COVID-19 tại ASEAN hết 28/10: Toàn khối thêm 516 ca tử vong; Ca mắc mới ở Singapore cao bất thường
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 28/10, 9 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 31.191 ca mắc COVID-19 và 516 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 13.104.489 ca, trong đó 277.358 người tử vong.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 28/10, Thái Lan đứng thứ đầu ASEAN về ca mắc với 9.658 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.884.973 ca.
Quốc gia ghi nhận ca mắc cao thứ hai là Malaysia với 6.148 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.448.372 ca mắc COVID-19.
Đứng số 3 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Singapore với 5.324 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 184.419 ca.
Tiếp đó là Việt Nam với 4.892 ca, Philippines với 3.694 ca, Indonesia với 723 ca mắc, Lào với 530 ca, Brunei với 113 ca và Campuchia với 109 ca.
Về số ca tử vong, 8 quốc gia ASEAN đều ghi nhận ca tử vong mới: Philippines (227 ca), Malaysia (98 ca), Thái Lan (84 ca), Việt Nam (54 ca), Indonesia (34 ca), Singapore (10 ca), Campuchia (8 ca) và Brunei (1 ca).
Singapore ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ trước đến nay
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại ga tàu điện ngầm ở Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Singapore thông báo số ca mắc mới COVID-19 tại “đảo quốc sư tử” đã lập kỷ lục mới với 5.324 ca trong ngày 27/10, tăng cao bất thường so với mức trên 3.000 ca trong những ngày qua.
Trong số ca mắc mới trên có 4.651 ca lây nhiễm trong cộng đồng, 661 ca nhiễm tại các khu nhà ở của công nhân và 12 ca nhập cảnh. Bộ Y tế Singapore cho biết đang nghiên cứu nguyên nhân của sự tăng cao bất thường này và theo dõi sát sao trong những ngày tới.
Singapore cũng ghi nhận thêm 10 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 27/10, đánh dấu ngày thứ 38 liên tiếp có ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 349 ca. Phần lớn các ca tử vong là người cao tuổi và người có bệnh lý nền.
Tới thời điểm này, Singapore ghi nhận tổng cộng 184.419 ca mắc COVID-19. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi hiện đạt 84% dân số và đã có 14% được tiêm mũi bổ sung thứ 3.
Lào cho phép mở lại các nhà máy may đáp ứng đủ tiêu chuẩn phòng dịch
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh lệnh phong tỏa và biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang được duy trì đến ít nhất ngày 30/10, Bộ Y tế Lào đã cho phép 20 nhà máy may mặc ở Viêng Chăn mở cửa trở lại sau thời gian dài đóng cửa do dịch COVID-19 bùng phát. Điều này cho thấy Lào đã từng bước có những biện pháp nới lỏng để tạo điều kiện cho người dân thích ứng với điều kiện bình thường mới và phục hồi kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
Theo đó, các nhà máy được mở cửa trở lại phải đảm bảo tuân thủ mọi biện pháp phòng ngừa lây nhiễm được Bộ Y tế ban hành; đồng thời phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu để xảy ra bùng phát dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, 30 nhà máy khác cũng đang được cơ quan y tế kiểm tra tiêu chuẩn hoạt động trước khi chính thức được phép mở cửa trở lại.
Trước đó, các nhà máy may đã phải đóng cửa do ghi nhận các ổ dịch mới với hàng trăm ca mắc COVID-19 khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, Bộ Y tế Lào ngày 28/10 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 530 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 528 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Theo Bộ Y tế Lào, tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn phức tạp khi số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục được ghi nhận tại 12 tỉnh, thành. Đáng chú ý, số ca lây nhiễm cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn vẫn ở mức cao với 306 trường hợp trong một ngày. Như vậy, đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 38.281 ca, trong đó có 59 người tử vong.
Campuchia kéo dài lệnh hạn chế một số hoạt động nguy cơ cao tại thủ đô
Các phương tiện lưu thông trên phố ở Phnom Penh, Campuchia ngày 26/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Campuchia, lệnh hạn chế một số hoạt động rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh được kéo dài thêm 2 tuần dù số ca mắc mới liên tục giảm
Chính quyền thủ đô Phnom Penh ngày 28/10 thông báo về việc kéo dài thêm hai tuần, từ 29/10-11/11/2021, đối với một số hoạt động kinh doanh và tụ tập đông người gây rủi ro lây nhiễm COVID-19 ở mức cao.
Theo đó, các biện pháp hành chính tiếp tục được áp dụng tại Phnom Penh nhằm phòng chống dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng, buộc các quán karaoke, quán bar và sàn nhảy tiếp tục dừng hoạt động. Tụ tập cá nhân trên 50 người vẫn bị cấm, trừ gặp gỡ các thành viên trong gia đình, nghi lễ tôn giáo và các buổi lễ khác được chính quyền đồng ý.
Trong khi đó, Campuchia bước vào ngày thứ 28 có số ca mắc COVID-19 mỗi ngày ở mức thấp và số ca tử vong giảm.
Trong thông cáo ngày 28/10, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 109 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 17 ca nhập cảnh và 92 ca lây nhiễm cộng đồng. Campuchia có thêm 8 ca tử vong, trong đó có 5 ca chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong mấy ngày gần đây, Campuchia có một số quyết định liên quan đến lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế, trong đó có cơ chế du lịch “hộp cát” miễn cách ly cho du khách đã tiêm phòng đầy đủ đến Sihanoukville, đảo Koh Rong (Sihanoukville) và Khu nghỉ dưỡng Dara Sakor (tỉnh Koh Kong), mở lại cơ chế cấp visa điện tử cho du khách và nhà đầu tư. Tuy nhiên, giới chuyên gia trong ngành du lịch vẫn lo ngại Campuchia chậm mở cửa hơn các nước láng giềng trong khu vực.
Trong diễn biến mới nhất, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen vừa đưa ra một tuyên bố quan trọng về việc khôi phục và mở cửa trở lại ngành du lịch trong và sau khủng hoảng COVID-19.
Theo tuyên bố trên, Chính phủ Campuchia giữ vững tinh thần chủ động và thực tế thực hiện kế hoạch củng cố ngành du lịch bằng việc khởi động Lộ trình kế hoạch khôi phục ngành du lịch Campuchia trong và sau khủng hoảng COVID-19, cùng với Kế hoạch tổng thể du lịch vì các mục tiêu chủ chốt. Đây là những tài liệu quan trọng vì mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Campuchia trong tương lai, hướng tới mở cửa du lịch quốc tế theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào sự an toàn của các điểm đến.
COVID-19 tại ASEAN hết 21/10: Ca tử vong mới ở Singapore cao kỷ lục; Ca mắc cộng đồng ở Lào vẫn cao
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/10, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 29.772 ca mắc COVID-19 và 583 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 12.896.823 ca, trong đó 274.081 người tử vong.
Người dân chờ tiêm vaccine COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan ngày 8/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 21/10, Thái Lan đứng thứ đầu ASEAN về ca mắc với 9.727 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.821.579 ca.
Quốc gia ghi nhận ca mắc cao thứ hai là Malaysia với 5.516 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.407.382 ca mắc COVID-19.
Đứng số 3 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Philippines với 4.806 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.740.111 ca.
Tiếp đó là Singapore với 3.862 ca, Việt Nam với 3.636 ca, Myanmar với 893 ca, Indonesia với 633 ca, Lào với 392 ca, Brunei với 156 ca và Campuchia với 151 ca.
Về số ca tử vong, cả 10 quốc gia ASEAN đều ghi nhận ca tử vong mới: Philippines (260 ca), Malaysia (76 ca), Thái Lan (73 ca), Việt Nam (71 ca), Indonesia (43 ca), Myanmar (28 ca), Singapore (18 ca), Campuchia (11 ca), Lào (2 ca) và Brunei (1 ca).
Singapore ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ trước đến nay
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore . Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 20/10, giới chức Singapore cảnh báo nguy cơ hệ thống y tế của nước này rơi vào tình trạng quá tải do số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng.
Theo Bộ Y tế Singapore, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 18 ca tử vong do mắc COVID-19 - mức cao nhất từ trước tới nay và 3.862 ca mắc mới, thấp hơn chút ít so với mức cao kỷ lục 3.994 ca ghi nhận một ngày trước đó. Đáng chú ý, Singapore là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao trong khu vực và thế giới, với hơn 80% dân số đã tiêm chủng.
Phát biểu trước khi nhà chức trách Singapore công bố số ca mắc mới COVID-19 và tử vong, ông Lawrence Wong, đồng điều phối chương trình phòng, chống COVID-19 quốc gia, cho biết gần 90% các giường bệnh cách ly trong hệ thống bệnh viện tại nước này và hơn 70% số giường trong khoa chăm sóc tích cực đã được sử dụng. Quan chức này cho rằng vấn đề hiện nay không chỉ đơn giản là bổ sung giường bệnh hay mua thêm trang thiết bị mà là nhân viên y tế đang quá tải và dần kiệt sức
Các ca nhiễm mới đã gia tăng trong thời gian gần đây tại Singapore sau khi chính phủ nước này nới lỏng một số biện pháp hạn chế. Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, Singapore không thể kéo dài biện pháp đóng cửa và nước này cần chuyển từ chiến lược "Zero COVID-19" với các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới sang biện pháp tiến cận "sống chung an toàn với COVID-19".
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh hiện nay, ngày 20/10, Chính phủ Singapore thông báo kéo dài lệnh giãn cách xã hội tại nước này thêm 1 tháng để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan và giảm áp lực đối với hệ thống y tế.
Trước đó, cuối tháng 9, Singapore đã tái áp dụng các biện pháp phòng dịch, trong đó có hạn chế tiếp xúc xã hội và giới hạn số người được phép ăn cùng nhau tại các nhà hàng ở mức hai người, để làm giảm tốc độ lây nhiễm virus. Tuy nhiên, số ca mắc mới mỗi ngày tại quốc gia này thời gian qua vẫn tiếp tục tăng và đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 3.994 ca vào ngày 19/10.
Số ca lây nhiễm cộng đồng tại Lào vẫn ở mức cao
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 21/10, Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận 392 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có tới 389 ca lây nhiễm cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, đến nay tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 33.998 trường hợp.
Bộ Y tế Lào cho biết thêm nước này tiếp tục ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19, đều là người có bệnh lý nền, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi từ đầu dịch lên 49 người.
Bộ trên nhận định tình hình dịch bệnh tại thủ đô Viêng Chăn tuy có chiều hướng giảm, nhưng các ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức 3 con số và đứng đầu cả nước với 158 trường hợp trong một ngày.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào tiếp tục khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh; không tham gia các hoạt động đông người, kể cả lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó, nhằm tránh lây lan dịch bệnh, chính quyền các tỉnh của Lào ra thông báo không tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội mãn mùa chay Bun Okphansa (Bun Ọc-phăn-xả).
Ngoài ra, Bộ Y tế Lào cũng thông báo chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn đang được triển khai tại các trung tâm y tế. Vì vậy, người dân nên chủ động đi tiêm phòng để bảo vệ bản thân và gia đình.
Những tín hiệu tích cực để Campuchia mở cửa kinh tế trở lại
Người dân sát khuẩn tay phòng dịch COVID-19 tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Y tế Campuchia ghi nhận 151 ca mắc mới COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua - mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021, trong đó 21 ca nhập cảnh và 130 ca lây nhiễm cộng đồng. Bộ trên cũng thông báo thêm 11 trường hợp tử vong do COVID-19, trong đó 7 người chưa tiêm phòng. Như vậy, tính đến nay Campuchia đã ghi nhận tổng cộng 117.352 ca mắc COVID-19, trong đó 112.056 người đã khỏi bệnh và 2.704 người tử vong.
Các số liệu ca mắc mới mỗi ngày ở mức thấp, số ca tử vong giảm trong khi số người tiêm phòng COVID-19 tăng là những tín hiệu tích cực trong bối cảnh Campuchia đang tiến tới thời điểm mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, vì đã qua 14 ngày kể từ sau Lễ Pchum Ben số ca mắc mới ở nước này vẫn ổn định, thậm chí giảm so với trước dịp lễ này, đồng thời số ca tử vong giảm xuống dưới 20 ca/ngày.
Campuchia đang từng bước tiến tới cuộc sống bình thường mới, với việc mở đăng ký thị thực điện tử (E-visa) cho nhà đầu tư và khách du lịch, giảm thời gian cách ly đối với người nhập cảnh, áp dụng hệ thống mã QR mới để kiểm tra thông tin tiêm phòng.
Kiểm tra thẻ tiêm phòng COVID-19 của người dân tại một khu chợ ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời báo Khmer Times, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Campuchia (AMCHAM) Anthony Galliano cho biết việc áp dụng trở lại E-visa là dấu hiệu về tiến trình mở cửa sắp tới của Campuchia.
Cùng ngày, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã lên kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học trên toàn quốc sau khi phải hủy kỳ thi này hồi năm ngoái vì dịch bệnh.
Người phát ngôn Bộ trên, ông Ros Soveacha, nêu rõ kỳ thi nói trên dự kiến được tổ chức vào ngày 6/12 tới một cách công khai, minh bạch và đảm bảo các biện pháp phòng dịch. Ngoài ra, vào cuối tháng này, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia sẽ nhóm họp để đánh giá lại quá trình học tập của các học sinh lớp 9 và lớp 12 để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kỳ.
Các trường học trên cả nước Campuchia bắt đầu mở cửa trở lại từ ngày 15/9 vừa qua khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã có dấu hiệu giảm rõ rệt. Các học sinh được đến trường nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế Campuchia về sử dụng khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách an toàn. Riêng tại thủ đô Phnom Penh, có 227 trường trung học - trong đó gồm 68 trường công lập và 159 cơ sở giáo dục tư nhân - đã khai trường từ giữa tháng 9/2021. Khoảng 10.443 giáo viên và nhân viên giáo dục cùng 139.578 học sinh trên địa bàn đã bắt đầu năm học mới sau nhiều tháng chỉ học trực tuyến.
COVID-19 tại ASEAN hết 17/10: Toàn khối thêm 400 ca tử vong; Dịch bớt nghiêm trọng tại nhiều nước Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 17/10, 9 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 34.413 ca mắc COVID-19 và 400 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 12.778.443 ca, trong đó 272.271 người tử vong. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia ngày 7/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Trong...