Covid-19 thay đổi cách người Mỹ sử dụng Internet thế nào
Bị kẹt ở nhà giữa đại dịch Covid-19, rạp chiếu phim đóng cửa, quán ăn ngừng phục vụ, cả nước Mỹ đang sống cuộc sống của họ trong một môi trường khác, đó là môi trường online (trực tuyến).
Theo phân tích từ SameWeb và Apptopia – hai đơn vị cung cấp dữ liệu online uy tín, hành vi sử dụng Internet của người dân New York đã có những thay đổi rõ rệt từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.
Họ bắt đầu chuyển sang sử dụng mọi thiết bị sẵn có trong ngôi nhà để làm việc, giải trí, kết nối. Đây cũng là tình trạng chung đối với các quốc gia phải hạn chế tiếp xúc và tự cách ly tại nhà do dịch Covid-19.
Mới đây, một bài viết có tiêu đề “Virus đã thay đổi cách chúng ta sử dụng Internet” được đăng tải bởi New York Times đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
“Bị kẹt ở nhà giữa đại dịch Covid-19, rạp chiếu phim thì đóng cửa, quán ăn thì ngưng phục vụ, người Mỹ đang sống trong một môi trường khác, đó là môi trường online (trực tuyến)”, bài viết mở đầu.
Rời khỏi chiếc điện thoại
Theo thống kê, dịch vụ đắt khách nhất tại Mỹ thời điểm hiện nay không còn là quán bar, nhà hàng, mà là các ứng dụng trình chiếu streaming như Netflix hay YouTube. Mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram cũng được truy cập nhiều vì đây là cách tốt nhất để duy trì sự giao tiếp và tương tác giữa người với người.
Trong nhiều năm qua, người dùng từng bước chuyển đổi thói quen từ máy tính sang smartphone, tạo nên cả một ngành công nghiệp di động cực kỳ phát triển.
Video đang HOT
Tuy nhiên giờ đây khi bị “trói” ở nhà, người Mỹ dường như nhớ lại rằng việc sử dụng màn hình bé xíu trên smartphone là bất tiện thế nào.
Thống kê truy cập từ các ứng dụng di động giảm mạnh. Trong khi đó thì truy cập qua website lại tăng chóng mặt.
Facebook, Netflix và YouTube là 3 trong số những nền tảng trực tuyến đều ghi nhận sự gia tăng đột biến truy cập từ các thiết bị như máy tính, laptop, TV thông minh,…
Trong khi đó, truy cập thông qua ứng dụng từ smartphone của các ứng dụng này lại giảm đáng kể.
Kết nối theo kiểu mới: Video chat
Mô hình mạng xã hội truyền thống vẫn còn, nhưng dường như chúng ta không chỉ muốn giao tiếp bằng tin nhắn và những biểu tượng mặt cười. Thay vào đó, bạn sẽ muốn thấy mặt của nhau và chia sẻ những câu chuyện bằng lời nói.
Thống kê tại Mỹ cho thấy lượng người truy cập vào các dịch vụ như Google Duo, Houseparty,… để trò chuyện cùng bạn bè, người thân đã tăng vọt trong ít tuần qua.
Bên cạnh đó, người Mỹ cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến Nextdoor, một mạng xã hội tập trung vào mô hình kết nối giữa các hộ gia đình hàng xóm hoặc một tổ dân phố.
Phụ thuộc vào các dịch vụ học và làm việc trực tuyến
Cũng giống như nhiều thành phố khác trên thế giới phải tự cách ly để chống chọi dịch bệnh, người Mỹ đã chuyển gần như toàn bộ văn phòng và lớp học về nhà – tại phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,… tất cả những nơi có kết nối Wi-Fi.
Mọi thứ đã thay đổi. Giờ đây giáo viên và học sinh trao đổi bài tập trên Google Classroom, các cuộc họp giao ban, họp hội đồng quản trị diễn ra trên Zoom, Google Hangouts, Microsoft Teams.
Dẫu vậy, việc hối thúc chuyển sang các dịch vụ này trong một thời gian ngắn đã làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan tới bảo mật và quyền riêng tư của người dùng, điển hình như trường hợp của Zoom mới đây.
Video game thay thế cho các kênh thể thao
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết các hoạt động thể thao như bóng rổ, bóng đá, và các bộ môn đã bị tạm hoãn vô thời hạn. Ngay cả thế vận hội Olympic Tokyo 2020 và giải đấu khác cũng bị dời lại tới năm sau.
Điều này khiến các kênh thể thao như ESPN, Star Sport, giảm mạnh từ cuối tháng 1. Cùng lúc đó, các trang streaming trò chơi điện tử như Twitch, YouTube Gaming,… đã tăng vọt từ 15-20%.
Tiktok, ứng dụng mobile với nhiều clip trêu chọc và tấu hài cũng thu hút lượng người xem đáng kể từ khi dịch Covid-19 lan rộng. Cùng với đó là nhiều dịch vụ xem phim, giải trí, tập thể dục online tại nhà.
Nguyễn Nguyễn
Đố bạn biết vì sao cáp quang Internet lại được đặt dưới đáy biển?
Mặc dù việc đặt cáp dưới đáy biển khiến việc sửa chữa gặp khó khăn song đây lại là lựa chọn tối ưu nhất.
Mới đây, theo thông tin mới cập nhật tuyến cáp quang biển AAG (Asia - America Gateway) lại đang gặp sự cố và dự kiến phải tới ngày 3/9 mới khắc phục xong. Đây không phải lần đầu tiên tuyến cáp AAG gặp phải sự cố trong năm nay. Câu hỏi đặt ra là nếu đặt cáp quang dưới đáy biển dễ đứt, hỏng hóc đến như vậy, tại sao con người không tính đến phương án đặt nó trên cạn?
Thực tế, theo một số nghiên cứu, việc đặt các đoạn cáp quang trên cạn cũng có thể dễ dàng bị đứt, hỏng hóc chẳng kém đặt cáp quang dưới đáy biển. Các thiết bị xây dựng là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng của cáp ngầm trên cạn. Trong khi đó, đối với cáp dưới lòng đại dương, cũng có không ít yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ bền của chúng, ví dụ như mỏ neo của thuyền bè, các sinh vật biển hay thậm chí là thảm hoạ tự nhiên dưới lòng đại dương.
Sửa cáp quang dưới đáy biển vốn cũng là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Dù vậy, sau khoảng 150 năm, con người cũng đã tìm ra được một số cách để tăng tốc quá trình này.
Mỗi khi một đoạn cáp gặp sự cố, các tàu biển chuyên dụng cho việc sửa chữa sẽ làm nhiệm vụ. Nếu cáp nằm ở vùng nước nông, robot sẽ được sử dụng để tiếp cận đoạn cáp và đưa nó lên. Tuy nhiên, nếu cáp nằm ở vùng nước sâu, tàu sửa chữa sẽ sử dụng các móc sắt chuyên dụng để đưa đoạn cáp lên mặt nước, phục vụ công tác sửa chữa. Để giúp mọi thứ đơn giản hơn, các móc sắt này đôi khi sẽ cắt đoạn cáp hỏng làm đôi và thuyền sửa chữa sẽ nâng mỗi đầu cáp lên để sửa trên mặt nước.
Việc xác định chính xác vị trí đoạn cáp đứt cũng là một thách thức đối với đội sửa chữa và đôi khi mất khá nhiều thời gian cho nhiệm vụ này.
Lê Nam Khánh
FPT Telecom nâng miễn phí băng thông hơn 60%, đưa nội dung bài giảng lên truyền hình FPT vừa nâng miễn phí tổng băng thông hơn 60% để đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet tăng cao của người dân, đầu tư mạnh vào nội dung giải trí truyền hình và các dịch vụ online, miễn phí cước cho toàn bộ các khu cách ly sử dụng Internet FPT trên toàn quốc. FPT vừa nâng miễn phí tổng băng thông...