COVID-19 tại ASEAN hết 7/8: Thái Lan kỷ lục ca tử vong; Người Indonesia đổ xô tiêm vaccine
Trong ngày 7/8, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 92.000 ca nhiễm mới và gần 2.200 ca tử vong. Thái Lan chứng kiến ca tử vong mới lần đầu vượt 200 người, trong khi người dân Indonesia đổ xô tiêm chủng vì biến thể Delta lan nhanh ra các tỉnh xa.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Thái Lan đã vượt qua 6.000 người. Ảnh: AFP
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 7/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 92.249 ca mắc mới COVID-19 và 2.184 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 7.959.798 trường hợp và 166.781 ca tử vong. Toàn khối có 6.560.713 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 5 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 1.588 ca; Thái Lan đứng thứ hai với 212 ca; Malaysia ghi nhận 210 ca tử vong, trong khi Philippines thêm 162 ca, Campuchia thêm 11 ca và Lào ghi nhận 1 ca.
Với 31.753 ca nhiễm trong ngày 7/8, Indonesia tiếp tục dẫn đầu khối về lây nhiễm mới, dù số ca nhiễm đã giảm về quanh ngưỡng 30.000 sau khi liên tục ở mức trên 45.000-50.000 ca. Nước này tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực, với tổng cộng 3.639.616 ca bệnh và 105.598 ca tử vong.
Chôn cất bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Bekasi, Indonesia, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình hình Thái Lan đang nghiêm trọng hơn, với ca nhiễm mới đứng thứ hai trong khu vực – 21.838 ca trong ngày, nâng tổng ca bệnh lên 736.522 người, bao gồm 6.066 ca tử vong.
Malaysia có số ca nhiễm mới đứng thứ ba trong khối với 19.257 trường hợp, nâng tổng ca bệnh lên 1.243.852 người, bao gồm 10.389 ca tử vong.
Cùng ngày, Philippines ghi nhận ca nhiễm lại vọt lên qua ngưỡng 10.000, với 11.021 trường hợp; Việt Nam có 7.334 ca mới, nâng tổng số ca lên 200.662 kể từ đầu đại dịch; trong khi Campuchia ghi nhận số ca nhiễm mới là 522 ca; Lào thêm 354 ca.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố ở Bangkok. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái Lan: Ca tử vong mới lần đầu vượt ngưỡng 200
Thái Lan lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 vượt 200 ca/ngày, trong khi vùng tâm dịch thủ đô đang tăng cường các biện pháp đối phó với sự gia tăng của các ca mắc mới.
Video đang HOT
Bộ Y tế Thái Lan sáng 7/8 cho biết nước này có thêm 212 ca tử vong vì COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số người không qua khỏi vì dịch bệnh này từ trước tới nay lên 6.066 ca. Thái Lan cùng ngày ghi nhận thêm 21.838 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 736.522 ca, trong đó có 517.012 ca đã bình phục.
Trong khi đó, thủ đô Bangkok – tâm điểm của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba ở Thái Lan – đang tăng cường các biện pháp để đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm. Người phát ngôn Chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) Pongsakorn Kwanmuang cho biết BMA đã đánh giá tình hình COVID-19 và quyết định tăng cường các biện pháp để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và ứng phó với sự gia tăng các ca nhiễm.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người tu hành ở Bangkok, Thái Lan ngày 31/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Pongsakorn, BMA sẽ ban hành những hạn chế để giảm sự di chuyển của người dân, tăng giường bệnh để đáp ứng các trường hợp có triệu chứng vừa và nặng và tăng tiến độ tiêm chủng, đặc biệt là đối với người già, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền. Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ chuyển vaccine ngừa COVID-19 đến 25 điểm tiêm chủng do BMA điều hành vào thứ Hai hàng tuần trong suốt tháng 8.[
Indonesia: Người dân đổ xô tiêm vaccine khi biến thể Delta lan nhanh ra ngoài đảo Java
Theo Straits Times, các ca nhiễm mới đang bắt đầu giảm trên đảo chính Java nhưng lại lan nhanh ra các khu vực khác, thúc đẩy làn sóng người dân đổ xô tiêm vaccine trong bối cảnh nguồn cung còn hạn chế.
Người dân chen chúc chờ tiêm vaccine COVID-19 ở Medan, tỉnh Bắc Sumatra ngày 3/8/2021. Ảnh: Reuters
Gần một nửa số ca nhiễm mới hàng ngày hiện được ghi nhận bên ngoài đảo Java, nơi tập trung khoảng 60% dân số Indonesia .
Quốc gia vạn đảo đang đứng trước nguy cơ tình hình dịch xấu đi khi virus lan ra những khu vực xa, nới có hệ thống y tế thiếu thốn và tỉ lệ tiêm vaccine thấp.
Trong khi đó, thủ đô Jakarta bắt đầu yêu cầu người dân xuất trình bằng chứng đã tiêm chủng khi ra khỏi nhà. Thống kê cho thấy khoảng 78% dân số Jakarta đã được tiêm chủng ít nhất một mũi. Tại Đông Kalimantan, nơi ca nhiễm mới đang gần bằng Jakarta, mới chỉ 15% dân số được tiêm mũi đầu.
Chính phủ Indonesia lúc này đứng trước khó khăn lớn phải mở rộng các khu vực tiêm chủng để ngăn chặn làn sóng dịch lây lan do biến thể Delta. Hiện tại, chỉ khoảng 8% trong tổng số 270 triệu dân Indonesia được tiêm chủng đầy đủ, so với trên 50% ở Mỹ. Một cuộc khảo sát của chính phủ được thực hiện vào tháng 7 cho thấy hầu hết người Indonesia muốn tiêm vaccine phòng COVID-19.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới phòng cấp cứu của bệnh viện Cengkareng ở Jakarta, Indonesia ngày 9/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Lào: Số ca lây nhiễm trong cộng đồng tiếp tục tăng
Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Bộ Y tế Lào ngày 7/8, cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 354 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Trong số các ca nhiễm mới có 330 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 24 ca cộng đồng. Như vậy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng ghi nhận mới trong một ngày tại Lào tiếp tục tăng cao.
Theo Bộ Y tế Lào, trong bối cảnh dòng người lao động trở về từ Thái Lan ngày càng gia tăng và có nhiều trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nhà chức trách Lào đang khẩn trương mở rộng các cơ sở giám sát y tế đối với người nhập cảnh. Đồng thời, Chính phủ Lào cũng yêu cầu tăng cường truy vết người mắc COVID-19 để đưa đi điều trị kịp thời và thúc đẩy chương trình tiêm chủng để đạt kế hoạch đã đề ra.
Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 8.132 ca, trong đó có 8 người tử vong. Nhật Bản vừa trao tặng cho Bộ Y tế Lào 7 xe cứu thương trị giá hơn 300.000 USD, nhằm hỗ trợ tăng cường khả năng phòng chống dịch COVID-19 tại nước này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bang Selangor, Malaysia, ngày 25/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia: Ca nhiễm mới ổn định quanh mức 500 ca/ngày
Trong khi đó, Campuchia ghi nhận 522 trường hợp mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 135 trường hợp nhập cảnh, đẩy tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên 81.335 người. Ngoài ra, Campuchia cũng có thêm 11 trường hợp tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 1.537 trường hợp.
Campuchia chuẩn bị tiêm liều vaccine thứ 3 ngừa COVID-19 cho các nhân viên y tế tuyến đầu, công chức và lực lượng vũ trang ở 7 tỉnh dọc theo biên giới giữa nước này và Thái Lan. Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cho biết chiến dịch tiêm phòng tăng cường này sẽ được tiến hành từ ngày 8/8, tại các tỉnh: Battambang, Banteay Meanchey, Pailin, Koh Kong, Oddar Meanchey, Pursat và Preah Vihear. Theo bà Or Vandine, “động thái này nhằm ngăn chặn dịch COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta, có thể lây lan trong cộng đồng trên diện rộng”.
Người dân chờ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, Campuchia sẽ sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca (Anh) làm liều tăng cường cho những người đã được tiêm vaccine của Sinovac hoặc Sinopharm (cùng của Trung Quốc) trong hai mũi trước đó.
Chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho người trưởng thành tại Campuchia được triển khai bắt đầu từ ngày 10/2 vừa qua. Ngày 1/8, nước này mở rộng diện đối tượng tiêm chủng đối với thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi, nhằm mục đích bao phủ vaccine cho 75% trong tổng số 16 triệu dân từ nay tới tháng 11 tới. Tính đến ngày 6/8, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng cho 7,92 triệu người, bao gồm 7,7 triệu người trưởng thành và 227.608 thanh thiếu niên, chiếm 49,55% tổng dân số.
COVID-19 tại ASEAN ngày 4/8: Indonesia vượt mốc 100.000 người tử vong; Thái Lan tăng vọt trên 20.000 ca mắc mới
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 4/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 95.915 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 158.500 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar và Philippines. Đông Nam Á đang là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu Á. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia chiếm tới trên 50% số người chết của châu Á và Indonesia hiện là tâm dịch của cả thế giới.
Trong khi đó, diễn biến dịch cũng rất nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận 90 ca tử vong.
Malaysia tình hình tiếp tục xấu hơn. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.
Ngày 4/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 257 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua công bố số liệu ca mới và tử vong vì dịch COVID-19 tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar có tới 4.051 ca bệnh mới và 322 ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 4/8 ghi nhận thêm 20.200 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 188 người. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.
Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 583 bệnh nhân mới và 17 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia trải qua giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành. Thủ đô Phnom Penh vẫn là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 158.553 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 2.621 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 7.664.649 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 6.281.725 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, có 10/11 nước thành viên còn lại trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
COVID-19 tại ASEAN ngày 30/7: Thái Lan công bố mô hình dự báo đại dịch; Indonesia lập trung tâm sản xuất vaccine toàn cầu Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 30/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 93.615 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 144.590 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại...