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại.
Chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Warsaw, Ba Lan, ngày 22/4/2021. Ảnh: PAP/TTXVN
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ, Ba Lan và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine. Trong vòng 1 ngày qua, Brazil có số ca tử vong nhiều nhất thế giới.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 584.959 ca tử vong trong tổng số 32.725.180 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 187.390 ca tử vong trong số 16.378.571 ca bệnh. Đáng lo ngại, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn chưa có tín hiệu khả quan.
Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 332.730 ca mắc mới COVID-19 và 2.263 ca tử vong. Cả hai con số này đều là những con số ghi nhận theo ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở quốc gia Nam Á này. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới hơn 300.000 ca. Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, Chính phủ Ấn Độ đã áp đặt các biện pháp mới nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Một số kỳ thi trung học đã phải hoãn hoặc hủy do tình hình dịch bệnh xấu đi.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Toronto, Canada, ngày 22/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch bệnh gia tăng khiến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Australia, Canada, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Singapore, Indonesia, siết chặt các biện pháp, trong đó có hạn chế và đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ, cũng như không cho phép nhập cảnh hoặc quá cảnh đối với những người đã đến quốc gia Nam Á này trong vòng 14 ngày.
Tại Nhật Bản, chính phủ nước này đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây gồm: Osaka, Kyoto và Hyogo. Đây là lần thứ 3 Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 ở 4 tỉnh, thành này.
Quyết định trên, có hiệu lực từ ngày 25/4 tới ngày 11/5, được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới, nhất là số ca nhiễm các biến thể nguy hiểm của virus SARS-CoV-2, ở các tỉnh, thành này đã tăng mạnh trong những tuần qua, khiến hệ thống y tế ở nhiều địa phương rơi vào tình trạng căng thẳng, trong khi kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng đang tới gần.
Cùng ngày, Thủ hiến bang Tây Australia Mark McGowan thông báo quyết định phong tỏa 3 ngày tại thành phố Perth, thủ phủ của bang, và khu vực phía Nam thành phố từ nửa đêm 23/4 sau khi phát hiện 2 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. mọi người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng phải đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà từ 18h ngày 23/4. Các sự kiện kỷ niệm ngày lễ Anzac sẽ bị hủy bỏ ở bang Tây Australia.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Prayagraj, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Âu, giới chức y tế Bỉ thông báo ghi nhận sự xuất hiện của biến thể virus tại Ấn Độ ở quốc gia này. Cụ thể, biến thể mới được phát hiện ở 20 sinh viên điều dưỡng từ Paris (Pháp) đến Bỉ hồi giữa tháng 4.
Nhóm có tổng cộng 43 sinh viên đã được cách ly ngay khi nhập cảnh. Các chuyên gia cho rằng nhóm đã bị lây bệnh từ một bệnh nhân siêu lây nhiễm, có thể là một thành viên của nhóm hoặc từ một hành khách khác cũng có mặt trên chuyến đi từ Pháp tới Bỉ.
Cùng ngày, Hiệp hội Y khoa Đức đang kêu gọi chấm dứt quy định ưu tiên tiêm chủng cũng như đẩy nhanh việc sử dụng lượng vaccine ngừa COVID-19 đang bảo quản trong các kho lưu trữ, trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này gia tăng mạnh trong những tuần qua.
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Đức Klaus Reinhardt nhấn mạnh "không thể chấp nhận" việc để hơn 5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 chưa sử dụng, trong khi mỗi ngày có thêm hàng chục nghìn ca mắc mới. Theo ông Reinhardt, mục đích của tiêm chủng là nhanh chóng tạo miễn dịch cho càng nhiều người càng tốt.
Hành khách xếp hàng làm thủ tục tại sân bay Roissy Charles-de-Gaulle ở Paris, Pháp, ngày 1/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi cung cấp thêm các dữ liệu về sự cố xuất hiện huyết khối ở những người bên ngoài châu Âu sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca.
SAGE cũng đã cập nhật bản hướng dẫn về sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca, sửa đổi phần các thận trọng, sau khi có các dữ liệu từ châu Âu cho thấy xuất hiện huyết khối sau tiêm phòng. Tuyên bố của WHO nhấn mạnh: "WHO tiếp tục cho rằng lợi ích của việc tiêm phòng vẫn lớn hơn nguy cơ".
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 19.858 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên gần 65.750 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước. Trong 1 ngày qua, Indonesia có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao gấp đôi "tâm dịch" Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong chưa hề giảm so với các ngày trước. Tình hình dịch bệnh tại Philippines đang nóng nhất khu vực ASEAN.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 17 ca mắc COVID-19 và không có ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 23/4 ghi nhận thêm 2.070 ca bệnh mới và 4 ca tử vong.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 662 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong ngày 23/4. "Sự cố cộng đồng" mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 65.749 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 347 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.267.053 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.940.948 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Công an lập chốt tại các xã, phường tiếp giáp của thủ đô Viêng Chăn với các tỉnh lân cận. Ảnh: Phạm Kiên - Pv TTXVN tại Lào
Kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Oxford cho thấy vaccine ngừa COVID-19 làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Qua theo dõi gần 400.000 người Anh trong 4 tháng đầu tiên của chương trình tiêm chủng quốc gia, các nhà khoa học nhận thấy việc tiêm vaccine Oxford/AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech đều giúp ngăn ngừa khoảng 65% nguy cơ lây nhiễm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người nhiễm virus sau khi tiêm chủng thường không có triệu chứng và cũng ít có khả năng tạo ra virus, đồng nghĩa với việc họ ít có khả năng lây truyền virus hơn.
Theo lời của Tiến sĩ Koen Pouwels thuộc Đại học Oxford, từ kết quả nghiên cứu có thể đi đến nhận định rằng vaccine có khả năng làm giảm sự lây truyền virus nhưng cần định lượng chính xác mức giảm này. Điều này đòi hỏi phải có các nghiên cứu kỹ lưỡng về truy vết tiếp xúc.
Trong khi đó, theo Giáo sư Sarah Walker cũng tại Đại học Oxford, mục tiêu quan trọng nhất của vaccine là ngăn ngừa nhiễm bệnh và khi tỷ lệ lây nhiễm càng giảm thì người dân càng sớm có cơ hội trở lại trạng thái bình thường. "Về lâu dài, phong tỏa không phải là giải pháp khả thi. Rõ ràng vaccine là cách duy nhất để chúng ta có cơ hội kiểm soát dịch bệnh", Giáo sư Sarah Walker nói.
Tuy nhiên, cả Giáo sư Walker và các đồng nghiệp của bà đều cảnh báo rằng vaccine không phải là "phép màu" và vẫn sẽ có những người bị nhiễm virus dù đã tiêm phòng. Do đó, người dân vẫn cần phải rất thận trọng.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 23/4 đã nêu quan ngại về tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa dịch COVID-19 khi tới nay vaccine vẫn chưa đến tay các nước nghèo.
Phát biểu họp báo trực tuyến nhân dịp tròn một năm ra đời chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó dịch COVID-19 (ACT-A) đánh dấu sự ra đời của cơ chế chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu (COVAX), ông Tedros cho biết: "Gần 900 triệu liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng hơn 81% trong số đó là ở các quốc gia thu nhập cao hoặc trung bình, trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 0,3%".
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer tại Falls Church, bang Virginia (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Người đứng đầu WHO đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 không công bằng và kêu gọi các nước giàu hơn chia sẻ lượng vaccine còn dư để hỗ trợ công tác tiêm chủng cho nhân viên y tế ở các nước thu nhập thấp.
COVAX, sáng kiến do WHO và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp triển khai, đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 cung cấp 2 tỷ liều vaccine. Đến nay, cơ chế này đã phân phối tổng cộng 40,5 triệu liều vaccine COVID-19 đến 118 quốc gia.
ACT-A được phát động ngày 25/4/2020, thời điểm đại dịch COVID-19 còn trong giai đoạn đầu bùng phát, với 2,7 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh, trong đó khoảng 190.000 ca tử vong. Hiện nay số ca tử vong do dịch bệnh này trên toàn thế giới đã lên tới hơn 3 triệu người trong tổng số hơn 145,6 triệu người mắc bệnh.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/4: Thái Lan lập đỉnh ca mắc mới; Lào siết chặt phòng dịch đợt Tết cổ truyền Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới hết ngày 12/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 18.824 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 62.510 người. Cảnh sát tuần tra tại thủ đô Manila, Philippines sau khi Chính phủ ban bố...