COVID-19 tại ASEAN ngày 11/8: Toàn khối gần 100.000 ca mắc mới; Campuchia kéo dài giới nghiêm và hạn chế tại thủ đô
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 11/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 97.900 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 178.000 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines và Singapore. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận 6 ca tử vong, giảm rõ rệt so với mấy ngày trước.
Chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan, ngày 4/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 11/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 211 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 11/8 có tới 3.739 ca bệnh mới và 218 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 11/8 ghi nhận thêm 21.038 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 207 người.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc trên 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 486 bệnh nhân mới và 12 ca tử vong trong một ngày qua. Tuy nhiên, Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Singapore ngày 11/8 ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 sau nhiều tháng.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Singapore ngày 24/6/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 178.034 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.383 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 8.320.087 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 6.958.102 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 11/8:
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trước khi vào chợ tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia kéo dài lệnh giới nghiêm và hạn chế tại thủ đô
Tại Campuchia, chiều 11/8, chính quyền thủ đô Phnom Penh thông báo gia hạn lệnh giới nghiêm toàn thành phố và một số biện pháp hành chính, hạn chế trên địa bàn thủ đô để phòng chống dịch COVID-19.
Nội dung thông báo của chính quyền thành phố Phnom Penh nêu rõ: “Các đối tượng, hoạt động nghề nghiệp hoặc kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch cao sẽ tạm thời bị đình chỉ trong 14 ngày kể từ 0h ngày 13/8 đến ngày 26/8″. Các ngành nghề, đối tượng và dịch vụ kinh doanh được xác định gồm các trường học công lập và tư thục; các loại hình thức kinh doanh câu lạc bộ karaoke, quán bar, vũ trường, vườn bia và sòng bạc, các khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, sân chơi và công viên, dịch vụ massage, xông hơi, tất cả các hình thức kinh doanh rượu, bia, rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, phòng tập gym và các trung tâm thể thao. Ngoài quyết định các biện pháp hành chính, chính quyền thủ đô Phnom Penh cũng gia hạn lệnh giới nghiêm ban đêm thêm 7 ngày đến ngày 19/8, áp dụng từ 22h đến 3h hôm sau.
Trước đó, sáng 11/8, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận 486 ca nhiễm mới và 12 ca tử vong. Tính đến sáng 11/8, Campuchia có tổng cộng 83.384 ca nhiễm COVID-19 và 1.614 ca tử vong.
Mai táng các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ đô Jakarta (Indonesia) không còn “vùng đỏ”
Chính phủ Indonesia ngày 11/8 tuyên bố Jakarta hiện không còn “vùng đỏ” COVID-19 và tất cả các quận/huyện của thành phố này hiện nằm trong vùng màu cam, đồng nghĩa với mức độ lây lan dịch trung bình.
Ngày 11/8, Jakarta ghi nhận thêm 40 ca tử vong và 1.222 bệnh nhân hồi phục. Tính đến nay, thành phố thủ đô của Indonesia chỉ còn 10.520 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly tại nhà, thấp nhất trong 7 tỉnh và thành phố trên hai hòn đảo Java và Bali đông dân.
Dù được xếp vào vùng màu cam, Jakarta vẫn nằm trong danh sách các địa phương thực thi lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 4. Nguyên nhân là phần lớn các địa phương trong khu vực Đại Jakarta (gồm Jakarta và 4 thành phố vệ tinh) vẫn đang thực thi PPKM cấp độ 4.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 15/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Philippines tăng tốc tiến độ tiêm chủng ở thủ đô Manila
Các trung tâm tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn thủ đô Manila của Philippines đang tăng tốc tiến độ tiêm chủng, trong đó có cả mở cửa hoạt động 24/24, nhằm ngăn chặn số ca mắc COVID-19 đang gia tăng do biến thể Delta gây ra.
Hoạt động đi lại ở vùng đô thị Manila bao gồm 16 thành phố và là nơi sinh sống của 13 triệu dân, đã bị hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan của biến thể Delta. Theo ông Joan Carbonell, giám sát viên tại một trung tâm tiêm chủng ở Manila, một số trung tâm tiêm chủng quyết định hoạt động vào cả ban đêm nhằm tránh tình trạng đông người đi tiêm chủng ban ngày.
Tuần trước, hàng nghìn người xếp hàng chờ đến lượt tiêm chủng ở bên ngoài các điểm tiêm chủng ở Manila sau khi có tin đồn rằng những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ không được rời khỏi nhà.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Philippines ghi nhận hơn 1,67 triệu ca mắc COVID-19 và 29.000 ca tử vong. Theo số liệu của Bộ Y tế Philippines, ngày 10/8 là ngày thứ 6 liên tiếp, nước này ghi nhận tỉ lệ xét nghiệm dương tính liên tiếp tăng, lên tới 21,9%, so với khoảng 15% vào đầu tháng 8.
'Chiến dịch nở hoa' giúp Campuchia bứt tốc tiêm chủng
Được đánh giá là nước thu nhập thấp, Campuchia vẫn có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 cao thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Sự ra đời của vaccine Covid-19 là điểm sáng trong cuộc chiến chống virus, song nó phản ánh cho tình trạng bất bình đẳng toàn cầu. Theo kho dữ liệu Our World in Data của Đại học Oxford, 68 nước thu nhập cao và 94 nước thu nhập trung bình đã triển khai tiêm chủng. Trong khi đó, chỉ 17 quốc gia thu nhập thấp được tiếp cận với vaccine.
Khi nhiều khu vực vẫn vật lộn trong làn sóng lây nhiễm nối tiếp nhau, chủ nghĩa dân tộc vaccine gia tăng. Các nước giàu không muốn chia sẻ nguồn cung dự trữ, dù đã hoàn thành tiêm chủng cho những người dễ lây nhiễm nhất.
Trong bối cảnh đó, Campuchia, dù là nền kinh tế kém phát triển hơn, vẫn nhanh chóng mua đủ vaccine và tiêm chủng cho cộng đồng. Đến ngày 3/6, hơn 16% dân số nước này, tương đương 2,5 triệu người, đã tiêm ít nhất một liều vaccine. Trong đó, 2,09 triệu người đã tiêm đủ hai liều. Tại Đông Nam Á, tỷ lệ tiêm chủng của Campuchia chỉ sau Singapore (35% dân số).
Campuchia đặt mục tiêu tiêm khoảng một triệu liều vaccine mỗi tháng, chủng ngừa cho 62% dân số (10 triệu người) trong năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
Ngay từ đầu, nước này đã nỗ lực đảm bảo nguồn cung vaccine . Chính phủ hoan nghênh động thái giúp đỡ từ tất cả các nước, miễn vaccine đủ tiêu chuẩn an toàn theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Campuchia nhận được sự hỗ trợ lớn từ Trung Quốc và Australia. Ngày 1/2, Đại sứ quán Australia tại Phnom Penh cam kết viện trợ Campuchia 28 triệu USD giúp tiêm chủng 1,5 triệu người.
Nước này đã nhận tổng cộng hơn 7 triệu liều vaccine. Trong đó, 2,2 triệu liều do hãng dược Sinopharm tài trợ, 4,5 triệu liều Sinovac mua từ trung Quốc và 324.000 liều AstraZeneca phân phối thông qua cơ chế Covax.
Thủ tướng Hun Sen phát biểu: "Đất nước chúng tôi nghèo (về của cải vật chất), nhưng không nghèo tư duy".
Người dân tại một điểm tiêm chủng ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/5. Ảnh: EPA
Lý do khác dẫn đến thành công tiêm chủng bước đầu của đất nước 16 triệu dân là chiến dịch "nở hoa" , tức là quá trình tiêm chủng khởi đầu với trung tâm cả nước rồi hướng dần ra ngoài.
Chương trình tiêm phòng khởi động từ ngày 10/2, ban đầu tập trung vào nhóm dễ lây nhiễm như nhân viên y tế tuyến đầu và sĩ quan quân đội. Tiếp đến, người trên 60 tuổi sẽ tiêm vaccine. Chiến dịch sau đó dần mở rộng sang các nhóm khác.
Nhà chức trách chia đất nước thành ba khu vực cho mục đích tiêm chủng: ưu tiên cao, ưu tiên trung bình và ưu tiên thấp. Theo "chiến dịch nở hoa", chính phủ bắt đầu tiêm chủng tại thủ đô Phnom Penh và các đô thị xung quanh như Kandal, sau đó là những khu vực khác theo thứ tự.
"Với cách tiếp cận 'nở hoa, quá trình tiêm phòng ở khu vực ưu tiên cao cần được hoàn thành vào năm 2021, càng sớm càng tốt", theo tài liệu của chính phủ.
Vùng ưu tiên cao gồm 70 thành phố trên cả nước, trong đó có Phnom Penh và Kandal, cũng như thành phố Sihanoukville, Poipet, Bavet... Tổng số người từ 18 tuổi trở lên tại các khu vực này là 4,9 triệu, chiếm 48,57% dân số trưởng thành của cả nước. Chính phủ Campuchia đánh giá "như vậy, việc tiêm chủng cho tất cả người trên 18 tuổi tại những thành phố trọng yếu sẽ tạo sức bật kinh tế, xã hội chung cho toàn quốc".
Khu vực ưu tiên trung bình gồm 64 thành phố, tổng số người trên 18 tuổi là 2,8 triệu. Vùng ưu tiên thấp có 69 thành phố, với tổng 2,3 triệu người trên 18 tuổi.
Giống với nhiều nước Đông Nam Á, người dân Campuchia khá tin tưởng vào vaccine Covid-19. Theo tiến sĩ Nuth Sambath, người đứng đầu Viện Sinh học, Y học và Nông nghiệp tại Học viện Hoàng gia Singapore, nỗi sợ mắc bệnh là một yếu tố thúc đẩy cộng đồng tiêm chủng.
"Tình hình dịch bệnh trong nước trở nên tồi tệ kể từ ngày 20/2. Những người nếm trải tác động của Covid-19 buộc phải đi tiêm phòng", ông nói.
Từ đó, Campuchia đạt tiến độ đáng kinh ngạc trong cuộc đua tiêm chủng, trong khi nhiều quốc gia khác, đặc biệt là nước nghèo, vẫn chưa triển khai hoặc chỉ cung cấp lượng nhỏ vaccine cho người dân.
Dù vậy, nước này vẫn đối mặt với một số thách thức. Sau thời gian hạ nhiệt vào giữa tháng 5, số ca nhiễm đột ngột tăng mạnh. Tới nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng hơn 35.000 ca nhiễm nCoV và 278 trường hợp tử vong. Trong ngày 8/6, nước này báo cáo 678 ca nhiễm mới.
Thế giới đã ghi nhận trên 174,1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 7/6, thế giới ghi nhận 174.117.288 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 3.745.456 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục là 157.162.2871 ca trong khi vẫn còn trên 13 triệu bệnh nhân đang phải điều trị. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN...