COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 391.797 trường hợp mắc COVID-19 và 6.464 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 238 triệu ca, trong đó trên 4,85 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 1
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 10/9/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 7/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 237.920.170 ca, trong đó có 4.855.262 người tử vong.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “ nóng nhất” ở châu Á và châu Âu tiếp tục chứng kiến số ca tử vong và mắc mới có xu thế giảm.

Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Nga và Brazil số ca mắc mới vẫn cao. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 80.000 ca, trong khi số ca tử vong cũng dẫn đầu với trên 1.200 trường hợp.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại một trại tị nạn ở Gaza, Palestine, ngày 7/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 214 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 83.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 8/10, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong v dịch bệnh.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với trên 731.000 ca tử vong trong tổng số 45.109.804 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 450.277 ca tử vong trong số 33.922.917 ca. Brazil đứng thứ 3 với 600.425 ca tử vong trong số 21.532.558 ca. Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 605 người tử vong. Tiếp đến là Bosnia-Herzegovina với 330 người và CH Bắc Macedonia với 326 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,4 triệu ca tử vong trong hơn 45,2 triệu ca. Tiếp đến là châu Âu, có hơn 69 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,3 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 76,8 triệu ca. Bắc Mỹ có hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 54,1 triệu ca. Châu Phi ghi nhận hơn 213.700 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 3.100 người.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 3
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 4/10/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Trong một diễn biến tương tự, ngày 8/10, Hàn Quốc và Singapore đã nhất trí dỡ bỏ hoặc nới lỏng quy định cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo đó, từ ngày 15/11, hành khách đã tiêm phòng đến từ Hàn Quốc nhập cảnh Singapore sẽ không bắt buộc phải thực hiện cách ly 7 ngày theo quy định hiện hành ở Singapore.

Khách nhập cảnh sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm phòng đầy đủ từ trước đó ít nhất hai tuần và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ hoặc 72 giờ qua. Ngoài ra, quy định này cũng chỉ áp dụng đối với hành khách đã ở lại quốc gia khởi hành ít nhất hai tuần trước khi rời đi và với các chuyến bay trực tiếp.

Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Hàn Quốc ký với một quốc gia khác về việc công nhận chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 lẫn nhau. Theo thỏa thuận, Hàn Quốc và Singapore cho phép nhập cảnh tất cả hành khách đã tiêm các loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép, cũng như những hành khách tiêm kết hợp hai loại vaccine.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 4
Các phương tiện xếp hàng tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand, ngày 15/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ngày 8/10, New Zealand thông báo nước này có thêm 44 ca nhiễm biến thể Delta trong cộng đồng, nâng tổng số ca lây nhiễm trong đợt bùng phát dịch tại cộng đồng lần này lên 1.492 ca. Theo Bộ Y tế, trong số các ca nhiễm mới, 41 ca ở thành phố lớn nhất Auckland và 3 ca gần Waikato.

Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, New Zealand ghi nhận tổng số 4.169 ca nhiễm COVID-19. Giới chức nước này cũng thông báo sẽ áp đặt các biện pháp siết chặt theo mức độ Cảnh báo 3 tại vùng Northland kể từ đêm 8/10, sau khi khu vực này xác nhận một ca dương tính với SARS-CoV-2 trong quá trình làm xét nghiệm tại đây.

Theo cảnh báo mức độ 3, các dịch vụ bán hàng mang về và công trình xây dựng được phép hoạt động song phải đảm bảo phòng dịch, các dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa trong khi học sinh, sinh viên phải chuyển sang học trực tuyến.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 5
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson&Johnson. Ảnh: AFP/ TTXVN

Video đang HOT

Tại Bỉ, ngày 8/10, Quốc hội vùng Brussels đã thông qua việc áp dụng chứng nhận an toàn với COVID-19 (CST). Theo đó, kể từ ngày 15/10, các quán cà phê, nhà hàng và vũ trường trên toàn Vùng Thủ đô Brussels sẽ áp dụng CST. Chứng nhận này cũng bắt buộc đối với các hoạt động diễn ra bên trong các câu lạc bộ thể thao và bên ngoài với quy mô tập trung 200 người. CST cũng được áp dụng tại các cơ sở văn hóa, lễ hội, hội chợ và đại hội quy tụ 50 người trong nhà hoặc 200 người ngoài trời. Các bệnh viện và viện dưỡng lão cũng sẽ yêu cầu CST.

Nếu sự kiện mang tính riêng tư có quy mô 50 người trong nhà và 200 người ngoài trời, thì CST không bắt buộc. CST cũng không bị yêu cầu đối với phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ công, cửa hàng và trung tâm thương mại hoặc nơi làm việc.

Theo quy định, CST bắt buộc đối với người từ 16 tuổi trở lên, ngoại trừ trong các nhóm trường học. Tại viện dưỡng lão hoặc trong các sự kiện đại chúng, CST sẽ áp dụng đối với người từ 12 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, khẩu trang vẫn bắt buộc tại các cơ sở này. Dự kiến, việc áp dụng CST sẽ có hiệu lực đến ngày 15/1/2022. Nếu bối cảnh được cải thiện, quy định này sẽ kết thúc sớm hơn. Nếu tình hình còn phức tạp thì quy định tiếp tục được gia hạn.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Nga, nước này ghi nhận 936 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua – con số thống kê theo ngày cao nhất tại nước này kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 214.485 người. Ngoài ra, nước này cũng có thêm 27.246 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh này lên con số 7,7 triệu người.

Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Nga bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 9. Nhà chức trách Nga cho rằng thực trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tính đến ngày 5/10 vừa qua, mới chỉ có gần 33% trong số 146 triệu người dân Nga đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và 29% đã được tiêm chủng đầy đủ.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công bố một sáng kiến của cơ quan này nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 vào giữa năm 2022. Ông nêu rõ theo chiến lược này, đến cuối năm 2021 mỗi nước trên thế giới tiêm chủng cho 40% dân số và đến giữa năm 2022 đạt tỷ lệ 70%, thông qua việc ưu tiên phân phối vaccine cho những nước có thu nhập thấp, nhất là những nước ở châu Phi.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 7
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 12/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ông Tedro, để đạt được mục tiêu trên sẽ cần ít nhất 11 tỉ liều vaccine và đây là vấn đề về phân bổ chứ không phải vấn đề về nguồn cung. Tổng Giám đốc WHO khẳng định “sản lượng vaccine toàn cầu hiện nay là gần 1,5 tỷ liều/tháng, đủ cung cấp để đạt được mục tiêu trên, miễn là vaccine được phân phối công bằng”.

Số liệu của WHO cho thấy hơn 6,4 tỷ liều vaccine hiện đã được sử dụng trên toàn cầu và hơn 30% dân số thế giới đã hoàn thành tiêm chủng. Tuy nhiên, các nước có thu nhập thấp tiếp nhận chưa tới 0,5% lượng vaccine của thế giới. Tại châu Phi, chưa tới 5% dân số được tiêm phòng đầy đủ.

Đầu năm nay, WHO đã đặt mục tiêu đến cuối tháng 9/2021, mỗi nước trên thế giới tiêm chủng cho 10% dân số. Tuy nhiên, 56 nước trên thế giới không đạt được mục tiêu này.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 8
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Toronto, Canada ngày 13/4/2021. Ảnh: GETTY IMAGES/TTXVN

Tại Canada, Giám đốc Cơ quan y tế công cộng Canada, Ts.Theresa Tam ngày 8/10 đã bày tỏ lạc quan về cuộc chiến chống làn sóng lây nhiễm thứ tư của đại dịch COVID-19 ở quốc gia Bắc Mỹ này.

Tiến sĩ Theresa Tam nhận định, những nỗ lực được thực hiện để làm chậm lại sự lây lan của virus dường như đang phát huy tác dụng. Bất chấp những thách thức đặt ra trong làn sóng lây nhiễm hiện nay, có những lý do chính đáng để lạc quan trong dữ liệu mô hình liên bang mới nhất. Lần đầu tiên số ca nhiễm mới COVID-19 ở Canada đang có xu hướng giảm sau nhiều tháng. Trong tuần qua, Canada ghi nhận thêm trung bình 3.745 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, chưa bằng một nửa con số 8.000 ca nhiễm mới/ngày được dự đoán trong mô hình công bố hồi tháng 9/2021.

Theo bà Theresa Tam, xu hướng giảm là bằng chứng cho thấy việc tiêm chủng trên diện rộng và các biện pháp y tế công cộng đang đưa đại dịch vào tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng Canada, cần rút ra những bài học cay đắng về những rủi ro khi loại bỏ các biện pháp y tế công cộng quá sớm, đặc biệt là ở những khu vực mà tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. Ts.Tam cũng nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa cơ bản, như đeo khẩu trang, nên được duy trì để tránh một đợt gia tăng các ca nhiễm mới vào mùa Đông.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 9
Các nhà sư đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia,ngày 29/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 40.161 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước; Trong khi tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 267.500 người.

Số ca mắc mới của toàn khối có xu thế đi ngang trong mấy ngày gần đây. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Brunei và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm mạnh. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” ghi nhận trên 1.000 ca bệnh mới và chỉ có 66 ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 10
Học sinh đợi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN

Diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 7/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới và tử vong cao thứ hai Đông Nam Á. Malaysia tình hình dịch bệnh cũng đáng lo ngại khi có 132 ca tử vong, cao nhất Đông Nam Á. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 1.866 ca mắc mới và 34 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Thái Lan là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 8/10 ghi nhận thêm trên 11.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 116 người, đứng thứ hai toàn khối.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 11
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện dã chiến tại Manila, Philippines, ngày 1/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 203 bệnh nhân mới và 18 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 267.524 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 671 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,4 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 11,6 triệu trường hợp.

Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới, trong khi 3 nước không công khai số liệu.

COVID-19 tới 6 giờ 9/10: Thế giới 238 triệu ca bệnh; Dịch bệnh tiếp đà hạ nhiệt ở các nước Âu-Mỹ - Hình 12
Trụ sở hãng dược Moderna tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ngày 8/10, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ thông báo sẽ cung cấp thêm 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho các nước có thu nhập thấp vào năm 2022, ngoài các liều đã cam kết đối với chương trình COVAX.

Trong một tuyên bố, Moderna cho biết số lượng vaccine ngừa COVID-19 mà hãng định cung cấp cho các nước có thu nhập thấp là một phần trong số từ 2-3 tỷ liều dự kiến sẽ sản xuất vào năm 2022. Cho đến nay, đã có hơn 250 triệu người trên thế giới được tiêm vaccine của Moderna. Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine vẫn là một thách thức đối với nhiều nước.

Trước đó một ngày, Moderna thông báo đầu tư 500 triệu USD để xây dựng nhà máy ở châu Phi, có thể sản xuất 500 triệu liều vaccine theo công nghệ mRNA mỗi năm, trong đó có vaccine ngừa COVID-19. Tháng 5 vừa qua, Moderna cũng cam kết sẽ cung cấp 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX trong khoảng thời gian từ quý IV/2021 đến 2022.

Toàn thế giới đã ghi nhận trên 237,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 237.704.109 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.852.523 ca tử vong.

Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 214.773.006 người.

Toàn thế giới đã ghi nhận trên 237,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Jabalpur, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 730.313 ca tử vong trong tổng số 45.023.804 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 450.277 ca tử vong trong số 33.922.917 ca. Brazil đứng thứ 3 với 599.865 ca tử vong trong số 21.532.558 ca.

Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 605 người tử vong. Tiếp đến là Bosnia-Herzegovina với 330 người và CH Bắc Macedonia với 326 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có trên 1,4 triệu ca tử vong trong trên 45,2 triệu ca. Tiếp đến là châu Âu, có trên 69 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1,3 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 76,8 triệu ca. Bắc Mỹ có trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 54,1 triệu ca. Châu Phi ghi nhận trên 213.700 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 3.100 người.

Số ca lây nhiễm COVID-19 tại Lào đang tăng trở lại. Bộ Y tế nước này cho biết trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 731 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong. Trong số các ca mắc mới có tới 726 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là điểm nóng về dịch bệnh khi ghi nhận 450 trường hợp trong một ngày, buộc các nhà chức trách đưa 178 bản tại 7 quận vào danh sách vùng đỏ.

Hầu hết các ca tử vong do COVID-19 tại Lào đều chưa được tiêm phòng vaccine và đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 27.607 ca, trong đó có 24 người tử vong.

Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia xác nhận nước này có 18 ca tử vong và 203 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 9 ca nhập cảnh. Như vậy, ngày 8/10 là ngày thứ 8 liên tiếp số ca mắc COVID-19 ở Campuchia ở mức trên dưới 200 ca/ngày. Đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 114.351 ca mắc COVID-19, trong đó 106.839 người đã khỏi bệnh và 2.459 người tử vong.

Chiến dịch tiêm phòng COVID-19 của Campuchia đã đạt cột mốc mới với trên 11 triệu người đã hoàn thành hai mũi tiêm và trên 900.000 người được tiêm mũi tăng cường. Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh nếu tình hình dịch COVID-19 ổn định trong 15 ngày liên tiếp tính từ sau khi kết thúc dịp nghỉ Lễ Pchum Ben từ ngày 5 - 7/10, nước này sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn và người dân sẽ phải điều chỉnh cuộc sống theo hướng bình thường mới.

Toàn thế giới đã ghi nhận trên 237,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Selongor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, Bộ Y tế Malaysia cho biết đã cấp phép có điều kiện đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech làm mũi tiêm tăng cường đối với người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên và được tiêm ít nhất sau 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ hai. Theo giới chức Malaysia, việc tiêm mũi tăng cường sẽ không bắt buộc, nhưng đặc biệt khuyến nghị tiêm đối với những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao. Việc kết hợp các loại vaccine khác nhau cũng sẽ được phép áp dụng với mũi tiêm tăng cường.

Ngoài vaccine của hãng Pfizer, Malaysia cũng đang sử dụng các loại vaccine phòng COVID-19 của các hãng AstraZeneca (Anh), Sinovac và CanSino Biologics (Trung Quốc) trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Đến nay, khoảng 64% trong tổng số 32 triệu dân của Malaysia đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, trong đó người trưởng thành chiếm 89%.

Thời gian cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh Indonesia sẽ được rút ngắn từ 8 ngày xuống còn 5 ngày. Chính sách này được thực thi dựa trên các cơ sở: thời gian ủ bệnh của các biến thể virus SARS-CoV-2 trung bình là 3,7 - 3,8 ngày; độ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 cũng như các kết quả đạt được trong công tác xét nghiệm và truy vết tiếp xúc. Trước đó, Thông tư số 74 năm 2021 của Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia quy định rằng du khách nhập cảnh nước này phải cách ly bắt buộc 8 ngày tại các cơ sở được chỉ định và trải qua hai lần xét nghiệm PCR có kết quả âm tính.

Trong một diễn biến tương tự, ngày 8/10, Hàn Quốc và Singapore đã nhất trí dỡ bỏ hoặc nới lỏng quy định cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo đó, từ ngày 15/11, hành khách đã tiêm phòng đến từ Hàn Quốc nhập cảnh Singapore sẽ không bắt buộc phải thực hiện cách ly 7 ngày theo quy định hiện hành ở Singapore. Khách nhập cảnh sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm phòng đầy đủ từ trước đó ít nhất hai tuần và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ hoặc 72 giờ qua. Ngoài ra, quy định này cũng chỉ áp dụng đối với hành khách đã ở lại quốc gia khởi hành ít nhất hai tuần trước khi rời đi và với các chuyến bay trực tiếp.

Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Hàn Quốc ký với một quốc gia khác về việc công nhận chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 lẫn nhau. Theo thỏa thuận, Hàn Quốc và Singapore cho phép nhập cảnh tất cả hành khách đã tiêm các loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép, cũng như những hành khách tiêm kết hợp hai loại vaccine.

Toàn thế giới đã ghi nhận trên 237,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 - Hình 3
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 8/10, New Zealand thông báo nước này có thêm 44 ca nhiễm biến thể Delta trong cộng đồng, nâng tổng số ca lây nhiễm trong đợt bùng phát dịch tại cộng đồng lần này lên 1.492 ca. Theo Bộ Y tế, trong số các ca nhiễm mới, 41 ca ở thành phố lớn nhất Auckland và 3 ca gần Waikato. Kể từ khi dịch bùng phát đến nay, New Zealand ghi nhận tổng số 4.169 ca nhiễm COVID-19.

Giới chức New Zealand cũng thông báo sẽ áp đặt các biện pháp siết chặt theo mức độ Cảnh báo 3 tại vùng Northland kể từ đêm 8/10, sau khi khu vực này xác nhận một ca dương tính với SARS-CoV-2 trong quá trình làm xét nghiệm tại đây. Theo cảnh báo mức độ 3, các dịch vụ bán hàng mang về và công trình xây dựng được phép hoạt động song phải đảm bảo phòng dịch, các dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa trong khi học sinh, sinh viên phải chuyển sang học trực tuyến.

Tại châu Âu, Nga ghi nhận 936 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua - con số thống kê theo ngày cao nhất tại nước này kể từ khi đại dịch bùng phát, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 214.485 người. Ngoài ra, nước này cũng có thêm 27.246 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh này lên con số 7,7 triệu người. Tỷ lệ lây nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Nga bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 9. Nhà chức trách Nga cho rằng thực trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tính đến ngày 5/10 vừa qua, mới chỉ có gần 33% trong số 146 triệu người dân Nga đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và 29% đã được tiêm chủng đầy đủ.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công bố một sáng kiến của cơ quan này nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 vào giữa năm 2022. Ông nêu rõ theo chiến lược này, đến cuối năm 2021 mỗi nước trên thế giới tiêm chủng cho 40% dân số và đến giữa năm 2022 đạt tỷ lệ 70%, thông qua việc ưu tiên phân phối vaccine cho những nước có thu nhập thấp, nhất là những nước ở châu Phi. Theo ông Tedro, để đạt được mục tiêu trên sẽ cần ít nhất 11 tỉ liều vaccine và đây là vấn đề về phân bổ chứ không phải vấn đề về nguồn cung. Tổng Giám đốc WHO khẳng định "sản lượng vaccine toàn cầu hiện nay là gần 1,5 tỷ liều/tháng, đủ cung cấp để đạt được mục tiêu trên, miễn là vaccine được phân phối công bằng".

Số liệu của WHO cho thấy hơn 6,4 tỷ liều vaccine hiện đã được sử dụng trên toàn cầu và hơn 30% dân số thế giới đã hoàn thành tiêm chủng. Tuy nhiên, các nước có thu nhập thấp tiếp nhận chưa tới 0,5% lượng vaccine của thế giới. Tại châu Phi, chưa tới 5% dân số được tiêm phòng đầy đủ.

Đầu năm nay, WHO đã đặt mục tiêu đến cuối tháng 9/2021, mỗi nước trên thế giới tiêm chủng cho 10% dân số. Tuy nhiên, 56 nước trên thế giới không đạt được mục tiêu này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở KazakhstanBên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở Kazakhstan
19:47:18 26/12/2024
Tên lửa phòng không Nga bắn rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?Tên lửa phòng không Nga bắn rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?
23:26:58 26/12/2024
Israel dồn dập tấn công Yemen, Iran phản ứng cứng rắnIsrael dồn dập tấn công Yemen, Iran phản ứng cứng rắn
12:04:53 27/12/2024
Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất?Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất?
11:40:30 28/12/2024
Ông Trump nhắc đến Trung Quốc, Panama trong thông điệp Giáng sinhÔng Trump nhắc đến Trung Quốc, Panama trong thông điệp Giáng sinh
22:25:30 26/12/2024
Tỷ phú Elon Musk cảnh báo kịch bản Mỹ vỡ nợTỷ phú Elon Musk cảnh báo kịch bản Mỹ vỡ nợ
07:57:59 28/12/2024
Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang NgaGiải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga
13:04:07 28/12/2024
Mỹ lần đầu bình luận về vụ máy bay Azerbaijan bị rơi trên đường đến NgaMỹ lần đầu bình luận về vụ máy bay Azerbaijan bị rơi trên đường đến Nga
07:48:00 28/12/2024

Tin đang nóng

Phụ huynh "tố" cô giáo thể dục đạp cổ, kéo lê học sinh, trường xuất cameraPhụ huynh "tố" cô giáo thể dục đạp cổ, kéo lê học sinh, trường xuất camera
11:31:29 28/12/2024
Mới học hết lớp 9, người đàn ông "cả gan" hành nghề bác sĩ suốt 20 nămMới học hết lớp 9, người đàn ông "cả gan" hành nghề bác sĩ suốt 20 năm
12:08:13 28/12/2024
Nam NSƯT dọn vào biệt thự 200 tỷ của Hoa hậu Phương Lê chung sống như vợ chồng, muốn sinh conNam NSƯT dọn vào biệt thự 200 tỷ của Hoa hậu Phương Lê chung sống như vợ chồng, muốn sinh con
14:26:02 28/12/2024
Tình trạng của Ốc Thanh Vân trước khi quyết định đưa 3 con trở về Việt NamTình trạng của Ốc Thanh Vân trước khi quyết định đưa 3 con trở về Việt Nam
11:33:06 28/12/2024
Sau 10 năm, em trai ở nước ngoài bất ngờ trở về khiến đời tôi điêu đứngSau 10 năm, em trai ở nước ngoài bất ngờ trở về khiến đời tôi điêu đứng
11:37:55 28/12/2024
Chạy xe ôm nuôi con mắc bệnh bại não, cha bị tai nạn tử vong ở Bình DươngChạy xe ôm nuôi con mắc bệnh bại não, cha bị tai nạn tử vong ở Bình Dương
15:25:59 28/12/2024
Bí ẩn nhất showbiz Việt 2024: Hoàng Thuỳ Linh - Đen Vâu cưới và đón con đầu lòng khi nào?Bí ẩn nhất showbiz Việt 2024: Hoàng Thuỳ Linh - Đen Vâu cưới và đón con đầu lòng khi nào?
13:01:08 28/12/2024
Hoa hậu Phương Lê tiết lộ mối quan hệ giữa NSƯT Vũ Luân với con riêngHoa hậu Phương Lê tiết lộ mối quan hệ giữa NSƯT Vũ Luân với con riêng
15:10:07 28/12/2024

Tin mới nhất

ISW: Tổng thống Putin bác đề xuất kế hoạch hòa bình của nhóm ông Trump?

ISW: Tổng thống Putin bác đề xuất kế hoạch hòa bình của nhóm ông Trump?

16:07:20 28/12/2024
Các chuyên gia tại ISW chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã bác bỏ một kế hoạch hòa bình do nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Cạn kiệt nhuệ khí chiến đấu, lính Ukraine muốn ngừng bắn với Nga

Cạn kiệt nhuệ khí chiến đấu, lính Ukraine muốn ngừng bắn với Nga

15:51:40 28/12/2024
Một thành viên của Lữ đoàn cơ giới số 33 của Ukraine cho biết nhuệ khí chiến đấu ngày càng sa sút, ngày càng tồi tệ hơn , vì không ai có thể thấy được hồi kết của cuộc xung đột.
Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

15:22:55 28/12/2024
Quan chức Nga đã lý giải việc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines phải chuyển hướng khỏi một sân bay ở Nga.
Tỉ phú Elon Musk và một năm đáng ghi vào sách kỷ lục

Tỉ phú Elon Musk và một năm đáng ghi vào sách kỷ lục

13:00:31 28/12/2024
Các nhà đầu tư còn kỳ vọng vào lợi ích mà Musk có thể mang lại nhờ mối quan hệ gần gũi với Tổng thống đắc cử Trump, bao gồm việc nới lỏng các quy định pháp lý, nhận được trợ cấp từ chính phủ, miễn giảm thuế quan và nhiều ưu đãi khác.
Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

12:35:26 28/12/2024
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok nắm quyền điều hành đất nước sau khi ông Han Duck Soo bị luận tội vì việc áp đặt thiết quân luật.
CEO OpenAI tiết lộ với sinh viên bí quyết để sống không nuối tiếc

CEO OpenAI tiết lộ với sinh viên bí quyết để sống không nuối tiếc

12:12:21 28/12/2024
Ông Sam Altman - Tổng giám đốc điều hành của công ty OpenAI, đơn vị chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo nổi tiếng tại Mỹ, đã chia sẻ một điều tâm niệm, để mỗi người đều có thể sống không nuối tiếc.
Rộ tin Ukraine bắt giữ một lính Triều Tiên ở vùng lãnh thổ Kursk của Nga

Rộ tin Ukraine bắt giữ một lính Triều Tiên ở vùng lãnh thổ Kursk của Nga

12:07:43 28/12/2024
Hãng thông tấn Yonhap dẫn tin từ tình báo Hàn Quốc xác nhận một binh sĩ Triều Tiên đã bị Ukraine bắt giữ tại vùng lãnh thổ Kursk phía Tây nước Nga.
Nga chớp thời cơ tác chiến vượt sông, Ukraine căng mình chống đỡ

Nga chớp thời cơ tác chiến vượt sông, Ukraine căng mình chống đỡ

11:51:18 28/12/2024
Lực lượng Nga tận dụng điều kiện thời tiết xấu để mở mũi tấn công vượt sông tại mặt trận Kharkov, gây thách thức cho Ukraine.
Nga không kích mục tiêu chiến lược, Ukraine chịu tổn thất lớn ở cả sân bay quân sự, kho đạn

Nga không kích mục tiêu chiến lược, Ukraine chịu tổn thất lớn ở cả sân bay quân sự, kho đạn

11:40:11 28/12/2024
Các khu vực triển khai quân tạm thời của các đơn vị Lực lượng Vũ trang Ukraine, các nhóm dân tộc cực đoan và lính đánh thuê nước ngoài cũng nằm trong số các mục tiêu.
Đức 'tá hỏa' trước hệ thống tên lửa Oreshnik của Nga

Đức 'tá hỏa' trước hệ thống tên lửa Oreshnik của Nga

11:37:50 28/12/2024
Tài liệu tiết lộ, hệ thống phòng không Patriot không phù hợp để chống lại Oreshnik do tốc độ bay của tên lửa, khả năng cơ động và việc tên lửa được trang bị các đầu đạn có thể tách rời.
Slovakia cân nhắc biện pháp đáp trả nếu Ukraine ngừng trung chuyển dầu Nga

Slovakia cân nhắc biện pháp đáp trả nếu Ukraine ngừng trung chuyển dầu Nga

11:28:49 28/12/2024
Bên cạnh đó, chuyến thăm gần đây của ông Fico tới Moskva càng làm dấy lên lo ngại về sự rạn nứt trong nội khối, đặc biệt khi EU đang đối mặt với áp lực lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng.
Sốt rét, bệnh đường hô hấp, suy dinh dưỡng gây tử vong hàng loạt ở CHDC Congo

Sốt rét, bệnh đường hô hấp, suy dinh dưỡng gây tử vong hàng loạt ở CHDC Congo

11:26:13 28/12/2024
WHO đánh giá rủi ro sức khỏe ở các cộng đồng bị ảnh hưởng là cao, đòi hỏi phải kiểm soát sốt rét chặt chẽ hơn và cải thiện dinh dưỡng. Ở cấp quốc gia, rủi ro được coi là thấp, do tính chất cục bộ của sự việc.

Có thể bạn quan tâm

Gợi ý thực đơn 3 món ngon lành ấm áp cho bữa cơm gia đình

Gợi ý thực đơn 3 món ngon lành ấm áp cho bữa cơm gia đình

Ẩm thực

16:28:21 28/12/2024
Để có một bữa cơm ngon miệng và bổ dưỡng bên gia đình thân yêu thì nhất định bạn hãy thử ngay thực đơn dưới đây nhé!
Sự thật gây gốc về căn bệnh của Triệu Lộ Tư: Hoá ra không phải về thần kinh, từng khiến nhiều ngôi sao mất mạng

Sự thật gây gốc về căn bệnh của Triệu Lộ Tư: Hoá ra không phải về thần kinh, từng khiến nhiều ngôi sao mất mạng

Hậu trường phim

16:27:49 28/12/2024
Căn bệnh Triệu Lộ Tư đang mắc phải cực kỳ nguy hiểm và nguyên nhân đến từ chính bộ phim mới mà cô đang tham gia.
Bà xã sao Việt sốt ruột trước hành động của con gái, sững người khi bị hỏi 1 câu

Bà xã sao Việt sốt ruột trước hành động của con gái, sững người khi bị hỏi 1 câu

Sao việt

16:23:51 28/12/2024
Mới đây, Trâm Anh khiến cư dân mạng cười ngả nghiêng khi chia sẻ hình ảnh đoạn tin nhắn với con gái đầu lòng là bé CiCi.
Quan Hiểu Đồng khổ sở vì tăng cân

Quan Hiểu Đồng khổ sở vì tăng cân

Sao châu á

16:21:06 28/12/2024
Quan Hiểu Đồng có một đôi chân dài đáng ghen tị, cộng với khí chất đặc biệt, gu thời trang ấn tượng, luôn nắm bắt được xu hướng.
Khởi tố đối tượng tham ô hơn 1 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng tham ô hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

16:18:54 28/12/2024
Một đối tượng trú tỉnh Quảng Trị đã bị khởi tố vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

Tin nổi bật

16:12:08 28/12/2024
Người dân đã mua giá đỗ ở siêu thị Bách hóa xanh có được quyền đòi bồi thường cho sức khỏe của bản thân khi bị đầu độc như thế này không? , câu hỏi của nhiều độc giả Dân trí.
4 cung hoàng đạo tài lộc nở rộ đúng vào tháng cuối năm 2024

4 cung hoàng đạo tài lộc nở rộ đúng vào tháng cuối năm 2024

Trắc nghiệm

15:47:57 28/12/2024
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, 4 cung hoàng đạo này sẽ sớm tạm biệt thất bại và rắc rối trước đó để bước vào thời kỳ thịnh vượng vào cuối năm.
Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đau đớn trong cơn say

Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đau đớn trong cơn say

Góc tâm tình

15:39:45 28/12/2024
Không có một dấu hiệu nào báo trước, không có một chút lạnh nhạt nào để tôi nghi ngờ. Anh nói điều này trong một lần say, nhưng tôi biết trái tim anh hoàn toàn tỉnh táo.
Bà chủ nhà trọ đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm hạnh phúc ở tuổi 60

Bà chủ nhà trọ đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm hạnh phúc ở tuổi 60

Tv show

15:18:09 28/12/2024
Sau 20 năm làm mẹ đơn thân, người phụ nữ 60 tuổi đến Bạn muốn hẹn hò tìm người bầu bạn tuổi xế chiều. Được mai mối với đàng trai cùng tuổi, cả hai có cuộc trò chuyện cởi mở và cùng nắm tay nhau ra về.
Jay-Z lặng lẽ ủng hộ Beyoncé giữa lúc đối mặt với vụ kiện hiếp dâm

Jay-Z lặng lẽ ủng hộ Beyoncé giữa lúc đối mặt với vụ kiện hiếp dâm

Sao âu mỹ

15:15:29 28/12/2024
Jay-Z được phát hiện lặng lẽ ủng hộ vợ - Beyoncé trong buổi biểu diễn giữa giờ vào ngày Giáng sinh khi đội Baltimore Ravens đấu với đội Houston Texans.
Giá trị của Yamal vượt Mbappe

Giá trị của Yamal vượt Mbappe

Sao thể thao

15:05:39 28/12/2024
Hiện tại, Yamal được Transfermarkt định giá 180 triệu euro, cao nhất trong đội hình của Barcelona. Anh có giá trị ngang bằng với Jude Bellingham thuộc Real Madrid.