Covid-19 thử thách niềm tự hào chống dịch của Hàn Quốc
Hàn Quốc từng rất tự hào về chiến lược chống Covid-19 của mình, nhưng sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát, đặt tất cả vào vòng hoài nghi.
Hàn Quốc áp dụng chiến lược “hai mũi nhọn” trong cuộc chiến chống Covid-19, vừa chống virus vừa giữ cho nền kinh tế hoạt động bình thường và nó dường như đã phát huy hiệu quả.
Nước này đã ngăn chặn được một đợt bùng phát dịch lớn mà không phải đóng cửa biên giới, phong tỏa các thành phố, đồng thời không khiến công chúng nảy sinh tâm lý phản kháng trước những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Họ từng được coi là hình mẫu cho các nước khác trên thế giới noi theo trong nỗ lực chống Covid-19.
Một trạm xét nghiệm nCoV ở Seoul hồi tuần trước. Ảnh: AFP.
Nhưng nay, Hàn Quốc phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm thứ hai và chiến lược ứng phó vốn là niềm tự hào của họ bỗng trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Sóng Covid-19 mới đang lan rộng tại khu vực đô thị dân cư đông đúc ở thủ đô Seoul, làm dấy lên hoài nghi về nỗ lực dịch tễ của Tổng thống Moon Jae-in.
Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi các bác sĩ trẻ, một trong những đồng minh mạnh nhất của chính phủ trong cuộc chiến chống Covid-19, đang quay lưng lại với Tổng thống Moon. Họ đã đình công do không hài lòng về chương trình cải cách y tế mà ông đưa ra.
Chính phủ cũng đang phải cố gắng cân bằng giữa nỗ lực kiểm soát virus và bảo vệ nền kinh tế, giữa việc sử dụng quyền lực nhà nước để bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng không xâm phạm quyền tự do cá nhân.
“Chiến lược ứng phó dịch bệnh của chúng ta, từng được coi là hình mẫu của thế giới, đang phải bất ngờ đối mặt với một cuộc khủng hoảng”, Tổng thống Moon tuần trước thừa nhận. “Cả nước đang ở trong tình thế khó khăn. Cuộc sống người dân đang lâm nguy”.
Số ca nhiễm mỗi ngày của Hàn Quốc từng thường xuyên được giữ ở mức dưới 10, nhưng đã tăng lên mức ba con số kể từ ngày 14/8. Đến nay, quốc gia với 50 triệu dân này ghi nhận gần 21.000 ca nhiễm và hơn 300 ca tử vong vì Covid-19.
Virus lây lan nhanh chóng ra cộng đồng từ các nhà thờ và một cuộc biểu tình quy mô chống chính phủ hồi giữa tháng 8. Chính quyền Tổng thống Moon đã đe dọa truy tố những người đi lễ nhà thờ và tham gia biểu tình, với cáo buộc họ cản trở nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của nhà chức trách. Nhưng họ lập tức phản ứng, gọi ông là “nhà độc tài”, điều hành đất nước bằng “thiết quân luật”.
Video đang HOT
Không nản lòng, Tổng thống Moon mới đây ra lệnh thắt chặt các hạn chế, cấm các cuộc tụ tập trong nhà thờ và biểu tình lớn ngoài trời. Ông quyết định đóng cửa cả các quán bar và câu lạc bộ đêm.
Các nhà dịch tễ học đã kêu gọi thực hiện những biện pháp cách biệt cộng đồng quyết liệt hơn, như cấm tụ tập trên 10 người và đóng cửa hàng trăm địa điểm khác, như các trận đấu thể thao chuyên nghiệp, quán cà phê và hội trường đám cưới.
Tuy nhiên, Tổng thống Moon tỏ ra do dự, không muốn đi xa như vậy do lo ngại những thiệt hại đối với nền kinh tế vốn đang gặp không ít khó khăn.
Khách hàng được đo thân nhiệt tại một quán cà phê ở Seoul hôm 31/8. Ảnh: AFP.
“Chúng ta đang ở ngã tư đường”, Jung Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, ngày 2/9 nói. “Tuần tới sẽ là thời điểm quyết định liệu chúng ta có thể kiểm soát được đợt lây nhiễm thứ hai hay không”.
Hồi cuối tháng hai, Hàn Quốc ghi nhận tới 900 ca nhiễm một ngày nhưng họ đã nhanh chóng làm phẳng đường cong lây nhiễm nhờ vào chương trình xét nghiệm diện rộng và truy vết nguồn lây quyết liệt. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành công đó là việc công chúng sẵn sàng chấp nhận quyền công dân của họ bị ảnh hưởng vì mục tiêu chống dịch.
Người dân đeo khẩu trang hàng ngày. Rất ít người phàn nàn khi chính phủ sử dụng hình ảnh từ camera giám sát, dữ liệu vị trí từ điện thoại thông minh hay lịch sử thẻ tín dụng nhằm truy vết các bệnh nhân Covid-19 và xác định chuỗi lây nhiễm.
Đến tháng 5, Hàn Quốc tự tin rằng nền kinh tế của họ có thể hoạt động tích cực hơn mà không khiến dịch tái bùng phát. Chính phủ bắt đầu phát động chiến dịch mang tên “Một cuộc sống bình thường mới với Covid-19″, kêu gọi người dân ra ngoài, giao lưu, chi tiêu và vui chơi để giữ động lực phát triển của nền kinh tế. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào, các biện pháp hạn chế sẽ được áp đặt trở lại.
“Chúng ta không thể mãi trì hoãn trở lại cuộc sống bình thường”, Tổng thống Moon lúc bấy giờ nói.
Chính phủ tung ra 14 nghìn tỷ won (11,8 tỷ USD) quà tặng bằng tiền mặt cho các hộ gia đình nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Tới cuối tháng 5, Hàn Quốc mở cửa 256 bãi biển trên cả nước phục vụ du lịch hè. Tháng 7, họ cho phép tổ chức lại các buổi nghiên cứu Kinh thánh và những cuộc tụ tập tôn giáo quy mô nhỏ, vốn bị coi là hoạt động khó giám sát giữa đại dịch.
Tháng 8, chỉ vài ngày sau khi số ca nhiễm tăng đột biến, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự đoán nền kinh tế Hàn Quốc năm nay sẽ chỉ sụt giảm 0,8%, so với mức trung bình 7,5% của các nước khác trong nhóm mà họ theo dõi.
Hàng triệu người Hàn Quốc đổ xuống đường mua sắm vào giữa tháng 8 trong chương trình ba ngày cuối tuần do chính quyền Tổng thống Moon khởi xướng nhằm mang lại “thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng quý giá cho những người mệt mỏi vì dịch bệnh kéo dài”.
Nhưng thậm chí trước khi kỳ nghỉ bắt đầu vào ngày 15/8, các dấu hiệu đã xuất hiện cho thấy việc nới lỏng hạn chế khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.
Một ổ dịch bùng phát tại nhà thờ Sarang Jeil ở Seoul. Một ổ dịch khác bắt đầu bùng phát vào ngày 15/8, khi những người phản đối chính sách của Tổng thống Moon tham gia một cuộc biểu tình quy mô lớn ở trung tâm thủ đô Seoul. Nhiều thành viên nhà thờ Sarang Jeil cũng hòa vào đám đông biểu tình.
Hôm qua, mục sư Jun Kwang-hoon, người đứng đầu nhà thờ Sarang Jeil, tổ chức một cuộc họp báo, ở đó, ông cáo buộc chính phủ biến các nhà thờ thành “con dê tế thần” nhằm bịt miệng những người chỉ trích và che đậy những thất bại trong nỗ lực chống dịch.
Hàng chục ổ dịch nhỏ hơn cũng hình thành, rất nhiều trong số đó bắt nguồn từ các nhà thờ, buộc chính phủ phải ra lệnh cấm tổ chức mọi nghi lễ tôn giáo, ngoại trừ những sự kiện được tổ chức trực tuyến.
Số ca nhiễm hàng ngày tăng không phải dấu hiệu đáng báo động duy nhất. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nCoV không rõ nguồn lây cũng tăng từ 10% trong nửa đầu tháng 8 lên 21% vào nửa cuối tháng 8. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng giới chức y tế đang mất kiểm soát các chuỗi lây truyền bệnh.
Khi những đợt bùng phát mới đe dọa làm hoen ố một trong những thành tựu lớn nhất của Tổng thống Moon, ông đang tỏ ra ngày càng cứng rắn, cảnh báo sẽ dùng luật pháp thẳng tay trừng phạt những kẻ phá hoại nỗ lực chống dịch. Chính phủ của ông tuyên bố “không khoan nhượng” và sẽ áp dụng “hình phạt tối đa”.
Cảnh sát đến nay đã truy tố 959 người vi phạm các quy định kiểm soát dịch bệnh, như từ chối đeo khẩu trang hay ra ngoài ăn uống, vui chơi bất chấp các quy định hạn chế phòng dịch.
Cảnh sát bắt ít nhất 4 người, bao gồm hai mục sư, với cáo buộc cản trở các cuộc điều tra dịch tễ học khi nói dối về lịch trình di chuyển của bản thân hay không khai báo trung thực về quy mô giáo đoàn của họ.
Nhà chức trách cũng bắt 202 người bị tình nghi phát tán thông tin sai lệch và làm rò rỉ dữ liệu cá nhân, trong đó có hai người tuyên bố trên YouTube rằng chính phủ đang thao túng kết quả xét nghiệm Covid-19 để cách ly những người bất đồng chính kiến. Thành phố Busan, phía nam Hàn Quốc, kiện 6 nhà thờ vì không tuân thủ lệnh cấm tổ chức nghi lễ của chính phủ.
“Không thể để tự do tôn giáo, tụ tập hay ngôn luận khiến chúng ta trả giá đắt như vậy”, Tổng thống Moon tuyên bố, cáo buộc các thành viên nhà thờ bảo thủ làm lan truyền virus và đe dọa nền kinh tế. “Cầu nguyện có thể mang lại sự an yên cho tâm hồn, nhưng không bảo vệ được các bạn trước virus”.
Người đi bộ trên đường phố Seoul hồi tháng trước. Ảnh: AFP.
Mục sư lãnh đạo cuộc biểu tình ở Hàn Quốc mắc COVID-19
Mục sư Jun Kwang-hoon của nhà thờ Sarang Jeil ở Seoul được xác nhận mắc COVID-19.
Các quan chức y tế Hàn Quốc hôm 17/8 xác nhận ông Jun cho kết quả dương tính với virus corona và phải cách ly tại một cơ sở y tế.
Những người tiếp xúc với Jun trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Moon Jae-in ở trung tâm Seoul được ông này khởi xướng hôm 15/8 cũng phải tự cách ly và đang làm các xét nghiệm. Hiện vẫn chưa rõ vị mục sư này lây nhiễm virus khi nào.
Mục sư Jun Kwang-hoon của nhà thờ Sarang Jeil. (Ảnh: Yonhap)
Tính tới trưa 17/8, ngoài Jun, 315 thành viên khác của Sarang Jei được xác nhận mắc COVID-19.
Giới chức Hàn Quốc cũng yêu cầu 3.400 thành viên của nhà thờ phải cách ly. Đi kèm với đó là lo ngại số ca mắc COVID-19 liên quan tới Sarang Jeil sẽ còn tăng mạnh khi hàng nghìn người lớn tuổi tiếp xúc gần trong cuộc biều tình cuối tuần trước.
Thêm vào đó, Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip cho biết việc xét nghiệm và cách ly với các trường hợp liên quan tới Sarang Jei gặp nhiều khó khăn khi các tín đồ của nhà thờ cung cấp thông tin "không chính xác".
Sarang Jeil hiện được xem là ổ dịch lớn thứ hai Hàn Quốc sau cụm dịch ở giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Deagu với 5.214 ca nhiễm hồi đầu năm.
Chính quyền thành phố Seoul mới đây đệ đơn khiếu nại chống lại ông Jun với cáo buộc cố tình cản trở nỗ lực chống dịch.
Moon Jae-in lên án nhà thờ cản trở chống Covid-19 Tổng thống Moon Jae-in chỉ trích một nhà thờ ở Seoul cản trở cuộc chiến chống Covid-19, cáo buộc thái độ của họ khiến nỗ lực chống dịch bế tắc. "Tận bây giờ, một số nhà thờ ở Hàn Quốc vẫn tổ chức các buổi lễ trực tiếp. Đặc biệt, một nhà thờ đang từ chối tuân thủ và cản trở các hướng...