Covid-19: Thiếu miễn dịch, Trung Quốc có nguy cơ bùng phát dịch lần 2
Chuyên gia về hô hấp hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo nước này vẫn đối mặt với “thách thức lớn” về làn sóng Covid-19 thứ 2 vì sự thiếu miễn dịch trong cộng đồng.
Viện sĩ Chung Nam Sơn, cố vấn y tế cấp cao của chính phủ Trung Quốc và là gương mặt đại diện trong cuộc chiến chống Covid-19 của nước này, xác nhận trong cuộc phỏng vấn với đài CNN ngày 16-5 rằng cơ quan chức năng tại TP Vũ Hán, nơi virus được báo cáo xuất hiện lần đầu hồi tháng 12, đã che giấu những chi tiết quan trọng về mức độ bùng phát ban đầu.
Theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), nước này có hơn 82.000 ca nhiễm Covid-19 và ít nhất 4.633 ca tử vong. Số lượng các ca nhiễm mới tăng nhanh hồi cuối tháng 1, buộc các thành phố phải phong tỏa và cấm du lịch nội địa.
Đến đầu tháng 2, số lượng ca nhiễm mới mỗi ngày của Trung Quốc tăng kỷ lục 3.887 ca/ngày. Tuy nhiên, một tháng sau đó, số ca mới giảm chỉ còn 2 con số trong khi tình hình ở Mỹ lại trái ngược hoàn toàn khi tăng từ 47 ca mới vào ngày 6-3 lên 22.562 ca vào cuối tháng.
Sau khi đã kiểm soát phần lớn đại dịch, cuộc sống tại Trung Quốc đang dần trở lại bình thường. Lệnh phong tỏa được nới lỏng, một số trường học và nhà máy đã mở cửa trở lại trên khắp nước.
Viện sĩ Chung Nam Sơn. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, ông Chung cảnh báo giới chức Trung Quốc không nên mất cảnh giác vì nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 2 vẫn rình rập. Những ổ dịch mới vừa xuất hiện rải rác trong các tuần gần đây cả ở TP Vũ Hán lẫn các tỉnh Đông Bắc như Hắc Long Giang và Cát Lâm.
“Vào thời điểm này, phần lớn người dân Trung Quốc vẫn dễ bị nhiễm Covid-19 vì thiếu miễn dịch. Chúng ta đang đối mặt với một thách thức lớn” – trích lời ông Chung. Ông được gọi là “người hùng SARS” tại Trung Quốc nhờ công lao rất lớn trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh hội chứng hô hấp cấp tính vào năm 2003. Lần này, ông đã lãnh đạo công tác chống virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc, đặc biệt là trong những giai đoạn trọng yếu đầu tiên của sự bùng phát.
Video đang HOT
Vào ngày 20-1, ông Chung là người xác nhận trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng Covid-19 có thể lây từ người sang người sau khi giới chức y tế Vũ Hán khẳng định trong nhiều tuần rằng không có bằng chứng rõ ràng về việc này và dịch bệnh “có thể được ngăn chặn và kiểm soát”.
Dẫn đầu một nhóm các chuyên gia do NHC cử đi điều tra ổ dịch ban đầu, ông Chung đến TP Vũ Hán vào ngày 18-1. Khi đến nơi, ông nhận được vô số cuộc gọi từ các bác sĩ và học sinh cũ cảnh báo rằng tình hình tại thành phố này tệ hơn rất nhiều so với các báo cáo chính thức.
TP Vũ Hán yêu cầu xét nghiệm diện rộng 11 triệu cư dân sau khi ổ dịch mới được phát hiện hồi đầu tháng 5. Ảnh: Reuters
“Chính quyền địa phương không muốn nói sự thật vào thời điểm đó. Lúc đầu, họ cứ giữ im lặng và tôi nói có lẽ chúng ta có rất nhiều người nhiễm bệnh” – ông Chung cho biết. Ông bắt đầu nghi ngờ khi con số báo cáo chính thức về các ca nhiễm tại TP Vũ Hán duy trì ở mức 41 ca trong hơn 10 ngày dù tình trạng lây lan đang tăng ở nước ngoài.
“Tôi không tin kết quả đó nên liên tục truy hỏi và sau đó họ phải đưa cho tôi con số thật. Tôi cho rằng họ rất lưỡng lự khi trả lời câu hỏi của tôi” – viện sĩ Chung kể lại. Ngày 20-1, tại Bắc Kinh, ông được thông báo tổng số ca ở TP Vũ Hán là 198 với 3 người tử vong và 13 nhân viên y tế mắc bệnh.
Trong cuộc họp với các quan chức chính phủ cùng ngày, ông Chung đề xuất phong tỏa TP Vũ Hán để ngăn chặn sự lây lan của virus. Đây là động thái chưa từng có tiền lệ. Chính quyền trung ương liền phong tỏa thành phố vào ngày 23-1, hủy bỏ toàn bộ chuyến bay, tàu lửa và xe buýt ra vào thành phố cũng như chặn các lối vào đường cao tốc lớn. Sau 76 ngày, lệnh phong tỏa mới được gỡ bỏ.
Trong cuộc phỏng vấn với CCTV ngày 27-1, Thị trưởng TP Vũ Hán Chu Tiên Vượng thừa nhận chính quyền của ông đã không thông báo về Covid-19 với công chúng “một cách kịp thời” vì “là một chính quyền địa phương, chúng tôi chỉ có thể tiết lộ thông tin sau khi được ủy quyền”.
Hồi tháng 2, Trung Quốc sa thải rất nhiều quan chức cấp cao trong bối cảnh chính quyền địa phương bị chỉ trích rộng rãi vì cách ứng phó với đại dịch. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, những người bị sa thải bao gồm 2 quan chức phụ trách ủy ban y tế tỉnh ủy cũng như các lãnh đạo của TP Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc.
Covid-19 có thể được kiểm soát vào cuối tháng 4
Viện sĩ Chung Nam Sơn, chuyên gia về hô hấp hàng đầu Trung Quốc, nhận định có khả năng đại dịch sẽ được khống chế vào cuối tháng 4.
Tuy nhiên ông chưa chắc chắn về việc dịch bệnh có tái bùng phát vào năm sau hay không.
Ông Chung là người đứng đầu nhóm cố vấn của chính phủ Trung Quốc về việc quản lý ổ dịch, từng góp phần quan trọng trong chế ngự Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) giai đoạn 2002-2003.
"Với các biện pháp chủ động và hiệu quả từ tất cả các quốc gia, tôi tin rằng đại dịch có thể được kiểm soát. Ước tính của tôi là vào cuối tháng 4. Sau đó, chưa ai biết chắc liệu virus có quay lại vào mùa xuân tới hay sẽ biết mất hoàn toàn khi thời tiết ấm lên. Dù vậy, hoạt động của nó chắc chắn giảm ở nhiệt độ cao hơn", viện sĩ cho biết hôm 1/4.
Các chuyên gia từ Mỹ và châu Âu cũng có ý kiến tương tự dựa trên diễn biến dịch bệnh ở khu vực này.
Mike Ryan, giám đốc chương trình sức khoẻ khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết tình hình đại dịch ở châu Âu đã dần ổn định, sau khi nhiều nước áp dụng biện pháp phong toả trên diện rộng.
Viện sĩ Chung Nam Sơn. Ảnh: AFP
Tại Mỹ, viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ, Đại học Washington, cho biết các bệnh viện có khả năng phải đối mặt với đỉnh dịch ngày 20/4. Nước này hiện có hơn 245.000 trường hợp dương tính, theo số liệu từ Đại học John Hopkins.
Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh châu Âu thông báo toàn EU và Anh có khoảng 421.000 ca bệnh. Gần một nửa là bệnh nhân từ Italy và Tây Ban Nha.
Viện sĩ Chung Nam Sơn nhận định chính phủ các nước cần hợp tác chặt chẽ chống lại đại dịch.
"Những quốc gia như Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực. Cơ bản và hiệu quả nhất vẫn là khuyến khích người dân ở nhà", ông nói.
Tuần này, Đại học Hoàng gia London công bố một nghiên cứu ước tính rằng biện pháp cách ly xã hội của 11 nước châu Âu giúp giảm sự lây lan của nCoV và ngăn chặn tới 59.000 ca tử vong.
Dù lo ngại Trung Quốc có các bệnh nhân mang virus không biểu hiện triệu chứng, ông Chung vẫn tin tưởng quy trình giám sát và biện pháp kiểm dịch có thể ngăn chặn làn sóng thứ hai của Covid-19. Theo ông, bên cạnh lấy mẫu vi sinh bề mặt (swab test), các xét nghiệm kháng thể cũng giúp đội ngũ bác sĩ dễ dàng phát hiện người mang virus hơn.
Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, tính đến ngày 1/4, có 1.075 người bệnh không triệu chứng đang được theo dõi y tế. Ít nhất 1.863 ca dương tính vẫn được điều trị tại bệnh viện, trong đó 701 bệnh nhân đến từ nước ngoài.
Covid-19 cũng để lại những ảnh hưởng cho người bệnh sau khi khỏi. Nghiên cứu công bố tháng trước của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong chỉ ra rằng phổi của một nửa số người khỏi bệnh đã suy giảm chức năng từ 20 đến 30%. Song dựa trên quan sát, ông Chung cho biết tương tự với SARS, hầu hết bệnh nhân hoàn toàn hồi phục trong vòng 6 đến 12 tháng.
Thục Linh
Giáo sư Mỹ bị bắt vì che giấu quan hệ với Trung Quốc Giáo sư Simon Saw-Teong Ang bị bắt với cáo buộc không khai báo trung thực quan hệ với các tổ chức Trung Quốc khi xin tài trợ từ NASA. Simon Saw-Teong Ang, 63 tuổi, giáo sư kỹ thuật điện và nhà nghiên cứu tại Đại học Arkansas-Fayetteville (UA) ở Fayetteville, bang Arkansas, Mỹ, bị các đặc vụ Cục Điều tra Liên bang (FBI)...