COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành

Theo dõi VGT trên

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 301.189 trường hợp mắc COVID-19 và 4.223 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 236 triệu ca, trong đó trên 4,8 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 1
Thủ đô La Habana (Cuba) mở cửa lại bãi biển và bể bơi, du khách tới nghỉ tại bãi biển ở Varadero, Cuba ngày 3/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 5/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 236.054.492 ca, trong đó có 4.820.614 người tử vong.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “ nóng nhất” ở châu Á và châu Âu đều chứng kiến số ca tử vong và mắc mới đều có xu thế giảm.

Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Nga và Brazil số ca mắc mới vẫn cao. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 45.000 ca, trong khi số ca tử vong cũng dẫn đầu với trên 300 trường hợp, tức là giảm mạnh so với thời gian trước.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 2
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 213 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 96.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 4/10, thế giới có 122 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 720.994 ca tử vong trong tổng số 44.609.503 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 4409.300 ca tử vong trong số trên 33.851.00 ca. Brazil đứng thứ 3 với 598.152 ca tử vong trong số 21.478.546 ca.

Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 76,32 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 59,44 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận 53,53 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 37,87 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Phi (8,41 triệu ca nhiễm) và châu Đại Dương (238.851 ca nhiễm). Tình hình dịch bệnh tại châu Á đã có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt tại các nước như Nhật Bản và Indonesia. Nhiều nước cũng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh được cải thiện với mục tiêu sống chung an toàn với COVID-19.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 3
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 25/9/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Tại Hàn Quốc, ngày 4/10, giới chức cảng Incheon thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với tàu du lịch quốc tế từ tháng 3/2022, hơn hai năm sau khi lệnh trên được áp đặt đối với tàu du lịch. Chính phủ Hàn Quốc áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với các tàu hạng sang vào tháng 2/2020 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 sau khi phát hiện 130 ca bệnh trên một tàu du lịch được cách ly ngoài khơi bờ biển Nhật Bản gần thành phố Yokohama.

Tại Ấn Độ, Bộ trưởng Y tế Mansukh Mandaviya ngày 4/10 cho biết trong số những người trưởng thành của nước này, 70% đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 và 25% đã tiêm đầy đủ hai mũi.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Mandaviya tự hào viết: “Quốc gia hùng mạnh, tiêm chủng nhanh chóng: Ấn Độ đã tiêm 1 liều vaccine COVID-19 cho 70% người trưởng thành. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đang đạt được những dấu mốc mới trong cuộc chiến chống đại dịch. Ấn Độ cố lên, chúng ta hãy chiến đấu với virus corona”.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 4
Chuyển thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại bệnh viện ở Kiev, Ukraine, ngày 9/4/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong ngày 4/10, Ấn Độ đã tiêm 7,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, nâng tổng số vaccine đã tiêm ở nước này lên hơn 910 triệu liều. Theo số liệu thống kê của chính phủ, trong tháng 5 vừa qua, Ấn Độ đã tiêm trung bình gần 2 triệu liều/ngày. Con số này đã tăng mạnh lên 7,9 triệu liều trong tháng 9 vừa qua.

Bộ Y tế Ấn Độ khẳng định, chương trình tiêm chủng là một công cụ để bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất trong nước trước dịch bệnh COVID-19. Chương trình này sẽ tiếp tục được đánh giá và theo dõi thường xuyên ở cấp cao nhất.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 3 giờ sáng 5/10 (theo giờ Hà Nội), Ấn Độ ghi nhận 33.851.005 ca mắc COVID-19, trong đó có 449.283 trường hợp tử vong và 33.142.966 bệnh nhân đã bình phục.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 5
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Âu, Nga đang là điểm nóng của dịch COVID-19. Ngày 4/10, nước này ghi nhận 25.781 ca mắc mới – cao nhất kể từ ngày 2/1/2021. Hiện giới chức Nga đã hối thúc người dân nước này đi tiêm chủng, khẳng định đây là biện pháp duy nhất để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Một số địa phương có kế hoạch ban hành quy định yêu cầu người tới các khu vực công cộng cần trình chứng nhận đã tiêm chủng, hoặc kết quả xét nghiệm âm tính và bằng chứng đã miễn dịch COVID-19.

Tại Đức, nhiều bang bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, trong đó có quy định đeo khẩu trang tại trường học để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Giáo dục liên bang Anja Karliczek khuyến cáo nếu dỡ bỏ hoàn toàn các quy định về bắt buộc đeo khẩu trang, các trường cần đảm bảo tiếp tục thực hiện các xét nghiệm COVID-19 và thậm chí là tăng tần suất xét nghiệm nhằm đề phòng nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại môi trường có nhiều rủi ro này.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 6
Người dân xếp hàng tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại điểm tiêm di động ở Cologne, Tây Đức ngày 3/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ trưởng Y tế Ai Cập Hala Zayed ngày 4/10 cho biết Mỹ đã đồng ý gửi tặng Ai Cập hơn 8 triệu liều vaccine của Pfizer và Moderna nhằm giúp quốc gia Bắc Phi này nhanh chóng kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Video đang HOT

Phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày ở thủ đô Cairo, bà Zayed nói rằng lô vaccine của Mỹ là một món quà quý giá không chỉ về giá trị tài chính mà còn là thông điệp tích cực mà Chính phủ Mỹ gửi đến người dân và Chính phủ Ai Cập trong bối cảnh khó khăn này. Theo bà Zayed, Ai Cập đến nay đã tiếp nhận 1,6 triệu liều vaccine Pfizer của Mỹ và trong những ngày tới Cairo sẽ nhận được số liều vaccine của Pfizer và Moderna khác, với tổng cộng hơn 8 triệu liều vào cuối tháng này.

Theo báo cáo của Bộ Y tế Ai Cập, nước này đã ghi nhận 768 ca mắc mới và 37 trường hợp tử vong do COVID-19 trong ngày 3/10. Tính đến này, Ai Cập ghi nhận tổng cộng 306.798 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 17.436 người tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 7
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 4/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 27.697 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước; Trong khi tổng số ca tử vong tới nay tăng lên trên 265.200 người.

Số ca mắc mới của toàn khối ở tiếp tục xu thế giảm của mấy ngày gần đây. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Brunei và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm mạnh. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, “quốc gia vạn đảo” ghi nhận chưa tới 1.000 ca bệnh mới và chỉ có 88 ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 8
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện dã chiến tại Manila, Philippines, ngày 1/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Ngày 4/10, Philippines chứng kiến số ca mắc mới và tử vong cao nhất Đông Nam Á. Malaysia tình hình dịch bệnh cũng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Song trong ngày 4/10, Malaysia không công bố số liệu dịch bệnh.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu về dịch. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Thái Lan là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 4/10 ghi nhận thêm trên 9.900 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 97 người, đứng thứ hai toàn khối.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 9
Học sinh khử khuẩn tay và đo thân nhiệt trước khi vào lớp học tại Phnom Penh, Campuchia ngày 15/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Campuchia có xu thể dịch đi ngang mấy ngày trước đây, với 219 bệnh nhân mới và 23 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 265.212 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 403 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên trên 12,2 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 11,4 triệu trường hợp.

Nhìn chung, toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 7/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới, trong khi 3 nước không công khai số liệu.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 10
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 23/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 4/10, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã chính thức phê chuẩn tiêm mũi tăng cường (mũi thứ 3) vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho người từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, cơ quan này cũng nhất trí rằng liều tăng cường vaccine của hãng Moderna và Pfizer/BioNTech là cần thiết đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm.

Trong tuyên bố của mình, EMA nêu rõ có thể xem xét tiêm mũi thứ ba này cho người trên 18 tuổi và thời gian tiêm là tối thiểu 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai. Với những người bị suy giảm miễn dịch, EMA khuyến cáo nên tiêm mũi thứ 3 của Moderna hoặc Pfizer/BioNTech ít nhất 28 ngày sau mũi thứ hai. Tuy nhiên, cơ quan trên cũng khẳng định quyết định cuối cùng liên quan đến mũi tiêm tăng cường phải do cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia đưa ra.

Vaccine ngừa COVID-19 ít hiệu quả hơn đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Đây là kết quả của 3 công trình nghiên cứu quy mô nhỏ công bố ngày 4/10 ở Italy, cho thấy sự cần thiết phải tiêm các liều tăng cường cho nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19.

Các nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Bambino Gesu ở Rome cho thấy trung bình 30% số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch không phát triển khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng. Số còn lại đều đáp ứng với vaccine, đặc biệt là sau khi tiêm mũi thứ hai, nhưng mức độ đáp ứng thấp hơn so với người khỏe mạnh.

COVID-19 tới 6 giờ 5/10: Đại dịch hạ nhiệt tại nhiều điểm nóng; Ấn Độ tiêm một liều vaccine cho 70% người trưởng thành - Hình 11
Một em nhỏ 7 tuổi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech tại trung tâm y tế Duke ở Durham, Bắc Carolina, Mỹ ngày 12/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN

Tham gia các nghiên cứu trên có 21 bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nguyên phát, 34 trẻ em và người lớn trẻ tuổi đang được cấy ghép tim và phổi, cùng 45 người trẻ được ghép gan và thận. Kết quả các nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tăng mức độ bảo vệ đối với những người dễ bị tổn thương nhất trước COVID-19 với liều vaccine tăng cường.

Các nghiên cứu của bệnh viện Bambino Gesu được công bố trong bối cảnh Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) dự kiến cùng ngày sẽ đưa ra quyết định về việc có nên phê duyệt tiêm vaccine mũi thứ ba hay không.

Hiện một số nước như Mỹ, Anh và Israel đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19. Ở Italy, mũi vaccine bổ sung đã được triển khai tiêm cho người có sức đề kháng kém, người cao tuổi và các nhân viên y tế, tổng số lên tới khoảng 9 triệu người.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 858.542 trường hợp mắc COVID-19 và 13,236 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 146 triệu ca bệnh, trong đó trên 3 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 22/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 24/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 146.183.181 ca, trong đó có 3.097.923 người tử vong.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 124.299.278 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 18.785.980 ca và 109.913 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 23/4, thế giới có tới 114 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 2
Chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Warsaw, Ba Lan, ngày 22/4/2021. Ảnh: PAP/TTXVN

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ, Ba Lan và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine. Trong vòng 1 ngày qua, Brazil có số ca tử vong nhiều nhất thế giới.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 584.959 ca tử vong trong tổng số 32.725.180 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 187.390 ca tử vong trong số 16.378.571 ca bệnh. Đáng lo ngại, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn chưa có tín hiệu khả quan.

Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 332.730 ca mắc mới COVID-19 và 2.263 ca tử vong. Cả hai con số này đều là những con số ghi nhận theo ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở quốc gia Nam Á này. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới hơn 300.000 ca. Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, Chính phủ Ấn Độ đã áp đặt các biện pháp mới nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Một số kỳ thi trung học đã phải hoãn hoặc hủy do tình hình dịch bệnh xấu đi.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 3
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Toronto, Canada, ngày 22/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Dịch bệnh gia tăng khiến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Australia, Canada, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Singapore, Indonesia, siết chặt các biện pháp, trong đó có hạn chế và đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ, cũng như không cho phép nhập cảnh hoặc quá cảnh đối với những người đã đến quốc gia Nam Á này trong vòng 14 ngày.

Tại Nhật Bản, chính phủ nước này đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây gồm: Osaka, Kyoto và Hyogo. Đây là lần thứ 3 Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 ở 4 tỉnh, thành này.

Quyết định trên, có hiệu lực từ ngày 25/4 tới ngày 11/5, được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới, nhất là số ca nhiễm các biến thể nguy hiểm của virus SARS-CoV-2, ở các tỉnh, thành này đã tăng mạnh trong những tuần qua, khiến hệ thống y tế ở nhiều địa phương rơi vào tình trạng căng thẳng, trong khi kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng đang tới gần.

Cùng ngày, Thủ hiến bang Tây Australia Mark McGowan thông báo quyết định phong tỏa 3 ngày tại thành phố Perth, thủ phủ của bang, và khu vực phía Nam thành phố từ nửa đêm 23/4 sau khi phát hiện 2 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. mọi người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng phải đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà từ 18h ngày 23/4. Các sự kiện kỷ niệm ngày lễ Anzac sẽ bị hủy bỏ ở bang Tây Australia.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 4
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Prayagraj, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Âu, giới chức y tế Bỉ thông báo ghi nhận sự xuất hiện của biến thể virus tại Ấn Độ ở quốc gia này. Cụ thể, biến thể mới được phát hiện ở 20 sinh viên điều dưỡng từ Paris (Pháp) đến Bỉ hồi giữa tháng 4.

Nhóm có tổng cộng 43 sinh viên đã được cách ly ngay khi nhập cảnh. Các chuyên gia cho rằng nhóm đã bị lây bệnh từ một bệnh nhân siêu lây nhiễm, có thể là một thành viên của nhóm hoặc từ một hành khách khác cũng có mặt trên chuyến đi từ Pháp tới Bỉ.

Cùng ngày, Hiệp hội Y khoa Đức đang kêu gọi chấm dứt quy định ưu tiên tiêm chủng cũng như đẩy nhanh việc sử dụng lượng vaccine ngừa COVID-19 đang bảo quản trong các kho lưu trữ, trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này gia tăng mạnh trong những tuần qua.

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Đức Klaus Reinhardt nhấn mạnh "không thể chấp nhận" việc để hơn 5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 chưa sử dụng, trong khi mỗi ngày có thêm hàng chục nghìn ca mắc mới. Theo ông Reinhardt, mục đích của tiêm chủng là nhanh chóng tạo miễn dịch cho càng nhiều người càng tốt.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 5
Hành khách xếp hàng làm thủ tục tại sân bay Roissy Charles-de-Gaulle ở Paris, Pháp, ngày 1/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi cung cấp thêm các dữ liệu về sự cố xuất hiện huyết khối ở những người bên ngoài châu Âu sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca.

SAGE cũng đã cập nhật bản hướng dẫn về sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca, sửa đổi phần các thận trọng, sau khi có các dữ liệu từ châu Âu cho thấy xuất hiện huyết khối sau tiêm phòng. Tuyên bố của WHO nhấn mạnh: "WHO tiếp tục cho rằng lợi ích của việc tiêm phòng vẫn lớn hơn nguy cơ".

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 19.858 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên gần 65.750 người.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.

Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước. Trong 1 ngày qua, Indonesia có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao gấp đôi "tâm dịch" Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong chưa hề giảm so với các ngày trước. Tình hình dịch bệnh tại Philippines đang nóng nhất khu vực ASEAN.

Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 17 ca mắc COVID-19 và không có ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 7
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 23/4 ghi nhận thêm 2.070 ca bệnh mới và 4 ca tử vong.

Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 662 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong ngày 23/4. "Sự cố cộng đồng" mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 65.749 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 347 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.267.053 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.940.948 trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 8
Công an lập chốt tại các xã, phường tiếp giáp của thủ đô Viêng Chăn với các tỉnh lân cận. Ảnh: Phạm Kiên - Pv TTXVN tại Lào

Kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Oxford cho thấy vaccine ngừa COVID-19 làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Qua theo dõi gần 400.000 người Anh trong 4 tháng đầu tiên của chương trình tiêm chủng quốc gia, các nhà khoa học nhận thấy việc tiêm vaccine Oxford/AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech đều giúp ngăn ngừa khoảng 65% nguy cơ lây nhiễm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người nhiễm virus sau khi tiêm chủng thường không có triệu chứng và cũng ít có khả năng tạo ra virus, đồng nghĩa với việc họ ít có khả năng lây truyền virus hơn.

Theo lời của Tiến sĩ Koen Pouwels thuộc Đại học Oxford, từ kết quả nghiên cứu có thể đi đến nhận định rằng vaccine có khả năng làm giảm sự lây truyền virus nhưng cần định lượng chính xác mức giảm này. Điều này đòi hỏi phải có các nghiên cứu kỹ lưỡng về truy vết tiếp xúc.

Trong khi đó, theo Giáo sư Sarah Walker cũng tại Đại học Oxford, mục tiêu quan trọng nhất của vaccine là ngăn ngừa nhiễm bệnh và khi tỷ lệ lây nhiễm càng giảm thì người dân càng sớm có cơ hội trở lại trạng thái bình thường. "Về lâu dài, phong tỏa không phải là giải pháp khả thi. Rõ ràng vaccine là cách duy nhất để chúng ta có cơ hội kiểm soát dịch bệnh", Giáo sư Sarah Walker nói.

Tuy nhiên, cả Giáo sư Walker và các đồng nghiệp của bà đều cảnh báo rằng vaccine không phải là "phép màu" và vẫn sẽ có những người bị nhiễm virus dù đã tiêm phòng. Do đó, người dân vẫn cần phải rất thận trọng.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 23/4 đã nêu quan ngại về tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa dịch COVID-19 khi tới nay vaccine vẫn chưa đến tay các nước nghèo.

Phát biểu họp báo trực tuyến nhân dịp tròn một năm ra đời chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó dịch COVID-19 (ACT-A) đánh dấu sự ra đời của cơ chế chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu (COVAX), ông Tedros cho biết: "Gần 900 triệu liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng hơn 81% trong số đó là ở các quốc gia thu nhập cao hoặc trung bình, trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 0,3%".

COVID-19 tới 6 giờ 24/4: Thế giới trên 146 triệu ca bệnh; Vaccine bắt đầu phát huy tác dụng - Hình 9
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer tại Falls Church, bang Virginia (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN

Người đứng đầu WHO đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 không công bằng và kêu gọi các nước giàu hơn chia sẻ lượng vaccine còn dư để hỗ trợ công tác tiêm chủng cho nhân viên y tế ở các nước thu nhập thấp.

COVAX, sáng kiến do WHO và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp triển khai, đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 cung cấp 2 tỷ liều vaccine. Đến nay, cơ chế này đã phân phối tổng cộng 40,5 triệu liều vaccine COVID-19 đến 118 quốc gia.

ACT-A được phát động ngày 25/4/2020, thời điểm đại dịch COVID-19 còn trong giai đoạn đầu bùng phát, với 2,7 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh, trong đó khoảng 190.000 ca tử vong. Hiện nay số ca tử vong do dịch bệnh này trên toàn thế giới đã lên tới hơn 3 triệu người trong tổng số hơn 145,6 triệu người mắc bệnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Nhà tiên tri' khủng hoảng 2008 cảnh báo điều tồi tệ hơn suy thoái đang chờ đợi'Nhà tiên tri' khủng hoảng 2008 cảnh báo điều tồi tệ hơn suy thoái đang chờ đợi
15:05:02 14/04/2025
Chảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống TrumpChảy máu chất xám tại Mỹ: Nhân tài đổ xô rời đi dưới thời Tổng thống Trump
05:52:58 14/04/2025
Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?
18:07:30 15/04/2025
Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụNgười phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ
12:11:10 14/04/2025
Trung Quốc thúc giục Tổng thống Trump 'sửa chữa sai lầm' về thuế quanTrung Quốc thúc giục Tổng thống Trump 'sửa chữa sai lầm' về thuế quan
12:38:56 14/04/2025
Iraq ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu 2,4 triệu thùng/ngàyIraq ký thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu 2,4 triệu thùng/ngày
08:55:33 14/04/2025
Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quanTuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan
10:10:13 14/04/2025
Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El SalvadorTranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador
15:25:53 15/04/2025

Tin đang nóng

BTV Thu Hà: Những miếng sữa đầu tiên mình cho chồng uống sau khi mổ não là sữa giả!BTV Thu Hà: Những miếng sữa đầu tiên mình cho chồng uống sau khi mổ não là sữa giả!
18:36:04 15/04/2025
Lý do thanh niên quê Hà Nội 'bắt cá hai tay' đánh gục bạn gái ở quán cà phêLý do thanh niên quê Hà Nội 'bắt cá hai tay' đánh gục bạn gái ở quán cà phê
18:02:48 15/04/2025
Bị sét đánh trúng khi trú mưa, 7 người thương vongBị sét đánh trúng khi trú mưa, 7 người thương vong
20:32:00 15/04/2025
Thi thể trẻ sơ sinh bị cuốn chặt trong áo mưa đặt trước cổng chùaThi thể trẻ sơ sinh bị cuốn chặt trong áo mưa đặt trước cổng chùa
16:45:15 15/04/2025
Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ: 'Xin chào Việt Nam'Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ: 'Xin chào Việt Nam'
21:27:35 15/04/2025
Người vợ tử vong sau trận đòn từ chồngNgười vợ tử vong sau trận đòn từ chồng
16:49:04 15/04/2025
4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"
18:28:37 15/04/2025
2 gái Thái cướp spotlight của Jennie: 1 người là mỹ nhân lai cực hot khiến showbiz phát cuồng2 gái Thái cướp spotlight của Jennie: 1 người là mỹ nhân lai cực hot khiến showbiz phát cuồng
17:21:57 15/04/2025

Tin mới nhất

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch

21:20:29 15/04/2025
Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng tâm lý bi quan lan rộng có thể khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, làm giảm nhu cầu và kéo theo suy giảm hoạt động đầu tư kinh doanh, từ đó làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

Đánh bom xe chở cảnh sát tại Pakistan, 22 người thương vong

21:19:12 15/04/2025
Tuy nhiên, tình hình an ninh tại đây ngày càng bất ổn với việc gia tăng các vụ tấn công khủng bố, trong đó có vụ đánh bom tự sát tại ga xe lửa Quetta tháng 11 năm ngoái khiến 26 người thiệt mạng.
Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội

21:17:33 15/04/2025
Quan điểm của ông Trump được đưa ra ngay sau phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ, nơi các nhà lập pháp đang xem xét khả năng duy trì một múi giờ cố định trong năm nhằm giải quyết những bất cập mà hệ thống hiện hành gây ra.
EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

EU gặp khó trong nỗ lực lấp khoảng trống viện trợ do Mỹ để lại

21:13:52 15/04/2025
Theo DRC, USAID từng tài trợ cho 24 trong số 40 chương trình của tổ chức này, chiếm 20% tổng ngân sách. Các chương trình này bao gồm hỗ trợ tiền mặt cho người dân tại Sudan, điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em tại Cameroon và rà phá bom mì...
Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

Singapore giải tán quốc hội trước thềm tổng tuyển cử

21:12:16 15/04/2025
Theo Reuters, cuộc bỏ phiếu sắp tới được xem là phép thử quan trọng đầu tiên đối với Thủ tướng đương nhiệm Lawrence Wong, người đã thay thế cựu Thủ tướng Lý Hiển Long để trở thành lãnh đạo đảng Hành động Nhân dân Singapore vào tháng 5/2...
Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

Giá dầu thế giới lao dốc gây lo ngại cho các nhà sản xuất lớn

21:06:05 15/04/2025
Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang tác động đến kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu. Bất ổn xoay quanh thương mại đang đè nặng lên giá dầu vốn đã chịu áp lực.
Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

Tổng thống Mỹ tiếp tục bị kiện lên Tòa án liên bang về thẩm quyền áp thuế quan

20:58:17 15/04/2025
Đơn kiện của Trung tâm Tư pháp Tự do đang thách thức mức thuế mà ông Trump công bố ngày 2/4 cũng như các mức thuế mà ông áp riêng đối với Trung Quốc.
Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

Thuế quan của Mỹ: Malaysia nêu 3 trụ cột trong ứng phó

20:56:36 15/04/2025
Về cải cách, Malaysia sẽ tăng tốc cải cách kinh tế nhằm nâng cao năng lực chuỗi cung ứng trong nước, từ đó cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu trước những biến động toàn cầu.
Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

Trung Quốc tạm dừng xuất khẩu đất hiếm và nam châm

20:34:55 15/04/2025
Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu một số khoáng sản và nam châm đất hiếm nguyên liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô, chất bán dẫn và hàng không vũ trụ.
Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Trung Quốc sửa một chi tiết, bán dẫn Mỹ 'đứng ngồi không yên'

20:25:53 15/04/2025
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc (CSIA) cho biết, chính quyền nước này vừa đưa ra định nghĩa mới về xuất xứ đối với các sản phẩm bán dẫn.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

15:20:21 15/04/2025
Tỉnh Muthanna là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ông Mazen al-Egeili, quan chức y tế địa phương, cho biết ít nhất 700 người tại tỉnh này đã được đưa đến bệnh viện do khó thở và gặp phải các triệu chứng hô hấp nghiêm t...
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

15:12:54 15/04/2025
"Các bước đi hướng tới xóa bỏ hoặc hạ thuế quan là tích cực, nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất ổn", bà Yellen phát biểu hôm 14/4 trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Balance of Power của Bloomberg Television.

Có thể bạn quan tâm

Vũ đạo 19+ khiến Lisa bị chỉ trích "bắt chước ca sĩ nhạc pop Mỹ rẻ tiền"

Vũ đạo 19+ khiến Lisa bị chỉ trích "bắt chước ca sĩ nhạc pop Mỹ rẻ tiền"

Nhạc quốc tế

22:48:29 15/04/2025
Sức hút truyền thông của Lisa càn quét mọi diễn đàn, nền tảng MXH. Dù đã qua 3 ngày, em út BLACKPINK vẫn gây tranh luận rộng khắp.
Người Pháp đổ xô đi mua xe Harley-Davidson, người Mỹ nhao đi mua ô tô

Người Pháp đổ xô đi mua xe Harley-Davidson, người Mỹ nhao đi mua ô tô

Xe máy

22:32:57 15/04/2025
Theo hãng tin Reuters, người Pháp đang đổ xô tới đại lý Harley-Davidson ở ngoại ô Paris, để đặt mua chiếc mô tô Mỹ mà họ mơ ước bấy lâu vì sợ giá sẽ tăng cao ngoài tầm với sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực.
Hàng nghìn ô tô ùn ứ tại các cảng biển ở Mỹ, chờ điều này từ ông Trump

Hàng nghìn ô tô ùn ứ tại các cảng biển ở Mỹ, chờ điều này từ ông Trump

Ôtô

22:29:47 15/04/2025
Nuôi hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi lập trường, không áp thêm thuế với ô tô nhập khẩu, các nhà sản xuất đang tạm dừng thủ tục thông quan, khiến hàng nghìn xe ùn ứ tại cảng biển.
Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù

Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù

Pháp luật

22:18:29 15/04/2025
Trước cổng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (ở An Giang), nhóm bị cáo này đã ép du khách mua 3 cây nhang giá hơn 1,6 triệu đồng, 2 thỏi vàng nhựa giá 1,2 triệu và mâm giấy tiền vàng bạc hơn 1 triệu đồng.
Đen Vâu, Hoà Minzy, Thanh Thuỷ và các nghệ sĩ tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Đen Vâu, Hoà Minzy, Thanh Thuỷ và các nghệ sĩ tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Sao việt

22:11:51 15/04/2025
Các nghệ sĩ Việt bày tỏ sự tự hào, vinh dự khi được góp mặt trong sự kiện giao lưu hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc.
50.000 người xem sao nam hạng A công khai quấy rối "nữ thần sexy xứ Hàn"?

50.000 người xem sao nam hạng A công khai quấy rối "nữ thần sexy xứ Hàn"?

Sao châu á

22:04:58 15/04/2025
Heechul liên tục lặp lại câu hỏi Eunbi tự tin về điều gì nhất? khiến nữ idol phải gắt lên Đã bảo là gương mặt của em rồi
Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng

Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng

Netizen

21:24:20 15/04/2025
Gần 2 tháng trôi qua, Bùi Đỗ Thanh Thương (SN 2000, quê Quảng Nam) vẫn thích mê đám cưới của chính mình, vốn đã được chuẩn bị gần 1 năm, tổ chức tại rừng thông Đà Lạt (Lâm Đồng) với những nghi thức đặc biệt.
Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?

Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?

Sao âu mỹ

21:19:37 15/04/2025
Vụ án của mỹ nhân đình đám Hollywood Virginia Rappe và danh hài nổi tiếng Roscoe Arbuckle gây chấn động dư luận 1 thời tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tin nổi bật

20:55:03 15/04/2025
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai việt nam - trung quốc có ý nghĩa chiến lược gồm 11 nội dung quan trọng.
Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình

Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình

Đồ 2-tek

20:54:19 15/04/2025
Kawasaki vừa giới thiệu một mẫu xe ý tưởng độc đáo mang tên Corleo, kết hợp giữa mô tô địa hình và robot bốn chân, sử dụng động cơ hydro và có khả năng di chuyển như một sinh vật sống.
Người duy nhất đánh bại AI trở thành thầy giáo

Người duy nhất đánh bại AI trở thành thầy giáo

Thế giới số

20:28:26 15/04/2025
Lee Se Dol, người duy nhất đánh bại AI trong trò chơi cờ vây, bắt đầu giảng dạy các sinh viên tài năng với tư cách giáo sư đặc biệt tại Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia Ulsan (Hàn Quốc).