COVID-19 tại ASEAN hết 5/5: Số ca mắc tăng mạnh tại Lào; Malaysia sẽ giới hạn đi lại ở thủ đô
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 5/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 176.735 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 69.440 người.
Một trạm kiểm soát của cảnh sát ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Dù Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ASEAN, song tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước. Trong 1 ngày qua, Indonesia có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á và số ca bệnh mới nhiều thứ hai.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành ổ dịch đang nóng nhất khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao hơn “tâm dịch” Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong chưa hề giảm so với các ngày trước.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 4 ca mắc COVID-19 và không có ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 5/5 ghi nhận thêm 2.112 ca bệnh mới và có 15 ca tử vong.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 672 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong ngày 5/5. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 69.448 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 301 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.753.178 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 3.125.011 trường hợp.
Video đang HOT
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả nước ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia từ ngày 7/5 tới sẽ áp đặt trở lại Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO). Đây sẽ là lần thứ ba, thủ đô của quốc gia Đông Nam Á này được đặt dưới tình trạng MCO để kiểm soát đại dịch COVID-19.
Phát biểu với báo giới chiều 5/5, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia đã đưa ra quyết định trên sau khi đánh giá sự xuất hiện của 17 cụm lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur trong tuần qua. Ông Ismail Sabri Yaakob cho biết dựa trên khuyến nghị của Bộ Y tế, chính phủ đã quyết định thực hiện MCO trên toàn bộ Lãnh thổ Liên bang Kuala Lumpur từ ngày 7-20/5. Bên cạnh đó, việc di chuyển giữa các quận và giữa các tiểu bang cũng bị cấm trừ trường hợp khẩn cấp và mục đích vì công việc.
Theo thông báo mới nhất, các cửa hàng thực phẩm vẫn được hoạt động từ 6h00 cho đến 24h00, song chỉ phục vụ giao hàng. Các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và trạm nhiên liệu cũng hoạt động theo khung giờ, ngoại trừ các trạm nhiên liệu trên đường cao tốc có thể mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Chợ nông sản và chợ bán đồ tươi sống cũng sẽ được phép hoạt động từ 6h00 đến 14h00.
Cùng ngày, Thư ký điều hành Văn phòng tổng thống Philippines Salvador Medialdea cho biết nước này sẽ cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ Pakistan, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh từ ngày 7-14/5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Ấn Độ.
Theo đó, những du khách nhập cảnh trực tiếp từ những nước trên hoặc từng tới bất kỳ nước nào trong số các nước này trong vòng 14 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh vào Philippines. Còn đối với những du khách đến từ những nước này hoặc từng ở những nước này trước ngày 7/5 sẽ được phép nhập cảnh vào Philippines, song phải trải qua 14 ngày cách ly tại những cơ sở cho chính phủ chỉ định.
Trước đó, Philippines đã cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ Ấn Độ từ ngày 29/4 đến ngày 14/5 do tình hình dịch bệnh tại quốc gia Nam Á này đang trở nên trầm trọng. Philippines ngày 5/5 thông báo có thêm 5.685 ca mắc COVID-19 và 178 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 1.073.555 ca và 17.800 ca tử vong.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho trên 11 triệu người trong tổng số khoảng 110 triệu dân. Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Philippines đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Moderna của Mỹ. Đây là vaccine ngừa COVID-19 thứ 7 được phép sử dụng tại quốc gia Đông Nam Á này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 5/5, Bộ Y tế Lào cho biết nước này đã ghi nhận 46 ca mắc mới COVID-19 trên cả nước sau khi tiến hành 1.072 xét nghiệm trong 24 giờ qua.
Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Bokeo tiếp tục là hai địa phương có số ca mắc mới cao nhất, lần lượt là 19 và 15 ca. Mặc dù số ca nhiễm mới khá cao, song việc số tỉnh phát hiện có các ca nhiễm mới ngày càng ít cho thấy những biện pháp quyết liệt của chính phủ và việc người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch đã giúp phần nào hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh tại Lào.
Trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại nước này, Chính phủ Lào tối 4/5 đã quyết định gia hạn phong tỏa thêm 15 ngày, đến hết ngày 20/5. Tính tới thời điểm hiện tại, Lào đã có tổng cộng 1.072 ca mắc COVID-19, trong đó 99 người đã được điều trị khỏi và chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong.
Tại Thái Lan, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Người phát ngôn Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 Apisamai Srirangsan ngày 5/5 cho biết nước này đã ghi nhận 2.112 ca mắc mới và 15 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc lên 74.900 ca, trong đó có 318 ca tử vong. Đa số ca mắc mới đều là lây nhiễm trong cộng đồng. Thủ đô Bangkok tiếp tục là tâm dịch khi ghi nhận số ca mắc mới nhiều nhất với 789 ca.
Làn sóng lây nhiễm thứ 3 của dịch COVID-19 tại Thái Lan bùng phát từ đầu tháng 4 vừa qua tại các khu giải trí ở Bangkok đã khiến hơn 46.000 người mắc bệnh và hơn 200 người tử vong.
Trong khi đó tại Indonesia, 155.000 binh sĩ và cảnh sát sẽ được triển khai trong khuôn khổ chiến dịch Ketupat Jaya 2021 từ ngày 6-17/5 nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo từ ngày 13-14/5.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen ngày 5/5 chỉ đạo nhóm phụ trách chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa dịch COVID-19 thuộc Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ chiến dịch và tiêm chủng cho cư dân trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, được gọi là “Khu vực Đỏ”, tại thủ đô Phnom Penh.
Thủ tướng Hun Sen chỉ đạo Bộ Quốc phòng nỗ lực để đến ngày 15/5 tới toàn bộ 520.000 người dân tại 4 quận “Khu vực Đỏ” ở thủ đô, gồm Meanchey, Dankgor, Por Sen Chey và Kambol, được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Trong báo cáo ngày 5/5, Bộ Quốc phòng Campuchia xác nhận sau 4 ngày đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chủng, gần 150.000 người tại khu vực này đã được tiêm vaccine. Theo kế hoạch, khoảng 1 triệu liều vaccine sẽ được chuyển tới Campuchia trong tháng này.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Campuchia, tính đến ngày 4/5 đã có khoảng 1.525.447 người được tiêm chủng trên cả nước. Chiều 5/5, Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo báo chí cho biết số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 trong ngày trên cả nước là 672 ca, nâng tổng số ca nhiễm lên 16.971 ca, trong đó 110 ca tử vong và 6.019 người đã bình phục.
Cùng ngày 5/5, Bộ Lao động Campuchia đã phát hành bộ hướng dẫn các thủ tục về mở cửa trở lại các nhà máy sau khi lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmao bắt đầu được dỡ bỏ từ ngày 6/5. Theo đó, công nhân ở các nhà máy làm việc luân phiên 2 tuần/tháng, với 50% số lao động làm việc trong 2 tuần đầu tiên của tháng và 50% làm việc trong 2 tuần tiếp theo. Những nhà máy đã có 80% công nhân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 (dù là mũi đầu tiên) không phải áp dụng quy định làm việc luân phiên này, nhưng phải duy trì những biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Triều Tiên cắt quan hệ ngoại giao với Malaysia
Bình Nhưỡng cắt quan hệ, chỉ trích Kuala Lumpur sau khi tòa án Malaysia ra phán quyết dẫn độ công dân Triều Tiên sang Mỹ vì tội rửa tiền.
"Giới chức Malaysia đã phạm tội lỗi không thể tha thứ khi chuyển công dân Triều Tiên vô tội đến Mỹ, đây là hành động hung hăng nhằm vào Bình Nhưỡng được thực hiện dưới áp lực của Washington. Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Malaysia", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA cho biết trong thông cáo sáng 19/3.
KCNA cho biết công dân Triều Tiên này thực hiện "hoạt động kinh tế đối ngoại hợp pháp ở Singapore", cho rằng cáo buộc rửa tiền nhằm vào ông là "ngụy tạo".
Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia bị phong tỏa hồi năm 2017. Ảnh: Reuters.
Thông cáo được đưa ra hai tuần sau khi công dân Triều Tiên Mun Chol-myong bị tòa án tối cao Malaysia bác đơn kháng cáo và phải đối mặt với lệnh dẫn độ sang Mỹ. Ông và gia đình sống tại Malaysia hơn 10 năm, bị bắt năm 2019 sau khi Mỹ đưa ra yêu cầu dẫn độ.
Mun bác bỏ cáo buộc của Cục Điều tra Liên bang Mỹ, trong đó cho rằng ông đứng đầu mạng lưới cung cấp sản phẩm bị cấm cho Triều Tiên và rửa tiền thông qua các công ty bình phong, giúp Bình Nhưỡng lách những lệnh trừng phạt quốc tế.
Mun đối mặt với 4 cáo buộc rửa tiền và hai cáo buộc âm mưu rửa tiền, liên quan chủ yếu đến công việc kinh doanh tại Singapore. Không rõ ông bị cáo buộc buôn lậu mặt hàng gì cho Bình Nhưỡng, nhưng từng có những vụ doanh nghiệp tại Singapore chuyển đồ xa xỉ đến Triều Tiên.
Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Kuala Lumpur xấu đi kể từ khi người mang hộ chiếu ngoại giao Triều Tiên tên Kim Chol bị giết hại bằng chất độc VX tại sân bay quốc tế ở Malaysia ngày 13/2/2017. Giới chức Malaysia nói người này chính là Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, song Bình Nhưỡng phủ nhận thông tin.
Sau vụ ám sát, Malaysia triệu hồi đại sứ tại Triều Tiên, cấm công dân du lịch và hủy bỏ chính sách miễn thị thực cho công dân Triều Tiên. Triều Tiên trả đũa bằng lệnh cấm người Malaysia tại nước này xuất cảnh, bắt ba nhà ngoại giao và 5 thành viên gia đình. Đại sứ quán Malaysia ở Bình Nhưỡng vắng nhân viên kể từ tháng 4/2017.
Quan hệ song phương có dấu hiệu tan băng sau khi Thủ tướng Mahathir Mohamad lên nắm quyền ở Malaysia từ tháng 5/2018. Malaysia năm ngoái cũng thông báo kế hoạch mở lại đại sứ quán ở Triều Tiên.
COVID-19 tại ASEAN hết 18/3: Cả khối có 13.219 ca bệnh mới; Ca mắc ở Philippines vượt quá mức đỉnh năm 2020 Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 18/3, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận 13.219 ca mắc COVID-19 và 252 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.647.718 ca, trong đó 56.613 người tử vong. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Manila, Philippines, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Đứng đầu về số...