Covid-19 tăng trở lại, Việt Nam liệu có thiếu oxy cho điều trị?
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết năng lực cung cấp oxy của Việt Nam hiện đáp ứng đủ.
Nếu dịch bùng phát mạnh thì sẽ thiếu, khi đó sẽ chuyển công năng sản xuất oxy công nghiệp sang oxy y tế.
Phát biểu tại hội nghị về thực trạng oxy y tế ngày 23/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết bên cạnh thuốc, trang thiết bị y tế thì oxy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân nói chung và bệnh nhân Covid-19 nói riêng. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng trên 60% các ca diễn biến nặng đã phải sử dụng liệu pháp oxy để hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị.
Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức PATH tại Việt Nam tiến hành khảo sát thực trạng oxy y tế và trang thiết bị chăm sóc hô hấp, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện trên toàn quốc. Kết quả khảo sát gần 1.000 cơ sở y tế cho thấy chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực cho cấp cứu. Ngoài ra có khoảng trống ở tuyến huyện, cách biệt lớn giữa số giường cấp cứu và trang thiết bị y tế đi kèm.
Oxy y tế đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị Covid-19 (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Video đang HOT
Hiện nay tổng năng lực sản xuất oxy lỏng của các nhà máy tại nước ta là khoảng trên 1.200m3 lỏng/ngày (1400 tấn). Con số này hiện tương đương hoặc cao hơn các nước đang phát triển như Ấn Độ hay Indonesia, song thấp hơn Mỹ, châu Âu. Mạng lưới phân phối bình khí dày đặc hơn, với 190 nhà cung ứng có mặt ở 55 tỉnh, thành. Tuy nhiên, có 8 tỉnh thành hầu hết ở Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long không có sự hiện diện của nhà phân phối bình khí.
Theo PATH đây là con số khảo sát từ đầu năm, hiện nay những con số này đã tăng lên.
Theo Thứ trưởng Thuấn, hiện nay có sự phân bố không đều giữa các tỉnh, các vùng miền về sản xuất, cung ứng oxy, thiếu nhiều ở các tỉnh, khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, trong khi tập trung nhiều ở các tỉnh thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… Vì thế, từ rất sớm Bộ Y tế đã thành lập tổ công tác chuyên về oxy để chỉ đạo công tác điều hành cũng như cung ứng oxy.
Trải qua các đợt dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua, các nước đã ghi nhận nhiều thảm họa y tế do thiếu nguồn cung oxy và các thiết bị liên quan như thiếu hụt bình oxy, hay các thiết bị hỗ trợ hô hấp. Đây là thực tế đáng buồn trong khi có thể chủ động chuẩn bị tốt hơn nhằm giảm tỷ lệ tử vong do thiếu oxy.
“Các cơ sở sản xuất, cung ứng oxy trên cả nước tạm thời cung ứng đủ oxy y tế. Tuy nhiên, nếu dịch bùng phát mạnh thì sẽ thiếu vì thế các địa phương cần có các kế hoạch ứng phó cần thiết, đặc biệt chuẩn bị trước khả năng để chuyển từ sản xuất oxy công nghiệp sang oxy y tế”, Thứ trưởng Thuấn nói.
Dự báo dịch bệnh còn có thể kéo dài với diễn biến có thể phức tạp, khó lường do các biến chủng mới của SARS-CoV-2. Vì thế, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh cần hoàn thiện ngay tổ công tác, rà soát ngay hệ thống sản xuất cung ứng oxy trên địa bàn, lên kịch bản ứng phó phù hợp với diễn biến dịch tại địa phương gồm thuốc men, trang thiết bị và oxy. Yêu cầu là cần đảm bảo chủ động trong mọi tình huống để không thiếu trang thiết bị, thuốc, oxy, làm việc với các nhà cung ứng, sản xuất, làm việc với tỉnh lân cận để điều phối theo vùng.
Bệnh nhân 2938 tái dương tính lần 2 với SARS-CoV-2
Kết quả xét nghiệm từ CDC Quảng Bình cho thấy, bệnh nhân 2938 đã tái dương tính lần 2 với SARS-CoV-2. Trường hợp này trước đó được phát hiện mắc Covid-19 và điều trị tại tỉnh Quảng Ninh.
Trưa 6/6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2 khi về cách ly tại địa phương tiếp tục cho kết quả tái dương tính lần 2.
Trường hợp nói trên là Nguyễn Thị H. Y. (SN 1998), trú phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới. Chị Y. trước đó lao động tại Nhật Bản, về Việt Nam vào ngày 29/4, được cách ly tập trung tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm đối với mẹ của bệnh nhân 2938.
Ngày 30/4, cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm lần 1 và phát hiện chị Y. dương tính với SARS-CoV-2 nên đã chuyển người phụ nữ này đến điều trị tại Bệnh viện Phổi Quảng Ninh (BN 2938). Ngày 7/5, mẫu xét nghiệm lần 2 của chị Y. cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Sau thời gian theo dõi, điều trị tại bệnh viện, vào các ngày 13/5 và 15/5, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm đối với chị Y. và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Do đó vào ngày 16/5, chị Y. được cho ra viện và lên xe chuyên dụng về cách ly tại nhà ở tổ dân phố 2, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Ngày 21/5, CDC Quảng Bình lấy mẫu xét nghiệm giám sát bằng phương pháp Real time RT-PCR, phát hiện chị Y. tái dương tính với SARS-CoV-2. Mẫu xét nghiệm lần 2 của người phụ nữ này cũng cho kết quả tương tự vào ngày 5/6.
CDC Quảng Bình đã đề nghị Trung tâm Y tế thành phố Đồng Hới tiếp tục cách ly trường hợp tái dương tính lần 2 nghiêm ngặt tại nhà thêm ít nhất 7 ngày, theo dõi sức khỏe ít nhất 2 lần/ngày.
Nhân viên y tế Khử khuẩn khu vực nhà ở của bệnh nhân 2938.
Cơ quan chức năng cũng đã lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với mẹ của bệnh nhân (hiện đang thực hiện cách ly tại nhà cùng với bệnh nhân). Tiếp tục điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1, F2) nếu có và hướng dẫn thực hiện đảm bảo cách ly y tế đúng quy định. Khử khuẩn tại nhà, hướng dẫn việc chấp hành cách ly y tế và thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân.
Cơ quan y tế cũng khuyến cáo, hiện trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm từ người tái dương tính với SARS-CoV-2. Vì vậy người dân không nên quá lo lắng, hoang mang. Đồng thời cần thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, cùng đồng lòng chung sức phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
VNPT đóng góp 400 tỉ đồng vào quỹ vắc xin COVID-19 Ngày 4-6, tiếp nối Viettel và MobiFone, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tham gia đóng góp 400 tỉ đồng vào quỹ vắc xin phòng COVID-19. Thêm VNPT đóng góp 400 tỉ đồng vào quỹ vắc xin COVID-19 - Ảnh VNPT cung cấp Với việc VNPT đóng góp 400 tỉ đồng, trước đó là Viettel góp 450 tỉ và...