Covid-19 tại Đông Nam Á: Singapore đóng cửa trường học, Thái Lan ban lệnh giới nghiêm
Singapore đóng cửa trường học vì số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng, trong khi Thái Lan chính thức thi hành lệnh giới nghiêm.
Cảnh sát thực thi quy định giới nghiêm ở Bangkok, Thái Lan . Ảnh Reuters
Indonesia ngày 2.4 có 196 ca nhiễm mới, cao nhất tính đến nay, và thêm 11 người tử vong. Tính từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này cách đây một tháng, tổng số ca nhiễm đến nay đã lên thành 1.986 ca, trong đó 181 người tử vong và 134 người hồi phục.
Con số tử vong của Indonesia còn cao hơn cả Hàn Quốc, nước có hơn 10.000 ca nhiễm nhưng chỉ có 174 ca tử vong.
Công nhân chuẩn bị quan tài cho bệnh nhân Covid-19 tử vong ở tỉnh Tây Java, Indonesia . Ảnh Reuters
Tại Thái Lan, tổng số ca nhiễm tính đến cuối ngày 2.4 là 1.978, trong đó 19 người tử vong, theo thông báo của giới chức y tế nước này ngày 3.4.
Chính quyền Thái Lan đã ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn quốc có hiệu lực từ ngày 3.4. Thời gian giới nghiêm bắt đầu từ 22 giờ cho đến 4 giờ sáng hôm sau. Việc vận chuyển hàng hóa y tế, đưa người đi cách ly, cấp cứu bệnh nhân hay việc đi lại của nhân viên y tế được miễn trừ. Theo Reuters, quy định này sẽ kéo dài cho đến khi chính quyền thấy thích hợp để chấm dứt.
Người dân Singapore tranh thủ mua hàng ở siêu thị sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long thông báo gia tăng quy định cách ly xã hội . Ảnh Reuters
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 3.4 thông báo đóng cửa trường học và các hoạt động kinh doanh, công sở không thiết yếu kể từ ngày 7.4 trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng lên.
Thủ tướng Lý cho biết quyết định được đưa ra vì Singapore trong 2 tuần qua ghi nhận mỗi ngày hơn 50 ca nhiễm mới dù đã có những biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan, theo tờ The Straits Times.
Trong một thông báo khác, Bộ Y tế Singapore cho biết quy định giữ khoảng cách an toàn sẽ kéo dài trong 4 tuần cho đến ngày 4.5. Số ca nhiễm Covid-19 tính đến hết ngày 2.4 là 1.114, trong đó 5 người tử vong, 249 người hồi phục.
Lính cứu hỏa xịt dung dịch khử trùng ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia . Ảnh Reuters
Trong khi đó, Bộ Y tế Malaysia ngày 3.4 thông báo tổng số ca nhiễm tại nước này là 3.333, trong đó 53 người tử vong. Malaysia là nước có nhiều bệnh nhân Covid-19 nhất khu vực Đông Nam Á.
Tờ Malay Mail dẫn lời Tổng giám đốc phụ trách chuyên môn thuộc Bộ Y tế Noor Hisham Abdullah cho biết có 827 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục.
Chính quyền đã ban hành lệnh hạn chế di chuyển từ ngày 18.3 và sẽ kéo dài đến ngày 14.4 nhằm ngăn Covid-19 lây lan. Ông Abdullah dự đoán Malaysia sẽ đạt đỉnh dịch vào giữa tháng 4 như nhận định của Tổ chức Y tế thế giới.
Đường phố vắng vẻ vì lệnh phong tỏa ở Manila . Ảnh Reuters
Chính quyền Philippines thông báo ghi nhận 29 ca tử vong vì Covid-19 trong ngày 2.4 – con số cao chưa từng có – và 385 ca nhiễm mới. Tổng cộng nước này có 3.018 ca nhiễm, trong đó 136 người tử vong và 52 người hồi phục.
Chính quyền Philippines ngày 2.4 ban hành quy định bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Người vi phạm sẽ bị cảnh cáo, buộc quay về nhà hoặc giam tại khu cách ly, theo tờ The Philippine Inquirer.
Philippines phong tỏa toàn thủ đô Manila đến tháng 4 vì Covid-19
Vi Trân
ASEAN phải đoàn kết trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Các nhà lãnh đạo ASEAN được cho là sẽ bày tỏ "quan ngại sâu sắc về căng thẳng thương mại đang gia tăng và những yếu bảo hộ thương mại và chống toàn cầu hóa đang diễn ra".
Phát biểu tại một hội nghị của ASEAN ở Thái Lan hôm 2/11, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói các nước Đông Nam Á phải đoàn kết với nhau khi đối mặt với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.
"Chúng ta không muốn dính líu đến vào một cuộc chiến thương mại. Nhưng đôi khi, khi họ không tử tế với chúng ta, chúng ta phải không tử tế lại với họ", ông Mahathir, nhà lãnh đạo 94 tuổi nổi tiếng với phong cách nói chuyện thẳng thắn, phát biểu tại Hội nghị Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ABIS) trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35, đang diễn ra ở Bangkok, Thái Lan.
Đề cập đến Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Mahathir nói "nếu người đó không ở đó, có thể sẽ có thay đổi".
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tại Bangkok, Thái Lan, hôm 2/11. Ảnh: Reuters.
Theo bản dự thảo tuyên bố cuối cùng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN mà Reuters xem được, các nhà lãnh đạo sẽ bày tỏ "quan ngại sâu sắc về căng thẳng thương mại đang gia tăng và những yếu bảo hộ thương mại và chống toàn cầu hóa đang diễn ra".
"Chúng tôi muốn hòa bình kinh tế trên toàn cầu", Arin Jira, chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN, một cơ quan được thành lập bởi các quốc gia thành viên, nói.
Tăng trưởng tại các quốc gia Đông Nam Á, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, dự kiến giảm xuống mức thấp nhất 5 năm trong năm nay. Họ cũng lo lắng về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại một khu vực có dân số hơn 620 triệu người - vẫn chưa bằng một nửa Trung Quốc.
Mỹ, đối tác thương mại quan trọng của ASEAN, sẽ cử một phái đoàn đến dự hội nghị. Song việc hạ cấp phái đoàn so với những năm trước và với các quốc gia khác đã gây lo ngại cho những nước coi Washington là đối trọng an ninh với Bắc Kinh.
Thay vì Tổng thống Donald Trump hoặc Phó tổng thống Mike Pence, Mỹ sẽ được đại diện bởi Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien. Trung Quốc sẽ cử Thủ tướng Lý Khắc Cường tham dự.
"Điều này báo hiệu rằng Mỹ là một người chơi nhỏ hơn tại khu vực chúng tôi", Kantathi Suphamongkhon, cựu ngoại trưởng Thái Lan, nói với Reuters.
Bên ngoài nơi diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Các quốc gia Đông Nam Á đã hy vọng đạt được tiến triển trong việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - bao gồm 16 quốc gia chiếm một phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần một nửa dân số thế giới.
Song điều đó trở nên không chắc chắn sau khi một cuộc họp báo dự kiến đã bị hủy vào cuối ngày 1/11. Một điểm ách tắc chính là đòi hỏi từ Ấn Độ, nơi vốn lo lắng về viễn cảnh hàng nhập khẩu Trung Quốc tràn ngập nước này.
"Việc hoàn tất đàm phán RCEP đã trở thành một bài kiểm tra quan trọng về năng lực của ASEAN trong việc thể hiện vai trò trung tâm thường được họ đề cập", Marty Natalegawa, cựu ngoại trưởng Indonesia, nói.
Theo Zing.vn
An ninh khu vực là nội dung quan trọng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 Một trong các vấn đề được học giả Nga quan tâm tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 là vấn đề an ninh tại Biển Đông. Từ 30/10 đến 4/11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bangkok, Thái Lan. Nhân sự kiện này, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Liên bang...