COVID-19 tại ASEAN hết 31/7: Philippines ca mắc/ngày cao kỷ lục; Malaysia có ca tử vong đầu tiên sau nhiều tháng
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 31/7, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 6.554 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 7.370 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 28/7/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 4 hai quốc gia ghi nhận ca tử vong. Ngoài Indonesia và Philippines, Malaysia đã ghi nhận ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) sau hơn 1 tháng bình yên, trong khi Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên. Bệnh nhân này tử vong do bị nhoi mau co tim vì co benh ly nen tang huyet ap, benh tim thieu mau cuc bo, suy tim, suy than man giai đoan cuoi, bien chung: suy ho hap do suy tim va COVID-19.
Indonesia tình hình tiếp tục diễn biến xấu khi số bệnh nhân mắc và số ca tử vong tiếp tục xu thế tăng cao, thậm chí ngày càng nghiêm trọng hơn. “Quốc gia vạn đảo” đang dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân cũng như nạn nhân tử vong do đại dịch.
Philippines dịch bệnh đang quay trở lại trong mấy ngày qua, khi số ca mắc mới tại nước này tăng vọt và vượt qua cả Indonesia về số ca mắc/ngày. Ngày 30/7, nước này ghi nhận tới 4.063 ca mắc mới, cao nhất kể từ đầu dịch tới nay, và 40 người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 7.374 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 115 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 267.539 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 190.175 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch đợt mới. Một số nước ASEAN đang xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 31/7:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 108.376 2.040 5.131 73 65.907 Philippines 93.354 4.063 2.023 40 65.178 Singapore 52.205 396 27 46.308 Malaysia 8.976 12 125 1 8.644 Thái Lan 3.310 6 58 3.125 Việt Nam 546 37 1 1 373 Myanmar 353 6 295 Campuchia 234 164 Brunei 141 3 138 Timor-Leste 24 24 Lào 20 19
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 23/7/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Video đang HOT
Bộ Y tế Philippines ngày 31/7 thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 4.063 ca mắc COVID-19 và 40 ca tử vong. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc bệnh trong ngày lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Theo Bộ Y tế Philippines, tính đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 93.354 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.023 trường hợp tử vong. Hiện Philippines là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 không ngừng tăng, cũng trong ngày 31/7, Tổng thống Rodrigo Duterte đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế phòng, chống dịch bệnh tại thủ đô Manila cho đến giữa tháng 8.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại một sân vận động ở Manila, Philippines, ngày 30/7/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Bên cạnh đó, ông cũng cam kết sẽ cung cấp miễn phí vaccine cho người dân nếu có vào cuối năm nay, và những người nghèo sẽ là đối tượng được ưu tiên tiêm phòng đầu tiên, sau đó đến tầng lớp trung lưu, lực lượng cảnh sát và quân đội.
Kể từ tháng 6 vừa qua, vùng thủ đô Manila và các tỉnh miền Nam cũng như các thành phố ở miền Trung Philippines đang được áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, theo đó, người cao tuổi và trẻ em đều phải hạn chế đi lại.
Học sinh đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 24/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 31/7, Malaysia đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau hơn 1 tháng bình yên, qua đó nâng số ca tử vong tại nước này lên 125, trong khi số ca mắc COVID-19 là 8.976 trường hợp (tăng 12 ca so với ngày 30/7).
Phát biểu trong phiên họp Quốc hội sáng 29/7, Thứ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Malaysia Awang Solahudin cho biết Chính phủ nước này chỉ cho phép lao động nước ngoài làm việc trong ngành xây dựng, nông nghiệp và trồng cọ thời kỳ hậu COVID-19.
Theo ông Wang Solahudin, quyết định này nhằm đảm bảo người dân quốc gia Hồi giáo có việc làm sau khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 gây ra và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, trong đó có lệnh giới hạn đi lại (MCO).
Thứ trưởng Awang Solahudin khẳng định bộ này muốn các lĩnh vực khác do lao động bản địa đảm nhiệm và đây là một phần trong các chính sách giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài tại quốc gia Đông Nam Á.
Hiện tại, lao động nước ngoài được phép làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ 3 lĩnh vực trên tới ngành sản xuất và dịch vụ.
Trong những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Malaysia có dấu hiệu diễn biến phức tạp khi cơ quan chức năng nước này phát hiện thêm nhiều ổ dịch mới và tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng hiện vẫn ở mức cao.
Du khách thăm quan Hoàng Cung ở Bangkok, Thái Lan, ngày 7/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 31/7, Thái Lan thông báo sẽ cho phép khách du lịch chữa bệnh nhập cảnh, nhưng các bệnh nhân và người đi cùng phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều kiện về cách ly.
Theo thông báo, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Thái Lan vừa thực hiện các biện pháp nới lỏng, cho phép 4 nhóm người nước ngoài nhập cảnh Thái Lan, trong đó có khách du lịch chữa bệnh. Những du khách muốn đến Thái Lan để điều trị y tế phải có giấy chứng nhận âm tính với COVID-19, sau đó bắt buộc cách ly 14 ngày tại bệnh viện. Họ sẽ được xét nghiệm COVID-19 trong thời gian cách ly và chỉ được phép đi cùng ba người thân với điều kiện cũng phải tham gia cách ly.
Theo Cục trưởng Kiểm soát Dịch bệnh Suwannachai Wattanayingcharoenchai, người nước ngoài cần điều trị y tế gấp sẽ được phép nhập cảnh Thái Lan bất kỳ lúc nào. Các bệnh viện tư được yêu cầu cung cấp danh sách bệnh nhân và cùng với Bộ Ngoại giao kiểm soát những du khách xuất và nhập cảnh.
Trong vòng 24 giờ qua, Thái Lan ghi nhận 6 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 3.310 trường hợp.
Hàn Quốc cấp 90 suất học bổng 'Đào tạo nhân tài ASEAN'
Theo phóng viên TTXVN tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngày 22/7, Phái đoàn Hàn Quốc tại ASEAN phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Hội đồng Giáo dục đại học Hàn Quốc (KCUE) đã công bố chương trình học bổng "Đào tạo nhân tài ASEAN (HEAT)".
Đại sứ Lim Sungnam, Trưởng Phái đoàn Thường trực Hàn Quốc tại ASEAN, phát biểu tại một buổi lễ. Ảnh: Hữu Chiến/PV TTXVN tại Indonesia
Chương trình học bổng này là một trong những nội dung đã được các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc nhất trí tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc được tổ chức ở thành phố Busan vào tháng 11 năm ngoái.
Trong khuôn khổ chương trình này, Chính phủ Hàn Quốc sẽ dành tổng cộng 90 suất học bổng đào tạo tiến sĩ cho ứng viên từ các nước ASEAN theo học tại 6 trường đại học danh tiếng của Hàn Quốc trong 5 năm tới. Dự kiến, 11 ứng viên được chọn trong đợt tuyển sinh đầu tiên sẽ nhập học từ tháng 9/2020.
Tại buổi lễ được tổ chức trực tuyến, 11 ứng viên được chọn cùng 500 ứng viên tiềm năng khác từ các nước ASEAN đã bày tỏ quan tâm tới chương trình nghiên cứu sau đại học tại Hàn Quốc và trình bày kế hoạch phát triển sự nghiệp sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu, học tập tại nước này.
Trong bài phát biểu chào mừng, Đại sứ Hàn Quốc tại ASEAN Lim Sungnam khẳng định rằng, với việc thực hiện thành công chương trình học bổng này, Chính phủ Hàn Quốc hy vọng có thể đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực tại từng quốc gia thành viên ASEAN.
Khẳng định HEAT là "khoản đầu tư tương lai" cho các nước khu vực, Đại sứ Lim Sungnam bày tỏ tin tưởng rằng những người nhận được học bổng sẽ trở thành "hạt giống" ươm mầm các nhà lãnh đạo ASEAN trong vai trò giảng dạy tại các trường đại học sau khi trở về nước.
Về phần mình, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - xã hội, ông Kung Phoak nhấn mạnh rằng giao lưu nhân dân thông qua việc cấp học bổng có thể thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Hàn Quốc, cũng như góp phần tăng cường quan hệ song phương.
Phó Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao sự hỗ trợ nhiệt tình của Chính phủ Hàn Quốc nhằm tạo cơ hội quý giá cho các nhà nghiên cứu ASEAN. Ông cho rằng trong giai đoạn bình thường mới hiện nay, vấn đề đào tạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Về phần mình, Chủ tịch KCUE, ông Kim Inchul cho biết HEAT không chỉ cho phép ASEAN phát triển nguồn nhân lực, mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh và năng lực của các trường đại học Hàn Quốc thông qua chương trình học bổng này.
HEAT có tổng ngân sách 8,3 triệu USD do Quỹ Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc (AKCF) hỗ trợ dành cho nhiều dự án và chương trình nhằm tăng cường quan hệ Hàn Quốc - ASEAN và đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
AKCF được thành lập năm 1990 với khoản đóng góp lên tới 1 triệu USD/năm. Kể từ năm 2019, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng gấp đôi khoản đóng góp hằng năm cho AKCF lên 14 triệu USD trong khuôn khổ Chính sách hướng Nam mới.
Đòn bẩy pháp lý chống Trung Quốc Mỹ tạo trên Biển Đông Lập trường của Mỹ về Biển Đông có thể trao cho các nước trong khu vực đòn bẩy khi đàm phán hoặc có hành động pháp lý với Trung Quốc. Căng thẳng Biển Đông leo thang vào ngày 13/7, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố về lập trường của Mỹ, bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" mà Trung Quốc...