Covid-19: Thủ tướng yêu cầu các tỉnh cân nhắc việc thu phí cách ly
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân nhắc thận trọng việc thu phí cách ly đối với người đến từ các địa phương trong nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh VGP).
Chiều nay (7/4), Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 6/4/2020.
Thông báo nêu rõ: Trong những ngày qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương tinh thần và hiệu quả phòng chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai có kết quả tích cực việc thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt, những hành động chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, quan tâm và hỗ trợ thiết thực cho các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch…
Tuyệt đối không được chủ quan
Dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng nhân dân, đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân tuyệt đối không chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được, phải tập trung cao độ nhằm khóa chặt nguy cơ lây bệnh xâm nhập từ bên ngoài, phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch triệt để ở trong nước, tích cực chữa trị cho người bị nhiễm, hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
Trong giai đoạn từ nay đến ngày 15/4, các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là ngành y tế cần tiếp tục quyết liệt hơn nữa các biện pháp theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, giữ thế chủ động trong phòng, chống dịch, thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau đây:
Bám sát diễn biến tình hình dịch, chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, sẵn sàng ứng phó với làn sóng thứ 2 dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; nhất là phải truy vết, phát hiện sớm các ca nhiễm, nguồn lây bệnh có thể có từ các ổ dịch Bạch Mai (Thành phố Hà Nội), quán bar Buddha (Thành phố Hồ Chí Minh); tăng cường năng lực và đẩy nhanh việc xét nghiệm, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ cao.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 dự đoán tình hình dịch, tiếp tục hoàn thiện các phương án phòng, chống dịch bệnh về mọi mặt (nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư y tế, thuốc men…), tích cực hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng lực, điều phối nguồn lực cho các các cơ sở y tế tại các địa phương, nhất là các vấn đề chuyên môn sâu về điều trị bệnh; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề cần thiết. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu, tiếp cận, ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ mới về vắc xin, thuốc, phương pháp điều trị mới điều trị Covid-19.
Thực hiện nghiêm biện pháp cách ly toàn xã hội
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm biện pháp cách ly toàn xã hội, không để dịch bùng phát ở nước ta. Hết sức chú ý đề phòng, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các nơi thường có tập trung đông người như cơ sở tôn giáo, thờ tự, siêu thị, nơi công cộng… Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Chính quyền địa phương và người đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm về việc để lây lan dịch bệnh trên địa bàn, phạm vi mình quản lý.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục chỉ đạo hoàn chỉnh phương án về bệnh viện dã chiến và chương trình sản xuất máy thở phòng, chống dịch; Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất máy thở.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thông cơ sở, kể cả mạng xã hội trong việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch. Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này, tập trung thông tin, hướng dẫn người dân tích cực thực hiện cách ly toàn xã hội, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình; đồng thời tiếp tục phản ánh công khai, đầy đủ bức tranh toàn cảnh về phòng, chống dịch ở nước ta, nhất là tập trung đưa tin, cổ vũ những hành động, những tấm gương chia sẻ, hỗ trợ vượt khó; lưu ý bảo đảm an toàn cho lực lượng phóng viên tham gia tác nghiệp phòng, chống dịch, không để bị lây nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Rà soát, khẩn trương có kế hoạch đón công dân Việt Nam đang bị kẹt ở sân bay các nước
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao có biện pháp thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân trong thời kỳ dịch Covid-19. Trước mắt, tích cực động viên, khuyến cáo người Việt Nam hiện đang ở nước ngoài tiếp tục ở lại, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và pháp luật nước sở tại.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài rà soát, khẩn trương có kế hoạch đón công dân Việt Nam đang bị kẹt ở sân bay các nước; đề xuất phương án đưa một số công dân Việt Nam hiện đang ở nước ngoài có nhu cầu về nước, ưu tiên người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cụ thể, chặt chẽ. Tất cả cá nhân về nước đều phải được cách ly, giám sát y tế phù hợp.
Đề nghị cán bộ, nhân viên ngoại giao của các nước tại Việt Nam đã về nước tạm thời chưa quay lại Việt Nam trong thời gian dịch bệnh Covid-19 hiện nay cho đến khi có thông báo mới; chủ trì đề xuất, thực hiện việc viện trợ, hỗ trợ và tăng cường hợp tác quốc tế với các nước về phòng, chống dịch Covid-19 kịp thời.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát người nước ngoài quá hạn tạm trú tại Việt Nam, tạo điều kiện xuất cảnh về nước đối với những trường hợp có nhu cầu; kiên quyết trục xuất các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, tổ chức việc đưa người nước ngoài rời Việt Nam; giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ liên quan nghiên cứu, có ý kiến về vấn đề hợp tác về chuyên môn y tế với các nước như Lào, Trung Quốc, Cu Ba, Nga, Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy thực hiện nhanh hơn việc hợp tác, hỗ trợ, xuất khẩu một số loại phương tiện, vật tư y tế, trong đó các loại khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang kháng giọt bắn cho các nước có nhu cầu, nhất là các nước châu Âu, Hoa Kỳ và xử lý kịp thời các công việc được giao theo quy định, nhất là việc thông quan hàng hóa.
Các địa phương cân nhắc thận trọng việc thu phí cách ly
Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân nhắc thận trọng việc thu phí cách ly đối với người đến từ các địa phương trong nước.
Cùng với quyết liệt phòng, chống dịch, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực chuẩn bị các phương án tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; trước mắt giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, người lao động mất việc làm, kịp thời chăm lo bảo đảm đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là người nghèo, người khó khăn do dịch bệnh.
Yêu cầu các ngành, các cấp, các doanh nghiệp tập trung khai thác tối đa các cơ hội trong bối cảnh phòng, chống dịch, tích cực thay đổi phương thức làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, lưu ý các ngành công nghiệp, dịch vụ mới gắn với thương mại điện tử, phát triển kinh tế số.
Uống đủ nước, cảm ơn cuộc đời và hàng loạt thói quen giúp dân công sở trở thành "phiên bản" tốt hơn trong mùa dịch
Thời điểm nghỉ ở nhà mùa dịch là lúc thích hợp để mỗi dân công sở rèn luyện những thói quen tích cực.
Dịch bệnh khiến cuộc sống của tất cả chúng ta thay đổi một cách hoàn toàn. Từ hình thức làm việc trực tiếp, đa phần dân công sở chuyển sang làm việc tại nhà, họp hành cũng được tiến hành trực tuyến. Tệ hơn, nhiều công ty bắt buộc phải cắt giảm nhân sự khiến không ít người bị giảm đi nguồn thu nhập hàng tháng, thậm chí lâm vào cảnh thất nghiệp, mất việc.
Hơn nữa, lệnh "cách ly toàn xã hội" có hiệu lực khiến chúng ta chỉ quẩn quanh bên trong phạm vi ngôi nhà của mình, gây nên không ít sự nhàm chán, buồn tẻ. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng tích cực hơn, thì lúc này là thời điểm phù hợp để dân công sở làm mới bản thân, trui rèn những thói quen tích cực thông qua việc tái tạo những hành động thường nhật.
Dưới đây là những động thái tuy nhỏ, nhưng mang lại hiệu quả vô cùng lớn mà trước nay dân công sở vẫn thường bỏ qua:
Chuyển iPhone sang chế độ máy bay trước khi đi ngủ
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi IDC, 80% người dùng dành 15 phút ngay sau khi thức dậy để kiểm tra chiếc điện thoại. Nếu là một trong số này thì thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta nên dừng lại.
Kiểm tra điện thoại ngay sau khi thức dậy sẽ làm tăng khả năng stress và khiến não bộ dễ bị mất tập trung. Nguy hại hơn, điều này vô tình đặt chúng ta vào tình thế bị động, khiến não bộ bị "bội thực" với việc xử lý thông tin.
Hãy thử tưởng tượng một buổi sáng của chúng ta sẽ tốt lành như thế nào nếu không có một thông báo, một tin nhắn hay một cuộc gọi nhỡ nào. Đừng để những thứ đó phá hủy buổi sáng tốt lành của chúng ta.
Thiền mỗi buổi sáng
Hãy dành từ 15 đến 30 phút để thiền vào mỗi buổi sáng. Có tổng cộng 12 lợi ích đến từ việc thiền, tuy nhiên, rõ ràng nhất, thiền giúp chúng ta tập trung hơn cũng như bình tĩnh hơn trong mọi trường hợp. Sự bình tĩnh chính là chìa khóa để giải quyết mọi tai nạn ập đến bất ngờ.
Tri ân cuộc đời: Mỗi ngày một dòng
Chúng ta đang sống trong một thế giới hỗn mang với quá nhiều xung đột. Vì vậy, hãy học cách biết ơn cuộc đời bằng phương pháp "Mỗi ngày một dòng". Mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy nghĩ về một điều mà bản thân mình biết ơn trong ngày rồi viết ra một dòng về điều đó.
Thực hiện việc làm này mỗi ngày không những giúp chúng ta ngủ ngon hơn mà nói còn trau dồi lòng trắc ẩn, tâm thích tích cực bên trong mỗi con người.
Viết mỗi ngày
Không cần phải là nhà văn hay những công việc liên quan đến sáng tạo, chúng ta mới phải trau dồi và thực hành khả năng viết lách. Viết là công cụ để giải bày, để thể hiện quan điểm và cảm xúc một cách tích cực.
Việc viết lách mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như: thiết lập những mục đích, mang đến khả năng thể hiện quan điểm một cách mạch lạc, cũng cố lại những kiến thức mà chúng ta đã đọc được.
Kiểm tra lại những thói quen
Để đạt được bất cứ điều gì trong cuộc sống, chúng ta cần phải hành động. Và những kế hoạch hành động cụ thể bắt nguồn từ những thói quen tích cực. Do đó, hãy luôn theo dõi thói quen hàng ngày của bản thân.
Những thói quen tốt giúp chúng ta trui rèn lối sống tích cực, từ đó đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra, để rồi từng bước chinh phục thành công bản thân mình mong muốn.
Sống chậm lại
Nhịp điệu hối hả của kỷ nguyên công nghệ thúc đẩy chúng ta sống hối hả, vội vã. Để rồi khi bị cuốn theo guồng quay tất bật ấy, chúng ta vô tình quên đi những giá trị thật sự của cuộc sống.
Lúc này là thời điểm không thể thích hợp hơn để mỗi người có thể sống chậm lại, chiêm nghiệm nhiều hơn, nhìn nhận một cách sâu sắc hơn để hiểu bản thân mình thật sự muốn gì, cần gì và khao khát điều gì.
Đọc nhiều hơn
Những lợi ích tích cực mà việc đọc mang lại là thứ chúng ta không thể chối cãi. Tuy nhiên, cuộc sống tất bật thường nhật khiến việc đọc trở thành một thói quen có phần xã xỉ.
Tuy nhiên, hãy cố dành ra từ 30 - 60 phút mỗi ngày cho việc đọc để cảm thấy thư giãn hơn đồng thời trau dồi thêm kiến thức cũng như cảm xúc của bản thân.
30 phút tập thể dục mỗi ngày
Chỉ với 30 phút dành cho việc tập thể dục mỗi ngày, chúng ta sẽ có một thể lực dẻo dai hơn, một tinh thần thoải mái hơn. Đây chính là nền tảng để đạt được hiệu quả và năng suất hơn trong công việc.
Louis
Số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam tăng lên 241 Chiều 5/4, Bộ Y tế công bố thêm một trường hợp mắc Covid-19, nâng tổng số ca lên 241. Trước đó, 90 bệnh nhân đã được chữa khỏi. BỆNH NHÂN 241 là nam, quốc tịch Việt Nam, 20 tuổi, trú tại phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM, du học sinh tại Anh (tiền sử bệnh chưa ghi nhận bất thường). Ngày 21/3, bệnh...