COVID-19 thoái trào, thế giới đã qua điểm tồi tệ nhất của đại dịch?
Số ca nhiễm mới tại Mỹ và nhiều nước khác đã giảm mạnh từ tháng 8, khiến chính các chuyên gia dịch tễ cũng không thể cắt nghĩa đầy đủ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng cúm mùa cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Liệu thế giới đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19? Câu trả lời dường như là “rồi” nếu như căn cứ vào xu hướng dịch bệnh dựa trên số liệu của Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như tỉ lệ tiêm phòng vaccine tăng cao tại Mỹ. Trong tháng vừa qua, số ca nhiễm mới trung bình thính theo ngày tại Mỹ giảm 1/3. Còn trên phạm vi toàn cầu, mức giảm này cũng lên đến 30% kể từ tháng 9.
David Leonhardt – cây bút bình luận tên tuổi của tờ New York Times (NYT) trong bài viết mới đây đã lưu ý đến đặc điểm về “chu kỳ 2 tháng” của COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát vào cuối năm 2019. Theo đó, số ca nhiễm mới có xu hướng tăng mạnh trong khoảng hai tháng, rồi sau đó lại thoái trào trong hai tháng tiếp theo.
Xu hướng “chu kỳ hai tháng” này liên tục lặp lại tại các nước có tỉ lệ tiêm chủng vaccine và biện pháp giãn cách xã hội khác nhau và tại chính những bang tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch. Tuy nhiên, giới chuyên gia dịch tễ cho đến lúc này vẫn chưa hiểu hết được nguyên nhân.
Hành vi của con người cùng với đặc tính sinh học của virus có lẽ là lời giải thích phù hợp. “Có thể mỗi biến thể sẽ có đặc tính lây nhiễm mạnh ở một nhóm đối tượng nhất định, chứ không phải toàn bộ người dân. Và một khi những người dễ bị tổn thương nhất đã phơi nhiễm với virus, lây nhiễm COVID-19 sẽ giảm. Hoặc cũng có thể một biến thể SARS-CoV-2 cần khoảng hai tháng để phát tán trong một cộng đồng dân cư có quy mô trung bình”, Leonhardt nêu quan điểm.
Virus có thể sẽ quay trở lại, nhất là trong bối cảnh mùa đông đang tới gần, nhiều kỳ nghỉ lễ ở phía trước cùng với đó là gia tăng hoạt động trong không gian kín. Nhưng lần này có thể sẽ khác. Theo Scott Gottlieb, cựu Ủy viên Hội đồng Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) giai đoạn 2017-2019, biến thể Delta nhiều khả nang sẽ là làn sóng lây nhiễm lớn cuối cùng. Sau khi lây nhiễm Delta lên đỉnh, thế giới sẽ chuyển từ “giai đoạn đại dịch” sang “giai đoạn dịch bệnh”.
Ông Gottlieb, người từng được Tổng thống Donald Trump đề cử vào cương vị Giám đốc FDA hồi tháng 3/2017, một lần nữa bảo lưu quan điểm này khi trả lời phỏng vấn mạng tin Barrons hồi tuần trước. “Tôi nghĩ rằng kỳ nghỉ lễ Tạ ơn (Thanksgiving) sẽ là dấu mốc cơ sở để đánh chính xác diễn biến dịch bệnh. Biến thể Delta có thể là làn sóng lây nhiễm lớn cuối cùng. Chúng ta đang dần thoát ra giai đoạn đại dịch và bước sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu”, Scott Gottlieb nêu quan điểm.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/ BioNTech. Ảnh: AFP/ TTXVN
Video đang HOT
Theo đánh giá của cựu quan chức FDA này, ở thời điểm cuối của làn sóng Delta, sẽ có khoảng 80-90% người Mỹ có miễn dịch trước virus, hoặc là thông qua tiêm chủng vaccine, hoặc là đã từng lây nhiễm phơi nhiễm. Đây sẽ là “bức tường miễn dịch” vững chắc để chặn virus, không để SARS-CoV-2 lây lan ở cấp độ hiện nay.
Trên phạm vi toàn cầu, số ca mắc mới và tử vong vì dịch COVID-19 cũng xác lập xu hướng giảm. Theo báo cáo tình hình tuần về diễn biến dịch bệnh COVID-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 6/10, số ca mắc mới và tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 tuần từ 27/9-3/10 tiếp tục giảm. Trong tuần thế giới ghi nhận 3,1 triệu ca nhiễm mới và 54.000 ca tử vong, đánh dấu đà suy giảm bền vững được xác lập từ tháng 8 vừa qua.
Cuộc chiến chống COVID-19 cũng có thêm nhiều diễn biến lạc quan. Hãng dược Merck (Mỹ) cùng đối tác Bridgeback mới đây đã công bố thông tin về thuốc dạng viên Molnupiravir, được cho là có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Theo số liệu ban đầu về kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, Molnupiravir có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có độ lây nhiễm cao. Thuốc giúp giảm 50% tỉ lệ số ca bệnh nặng phải nhập viện, hoặc số ca tử vong.
Hãng dược Pfizer ngày 7/10 cũng chính thức đệ trình hồ sơ lên FDA để xin cấp phép tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng này cho trẻ em từ 5-11 tuổi .Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn cầu, Pfizer/BioNTech cho biết vaccine ngừa COVID-19 của họ an toàn và tạo ra phản ứng mạnh với những kháng thể trung hòa, qua đó giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào.
Thời điểm Pfizer công bố thông tin này không thể tốt hơn: Số ca mắc và phải nhập viện vì COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ tăng nhanh sau khi các trường mở cửa trở lại, đón học sinh trong năm học mới, trong khi trẻ em nhỏ tuổi vẫn là đối tượng chưa được phép tiếp cận vaccine. Dự kiến ban cố vấn của FDA sẽ nhóm họp trong ngày 26/10 để xem xét đề nghị của Pfizer. Quyết định cấp phép sử dụng khẩn cấp có thể sẽ được đưa ra trong tháng 11 tới.
Dự báo về xu thế dịch COVID-19 trên thế giới 6 tháng tới
Cuộc chạy đua giữa tiêm chủng và biến thể Delta sẽ chưa chấm dứt, chừng nào COVID-19 còn là mối đe dọa.
Người dân sử dụng dịch vụ tàu điện ngầm tại thủ đô London, Anh. Ảnh: Getty Images
Với những ai kỳ vọng vào ánh sáng cuối đường hầm COVID-19 trong từ 3 đến 6 tháng tới, họ sẽ phải đón nhận thông tin không mấy tốt lành từ các nhà khoa học: Hãy chuẩn bị đối phó với dịch bệnh ở cấp độ lớn hơn những gì đã diễn ra. Bùng phát dịch sẽ khiến trường học đóng cửa. Những công dân sống trong trại dưỡng lão sẽ đối diện với lo sợ lây nhiễm quay trở lại. Người lao động sẽ buộc phải cân nhắc nguy cơ khi trở lại làm việc trong bối cảnh bệnh viện trở nên quá tải.
Giới chuyên gia nhìn nhận dịch bệnh chấm dứt chỉ sau khi tất cả công dân đều thuộc diện hoặc đã nhiễm bệnh, hoặc được tiêm đủ liều vaccine. Ngay cả trong trường hợp này vẫn sẽ có một số ít người không may mắn tái nhiễm.
"Tôi cho rằng lây nhiễm đang diễn ra trên thế giới. Rồi xu hướng sẽ lắng dịu. Nhưng tiếp đó tôi nghĩ rằng chúng ta rất dễ phải chứng kiến bùng phát mới vào mùa thu và mùa đông này", Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ) nhận định.
Khi hàng tỉ người trên thế giới chưa được tiếp cận vaccine và ít có cơ hội để loại trừ virus, thế giới trong vài tháng tới có thể sẽ phải đối diện với các ổ dịch trong lớp học, trên các phương tiện công cộng và nơi làm việc, khi các nước quyết tâm đẩy nhanh tiến độ mở cửa nền kinh tế. Ngay cả khi tỉ lệ tiêm chủng tăng nhanh, vẫn sẽ nhóm người thuộc diện dễ bị tổn thương trước virus. Đó là trẻ sơ sinh, người không thể tiêm vaccine hoặc không muốn tiêm vaccine, người đã tiêm nhưng lại rơi vào nhiễm đột phá do suy giảm lớp bảo vệ.
Khách hàng trình chứng nhận tiêm chủng vaccine trước khi được vào một quán bar ở San Francisco, Mỹ. Ảnh: Bloomberg
Vài tháng tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn. Theo Osterholm, một vài năm tới sẽ là chu kỳ lên xuống của dịch bệnh gắn với thời gian cần thiết để tăng độ che phủ toàn diện của vaccine. Thách thức nằm ở chỗ dịch sẽ ở các mức đỉnh và đáy nào, quãng thời gian tạo đỉnh, rồi đáy và ngược lại sẽ dài bao lâu. "Chúng ta không biết, nhưng tôi có thể nói rằng lây nhiễm virus kiểu cháy rừng sẽ không ngừng lại chừng nào virus vẫn còn tìm thấy đối tượng phù hợp để tấn công và gây cháy", ông Osterholm nhận định.
COVID-19 trong tương quan so sánh với các đại dịch khác
Theo Lone Simonsen, chuyên gia dịch tễ và là giáo sư chuyên ngành khoa học sức khỏe dân số tại Đại học Roskilde (Đan Mạch), việc nghiên cứu 5 đại dịch cúm được ghi nhận trên thế giới trong 130 năm qua có thể giúp đưa ra dự báo về xu hướng phát triển của COVID-19. Đại dịch cúm kéo dài nhất là 5 năm, nhưng về cơ bản 5 đợt dịch này thường có từ 2 đến 4 làn sóng lây nhiễm trong khoảng từ 2-3 năm. COVID-19 đang dần trở thành đại dịch nghiêm trọng hơn, khi mới chỉ ở năm thứ hai nhưng đã đẩy thế giới vào giữa làn sóng lây nhiễm thứ 3 và chưa thấy lối thoát.
Rất có thể virus SARS-CoV-2 sẽ không đi theo con đường, cách thức mà các chủng virus từng gây ra đại dịch trong quá khứ. Đáng chú ý, đây lại là loại virus dễ lây lan hơn. Với hơn 4,6 triệu người tử vong tính kể từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, SARS-CoV-2 có mức độ "chết chóc" gấp hai lần so với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Một nạn nhân tử vong vì COVID-19 được đưa đi an táng tại nghĩa trang Fairy Park, vùng, Meru, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: Bloomberg
Đã từng bị sóng COVID-19 tấn công và đều thuộc nhóm có tỉ lệ tiêm chủng vaccine cao, nhưng Mỹ, Anh, Nga và Israel vẫn đang ghi nhận số ca mắc kỉ lục. Tiêm chủng giúp giảm nguy cơ tử vong, diễn tiến bệnh nặng. Nhưng bùng phát lây nhiễm đồng nghĩa với việc virus tấn công vào nhóm người trẻ và người chưa được tiêm vaccine, làm gia tăng số lượng các ca bệnh nặng ở nhóm đối tượng này. Khi virus còn lây lan vượt tầm kiểm soát ở nhiều khu vực trên thế giới, rất có thể một biến thể khác sẽ xuất hiện.
Lịch sử cho thấy mọi người thường có quan điểm virus sẽ tự động giảm độc lực theo thời gian, để tránh việc tiêu diệt hết dân số vật chủ. Nhưng đây là quan niệm sai lầm - chuyên gia Lone Simonsen nêu quan điểm. Biến chủng mới không hẳn lúc nào cũng nguy hiểm hơn so với chủng cũ. Nhưng đại dịch trên thực tế sẽ nghiêm trọng, chết chóc hơn trong giai đoạn lây lan, bùng phát, khi virus tìm cách thích ứng, xâm nhập vật chủ mới.
Dự đoán khi nào COVID-19 sẽ chấm dứt?
Đại dịch COVID-19 sẽ không kết thúc trong 6 tháng tới, đó là điều dễ nhận thấy. Giới chuyên gia về cơ bản đều đồng thuận rằng dịch bệnh sẽ được chế ngự, kiểm soát khi có khoảng 90-95% dân số toàn cầu đạt miễn dịch - có thể thông qua tiêm chủng hay đã từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó. Chìa khóa then chốt vẫn phải là tiêm chủng, bởi "nếu không có tiêm chủng, con người dễ bị tổn thương, bởi virus sẽ lây lan rộng và tấn công ngay trong mùa thu và mùa đông này", Simonsen nói.
Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, đã có hơn 5,66 tỉ liều vaccine được đưa vào tiêm chủng trên toàn thế giới. Nhưng chiến dịch tiêm chủng mới chỉ thành công ở một vài nhóm nước, như châu Âu, Bắc Mỹ hay Trung Quốc. Những nơi khác mức độ bao phủ vaccine rất hạn chế. Đa phần các nước châu Phi mới chỉ tiếp cận được lượng vaccine đủ tiêm cho 5% dân số ở mức hai liều tiêm. Ấn Độ cũng mới tiêm được cho khoảng 26% dân số.
Một thợ mỏ được tiêm chủng vaccine ở Amandelbult, Nam Phi. Ảnh: Bloomberg
Theo Erica Charters, giáo sư chuyên ngành lịch sử y khoa, đại dịch sẽ chấm dứt ở từng nơi vào những thời điểm khác nhau - như những gì đã diễn ra trong quá khứ. Chính phủ các nước sẽ phải đưa ra quyết định sẵn sàng sống chung được với dịch bệnh ở cấp độ nào. Cách tiếp cận cũng khác nhau. Dù một số vẫn theo đuổi chiến lược "không COVID-19", nhưng thế giới gần như chắc chắn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn được virus.
Một số nước như Đan Mạch, Singapore - số thành công trong kiềm chế lây nhiễm ở mức thấp, đang tính đến tương lai hậu đại dịch, giảm biện pháp hạn chế phòng ngừa dịch bệnh. Số khác như Mỹ, Anh lại chọn mở cửa kinh tế ngay cả khi lây nhiễm tiệm cận mức kỉ lúc. Cùng lúc, Trung Quốc, Hong Kong/Trung Quốc và New Zealand vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách loại trừ virus trong cộng đồng, theo kiểu "không COVID-19".
"Tiến trình chấm dứt dịch bệnh sẽ không đồng nhất. Đại dịch là hiện tượng sinh học, nhưng cũng là hiện tượng chính trị và xã hội. Ngay ở thời điểm hiện tại thế giới vẫn có những cách tiếp cận khác nhau khi đối diện với COVID-19", bà Charters nói.
Diễn biến nhiều khả năng sẽ hỗn độn, tạo ra di sản kéo dài trong nhiều năm. Từ nay đến lúc đó, các nước cần sẵm sàng chấp nhận trải qua thêm nhiều tháng trước nguy cơ dịch bệnh tấn công.
Moderna đầu tư 500 triệu USD xây nhà máy vaccine mRNA ở châu Phi Moderna lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất vaccine tại châu Phi với công suất 500 triệu liều/năm. Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: Bloomberg Nhà máy có tổng vốn đầu tư vào khoảng 500 triệu USD và chuyên cung ứng vaccine sử dụng công nghệ mRNA cho các nước có thu nhập thấp, trong đó có vaccine ngừa COVID-19....