COVID-19 tại ASEAN hết ngày 18/8: Toàn khối trên 195.000 ca tử vong; Malaysia ca mắc mới nhiều chưa từng thấy
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 18/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 82.400 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 195.700 người.
Chôn cất thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 8/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines, Singapore, Timor Leste và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Song số ca mắc mới tại nước này bắt đầu xu thế giảm dần so với mấy ngày trước đây.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines tiếp tục chứng kiến xu thế số ca mắc mới giảm, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận 161 ca tử vong.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Trong 24 giờ qua, Malaysia có số ca mắc mới cao nhất khu vực.
Ngày 18/8, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 225 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tiếp tục ở mức cao, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 18/8 có tới 2.878 ca bệnh mới và 163 ca tử vong.
Người dân xếp hàng chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 18/8 ghi nhận thêm trên 20.515 ca bệnh mới (nhiều thứ ba khu vực), trong khi số ca tử vong là 312 người.
Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc trên 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 593 bệnh nhân mới và 12 ca tử vong trong một ngày qua. Tuy nhiên, Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Singapore ngày 18/8 cũng ghi nhận 53 ca COVID-19 mới và 1 ca tử vong.
Khu vực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 195.735 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.302 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 8.963.991 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 7.597.632 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 11/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Video đang HOT
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 18/8:
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia, ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Malaysia ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy
Ngày 18/8, Malaysia thông báo ghi nhận thêm 22.242 ca mắc mới COVID-19 – mức cao nhất kể từ trước đến nay. Như vậy, cho đến nay, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.466.512 ca mắc COVID-19.
Trong số 13 bang, vùng lãnh thổ, 9 địa phương ghi nhận số ca mắc mới ở mức 4 chữ số và bang Selangor tiếp tục đứng đầu với 6.858 trường hợp. Bang miền Đông Sabah và bang công nghiệp miền Bắc Penang ghi nhận kỷ lục mới khi lần lượt có thêm 2.413 ca và 1.867 ca.
Trước đó, giới chức y tế Malaysia cảnh báo biến thể Delta đang chiếm ưu thế tại quốc gia Đông Nam Á này.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia nỗ lực tách riêng các ca nhiễm biến thể Delta
Ngày 18/8, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Bộ Y tế nước này cho rằng cần xem tất cả lao động di cư về nước như các ca nhiễm biến thể Delta, vì vậy phải nâng cao cảnh giác tại các chốt an ninh và điểm kiểm tra y tế tại biên giới nhằm chia tách các ca nhiễm biến thể nguy hiểm này. Tất cả các mẫu xét nghiệm phải gửi về Viện Pasteur để kiểm tra biến thể Delta.
Tại Phnom Penh, từ nhiều ngày nay, chính quyền thủ đô liên tục phong tỏa các khu vực có ca nhiễm biến thể Delta. Ngày 18/8, thêm hai khu vực tại Phnom Penh bị phong tỏa trong 14 ngày là khu nhà Usanna thuộc làng Samrong Teav và Prey Moul, phường Kraing Thnong, quận Sen Sok.
Phát biểu tại buổi lễ phát động chiến dịch quốc gia ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan diễn ra đầu tuần này, người phát ngôn Bộ Y tế đồng thời là người đứng đầu Ủy ban quốc gia về tiêm phòng COVID-19 của Campuchia, Or Vandine, cho rằng việc tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 không phải là “tấm khiên” bảo vệ người dân hoàn toàn khỏi dịch bệnh, nếu không tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng dịch khác.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Yala, Thái Lan ngày 28/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Số ca tử vong vì COVID-19 tại Thái Lan tăng cao
Tại Thái Lan, số người tử vong do COVID-19 theo ngày tại Thái Lan lần đầu tiên vượt ngưỡng 300 ca, với 312 trường hợp được ghi nhận sáng 18/8, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi từ đầu dịch tới nay lên 8.285 người.
Cùng ngày, Bộ Y tế Thái Lan thông báo nước này có thêm 20.515 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc từ trước tới nay lên 968.957 ca, trong đó có 753.119 bệnh nhân đã bình phục.
Trước đó, Nội các Thái Lan ngày 17/8 đã thông qua ngân sách 9,3 tỷ baht (280 triệu USD) để chi trả cho hợp đồng mới ký mua 20 triệu liều vaccine của Pfizer, đồng thời xem xét đề xuất mua thêm 10 triệu liều vaccine cũng của hãng này.
Phát biểu sau cuộc họp Nội các, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho biết các dự án mua sắm nói trên là một phần trong kế hoạch mua tổng cộng 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Thái Lan vào cuối năm nay.
Mai táng các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 10/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia Nadiem Makarim cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay của chính phủ là đưa học sinh quay lại học trực tiếp tại trường sau gần 1 năm rưỡi phải học trực tuyến do dịch COVID-19.
Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, Bộ trưởng Nadiem cho rằng nỗ lực trên nhằm giảm thiểu tình trạng giáo dục tụt hậu do học tập từ xa, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu đưa trẻ em quay trở lại trường học một cách an toàn nhất với các giao thức y tế.
Ông đánh giá rằng việc dạy và học trực tuyến trong đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến năng lực lẫn tâm lý của học sinh và điều này không chỉ ở Indonesia mà tại hầu hết các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiện Bộ Giáo dục Indonesia vẫn chưa thể xác định hoặc đo lường mức độ ảnh hưởng này.
COVID-19 tại ASEAN hết 8/8: Cả khối vượt 8 triệu ca mắc; Indonesia có gần 1.500 ca tử vong mới
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 8/8, 9 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 85.395 ca mắc COVID-19 và 2.309 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 8 triệu ca, trong đó 169.739 người tử vong.
Chôn cất bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 8/8, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Indonesia với 26.415 ca.
Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Thái Lan với 19.983 ca. Tiếp đó là Malaysia với 18.688 ca, Việt Nam với 9.690 ca, Philippines với 9.671 ca, Campuchia với 556 ca, Lào với 260 ca, Singapore với 78 ca và Timor-Leste với 54 ca.
Về số ca tử vong, có 6 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (1.498 ca), Malaysia (360 ca), Philippines (287 ca), Thái Lan (138 ca), Campuchia (25 ca) và Timor-Leste (1 ca).
Philippines ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại San Juan, Philippines, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/8, Bộ Y tế Philippines báo cáo thêm 287 ca tử vong vì dịch COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 9/4 vừa qua, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên 29.122 ca. Cũng trong 24 giờ qua, số ca mới tại Philippines tăng 9.671 ca lên tổng cộng 1,66 triệu ca.
Philippines đã phát hiện hơn 330 ca nhiễm biến thể Delta trong những tuần gần đây, làm dấy lên lo ngại rằng biến thể này có thể lây lan khắp cả nước, giống như tình trạng đang diễn ra tại các nước Đông Nam Á.
Cho đến nay, chỉ hơn 10,7 triệu người Philippines đã tiêm phòng đầy đủ, chiếm gần 10% dân số.
Brunei lần đầu áp đặt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trong 15 tháng
Người dân Brunei đeo khẩu trang tại chợ đêm Gadong ở Bandar Seri Begawan năm 2020. Ảnh: AFP
Chính phủ Brunei đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan sau khi ghi nhận các ca mắc trong cộng đồng trong hơn 1 năm.
Trong thông báo, Bộ Y tế Brunei cho biết nước này đã ghi nhận 8 ca mắc COVID-19, trong đó có 7 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là các ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên kể từ ngày 6/5/2020.
Theo Bộ Y tế Brunei, 5 trong số 7 ca nhiễm trong cộng đồng không có lịch sử đi du lịch nước ngoài trong những tháng gần đây và có liên quan đến một trung tâm giám sát ở Brunei. Hai trường hợp còn lại không xác định được nguồn lây nhiễm và cũng không có lịch sử đi nước ngoài. Do đó, nguồn lây tại nước này có thể do các ca nhập cảnh.
Ngay lập tức, Chính phủ Brunei đã quyết định đóng cửa toàn bộ các địa điểm tôn giáo, trung tâm giải trí, rạp chiếu phim, hủy các sự kiện xã hội, các sự kiện lớn chỉ được giới hạn ở mức 30 người, các trường học chuyển sang học trực tuyến, các nhà hàng chỉ được bán mang về trong 2 tuần. Bên cạnh đó, nhà chức trách Brunei còn yêu cầu tất cả người dân phải đeo khẩu trang, kể cả những người đã hoàn thành việc tiêm vaccine phòng COVID-19, đặc biệt là trong nhà hoặc những nơi đông người.
Với 8 ca mắc mới, tổng số ca mắc COVID-19 tại Brunei đã tăng lên 347. Kể từ năm 2020, nước này đã không để xảy ra các đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng và cũng đã đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng. Hiện gần 32% trong tổng số 450.000 người dân nước này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Malaysia nới lỏng hạn chế với người đã tiêm phòng đầy đủ
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 29/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/8, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã công bố nhiều biện pháp nới lỏng đối với những người đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19, có hiệu lực từ ngày 10/8.
Trong thông báo, Thủ tướng Muhyiddin cho biết những người trở về từ nước ngoài nếu đã tiêm chủng đầy đủ có thể cách ly tại nhà với điều kiện họ có nhà ở Malaysia, những cặp vợ chồng có thể đi lại giữa các bang để thăm nhau và các bậc phụ huynh có thể đi thăm con dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, những người đã hoàn thành tiêm chủng còn được phép cầu nguyện ở các địa điểm thờ tự, vào nhà hàng ăn uống...
Ngoài ra, các bang đang ở giai đoạn 2 trở lên của Chương trình Hồi phục quốc gia (NRP) cũng sẽ được hưởng nhiều biện pháp nới lỏng như cho phép đi lại xuyên bang, đi du lịch, vào nhà hàng ăn uống cũng như tập thể dục ngoài trời (từ 6h-22h, với điều kiện đảm bảo giãn cách xã hội).
Theo Thủ tướng Muhyiddin, các biện pháp nới lỏng bắt đầu thực hiện từ ngày 10/8. Khi gặp lực lượng chức năng, những ai thuộc diện được nới lỏng chỉ cần trình chứng nhận điện tử cho thấy họ đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đối với những người tiêm vaccine của Pfizer, AstraZeneca và Sinovac, việc hoàn thành tiêm chủng được xác định sau 14 ngày kể từ mũi tiêm thứ 2. Đối với những người tiêm vaccine 1 mũi của Johnson & Johnson và CanSino, việc hoàn thành tiêm chủng được xác định sau 28 ngày kể từ ngày tiêm.
Theo thống kê của Bộ Y tế Malaysia, đến hết ngày 7/8, nước này đã có gần 8,5 triệu người trưởng thành hoàn tất tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 (36,3% dân số), trong khi hơn 15,5 triệu người (khoảng 66,4% dân số) đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Thái Lan ghi nhận gần 20.000 ca mắc mới
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện Vibhavadi ở Bangkok, Thái Lan ngày 26/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan ghi nhận 19.983 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 8/8, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 756.505 ca. Trong khi đó, số ca tử vong vì dịch COVID-19 cũng tăng 138 ca lên 6.204 ca.
Theo Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA) của Thái Lan, trong số các ca mắc mới có 3.080 ca ghi nhận ở thủ đô Bangkok, tâm điểm của làn sóng lây nhiễm thứ ba ở nước này.
Chính phủ Thái Lan đã áp đặt các biện pháp hạn chế, trong đó có lệnh giới nghiêm, sau khi ghi nhận số ca mắc mới và nhập viện cao nhất trong vài tháng qua. Tuy nhiên, do tiến độ tiêm chủng chậm và sự lây lan nhanh các biến thể virus SARS-CoV-2, tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Tính đến ngày 7/8, Thái Lan đã tiêm hơn 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, với 4,4 triệu người đã hoàn thành tiêm chủng. Nước này đặt mục tiêu đến cuối năm nay tiêm chủng cho 70% dân số.
Việt Nam hỗ trợ Myanmar 100.000 USD vật tư y tế chống Covid-19 Việt Nam cam kết hỗ trợ bước đầu cho Myanmar khoản vật tư y tế trị giá 100.000 USD tại hội nghị ASEAN về giúp đỡ Myanmar ứng phó Covid-19. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm nay dự hội nghị trực tuyến huy động hỗ trợ nhân đạo của ASEAN cho Myanmar. Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi chủ...